Các trường hợp lái xe được rời khỏi hiện trường tai nạn

Theo nguyên tắc, người gây tai nạn giao thông phải ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi công an tới. Tuy nhiên, lái xe được rời khỏi hiện trường tai nạn trong một số trường hợp.

Các trường hợp lái xe được rời khỏi hiện trường tai nạn

Theo khoản 17 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008, bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm là một trong những hành vi bị nghiêm cấm.

Tuy nhiên, các trường hợp dưới đây lái xe được quyền rời khỏi hiện trường vụ tai nạn:

- Người lái xe gây tai nạn cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc đưa người bị nạn đi cấp cứu;

- Vì lý do bị đe dọa đến tính mạng (người nhà nạn nhân, người xung quanh vây đánh…).

Như vậy, khi rơi vào các trường hợp trên lái xe có thể bỏ chạy khỏi hiện trường, song phải tới trình báo tại trụ sở công an gần nhất.

Việc rời khỏi hiện trường khác với việc bỏ trốn, nếu tài xế để lại xe và rời khỏi hiện trường, sau đó đến trình diện tại cơ quan công an thì không bị coi là bỏ trốn.

lái xe được bỏ chạy
Các trường hợp lái xe được rời khỏi hiện trường tai nạn (Ảnh minh họa)

Gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn phạt bao nhiêu?

Người lái xe gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn sẽ bị xử lý tùy theo tính chất của hành vi vi phạm.

Xử phạt hành chính

Người điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn bỏ trốn không đến trình báo tại cơ quan công an sẽ bị xử phạt như sau: Phạt tiền từ 5 - 6 triệu đồng (đối với ô tô); từ 2 - 3 triệu đồng (đối với xe máy); từ 100 - 200 nghìn đồng (đối với xe đạp).

Căn cứ: Nghị định 46 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông

Xử lý hình sự

Người gây tai nạn rồi bỏ trốn có thể bị phạt tù với mức cao nhất là 10 năm tù theo Điều 260 - Tội vi phạm quy định về tham giao giao thông đường bộ, Bộ Luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Xem toàn bộ bài viết về Xử phạt vi phạm hành chính tại đây.

Hậu Nguyễn
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục