Thủ tục pháp lý doanh nghiệp Thủ tục pháp lý doanh nghiệp

Ký hợp đồng với người lao động ở nơi khác trong công ty cổ phần

Việc ký hợp đồng với người lao động ở nơi khác trong công ty cổ phần đang ngày càng phổ biến. Vậy nó có thực sự hợp pháp không? Người lao động có quyền, nghĩa vụ gì?

 

1. Người lao động có thể cùng lúc làm việc ở nhiều nơi không?

Do sự phát triển chóng mặt của xã hội nói chung và hạ tầng công nghệ nói riêng, một người có thể kiêm nhiệm nhiều công việc ở nhiều nơi một lúc. Nhưng dưới góc độ pháp lý, người lao động có quyền làm điều đó không?

Theo Khoản 1 Điều 19 Bộ luật lao động 2019:

1. Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.

Điều khoản trên có thể coi là làm rõ hơn nội dung của Điểm a Khoản 1 Điều 5 Bộ luật lao động 2019 quy định về quyền lợi của người lao động, cụ thể: Người lao động được làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề…; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục ở nơi làm việc...

Có thể thấy, một người lao động có thể lựa chọn công việc và ký hợp đồng với nhiều công ty, nhưng phải đảm bảo thực hiện đầy đủ theo những nội dung đã giao kết.

ky hop dong voi nguoi lao dong o noi khac trong cong ty co phan
Việc ký hợp đồng với người lao động ở nơi khác trong công ty cổ phần đang dần phổ biến
(Ảnh minh họa)

2. Quyền của người lao động làm việc ở nơi khác

Để bảo vệ quyền lợi của người lao động khi làm việc từ xa, pháp luật có những yêu cầu bắt buộc doanh nghiệp (người sử dụng lao động) phải thực hiện, cụ thể:

2.1 Đóng bảo hiểm

- Theo quy định pháp luật, người lao động được đóng những loại bảo hiểm sau:

  • Bảo hiểm xã hội (BHXH);
  • Bảo hiểm y tế (BHYT);
  • Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) ;
  • Bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp (BHTNBNN)

- Nguyên tắc đóng BHXH, BHTN đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên:

  • Theo khoản 1 Điều 2 Luật BHXH 2014, người ký hợp đồng lao động và có thời hạn thực hiện công việc từ đủ 01 tháng trở lên là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Doanh nghiệp sẽ đóng BHXH cho người lao động theo hợp đồng được ký đầu tiên (theo khoản 4 Điều 85 Luật BHXH năm 2014), trong đó hàng tháng, trích 8% tiền lương tháng đóng BHXH để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
  • Tiền lương đóng BHXH của người lao động bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được ghi nhận cụ thể tại hợp đồng lao động. Mức tiền lương đóng BHXH tối đa bằng 20 lần mức lương cơ sở.

- Nguyên tắc đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất:

Theo Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) người lao động ký hợp đồng lao động với thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên thì đủ điều kiện tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc. Đồng thời theo Điều 13 Luật này và Khoản 1 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH, khi có thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao động thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì người lao động phải đóng BHYT theo hợp đồng có mức tiền lương cao nhất.

Cụ thể, mức đóng BHYT cho người lao động sẽ được tính như sau:

Mức đóng = 1,5% x Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc

Trong đó, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác nêu tại hợp đồng lao động. Tiền lương đóng BHXH bắt buộc tối đa bằng 20 lần mức lương cơ sở.

- Nguyên tắc đóng BHTNBNN cho người lao động:

Theo nội dung Điều 43 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, người lao động ký hợp đồng với thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên thì bắt buộc phải tham gia BHTNBNN. Doanh nghiệp có trách nhiệm đóng khoản bảo hiểm này cho người lao động (Khoản 2 Điều 41 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015).

Khi ký hợp đồng với nhiều công ty, người lao động sẽ được công ty đóng BHTNBNN theo từng hợp đồng lao động đã ký. Mức đóng hàng tháng được tính như sau:

Mức đóng = 0,5% x Tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động

Trong đó, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác nêu tại hợp đồng lao động và tối đa bằng 20 lần mức lương cơ sở.

2.2 Về thuế thu nhập cá nhân phải nộp

Tổng tiền lương, tiền công của người lao động khi làm việc tại nhiều doanh nghiệp vẫn tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần, tuy nhiên, người lao động chỉ được tính giảm trừ gia cảnh cho chính mình và người phụ thuộc tại một nơi làm việc duy nhất.

3. Nghĩa vụ của người lao động khi ký thêm hợp đồng ở nơi khác

Khi đồng thời làm việc ở nhiều nơi, người lao động vẫn sẽ được chia sẻ thông tin về công việc, dự án, tệp khách hàng…Đó là những bí mật mà mỗi doanh nghiệp không muốn chia sẻ để tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh từ đối thủ.

Trên thực tế, trong các hợp đồng “out-source” luôn có điều khoản yêu cầu người lao động không tiết lộ hoặc để lộ dưới bất kì hình thức nào về bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ và điều này là hợp lý theo quy định pháp luật về cạnh tranh. Nếu người lao động vi phạm thì có thể bị xử lý theo hình thức kỷ luật cao nhất là sa thải theo quy định tại Khoản 2 Điều 125 Bộ Luật Lao động 2019.

Do vậy, khi ký kết hợp đồng làm việc từ xa ở một nơi khác, người lao động nên cân nhắc lựa chọn những ngành, nghề không có sự xung đột lợi ích lẫn nhau hoặc công ty không có cạnh tranh để tránh rủi ro đáng tiếc.

Trên đây là nội dung về việc ký hợp đồng với người lao động ở nơi khác trong công ty cổ phần. Nếu còn thắc mắc cần giải đáp, quý khách hàng vui lòng liên hệ với LuatVietnam để được tư vấn và hỗ trợ thêm.

Bạn có thắc mắc về nội dung này? Vui lòng gọi 1900.6192

Biểu mẫu sử dụng cho thủ tục này

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Biểu mẫu sử dụng cho thủ tục này. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Căn cứ pháp lý. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Áp dụng tương tự cho doanh nghiệp

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Áp dụng tương tự cho doanh nghiệp. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Nhận báo giá ngay
Facebook
0938 36 1919
Vui lòng đợi