Thủ tục pháp lý doanh nghiệp Thủ tục pháp lý doanh nghiệp

Lập sổ quản lý lao động đối với doanh nghiệp sao cho hợp lệ?

Việc lập sổ quản lý lao động đối với doanh nghiệp cũng như quản lý, sử dụng...được điều chỉnh bởi Bộ Luật lao động 2019 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
 

1. Khi nào công ty phải lập sổ quản lý lao động?

Theo Khoản 1 Điều 12 Bộ luật Lao động 2019, doanh nghiệp có trách nhiệm lập sổ quản lý lao động và xuất trình cho cơ quan nhà nước khi có yêu cầu. Cụ thể hơn, tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 145/2020, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động, mọi doanh nghiệp đều phải lập Sổ quản lý lao động đối với mọi nhân viên tại trụ sở cũng như chi nhánh, văn phòng đại diện.

Công ty có trách nhiệm ghi chép, nhập đầy đủ thông tin về người lao động khi hợp đồng lao động có hiệu lực và cập nhật thông tin khi có sự thay đổi vào Sổ quản lý lao động.

Doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý, sử dụng sổ quản lý lao động đúng mục đích và xuất trình khi Phòng (hoặc Sở) Lao động - Thương binh và Xã hội; thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan nhà nước có liên quan yêu cầu.

2. Nội dung sổ quản lý lao động đối với doanh nghiệp

Căn cứ Khoản 2 Điều 3 Nghị định 145, sổ quản lý lao động có thể được lập bằng bản giấy hoặc bản điện tử phù hợp với nhu cầu quản lý, nhưng phải đảm bảo 16 nội dung cơ bản về người lao động sau đây:

- Họ và tên, giới tính, năm sinh, quốc tịch, địa chỉ, số chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu);

- Trình độ chuyên môn kỹ thuật;

- Bậc trình độ kỹ năng nghề;

- Vị trí việc làm;

- Loại hợp đồng lao động;

- Thời điểm bắt đầu làm việc;

- Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;

- Tiền lương;

- Nâng bậc, nâng lương;

- Số ngày nghỉ trong năm, lý do;

- Số giờ làm thêm (vào ngày thường; nghỉ hằng tuần; nghỉ hằng năm; nghỉ lễ, tết);

- Hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

- Học nghề, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề;

- Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất;

- Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

- Thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động và lý do.

Lap so quan ly lao dong doi voi doanh nghiep sao cho hop le
Lập sổ quản lý lao động đối với doanh nghiệp sao cho hợp lệ? (Ảnh minh họa)

3. Xử lý vi phạm khi lập sổ quản lý lao động

Theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 7 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, nếu người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây sẽ bị xử phạt với mức phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng:

- Không lập sổ quản lý lao động;

- Lập sổ quản lý lao động không đúng thời hạn, không đảm bảo các nội dung cơ bản theo quy định pháp luật;

- Không ghi chép, nhập đầy đủ thông tin về người lao động vào sổ quản lý lao động khi hợp đồng lao động có hiệu lực; không cập nhật thông tin khi có sự thay đổi vào sổ quản lý lao động.

Xem thêm:

Mẫu sổ quản lý lao động trong doanh nghiệp;

Mẫu sổ quản lý lao động chưa thành niên của doanh nghiệp.

Trên đây là nội dung về việc lập sổ quản lý lao động đối với doanh nghiệp. Nếu còn thắc mắc, quý khách hàng vui lòng liên hệ với LuatVietnam để được tư vấn cụ thể, chi tiết hơn.

Bạn có thắc mắc về nội dung này? Vui lòng gọi 1900.6192

Biểu mẫu sử dụng cho thủ tục này

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Biểu mẫu sử dụng cho thủ tục này. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Căn cứ pháp lý. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Áp dụng tương tự cho doanh nghiệp

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Áp dụng tương tự cho doanh nghiệp. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

hoạt động cùng chuyên mục

Nhận báo giá ngay
Facebook
0938 36 1919
Vui lòng đợi