Thủ tục pháp lý doanh nghiệp Thủ tục pháp lý doanh nghiệp

Thủ tục chuyển nhượng quyền tác giả đối với công ty cổ phần

Thủ tục chuyển nhượng quyền tác giả đối với công ty cổ phần gồm mấy bước? Cần những giấy tờ gì? Nộp hồ sơ ở đâu?...là những điều được nhiều doanh nghiệp quan tâm.

 

1. Quyền tác giả, quyền liên quan là gì?

Theo Khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, quyền tác giả là quyền của cá nhân hoặc tổ chức đối với các tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Có thể nói, sau quá trình lao động sáng tạo hoặc nhận chuyển giao, cá nhân, tổ chức được coi là chủ thể quyền tác giả.

Ngoài ra, căn cứ khoản 3 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, quyền liên quan đến quyền tác giả (quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mang chương trình được mã hóa, tín hiệu vệ tinh.

Từ đây, có thể diễn giải mối quan hệ mật thiết giữa quyền tác giả và quyền liên quan theo cách sau: một tác phẩm được ra đời dưới hình thức nhất định và được công bố hợp pháp, nhưng để tác phẩm đến được với cộng đồng, công chúng thì cần nhờ đến các chủ thể trung gian thể hiện, biểu diễn nó theo cách hấp dẫn, dễ đi vào lòng người hơn.

Ví dụ: Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lúc sinh thời đã sáng tác bài “Để gió cuốn đi” trên giấy với khuông nhạc, nốt nhạc (Chủ thể của quyền tác giả). Bài hát được giao cho ca sĩ Khánh Ly (chủ thể của quyền liên quan) thể hiện bằng cách: biểu diễn trực tiếp trên sân khấu, thu âm, phát hành đĩa DVD…

2. Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan được quy định thế nào?

2.1 Đối tượng được chuyển nhượng quyền 

Doanh nghiệp là chủ sở hữu quyền tác giả có thể chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan cho tổ chức, cá nhân khác đối với các quyền sau đây:

- Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.

- Quyền tài sản, bao gồm các quyền sau đây:

  • Làm tác phẩm phái sinh;
  • Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
  • Sao chép tác phẩm;
  • Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
  • Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
  • Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

Đối với doanh nghiệp là chủ sở hữu quyền liên quan có thể chuyển nhượng quyền liên quan cho tổ chức, cá nhân khác đối với các quyền sau đây:

- Quyền tài sản, bao gồm độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền dưới đây:

  • Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình;
  • Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn của mình đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình;
  • Phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn của mình chưa được định hình mà công chúng có thể tiếp cận được, trừ trường hợp cuộc biểu diễn đó nhằm mục đích phát sóng;
  • Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao cuộc biểu diễn của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.

- Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, bao gồm các quyền sau đây:

  • Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình của mình;
  • Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao bản ghi âm, ghi hình của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.

- Quyền của tổ chức phát sóng, bao gồm các quyền sau đây:

  • Phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng của mình;
  • Phân phối đến công chúng chương trình phát sóng của mình;
  • Định hình chương trình phát sóng của mình;
  • Sao chép bản định hình chương trình phát sóng của mình.

2.2 Điều kiện chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan

Theo Điều 45 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, khi có nhu cầu chuyển nhượng quyền, công ty cần lưu ý những điều kiện dưới đây:

  • Tác giả không được chuyển nhượng các quyền nhân thân trừ quyền công bố tác phẩm;
  • Trường hợp tác phẩm có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển nhượng phải có sự thỏa thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu;
  • Việc chuyển nhượng quyền tác giả/quyền liên quan được thực hiện dựa trên hợp đồng. 

2.3 Về hợp đồng chuyển nhượng

Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan phản ánh sự thỏa thuận và thống nhất ý chí của các bên tham gia quan hệ hợp đồng, trong đó chủ sở hữu quyền sẽ chuyển nhượng một hoặc một số quyền nhân thân/quyền tài sản cho bên nhận chuyển nhượng. Điều này được phản ánh rõ trong hợp đồng với các điều khoản bắt buộc quy định tại Khoản 1 Điều 46 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 như sau:

  • Tên, địa chỉ đầy đủ (bên chuyển quyền và bên nhận chuyển quyền);
  • Căn cứ chuyển quyền;
  • Phạm vi chuyển giao quyền;
  • Thời điểm chuyển nhượng quyền;
  • Giá, phương thức thanh toán;
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên;
  • Trách nhiệm nếu vi phạm hợp đồng.
thu tuc chuyen nhuong quyen tac gia doi voi cong ty co phan
Các bên cần ký hợp đồng để làm thủ tục chuyển nhượng quyền tác giả đối với công ty cổ phần (Ảnh minh họa)

3. Quy trình chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan

Để chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm, công ty tiến hành theo các bước sau:

Bước 1. Ký Hợp đồng chuyển nhượng

Các bên sau khi đàm phán, thương lượng sẽ tiến hành ký Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả

Bước 2. Nộp hồ sơ và phí, lệ phí

- Công ty chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu rồi nộp cho Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại địa chỉ:

  • Hà Nội (Trụ sở chính): Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình;
  • TP Hồ Chí Minh: 170 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3;
  • Đà Nẵng: số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu.

- Phí, lệ phí chuyển nhượng: việc chuyển nhượng về bản chất là đăng ký bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đối với chủ sở hữu mới. Áp dung Khoản 1 Điều 4 Thông tư 211/2016/TT-BTC, mức phí chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan sẽ dao động từ 100.000 đồng – 600.000 đồng phụ thuộc vào từng loại hình tác phẩm đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

Bước 3. Giải quyết hồ sơ

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục bản quyền tác giả sẽ xem xét và giải quyết hồ sơ và ra thông báo công nhận hoặc không công nhận yêu cầu chuyển quyền sử dụng quyền tác giả.

Song trên thực tế, do khối lượng hồ sơ tại Cục quá lớn, việc thẩm định, giải quyết hồ sơ sẽ mất nhiều thời gian hơn.

4. Hồ sơ chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan trong công ty cổ phần

Công ty cổ phần cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:

5. Xử phạt trong việc chuyển nhượng quyền tác giả

Việc chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan sẽ khiến doanh nghiệp mất chi phí ban đầu (phí chuyển nhượng trả cho tác giả, phí làm thủ tục hành chính), nhưng sẽ đem lại lợi ích lớn về lâu dài cho bên nhận chuyển nhượng trong việc tự do khai thác tác phẩm mà không bị hạn chế bởi tác giả.

Trong trường hợp công bố tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả thì căn cứ Điều 11 và Khoản 2 Điều 2 Nghị định 131/2013/NĐ-CP, doanh nghiệp sẽ bị áp dụng mức xử phạt từ 10 đến 20 triệu đồng, đồng thời phải công khai cải chính trên phương tiện thông tin đại chúng.

6. Lưu ý khi chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan

- Trong trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có đồng chủ sở hữu thì:

  • Việc chuyển nhượng phải có sự thoả thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu;
  • Trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì doanh nghiệp có quyền chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.

-  Trường hợp doanh nghiệp đang quản lý tác phẩm khuyết danh thì vẫn được quyền chuyển nhượng quyền đối với tác phẩm khuyết danh cho tổ chức, cá nhân khác và được hưởng thù lao từ việc chuyển nhượng quyền đó. Tuy nhiên, tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền này chỉ được hưởng quyền của chủ sở hữu đến khi danh tính của tác giả được xác định.

Trên đây là nội dung thủ tục chuyển nhượng quyền tác giả đối với công ty cổ phần. Trên thực tế có thể sẽ phát sinh nhiều vấn đề khác trong quá trình làm thủ tục, nên nếu mong muốn thuê dịch vụ để thực hiện công việc, quý khách hàng vui lòng liên hệ với LuatVietnam để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết hơn.

Bạn có thắc mắc về nội dung này? Vui lòng gọi 1900.6192

Biểu mẫu sử dụng cho thủ tục này

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Biểu mẫu sử dụng cho thủ tục này. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Căn cứ pháp lý. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Áp dụng tương tự cho doanh nghiệp

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Áp dụng tương tự cho doanh nghiệp. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

hoạt động cùng chuyên mục

Nhận báo giá ngay
Facebook
0938 36 1919
Vui lòng đợi