Tiêu chuẩn TCVN 9225:2012 Dây dẫn và thiết bị cho máy tưới nước nông nghiệp

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9225:2012

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9225:2012 ISO 12374:1995 Tưới nước nông nghiệp-Dây dẫn và thiết bị cho máy tưới nước truyền động hoặc điều khiển bằng điện
Số hiệu:TCVN 9225:2012Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Năm ban hành:2012Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9225:2012

ISO 12374:1995

TƯỚI NƯỚC CÔNG NGHIỆP - DÂY DẪN VÀ THIẾT BỊ CHO MÁY TƯỚI NƯỚC TRUYỀN ĐỘNG HOẶC ĐIỀU KHIỂN BẰNG ĐIỆN

Agricultural irrigation - Wiring and equipment for electrically driven or controlled irrigation machines

Lời nói đầu

TCVN 9225:2012 hoàn toàn tương đương với ISO 12374:1995;

TCVN 9225:2012 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn Cơ điện - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

TƯỚI NƯỚC CÔNG NGHIỆP - DÂY DẪN VÀ THIẾT BỊ CHO MÁY TƯỚI NƯỚC TRUYỀN ĐỘNG HOẶC ĐIỀU KHIỂN BẰNG ĐIỆN

Agricultural irrigation - Wiring and equipment for electrically driven or controlled irrigation machines

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này cung cấp thông tin chi tiết hướng dẫn sử dụng trang thiết bị điện truyền động hoặc điều khiển máy tưới nước trong nông nghiệp, bao gồm tất cả các loại thiết bị và trang bị điện, phần tử hợp thành và mạng dẫn điện cần thiết từ điểm nối nguồn điện tới máy. Áp dụng cho cấp điện áp từ 30 V đến 600 V.

Mục tiêu của tiêu chuẩn này nhằm nâng cao độ an toàn cho người và thiết bị trong vận hành, sử dụng các sản phẩm và vật liệu ở phạm vi điều kiện hợp lý.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tiêu chuẩn dưới đây với các điều khoản, qua tham chiếu trong tài liệu, tạo thành các điều khoản của tiêu chuẩn này. Tại thời điểm ban hành, phiên bản được chỉ ra là hợp lệ. Tất cả các tiêu chuẩn là đối tượng soát xét, và các bên tham gia biểu quyết tiêu chuẩn này đều khuyến khích sử dụng phiên bản cập nhật mới nhất được chỉ ra dưới đây. Đối với các tiêu chuẩn được chỉ rõ năm ban hành, chỉ áp dụng đúng phiên bản đó. Đối với các tiêu chuẩn không rõ năm ban hành, phải áp dụng phiên bản mới nhất đã ban hành (bao gồm các sửa đổi bổ sung nếu có).

● TCVN 7020 : 2002, Máy kéo và máy dùng trong nông lâm nghiệp, thiết bị làm vườn và làm cỏ có động cơ. Ký hiệu và hình vẽ mô tả nguy hiểm. Nguyên tắc chung (ISO 11684:1995. Tractors, machinery for agriculture and forestry, powered lawn and garden equipment - Safety signs and harzard pictorial - General principle).

IEC 173 : 1964, Màu của dây dẫn trong cáp và dây dẫn đơn mềm (Colours of the cores of flexible cable and cords).

● TCVN 6012 : 2007, Ruột dẫn của cáp cách điện (IEC 60228:2004 Conductors of insulated cables).

IEC 60529 : 2001, Cấp của vỏ bọc bảo vệ (Degrees of protection provided by enclosures (IP code)).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1 Dòng tải cho phép (ampacity)

Độ lớn dòng điện cho phép đi qua, xác định bởi đường kính dây và cách điện trên dây dẫn.

CHÚ THÍCH: - Dây dẫn có thể tải dòng lớn hơn giá trị dòng điện cho phép; tuy nhiên dòng điện cho phép được quy định để ngăn ngừa sự quá nhiệt và đánh hỏng cách điện của thiết bị.

3.2 Dây dẫn phụ (auxiliary conductor)

Dây dẫn tải dòng điện tới bộ phận, không thiết yếu đối với chuyển động của máy.

3.3 Tủ điều khiển phụ (auxiliary panel)

Tủ điện chứa các thiết bị điều khiển máy phụ trợ như các bộ điều khiển động cơ, rơle, chuyển mạch và máy biến áp không bao gồm tủ điều khiển chính và các bộ phận điều khiển chính cung cấp năng lượng cho toàn bộ máy.

CHÚ THÍCH: - Hộp nối điện không được coi là tủ điều khiển phụ.

3.4 Liên kết điện đảm bảo (bonded connection)

Sự kết nối chắc chắn để đảm bảo độ dẫn điện cần thiết giữa các bộ phận kim loại có yêu cầu nối điện.

3.5 Vành góp điện (collector ring)

Tổ hợp các vành trượt, truyền năng lượng điện, từ vật dẫn điện đứng yên sang vật dẫn điện chuyển động quay.

3.6 Dây dẫn điều khiển (control conductor)

Dây dẫn truyền tín hiệu điện tới bộ phận điều khiển, cần thiết đối với chuyển động của máy.

3.7 Thiết bị lắp đặt mặt trước (front-mounted device)

Thiết bị có thể thay thế, được lắp đặt sao cho có thể tháo ra và lắp vào riêng rẽ từ phía trước tủ điện mà không cần tháo các bảng mạch phụ, thiết bị khác hoặc nắp tủ phía sau để tiếp cận tới các chốt cài nằm ẩn bên trong.

3.8 Thiết bị đi dây phía trước (front-wired device)

Bộ phận có thể thay thế, được lắp đặt sao cho có thể đi dây từ phía trước vỏ tủ mà không cần tháo dỡ dụng cụ, vỏ tủ, bảng mạch phụ, nắp tủ sau để tiếp cận các đầu nối điện.

3.9 Nối đất (grounded)

Nối với đất hoặc tới các vật dẫn tương đương mang điện thế của đất.

3.10 Dây đất (grounded conductor)

Dây dẫn trong mạch điện được nối đất một cách chủ định.

3.11 Dây nối đất (grounding conductor)

Dây dẫn dùng để nối các bộ phận kim loại không mang điện của máy đến dây dẫn nối đất bảo dưỡng và/hoặc dây nối điện cực tiếp đất.

3.12 Máy tưới ((irrigation) machine)

Máy được truyền động hoặc được điều khiển bằng điện, không cầm tay lưu động, sử dụng chủ yếu để vận chuyển và phân phối nước cho mục đích nông nghiệp.

3.13 Bộ cách ly điện (machine isolator)

Phương tiện ngắt mạch tại điểm nối nguồn điện vào máy.

3.14 Tủ điều khiển chính (main control panel)

Tủ điện chứa bộ điều khiển chính và các thiết bị điều khiển khác cần thiết để khởi động và dừng máy.

3.15 Mối nối kim loại - kim loại (metal-to-metal connection)

Chi tiết gá lắp các bộ phận kim loại vào vỏ máy bằng bu lông hoặc vít để đảm bảo tiếp xúc thỏa đáng cho mục đích kết nối điện khi đã loại bỏ toàn bộ sơn và lớp bám bẩn bên dưới bề mặt chịu nén củ đầu đai ốc, vít.

3.16 Bộ lọc không mao dẫn (non-wicking filter)

Vật liệu lọc, nạp trong cáp điện có khả năng chống lại sự xâm nhập và lan truyền của hơi ẩm trong cáp.

3.17 Dây dẫn động lực (power conductor)

Dây dẫn dòng cung cấp năng lượng điện từ bộ cách ly máy đến động cơ dẫn động.

3.18 Máng đi dây (raceway)

Máng kín, được thiết kế riêng để giữ và bảo vệ các dây dẫn, cáp điện hoặc thanh cái.

3.19 Dễ tiếp cận (readily accessible)

Có thể mở ra nhanh chóng để bảo trì bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa.

CHÚ THÍCH: - Đối tượng có thể được đóng lại bằng khóa/chốt hoặc thiết bị tương tự. Vỏ bảo vệ được gắn chắc chắn bằng hai hoặc nhiều đinh vít được xem là không dễ tiếp cận.

3.20 Chống chịu tác động của thời tiết (weatherproof)

Thiết bị có kết cấu hoặc được bảo vệ sao cho có thể vận hành tốt trong điều kiện môi trường (nhiệt độ, độ ẩm không khí…) xác định, không bị ảnh hưởng của các thao tác đã được thiết lập.

4. Yêu cầu chung

4.1 Bộ cách ly điện

Cơ cấu bảo vệ chống quá dòng của máy phải có khả năng khóa máy ở vị trí OFF tại điểm nối cấp điện cho máy.

4.2 Tủ điện

4.2.1 Tủ điện lắp đặt trong nhà phải có cấp bảo vệ IP33 theo quy định trong IEC 60529.

4.2.2 Cửa vào/cửa ra của tủ điện và sự thâm nhập vào tủ điện phải được thực hiện sao cho giảm thiểu khả năng thu thập nước hay các chất cáu bẩn tại các điểm nối để đảm bảo cấp bảo vệ quy định trong điều 4.2.1.

4.2.3 Tủ điện phải có kích thước không nhỏ hơn kích thước của các thiết bị lắp đặt bên trong lớn nhất cộng thêm khoảng sáng điện phù hợp với mức điện áp làm việc theo yêu cầu của IEC 60529.

4.2.4 Móc, quai treo và các chi tiết liên kết khác phải được gắn chặt vào một trong các bộ phận chịu lực chắc chắn.

4.2.5 Tủ điện phải được bố trí, lắp đặt ở nơi thích hợp, sao cho giảm thiểu các tác động cơ học bất lợi trong quá trình sử dụng.

4.3 Khóa liên động

Bố trí khóa bảo vệ liên động ở nơi xung yếu, dễ xảy ra sự cố nguy hiểm cho người và thiết bị. Khóa liên động phải cắt toàn bộ điện và máy khi cần thiết, nếu việc dừng máy đột ngột không gây nguy hiểm.

4.4 Tự khởi động lại hoặc khởi động từ xa

4.4.1 Phải đảm bảo để quá trình tự khởi động lại chỉ được phép thực hiện khi nguồn cung cấp một pha/ba pha và áp suất chất lỏng cần thiết đã được phục hồi trở lại (đối với máy bơm, máy, thiết bị có đặc điểm tương tự) sau khi bị ngắt.

“Tự khởi động lại” ở đây, không được hiểu là bao hàm chức năng đảo chiều chuyển động của máy tại điểm hoặc các điểm cài đặt sẵn.

4.4.2 Phải gắn biển báo an toàn trên các máy có chức năng tự khởi động lại hoặc khởi động từ xa để chỉ rõ khả năng này của máy.

4.4.2.1 Biển báo an toàn phải được gắn trực tiếp trên bộ cách ly điện của máy hoặc, nếu bộ cách ly điện không nằm trong tủ điều khiển này hoặc ở sát gần đó - phải gắn biển báo trên tủ điều khiển chính.

4.4.2.2 Từ ngữ và kích thước của biển báo phải tuân thủ quy định trong điều 11.

4.5 Nhận dạng

Tất cả các dây dẫn trong tủ điện phải được đánh số rõ ràng hoặc dùng mã màu để đánh dấu theo điều 9.6.

4.6 Kiểu máy biến áp

Phải sử dụng biến áp cách ly, dây dẫn và thiết bị điều khiển có bảo vệ quá dòng thích hợp.

4.7 Phân cấp dây dẫn

Đầu nối điện hay đầu dây trần phải có kích thước phù hợp với số lượng và kích thước đầu dây dẫn nối vào, và phải phân cấp theo mức điện áp và dòng điện truyền tải trên đầu dây hay dây dẫn nối vào.

4.8 Phân cấp thiết bị điều khiển

Các thiết bị điều khiển cho rơle, công tắc hành trình, v.v… phải có tính năng kỹ thuật phù hợp với mục đích sử dụng và phải chịu được điện áp và dòng điện làm việc thực tế.

4.9 Lắp đặt tủ điều khiển

Thiết bị gắn trên mặt tủ điều khiển phải là loại thiết bị có thể gá lắp và nối dây từ phía mặt trước để thuận lợi cho việc lắp đặt cũng như vận hành và bảo dưỡng.

4.10 Phân cấp dòng điện

4.10.1 Toàn bộ máy, ngoại trừ trụ quay chính trung tâm

Nếu máy có nhiều động cơ và các động cơ riêng biệt được điều khiển bằng dãy các thiết bị chuyển mạch hoặc tương tự, khi máy không hoạt động tuần hoàn và khi hoạt động ngắt quãng thì dòng điện liên tục định mức và dòng điện cực đại được xác định như sau:

4.10.1.1 Dòng điện liên tục-tương đương định mức phải được tính bằng 125% dòng định mức đầy tải của động cơ lớn nhất, cộng với tổng các dòng định mức đầy tải của tất cả các động cơ còn lại nhân với tỷ lệ phần trăm lớn nhất của hệ số chu kỳ làm việc (hệ số lắp đầy) tại đó tất cả các động cơ còn lại có thể làm việc liên tục.

4.10.1.2 Dòng điện cực đại định mức phải được tính bằng dòng điện hãm rotor của hai động cơ lớn nhất, cộng thêm 100% dòng điện đầy tải định mức của tất cả các động cơ trong mạch.

4.10.2 Máy quay quanh trục trung tâm (centre-pivot machine)

Nếu máy có nhiều động cơ và các động cơ riêng rẽ được điều khiển bởi hàng chuyển mạch hoặc các thiết bị tương tự, ở nơi sẵn có máy hoạt động tuần hoàn và nơi hoạt động ngắt quãng thì dòng điện liên tục định mức và dòng điện cực đại được xác định như sau:

4.10.2.1 Dòng điện liên tục-tương đương định mức phải được tính bằng 125% dòng định mức đầy tải của động cơ lớn nhất, cộng 60% tổng của các dòng định mức đầy tải của tất cả các động cơ còn lại.

4.10.2.2 Dòng điện cực đại định mức phải được tính bằng hai lần dòng điện hãm rotor của động cơ lớn nhất, cộng 80% tổng của các dòng điện đầy tải định mức của tất cả các động cơ còn lại.

5. Nối đất

5.1 Phải sử dụng dây nối đất cho máy riêng rẽ, không sử dụng dây nối đất cho mục đích khác.

5.1.1 Dây nối đất phải được liên kết điện đảm bảo chắc chắn vào máy bên trong tủ điều khiển chính và mỗi tủ điểu khiển phụ.

5.1.2 Dây nối đất phải được bố trí nằm trong máng cáp, vỏ hoặc ống bảo vệ như dây dẫn động lực, dây điều khiển hoặc dây dẫn phụ.

5.1.3 Dây nối đất có thể để trần hoặc bọc cách điện theo điều 9.6.2.1

5.1.4 Không được sử dụng vỏ bọc kim loại của dây cáp hoặc ống bảo vệ để làm dây nối đất chính.

5.2 Kết nối kim loại-kim loại đến bộ phận đã được liên kết điện đảm bảo với dây nối đất và các bộ phận không mang điện của máy được xem là đường dẫn nối đất thích hợp.

5.3 Vỏ bọc cáp hoặc ống bảo vệ bằng kim loại, nếu sử dụng phải được nối đất.

5.4 Các bộ phận kim loại bên ngoài có thể bị nhiễm điện không chủ định phải được nối đất.

5.5 Khung động cơ phải được liên kết điện đảm bảo vào dây nối đất.

5.6 Khung kim loại của các thiết bị như chuyển mạch, cuộn hút, hộp đầu nối phải được liên kết điện đảm bảo vào dây nối đất hoặc các bộ phận kim loại hở không mang điện của máy.

CHÚ THÍCH: - Trong mạch phân nhánh về rơle, bộ điều khiển v.v.., cho phép giảm kích thước dây nối đất xuống bằng dây động lực, dây điều khiển hoặc dây dẫn phụ từ chỗ rẽ nhánh tương ứng.

5.7 Dây nối đất phải có dòng điện định mức không nhỏ hơn so với các dây dẫn động lực liên quan. Ở nơi sử dụng dây dẫn giảm tiết diện do sử dụng rơle, bộ điều khiển hay thiết bị trung gian, dây nối đất có thể giảm kích thước xuống bằng dây dẫn động lực, điều khiển hay dây dẫn phụ xuất phát tại thiết bị trung gian tương ứng.

5.8 Ở nơi máy có điểm cố định, máy phải được kết nối dây nối đất từ máy tới dây nối điện cực tiếp đất. Lắp đặt dây nối điện cực tiếp đất đúng quy cách sẽ khép kín đường dây điện từ dây nối đất của máy tới điện cực nối đất.

5.8.1 Biển báo hiệu phải được gắn cố định ở chỗ dễ thấy trên tủ điều khiển chính để chỉ dẫn điểm cần thiết nối đất.

5.8.2 Hướng dẫn lắp đặt và vận hành máy phải bao gồm chỉ dẫn cụ thể về nối đất hoặc lắp đặt điện cực tiếp đất.

5.9 Các dây nối đất phải được đấu nối chung với nhau.

6. Tủ điều khiển chính

6.1 Vỏ tủ

Vỏ của tủ điều khiển chính phải thỏa mãn các yêu cầu trong điều 4.2. Không cho phép sử dụng vỏ tủ điện làm máng đi dây.

6.2 Phương tiện cách ly điện

6.2.1 Nếu chưa có bộ cách ly điện bên trong hoặc nằm gần tủ điều khiển chính của máy, phải bố trí bổ sung cơ cấu cách ly có khả năng đưa máy về trạng thái ngắt “OFF”, nằm trong hay ở gần bên tủ điều khiển.

6.2.2 Nếu tủ điều khiển chính đặt xa máy, phải bố trí cơ cấu cách ly có khả năng đưa máy về trạng thái ngắt “OFF” để ngắt tất cả các nguồn điện áp nuôi bằng và lớn hơn 30 V.

6.2.3 Phải bố trí khóa liên động giữa nắp với tủ điều khiển nếu tủ điểu khiển chính có chứa phương tiện cách ly.

Phải có sẵn phương tiện cho người có đủ điều kiện để tiếp cận tủ điều khiển mà không cần cắt nguồn cung cấp, nếu khóa liên động bị kích hoạt tự động lại khi nắp bảo vệ bị đóng.

6.2.4 Nếu phương tiện cách ly gần bảng điều khiển chính và các bộ phận mang điện của các phần tử không cho phép tiếp cận, không đòi hỏi nhất thiết phải có khóa liên động trong nắp/cửa. Tuy nhiên, khuyến cáo nên có khóa liên động này.

6.2.5 Nếu thiết bị trong tủ điện nhận năng lượng từ hai hay nhiều nguồn cung cấp khác nhau, cho phép không sử dụng phương tiện cách ly điện đối với nguồn cung cấp điện áp phụ thấp (bằng hoặc nhỏ hơn 30 V) với công suất tương ứng không vượt quá 1000 VA.

6.3 Cửa tủ điều khiển

Phải bố trí cơ cấu hãm cơ khí để khi đóng hoặc mở cửa tủ điện kiểu bản lề, sao cho không kéo căng các dây dẫn và các đầu nối bên trong hoặc trên cửa tủ. Cố định chắc chắn dây dẫn và đầu nối bên trong hoặc trên cánh cửa, sao cho các dây dẫn chỉ bị uốn cong tại các điểm cố định mà không bị uốn tại các đầu nối dây.

6.4 Giới hạn

Bảng điều khiển chính phải không được sử dụng như máng cáp điện.

6.5 Cấu kiện hãm

6.5.1 Phải sử dụng đầu cắm và ổ cắm kiểu hãm tiêu chuẩn phù hợp với điện áp lưới nguồn cung cấp, dòng điện và môi trường để tránh hư hỏng do mất tiếp xúc.

6.5.2 Khi sử dụng hai hay nhiều ổ nối điện cùng loại trên máy, chúng phải đảm bảo tính không lắp lẫn ngoại trừ chúng được sử dụng cho cùng mục đích, có cùng mức điện áp và dòng điện, và khi dùng đổi lẫn không làm ảnh hưởng xấu đến vận hành và an toàn của máy. Các ổ nối phải được đi dây sao cho không có đầu nối nào bị hở điện khi đầu nối được tháo ra khỏi ổ cắm.

6.6 Thiết bị điều khiển của người vận hành

6.6.1 Tất cả các thiết bị điều khiển của người vận hành như chuyển mạch chọn chức năng, điều khiển khởi động hoặc dừng máy phải được đánh dấu rõ ràng về chức năng.

6.6.2 Tất cả các nút chuyển mạch chọn chức năng và đèn báo hiệu lắp đặt bên ngoài tủ điều khiển phải thỏa mãn các yêu cầu theo điều 4.2.2.

6.6.3 Phải sử dụng màu đỏ cho nút ấn dừng “STOP”, không dùng nút ấn màu đỏ cho các chức năng khác.

6.6.4 Tất cả các thiết bị điều khiển phải được bảo vệ đối với sự cố bất ngờ trong vận hành và khi máy chuyển động.

6.7 Thiết bị bảo vệ quá dòng

Thiết bị bảo vệ quá dòng phải đảm bảo đúng kiểu cỡ và thông số phù hợp với yêu cầu và chức năng đảm nhận.

Thiết bị bảo vệ quá dòng mạch chính phải có cầu chảy với thông số thích hợp (một hoặc hai phần tử) đồng bộ với các khối và hộp giữ cầu chảy.

6.8 Chế độ ngắt quãng

Nếu máy hoạt động ở chế độ ngắt quãng, bộ điều khiển trong tủ điều khiển chính sử dụng để khởi động hoặc dừng bằng tay hay tự động toàn bộ máy có khả năng đóng/cắt dòng không nhỏ hơn dòng cực đại xác định theo điều 4.10.1.2 và điều 4.10.2.2 hoặc dòng điện liên tục không nhỏ hơn dòng xác định trong điều 4.10.1.1 và điều 4.10.2.1 tương ứng.

6.9 Sơ đồ mạch điện

Phải gắn sơ đồ mạng điện của máy trong tủ điều khiển chính để có thể tiếp cận, nhận biết dễ dàng và chính xác các phần tử của mạch.

6.10 Nhãn thông tin

Tủ điều khiển chính phải có nhãn công bố, bao gồm: Tên nhà sản xuất, điện áp thiết kế, pha và tần số của nguồn điện cung cấp và dòng điện định mức của thiết bị bảo vệ quá dòng mạch động lực chính.

7. Tủ điều khiển phụ

7.1 Vỏ của tủ điều khiển phụ phải thỏa mãn các yêu cầu trong điều 4.2. Tủ điều khiển phải được bảo vệ tránh bị mở cánh hoặc xê dịch trong khi máy đang hoạt động bình thường.

7.2 Phải bố trí (một hoặc nhiều) phương tiện cách ly điện khi tủ điều khiện có rơle, bộ điều khiển, chuyển mạch và các thiết bị tương tự có nhu cầu bảo dưỡng hoặc sửa chữa và khi các tủ điều khiển này cách xa bộ cách ly trên 9 m.

7.3 Nắp tủ phải được bảo vệ để tránh bị mở bất ngờ hay bị tháo bỏ trong quá trình vận hành máy bình thường.

7.4 Mỗi bảng phụ phải được gắn biển cảnh báo khả năng rò điện áp nguy hiểm trên mỗi tủ điều khiển phụ. Từ ngữ và kích thước của biển báo an toàn phải tuân thủ các quy định trong điều 11.

8. Động cơ điện và thiết bị điều khiển

8.1 Động cơ điện

8.1.1 Động cơ điện phải có kết cấu hoặc được bảo vệ chống sự xâm nhập, sao cho khi đưa vào môi trường vận hành, không gây trở ngại đối với các thao tác đã được thiết lập.

Ngoài nhãn mác chính, trên động cơ phải gắn nhãn bổ sung để chỉ rõ nhà chế tạo và động cơ được thiết kế đặc biệt để sử dụng cho máy thủy lợi.

8.1.2 Động cơ phải được bảo vệ chống loại gặm nhấm (chuột, bọ v.v…)

8.1.3 Nếu hộp đầu nối được cung cấp, thể tích sử dụng của hộp phải không nhỏ hơn 200 cm3 với độ mở tối thiểu bằng 50 mm.

Hộp nối phải được trang bị đầu nối đất bên trong dễ tiếp cận.

8.2 Thiết bị điều khiển

8.2.1 Ghi nhãn

Thiết bị điều khiển động cơ phải được ghi nhãn, bao gồm: Tên, đặc điểm nhận dạng của nhà chế tạo, điện áp, công suất định mức và các thông số liên quan cần thiết để chỉ dẫn động cơ mà các thiết bị này phù hợp.

8.2.2 Bảo vệ quá dòng cho động cơ

8.2.2.1 Phải bảo vệ quá dòng cho mỗi động cơ, bộ điều khiển động cơ và cáp động lực đối với sự quá nhiệt khi động cơ làm việc quá tải hay khi không khởi động được.

8.2.2.2 Để bảo vệ tốt nhất quá dòng cho động cơ, thiết bị bảo vệ phải luôn được căn chỉnh, cài đặt với trị số nhỏ hơn giá trị lớn nhất cho phép.

8.2.2.3 Số lượng tối thiểu và nơi bố trí các thiết bị bảo vệ quá dòng cho động cơ quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 - Thiết bị bảo vệ quá dòng cho động cơ

Loại động cơ

Hệ thống lưới điện cung cấp

Thiết bị bảo vệ quá dòng (cuộn dây nhả/rơle)

Số lượng tối thiểu

Nơi lắp đặt

Xoay chiều một pha hoặc một chiều

Mạng hai dây: một pha xoay chiều hoặc một chiều, một dây nối đất

1

Dây dẫn không nối đất

Mạng ba dây: một pha xoay chiều hoặc một chiều, nối đất trung tính

1

Một trong các dây dẫn không nối đất

Xoay chiều ba pha

Bất kỳ nguồn ba pha nào

3

Một thiết bị trên mỗi pha

8.2.2.4 Có thể sử dụng các thiết bị hoặc hệ thống bảo vệ quá nhiệt lắp trong động cơ, hoặc cảm nhận nhiệt độ và dòng điện của động cơ hoặc cả nhiệt độ và dòng điện, thay thế cho các khối bảo vệ quá tải gắn bên ngoài. Thiết bị hoặc hệ thống bảo vệ quá nhiệt phải có khả năng bảo vệ động cơ cả trong điều kiện sự cố và khởi động lại khi rotor ở điều kiện hãm.

8.2.2.5 Chức năng tự động phục hồi của thiết bị bảo vệ quá dòng phải đảm bảo để không khởi động lại động cơ, nếu không an toàn hoặc có nguy cơ làm hỏng máy.

9. Dây dẫn

9.1 Quy định chung

9.1.1 Toàn bộ dây dẫn phải được bố trí trong tủ điện, máng đi dây hoặc có vỏ bọc cáp (xem IEC 600228 về cáp bọc cách điện).

9.1.2 Đối với dây dẫn nằm trong đất cách bề mặt đến 2,6 m phải bảo vệ chống tác động của súc vật, tác động vật lý của môi trường bằng cách sử dụng các ống bọc kim loại cứng, ống kim loại mềm kín nước, sử dụng cáp có vỏ bọc kim loại hoặc các phương pháp thích hợp khác.

9.1.3 Dây dẫn có thể được bảo vệ cơ học bằng kết cấu máy.

CHÚ THÍCH: - Các điều 9.1.2 và điều 9.1.3 nhằm bảo vệ dây dẫn khỏi các hỏng hóc vật lý bởi gia súc hoặc mối nguy hiểm phát sinh trong quá trình sử dụng máy.

9.2 Kích cỡ

9.2.1 Kiểu cỡ dây dẫn động lực phải được chọn theo chế độ tải dòng cho phép với điện áp lớn nhất cao hơn điện áp thiết kế cho động cơ 5% và nhỏ nhất - thấp hơn điện áp thiết kế 10%. Từ đó tính dòng điện trung bình và cực điện liên tục theo điều 4.11.1.a và 4.11.2.a. Ngoài ra, sụt áp lưới điện và dòng qua dây dẫn phải tương thích với mức tải tính toán.

9.2.2 Kiểu cỡ dây dẫn điều khiển và dây dẫn phụ phải có đủ khả năng chịu toàn bộ dòng tải (tổng các dòng điện) đi qua theo yêu cầu của các thiết bị bổ trợ, không nhỏ hơn giá trị quy định trong Bảng 2 của tiêu chuẩn TCVN 7012/IEC 60228.

Bảng 2. Khả năng mang dòng của dây điều khiển và dây dẫn phụ bằng đồng với cấu trúc dây dẫn đơn

Tiết diện danh định, mm2

Điện trở lớn nhất trên một đơn vị dài ở 200C, W/km

Khả năng chịu dòng

Số sợi bện ít nhất trong một dây

Cáp hoặc máng cáp, A

Tủ điện điều khiển, A

0,2

109

2

2

7

0,3

54

3

3

7

0,5

36

5

5

7

0,75

24,5

7

7

7

1,0

18,1

10

10

7

1,5

12,1

15

20

7

2,5

7, 41

20

25

7

4,0

4,61

30

40

7

6,0

3,08

40

55

7

CHÚ THÍCH: - Dây dẫn nhỏ hơn 0,75 mm2 trước tiên sử dụng cho các thiết bị điều khiển điện tử bán dẫn có dòng điện tiêu thụ bằng hoặc nhỏ hơn 1 mA. Dây dẫn nhỏ hơn 0,75 mm2 không sử dụng cho các mạch điện khác, ngoại trừ hỗ trợ trong các thiết bị điều khiển bán dẫn.

9.2.3 Dây cung cấp điện cho động cơ phải có khả năng chịu dòng tải không nhỏ hơn 25% dòng điện ở chế độ đủ tải của động cơ.

9.3 Bện dây dẫn

9.3.1 Phải sử dụng cấu trúc dây dẫn bện nhiều sợi cho dây dẫn điện nối giữa các thiết bị điều khiển và nối với máy trong quá trình vận hành thực tế bị dịch chuyển.

9.3.2 Toàn bộ dây động lực, dây điều khiển và dây dẫn phụ phải là dây dẫn bằng đồng nhiều sợi qua xử lý nhiệt với số sợi xoắn tối thiểu theo quy định trong Bảng 2.

9.3.3 Không gập đầu dây dẫn cứng đơn để làm kết cấu đầu nối.

9.4 Cách điện

9.4.1 Cách điện của dây dẫn phải có khả năng chống máy, chống ẩm, chống ăn mòn, đảm bảo làm việc bình thường trong dải nhiệt độ từ -100C đến 600C.

Cách điện của dây dẫn phải được đánh giá tại vị trí ẩm ướt có nhiệt độ không thấp hơn 750C.

9.4.2 Dây dẫn được sử dụng để nối các bộ phận trong tủ điện và nối tới máy phải có định mức không thấp hơn 600 V đối với lưới điện xoay chiều từ 300 V đến 600 V.

9.4.3 Tất cả các dây dẫn nằm trong tủ điện phải được bọc cách điện, ngoại trừ dây nối đất có thể được để trần.

9.4.4 Dây dẫn trong một cáp hoặc trong cùng ống bảo vệ có điện áp làm việc khác nhau, phải có cách điện chịu được điện áp làm việc cao nhất trong cáp hoặc trong ống bảo vệ tương ứng.

Tuy nhiên, dây điều khiển hoặc dây dẫn phụ có thể có điện áp cách điện nhỏ hơn nếu chúng nằm trong một cáp riêng có vỏ bảo vệ bên ngoài, phù hợp với điện áp lớn nhất của dây dẫn động lực trong cáp hoặc trong ống dẫn, và cách điện của các dây dẫn nằm trong vỏ bảo vệ cáp phải phù hợp với điện áp lớn nhất sử dụng trong cáp đó.

9.5 Vỏ bọc

Vỏ bọc cáp, không cần phải có đặc tính chống cháy nếu cáp điện được gắn vào khung kim loại và làm việc dưới hệ thống phun nước. Tuy nhiên, vỏ cáp phải chịu được tác động của ánh nắng, độ ẩm và sự ăn mòn, có độ bền cơ học và khả năng chịu uốn nhất định và phải phù hợp với dải nhiệt độ từ 100C đến 600C. Nên sử dụng các chất chống ẩm để bảo vệ chống thấm nước bên trong cáp. Vỏ bọc cáp phải có kết cấu đầu nối thích hợp, đảm bảo liên kết cơ học cứng vững, chống ảnh hưởng môi trường và có thể lắp đặt bằng bộ dụng cụ tiêu chuẩn ngoài hiện trường.

9.6 Dấu hiệu nhận biết

9.6.1 Quy định chung

Tất cả dây dẫn trong tủ điện phải có nhận dạng theo một cách thống nhất tại mỗi đầu nối, và phải nhất quán cho toàn máy.

Các dây dẫn không nối đất có cùng đặc điểm nhận dạng phải được nối vào cùng một mạch điện.

9.6.2 Mã màu để nhận biết

9.6.2.1 Có thể để trần dây nối đất hoặc bọc bằng vỏ cách điện, xen kẽ sọc màu xanh lá cây hoặc sọc màu vàng trên bề mặt cách điện bao phủ dây dẫn. Trên mỗi đoạn dài 15 mm dây dẫn, một dải sọc xanh lá cây hoặc màu vàng phải phủ không ít hơn 30% nhưng không quá 70% bề mặt của cách điện dây dẫn, các màu khác phủ phần còn lại của bề mặt quy định trong IEC 60173.

9.6.2.2 Dây đất phải mang màu trắng hoặc xám tự nhiên. Khi các dây dẫn của các hệ thống khác nhau nằm trong cùng một cáp, kênh, ống bảo vệ, các “dây đất” bổ sung có thể được phân biệt bằng màu trắng với sọc có màu bất kỳ (khác với màu xanh lá cây).

9.6.2.3 Nếu dùng mã màu cho dây dẫn động lực: màu đen, đỏ và xanh dương quy định dùng cho các dây dẫn không nối đất.

9.6.2.4 Trong hệ thống có điện áp khách nhau phải sử dụng dây dẫn có các màu khác nhau.

10. Vành góp điện

10.1 Vỏ bảo vệ

10.1.1 Vỏ bảo vệ cho vành góp điện phải thỏa mãn các yêu cầu trong điều 4.2.

10.1.2 Không bắt buộc phải có khóa liên động đối với vỏ bảo vệ vành góp điện.

10.2 Khả năng dẫn dòng

10.2.1 Các vành góp truyền dòng điện động lực phải chịu được dòng điện liên tục không nhỏ hơn giá trị xác định theo điều 4.10.

10.2.2 Các vành góp điều khiển và phụ trợ phải chịu được dòng điện liên tục không nhỏ hơn 125% dòng ở chế độ đủ tải của thiết bị có công suất lớn nhất cộng thêm dòng đủ tải của tất cả các thiết bị còn lại.

10.2.3 Khả năng dẫn dòng của vành nối đất ít nhất phải bằng với khả năng của vành góp có dòng điện lớn nhất trong tổ hợp.

10.2.4 Khi các vành góp hoặc đầu nối vành góp có khả năng mang dòng không giống nhau, mỗi vành hoặc đầu nối phải được đánh dấu bền vững và chỉ rõ khả năng mang dòng.

11. Biển báo an toàn

11.1 Ngôn ngữ

Biển báo an toàn phải dùng ngôn ngữ tiếng Việt, diễn đạt xúc tích và rõ ràng.

CHÚ THÍCH: - Cho phép sử dụng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ thích hợp để bổ sung khi cần thiết.

11.2 Biển báo “tự khởi động”

11.2.1 Biển báo an toàn đối với “tự khởi động” yêu cầu trong điều 4.4.2 phải có hình dạng theo quy định trong Hình 1.

Hình 1 - Biển báo chú ý

Hình 2 - Biển báo nguy hiểm

11.2.2 Phần trên của biển báo phải có biểu tượng cảnh báo từ TCVN 7020 : 2002/ISO 11684 : 1995, Hình 5, tiếp theo chữ “Chú ý” viết bằng chữ in hoa màu đen trên nền da cam. Phần dưới dành cho các chữ còn lại, có thể có chữ in hoa hoặc chữ thường màu trắng trên nền đen hoặc ngược lại: chữ đen trên nền trắng.

11.3 Biển báo tủ điều khiển phụ

11.3.1 Biển báo an toàn của tủ điều khiển phụ quy định trong điều 7.4 phải có hình dạng như trong Hình 2.

11.3.2 Phần bên trên của biển báo này phải có biểu tượng cảnh báo từ TCVN 7020 : 2002/ ISO 11684 : 1995, Hình 5, tiếp theo là chữ “Nguy hiểm” viết bằng chữ in hoa màu trắng trên nền đỏ.

Phần dưới cho các chữ còn lại phải có đơn vị đo “VÔN” viết bằng chữ in hoa, đằng trước là giá trị số chỉ mức điện áp thiết kế của máy như đã ghi trên tấm nhãn máy (điều 6.10). Các chữ còn lại cũng có thể viết in hoa hoặc chữ thường.

Các chữ trong phần dưới phải viết bằng chữ đen trên nền trắng hoặc ngược lại: chữ trắng trên nền đen.

11.4 Kích thước biển báo và chữ

11.4.1 Phần trên của biển báo phải có chiều rộng lớn hơn 2 đến 5 lần chiều cao.

11.4.2 Phần dưới của biển báo phải có cùng chiều rộng như phần trên.

11.4.3 Chiều cao của phần dưới biển báo không được nhỏ hơn chiều cao của phần trên.

11.4.4 Chiều cao nhỏ nhất của các chữ là 13 mm ở phần trên và 6,4 mm ở phần dưới.

11.5 Dấu hiệu an toàn bổ sung

Dấu hiệu an toàn bổ sung phải phù hợp với TCVN 7020/ISO 11684 về dấu hiệu an toàn và màu.

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1 Phạm vi áp dụng

2 Tài liệu viện dẫn

3 Thuật ngữ và định nghĩa

4 Yêu cầu chung

4.1 Bộ cách ly điện

4.2 Tủ điện

4.3 Khóa liên động

4.4 Tự khởi động lại hoặc khởi động từ xa

4.5 Nhận dạng

4.6 Kiểu máy biến áp

4.7 Phân cấp dây dẫn

4.8 Phân cấp thiết bị điều khiển

4.9 Lắp đặt tủ điều khiển

4.10 Phân cấp dòng điện

5 Nối đất

6 Tủ điều khiển chính

6.1 Vỏ tủ

6.2 Phương tiện cách ly điện

6.3 Cửa tủ điều khiển

6.4 Giới hạn

6.5 Cấu kiện hãm

6.6 Thiết bị điều khiển của người vận hành

6.7 Thiết bị bảo vệ quá dòng

6.8 Chế độ ngắt quãng

6.9 Sơ đồ mạch điện

6.10 Nhãn thông tin

7 Tủ điều khiển phụ

8 Động cơ điện và thiết bị điều khiển

8.1 Động cơ điện

8.2 Thiết bị điều khiển

9 Dây dẫn

9.1 Quy định chung

9.2 Kích cỡ

9.3 Bện dây dẫn

9.4 Cách điện

9.5 Vỏ bọc

9.6 Dấu hiệu nhận biết

10 Vành góp điện

10.1 Vỏ bảo vệ

10.2 Khả năng dẫn dòng

11 Biểu báo an toàn

11.1 Ngôn ngữ

11.2 Biển báo “tự khởi động”

11.3 Biển báo tủ điều khiển phụ

11.4 Kích thước biển báo và chữ

11.5 Dấu hiệu an toàn bổ sung

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi