Thủ tục pháp lý doanh nghiệp Thủ tục pháp lý doanh nghiệp

Bảo quản, bảo dưỡng hệ thống báo cháy và chữa cháy tại CTCP

Sử dụng hệ thống cảnh bảo cháy nổ là việc cần thiết tại cơ sở. Vậy việc bảo quản, bảo dưỡng hệ thống báo cháy và chữa cháy tại CTCP được quy định thế nào?

 

1. Hệ thống báo cháy là gì? Hệ thống chữa cháy là gì?

Theo nội dung Điểm c Khoản 1 Điều 20 Luật Phòng cháy chữa cháy 2001, các doanh nghiệp hoặc cơ sở kinh doanh ngoài việc có phương án phòng cháy và chữa cháy độc lập thì cần phải có hệ thống báo cháy và chữa cháy phù hợp với tính chất hoạt động của đơn vị mình. Vậy hệ thống báo cháy, hệ thống chữa cháy là gì?

Hệ thống báo cháy (tên tiếng Anh: fire alarm system) là hệ thống được thiết kế để cảnh báo chúng ta trong tình huống khẩn cấp. Thông qua cơ chế phát hiện các đám cháy, đám khói, sự gia tăng nhiệt độ đột ngột hoặc sự rò rỉ khí độc, khí gas, khí CO...hệ thống sẽ hú còi, chớp đèn để những người xung quanh có thể hành động bảo vệ bản thân và người khác.

Bên cạnh đó, hệ thống chữa cháy là hệ thống gồm tập hợp các thiết bị được sử dụng để dập tắt hoặc ngăn chặn sự lan rộng của lửa trong tòa nhà. Các hệ thống chữa cháy có thể sử dụng hóa chất khô và/hoặc các tác nhân ướt để ngăn chặn các vụ hỏa hoạn.

bao duong he thong bao chay va chua chay tai ctcp
Bảo quản, bảo dưỡng hệ thống báo cháy và chữa cháy tại CTCP (Ảnh minh họa)

2. Hướng dẫn bảo quản, bảo dưỡng hệ thống báo cháy và chữa cháy tại CTCP

Hệ thống báo cháy và chữa cháy có vai trò vô cùng quan trọng trong việc ngăn chặn, giảm thiểu thiệt hại do tình trạng cháy nổ gây ra, do vậy, để đảm bảo sử dụng một cách an toàn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí thì việc bảo quản, bảo dưỡng những hệ thống và thiết bị này là điều vô cùng cần thiết. Theo nội dung Phụ lục VII Thông tư 17/2021/TT-BCA:

2.1 Với hệ thống báo cháy

- Thiết bị thuộc hệ thống báo cháy (tủ trung tâm báo cháy, đầu báo cháy các loại, thiết bị cảnh báo cháy sớm, modul các loại, chuông báo cháy, đèn báo cháy, nút báo cháy, nút ấn báo cháy, hệ thống âm thanh báo cháy và hướng dẫn thoát nạn) sau khi lắp đặt phải được chạy thử nghiệm để kiểm tra chất lượng và chỉ được đưa vào hoạt động sau khi có kết quả cho thấy hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn liên quan.

- Thiết bị thuộc hệ thống báo cháy sau khi đưa vào hoạt động phải được kiểm tra ít nhất một năm một lần để đánh giá chất lượng và khả năng hoạt động của các thiết bị trong hệ thống.

- Việc bảo dưỡng định kỳ được thực hiện tùy theo điều kiện môi trường nơi lắp đặt và theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nhưng ít nhất hai năm một lần phải tổ chức bảo dưỡng toàn bộ hệ thống.

- Việc kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng thiết bị thuộc hệ thống báo cháy (tủ trung tâm báo cháy, đầu báo cháy các loại, thiết bị cảnh báo cháy sớm, modul các loại, chuông báo cháy, đèn báo cháy, nút báo cháy, nút ấn báo cháy, hệ thống âm thanh báo cháy và hướng dẫn thoát nạn) phải tuân theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và theo TCVN 5738:2001 và TCVN 3890:2009.

2.2 Với thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy bằng khí, sol-khí, nước, bột, bọt

- Các thiết bị sau đây khi lắp đặt phải được chạy thử nghiệm để kiểm tra chất lượng và chỉ được đưa vào hoạt động sau khi có kết quả chạy thử nghiệm cho thấy hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn liên quan: thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy bằng khí, sol-khí, nước, bột, bọt (tủ điều khiển chữa cháy; chuông, còi, đèn, bảng cảnh báo xả chất chữa cháy; van báo động, van tràn ngập, van giám sát, van chọn vùng, van góc, công tắc áp lực, công tắc dòng chảy; ống phi kim loại dùng trong hệ thống cấp nước chữa cháy tự động, ống mềm dùng cho đầu phun chữa cháy; họng tiếp nước chữa cháy, đầu phun chất chữa cháy các loại; chai, thiết bị chứa khí, sol-khí, bột, bọt chữa cháy các loại).

- Thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy bằng khí, sol-khí, nước, bột, bọt, sau khi đưa vào hoạt động phải được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ một năm một lần để đánh giá chất lượng và khả năng hoạt động của các thiết bị trong hệ thống.

- Việc kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy bằng khí, sol-khí, nước, bột, bọt, phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất và các tiêu chuẩn chuyên ngành (TCVN 6101:1996, TCVN 6305:1997, TCVN 71611:2002, TCVN 7336:2003, TCVN 7161:2009 và các tiêu chuẩn khác có liên quan).

Trên đây là nội dung bảo quản, bảo dưỡng hệ thống báo cháy và chữa cháy tại CTCP. Nếu còn thắc mắc, xin quý khách vui lòng liên hệ với LuatVietnam để được tư vấn và hỗ trợ cụ thể trong thời gian sớm nhất.

Bạn có thắc mắc về nội dung này? Vui lòng gọi 1900.6192

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Căn cứ pháp lý. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Áp dụng tương tự cho doanh nghiệp

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Áp dụng tương tự cho doanh nghiệp. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

hoạt động cùng chuyên mục

Nhận báo giá ngay
Facebook
0938 36 1919
Vui lòng đợi