Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10337:2015 Hải đồ vùng nước cảng biển và luồng hàng hải-Yêu cầu kỹ thuật cho hải đồ giấy-Ký hiệu

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10337:2015

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10337:2015 Hải đồ vùng nước cảng biển và luồng hàng hải-Yêu cầu kỹ thuật cho hải đồ giấy-Ký hiệu
Số hiệu:TCVN 10337:2015Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Giao thông, Hàng hải
Ngày ban hành:01/12/2015Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10337:2015

HẢI ĐỒ VÙNG NƯỚC CẢNG BIỂN VÀ LUỒNG HÀNG HẢI - YÊU CẦU KỸ THUẬT CHO HẢI ĐỒ GIẤY - KÝ HIỆU

Charts of habour limit and approach channel-Specification for paper charts - Symbols

Lời nói đầu

TCVN 10337:2015, Tiêu chuẩn kỹ thuật quc gia về “Hi đồ vùng nước cảng biển và luồng hàng hải - Yêu cầu kỹ thuật cho hải đồ giấy - Ký hiệu” do Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

1. PHẠM VI ÁP DỤNG

Mục đích chính của hải đồ là cung cấp các thông tin cần thiết cho người đi biển lập kế hoạch hành trình và thực hiện hành hải an toàn. Trong quá trình xây dựng và chọn lọc thông tin để thể hiện trên hải đồ, điều quan trọng là phải hiểu được nhu cầu của người đi biển là cần thông tin thích hợp, chính xác và rõ ràng; đặc biệt là phải tránh các sai sót và tránh tạo ra các tình hung làm người đi biển phải đối mặt với quá nhiều thông tin hoặc thông tin không liên quan đến hành hải gây ra sự nhầm lẫn hay mất tập trung. Thông tin bổ sung không vì yêu cầu hành hải, ví dụ: hoạt động dưới b mặt (quân sự, nghiên cứu, đánh cá v.v...), khai thác tài nguyên thiên nhiên, vui chơi giải trí, phát triển cảng, ranh giới quốc tế và ranh giới quốc gia có thể được cơ quan sản xuất đưa vào hải đồ nếu xét thấy cần thiết. Trên hải đồ giấy, một trong những nguyên tắc của người làm hải đồ luôn phải áp dụng trong quá trình thiết kế và chọn lọc thông tin là phải thiên về an toàn.

Tiêu chuẩn này cung cấp:

Các khái niệm chung và lý do cơ bn nhất về việc mô tả các đối tượng trên hải đồ giấy.

Các yêu cầu kỹ thuật cho hải đồ giấy, bao gồm c việc sử dụng ký tự và ký hiệu.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các hải đồ giy vùng nước cảng biển, luồng hàng hải và tuyến hàng hải tỷ lệ trung bình và tỷ lệ lớn.

Kèm theo Tiêu chuẩn này còn có các phụ lục sau:

Phụ lục 1 - Ký hiệu và các từ viết tắt sử dụng cho hải đồ vùng nước cảng biển và luồng hàng hải;

Phụ lục 2 - Mẫu khung, vạch chia độ, lưới, thước tỷ lệ thẳng.

2. THUẬT NGỮ VÀ CÁC TỪ VIẾT TẮT

2.1. Thuật ngữ sử dụng cho tỷ lệ hải đồ

Tỷ lệ của hải đồ được xác định theo loại hành hi mà hải đồ được dự kiến sử dụng, bản chất của khu vực hải đồ bao phủ và lượng thông tin được hiển thị. Các thuật ngữ tỷ lệ khác nhau được sử dụng trong Tiêu chuẩn này bao gồm tỷ lệ nhỏ, tỷ lệ trung bình, t lệ lớn, sơ ri ven biển liên tục. Những thuật ngữ này được sử dụng với mục đích chỉ ra các loại hải đồ thay vì sử dụng tỷ lệ thực tế của nó có th thay đổi từ khu vực này đến khu vực kia; tỷ lệ cụ thể của hải đồ không thể xác định bằng các quy tắc ph thông.

Tỷ lệ nhỏ:

Tổng đồ (hải đồ đại dương): là những hải đồ có tỷ lệ nhỏ hơn 1:2 000 000 sử dụng cho mục đích tham khảo lập kế hoạch tuyến hành trình vượt đại dương.

Tỷ l trung bình:

Hải đồ vượt biển: có tỷ lệ nằm trong khoảng 1:2 000 000 - 1:350 000. Hải đồ này được sử dụng cho mục đích để vượt biển, chạy xa bờ.

Hải đồ ven biển: có tỷ lệ nm trong khoảng 1:350 000 - 1:75 000, được sử dụng cho mục chạy tàu ven biển.

Tỷ lệ lớn:

Hải đồ nhập cảng: có tỷ lệ nằm trong dải 1: 75 000 - 1:30 000 sử dụng để hành hải trên các lối dẫn vào cảng, trong các luồng hàng hải chính hoặc các tuyến hành hải đi qua các vùng nước chật hẹp hoặc có mật độ giao thông cao.

Hải đồ bến cảng: thông thường có tỷ lệ trong khoảng 1:30 000 -1:5 000. Các hải đồ này cung cấp lối vào cảng, hành hi trong các cảng biển, bến cảng, khu neo đậu, kênh, sông.

Hải đồ cập cầu: tỷ lệ lớn hơn 1:5 000 được sử dụng đ hỗ trợ cập cầu. Thông thường, hải đồ này được đưa vào như là một hải đồ con của hải đồ bến cảng.

Sơ ri ven biển liên tục: là các hải đồ nối tiếp nhau bao phủ toàn bộ tuyến hàng hải ven b biển.

2.2. Thuật ngữ sử dụng khi phát hành hải đồ

Các thuật ngữ sau đây được sử dụng khi đề cập đến việc phát hành hải đồ. Mô tả và giải thích chi tiết về các thuật ngữ này xem mục 8.2.

a. Hải đồ mới (NC);

b. Phiên bản mới (NE);

c. Phiên bản mới hạn chế (LNE) hoặc cũng có thể gọi là phiên bản khẩn cấp (UNE), phiên bản ưu tiên (PNE), phiên bản mới (NE) thay cho thông báo hàng hải dạng khối;

d. In lại. Có thể cũng được gọi là in lại có sửa đổi.

2.3. Các từ viết tắt

Thuật ngữ “từ viết tắt quốc tế” được sử dụng trong Tiêu chuẩn này để nhận biết các từ viết tắt đã được Tổ chức thủy đạc quốc tế (IHO) thống nhất sử dụng trên hải đồ hàng hải.

A

 

 

Aero

Đèn báo hiệu hàng không

P60, 61

AIS

Hệ thống nhận dạng tự động

S10, S11

AI

Xen kẽ nhau

P10.11

ALC

Cột bốc d khớp nối

L12

Am

Màu hổ phách

P11.9

ASL

Tuyến đường biển quần đảo

 

B

 

 

B

Màu đen

Q2

bk

Vỡ vụn

J33

Bn, Bns

Tiêu, các tiêu

P4, P5, Q60

BnTr, BnTrs

Tháp tiêu, các tháp tiêu

P3

Bo

Đá hộc

J9.2

Br

Khu vực sóng vỡ

K17

Bu

Màu xanh nước biển

P11.4

C

 

 

c

Thô

J32

ca

Đá vôi

J38

CALM

Hệ thống đường neo dây xích

L15

Cb

Sỏi

J8

cd

Candela (đơn v đo lường ánh sáng)

B52

CG

Bảo vệ bờ biển

T10, 11

Ch

Nhà thờ

E10.1

Chy, Chys

Ống khói, các ống khói

E17

cm

Xăng ti mét

B43

Co

San hô

J10, K16

Cy

Đất sét

J3

D

 

 

Decrg

Giảm

B62

DG

Khử từ

N26, Q41

DGPS

Hệ thống định vị toàn cầu vi phân

S20

Dia

Thiết bị còi báo hiệu sương mù bằng khí nén

 

Dir

Đèn định hướng

P30, P31

dm

Đề xi mét

B42

Dn, Dns

Cọc neo, các cọc neo

F20

DW

Tuyến luồng nước sâu

M27.1, N12.4

dwt

Trọng tải tàu

 

DZ

Vùng nguy hiểm

Q40

E

 

 

E

Đông

B10

ED

Tồn tại đáng ngờ

I1

Explos

Nổ

 

Exting

Tắt đèn

P54

F

 

 

FAD

Thiết bị thu hút cá

 

f

Mịn

J30

F

Cố đnh

P10.1

FFI

Cố định và chớp

P10.10

Fl

Chớp

P10.4

Fla

Ngọn lửa

L11

Fog Det Lt

Đèn phát hiện sương mù

P62

FPSO

Kho chứa, sản xuất và cấp dầu nổi ngoài khơi

L16

FS

Cột cờ

E22

FSO

Kho chứa và cấp dầu nổi ngoài khơi

L16

FSU

Kho chứa nổi

L16

ft

phút (đơn vị đo chiều dài của Anh)

B46

G

 

 

G

Đá dăm

J6

G

Màu xanh lá cây

P11.3, Q2

GNSS

Hệ thống vệ tinh hành hải toàn cầu

 

GPS

Hệ thống định vị toàn cầu

 

grt

Tổng dung tải đăng ký

 

GT

Tổng dung tải

 

H

 

 

h

Rắn

J39

h

Giờ

B47

H

Máy bay lên thẳng

T1.4

hor

Thể hiện theo phương ngang

P15

I

 

 

IHO

T chức thủy đạc quốc tế

 

lllum

Được chiếu sáng

P63

INT

Quốc tế

T21

Intens

Tăng cường

P46

IQ

Ngắt nhanh

P10.6

Iso

Đẳng pha

P10.3

IUQ

Ngắt cực nhanh

P10.8

IVQ

Ngắt rt nhanh

P10.7

K

 

 

km

Ki lô mét (đơn vị đo chiều dài)

B40

kn

Knot (đơn v đo tốc độ tàu bằng hải lý/giờ)

B50, H40, H42

L

 

 

LANBY

Phao lớn hành hải tự động

P6, Q26

LASH

Tàu vận tải sà lan

 

Lat

Vĩ độ

B1

Ldg

Dẫn hưng (chập)

P20.3

LFI

Chớp dài

P10.5

Lndg

Nơi cập b dành cho thuyền

F17

LNG

Khí tự nhiên hóa lỏng

 

Long

Kinh độ

B2

LPG

Khí dầu mỏ hóa lỏng

 

Lt, Lts

Đèn, các đèn

P1

M

 

 

m

Trung bình

J31

m

Mét (đơn v đo chiều dài)

B41, P13

M

Bùn

J2

M

Dặm hàng hải quốc tế (1852m)

B45, P14

min

Phút (đơn đo thời gian)

B48

Mk

Báo hiệu

Q81

mm

Mi li mét (đơn vị đo chiều dài)

B44

Mo

Mã Moóc

P18, R20

Mon

Đài tưởng niệm

E19

MR

Bo tồn hàng hi

N23

MRCC

Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải

 

N

 

 

N

Bắc

B9

NE

Đông - Bắc

B13

No

Số

N12.2

NT

Dung tải

 

NW

Tây - Bắc

B15

O

 

 

Obscd

Bị che khuất

P43

Obstn

Chướng ngại vật

K40-43, L44

Oc

Chặn

P10.2

occas

Thỉnh thoảng, không thường xuyên

P50

ODAS

Hệ thống thu thập dữ liệu hải dương

Q45

Or

Mầu cam

P11.8

P

 

 

P

Sỏi nh

J7

PA

Vị trí gần đúng

B7

PD

Vị trí còn nghi ngờ

B8

priv

Cá nhân, riêng

P65

PSSA

Vùng biển đặc biệt nhạy cảm

N23

Pyl

Cột

D26

Q

 

 

Q

Nhanh

P10.6

R

 

 

R

Màu đ

P11.2

R

Đá

J9.1, K15

Ra

Ra đa

M31, M32, S1

Racon

Tiêu thu phát ra đa

S3.1-S3.6

Ref

Trú n

Q104, T14

Rep

Đã được báo cáo nhưng chưa được xác nhận

I3.1

RoRo

Tàu ch hàng Ro Ro

F50

Ru, (ru)

Hư hng, (đã bị phá hủy)

D8, E20.2, F33

S

 

 

S

Cát

J1

s

Giây (đơn vị đo thời gian)

B48, P40

S

Nam

B11

SALM

Hệ thống neo một đường đơn

L12

SBM

Hệ thống neo phao đơn

L13

SD

Độ sâu còn nghi ngờ

I2

SE

Đông - Nam

B14

sf

Cứng

J36

Sh

J11

Si

Phù sa

J4

Sig

Tín hiệu

T25.2

SMt

Núi ở dưới biển

 

so

Mềm

J35

Sp

Nhà th

E10.3

SPM

Hệ thống neo điểm đơn cố định

L12

SS

Trạm tín hiệu

T20-32

St

Đá

J5

SW

Tây Nam

B16

sy

Dính

J34

T

 

 

t

Tấn (đơn vị đo trọng lượng, trọng tải)

B51, F53

temp

Tạm thời

P53

Tr, Trs

Tháp, nhiều tháp

E10.2, E25.2

U

 

 

ULCC

Tàu chở dầu thô cực lớn

 

UQ

Cực nhanh

P10.8

UTC

Giờ quốc tế

 

UTM

Phép chiếu nằm ngang phổ thông Mercator

 

V

 

 

v

Đá núi lửa

J37

vert

Bố trí theo phương thẳng đứng

P15

Vi

Màu tím

P11.5

VLCC

Tàu ch dầu thô rất lớn

 

VQ

Rất nhanh

P10.7

VTS

Dịch vụ giao thông tàu

 

W

 

 

W

Tây

B12

W

Màu trắng

P11.1, Q110.5

Wd

Dong

J13.1

Well

Miệng giếng dầu

L20

WGS

Hệ tọa độ toàn cầu

 

Wk; Wks

Xác tàu đắm; các xác tàu đắm

K20÷K30

Y

 

 

Y

Màu vàng

P11.6, Q3

Y

Màu cam

 

Y

Màu hổ phách

 

3. CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

3.1. Mô tả ký hiệu

Những ký hiệu được quy định trong Tiêu chuẩn này có số tham chiếu tương ứng với các ký hiệu được thể hiện trong Phụ lục 1 - Ký hiệu và các từ viết tắt s dụng cho hải đồ vùng nước cảng bin và luồng hàng hải kèm theo Tiêu chuẩn này. Trong Phụ lục 1 cột “Ghi chú cũng có số tương ứng với số mục được đánh trong Tiêu chuẩn này để tiện cho việc tham chiếu lẫn nhau.

3.1.1. Kích thước ký hiệu

Kích thước ký hiệu nên được tiêu chuẩn hóa. Điều này có thể đạt được đi với một số ký hiệu được quy định rõ kích thước. Cơ quan sản xuất hải đồ nên chọn một kích thước phù hợp cho mỗi ký hiệu và không nên giảm kích thước bởi vì sự phức tạp của chi tiết. Tốt hơn nên khái quát hóa chi tiết để duy trì sự rõ ràng, nếu cần thiết vẽ hải đồ tỷ lệ lớn hơn. Kích thước điểm độ sâu không nên thay đổi. Ngoài trừ, cơ quan sản xuất có thể tạo sẵn một vài kích thước của ký hiệu để người biên tập hải đồ có thể lựa chọn kích thước phù hợp cho các trường hợp khác nhau; tuy nhiên, kích thước phải không được quá nh để khó phân biệt ý nghĩa của ký hiệu dưới điều kiện ánh sáng tiêu chuẩn của buồng lái tàu. Một số trường hợp, kích thước ký hiệu được chỉ định cụ thể (ví dụ ký hiệu quy định ở mục 6.46.6) hoặc kích thước được phép thay đổi đối với các ký hiệu được đặt ở trung tâm khu vực rộng (ví dụ: ký hiệu quy định ở mục 6.30.3). Các quy định này được trình bày trong các phần ký hiệu có liên quan.

3.1.2. Việc dịch chuyển ký hiệu

Trong một số trường hợp, ở một tỷ lệ hải đồ nhất định, hai hoặc nhiều đối tượng có thể ở cùng một vị trí. Ví dụ: phao báo hiệu chướng ngại vật được đặt lên phía trên chướng ngại vật. Trong trường hợp này người biên tập hải đồ phi căn cứ vào tầm quan trọng tương đối của các đối tượng để lựa chọn các cách xử lý như sau:

B qua các đối tượng ít quan trọng hơn;

Dịch chuyển cả hai đối tượng khỏi vị trí thực của chúng đủ để vẽ cả hai ký hiệu trên hải đồ đối với những đối tượng vị trí chính xác của nó không quan trọng;

Dịch chuyển một đối tượng khỏi vị trí thực của nó một khoảng cách nhỏ nếu vị trí chính xác của đối tượng kia là quan trọng. Trong ví dụ trên, chướng ngại vật phải được định v chính xác, phao được dịch chuyển một chút ra khỏi vị trí thực (xem mục 6.59.c);

Tr trường hợp, vị trí chính xác của cả hai đối tượng là quan trọng, chúng có thể được dịch chuyển nhưng sử dụng con trỏ ngắn chỉ vào vị trí thật của chúng giống như việc thể hiện giá trị độ sâu nằm ngoài vị trí thật (I11);

Các báo hiệu được sử dụng để xác định vị trí thì không được phép dịch chuyển.

Trường hợp độ sâu trùng với một đối tượng khác, có thể lựa chọn độ sâu khác để thay thế, hoặc dịch chuyển các độ sâu không quan trọng khỏi vị trí thực của nó. Trong trường hợp cả độ sâu và vị trí của độ sâu là rất quan trọng, phương pháp thể hiện độ sâu ngoài vị trí thật nên được áp dụng (xem mục 6.12.2).

3.1.3. Vị trí của ký hiệu

3.1.3.1. Vị trí của ký hiệu được th hiện theo mặt đứng (các ký hiệu hình ảnh) thông thường vòng tròn nhỏ (đường kính 0,5mm) không có điểm tâm, ở giữa đường đáy của ký hiệu:

 B31

Lưu ý: có một số ít ký hiệu thể hiện theo mặt đứng không kết hợp với vòng tròn vị trí. Những ký hiệu này kết hợp với các đối tượng vị trí khác, ví dụ ngôi sao ánh sáng. Những ký hiệu như vậy có đường đáy, vị trí là trung tâm của đường đáy (ví dụ trụ hiệu chỉnh la bàn từ, F21; bảng báo hiệu, Q105). Với những ký hiệu không có đường đáy, vị trí là trung tâm của ký hiệu (ví dụ khu neo đậu được báo cáo, N10; báo hiệu nhỏ, Q81).

3.1.3.2. Vị trí của ký hiệu được thể hiện ở dạng mặt bằng là điểm chấm trung tâm, hoặc với những ký hiệu không có điểm chấm trung tâm, vị trí được thể hiện bằng trung tâm của ký hiệu chính (nghĩa là không bao gồm các ký tự kết hợp, các đường, ngọn lửa).

B30

B32

3.1.3.3. Điểm cố định là một điểm mà vị trí của nó được xác định chính xác, ở những nơi không được thể hiện bằng ký hiệu khác, phải được thể hiện bằng vòng tròn nhỏ với một chm ở giữa, trong Tiêu chuẩn này được gọi là vòng tròn vị trí:

B22

Vòng tròn vị trí lớn hơn được sử dụng cho đối tượng dễ nhận thấy có đường kính là 2mm. Vòng tròn nhỏ hơn được sử dụng cho các đối tượng khác, có đường kính là 1mm (xem mục 5.21.5). Ở những nơi vòng tròn vị trí không thể hiện đối tượng vật chất, thì vòng tròn phải được thể hiện bng màu đ tươi.

Các ký hiệu vị trí cũng được sử dụng cho các vị trí không chính xác hoặc không giữ được cố định bằng cách kết hợp với từ viết tắt PA. Từ viết tắt PA phải được đặt gần với vòng tròn vị trí (hoặc ký hiệu hình ảnh) để cnh báo người sử dụng về sự không chính xác của vị trí (xem mục 6.23.1).

3.2. Quy ước trình bày

Phần thập phân được thể hiện bằng dấu phẩy, ví dụ: 0,1 mm;

Không sử dụng dấu chấm hoặc dấu phẩy để tách biệt hàng ngàn, ví dụ: 150 000 chứ không phải 150.000;

Không có khoảng trống giữa các con số và ký hiệu đơn vị đo lường, ví dụ: 5m chứ không phi 5 m;

Không có dấu chấm sau chữ viết tắt (trừ khi ở cuối câu hoặc trong mô tả ánh sáng);

Dấu trích dẫn đơn được sử dụng tr trường hợp trích dẫn xuất hiện trong trích dẫn, khi đó dấu trích dẫn kép được sử dụng xung quanh các trích dẫn bên trong;

Dấu trích dẫn đơn được sử dụng bao quanh chữ viết tắt dạng ký tự, nhưng không bao quanh chữ viết tắt dạng hình vẽ.

3.3. Quy ước về màu sắc: Các đối tượng không được quy định rõ màu sắc thì được thể hiện bằng màu đen. Chi tiết về sử dụng màu sắc xem quy định trong mục 3.8.

3.4. Lực nét và đường nét đứt

Trong Tiêu chuẩn này, lực nét được quy định như sau:

Nét mảnh: có bề rộng là 0,1mm;

Nét trung bình: có bề rộng 0,15mm;

Nét đậm: có bề rộng là 0,2mm.

Trong một số trường hợp đường nét đứt được chỉ định rõ, chẳng hạn 10 gạch trên một xăng ti mét.

3.5. Đơn vị

Trong Tiêu chuẩn này, các đơn vị đo lường được sử dụng như sau:

Độ sâu và độ cao: mét (m) và đề xi mét (dm);

Độ chính xác vị trí: mét (m);

Khoảng cách trên mặt đất: là hải lý (M), tầm (cable), hoặc mét (m);

Kích thước của hải đồ: mi li mét (mm);

Thời gian: giờ (h), phút (min hoặc m) và giây (sec hoặc s) tham chiếu theo Giờ chuẩn quốc tế (UTC);

Tốc độ: hải lý/giờ (kn);

Vị trí địa lý: độ (o), phút (‘) và số thập phân của phút. Độ (o), phút (‘) và giây (“) có thể được sử dụng nếu phù hợp;

Phương vị: độ (o) và số thập phân của độ. Độ (o) và phút (‘) có thể được sử dụng nếu phù hợp.

3.6. Vị trí địa lý

3.6.1. Vị trí địa lý được trích dẫn trên hải đồ và các ấn bản liên quan được thể hiện như sau:

Kinh độ và vĩ độ được thể hiện bằng độ, phút phần thập phân của phút được viết liền nhau và ch có một dấu cách giữa kinh độ và vĩ độ;

Số không được thêm vào phía trước số phút chỉ có một chữ số nhưng không thêm vào đối với số độ;

Dấu vạch phút đi sau phần thập phân của phút.

Ví dụ: 17o42,03’N 107o07,14E

           51o42,03’N 5o07,14E

3.6.2. Bốn hướng được ký hiệu bằng chữ viết tắt sau đây khi tên các hướng không được thể hiện đầy đ:

Bắc = N, Nam = S

Đông = E, Tây = W

Đông Bắc = NE

Đông Nam = SE

Tây Bắc = NW

Tây Nam = SW

3.7. Các quy ước về phương vị

Phương vị phải được thể hiện bằng độ từ 0o (Bắc) đến 360o theo chiều kim đồng hồ;

Phương vị phải được thể hiện với 3 chữ số, ngoại trừ 0o, ví dụ như 230o, 095o, 005o;

Phương vị có thể được trích dẫn và vẽ đến phần mười của độ, ví dụ như 096,4o;

Tất cả các phương v ghi trên hải đồ phải là phương vị thực.

3.7.1. Phương vị từ biển vào

Các phương vị dưới đây phải được thể hiện theo hướng từ biển vào:

Giới hạn của dải sáng và cung nhìn thấy ánh sáng đèn;

Đường định hướng của các đèn chập hoặc các đối tượng khác;

Hướng đi qua các nguy hiểm nm phía ngoài.

3.7.2. Phương vị từ báo hiệu được vẽ trên hi đ

Khi mô tả về mối nguy hiểm (ví dụ trong thông báo hàng hải hoặc ấn phẩm hàng hải), vị trí của đối tượng được đưa ra bằng khoảng cách và phương vị. Trong trường hợp này, phương vị phải được tính từ đối tượng có vị trí đã được xác định, nếu có thể, là báo hiệu hàng hải cố định.

3.7.3. Phương vị nghịch đảo

Bất kỳ đường nào được vẽ trên hải đồ, hoặc được quan sát, phương vị đều ghi theo hai hướng ngược nhau (ví dụ như 030o và 210o). Hầu hết các phương vị được thể hiện trên hải đồ theo hướng từ biển vào (như đã nêu ở mục 3.7.1). Vì vậy, trong tất cả các trường hợp, phương vị được vẽ trên hải đồ phải là phương vị người đi biển quan sát hoặc đo được từ tàu. Phương vị nghịch đảo phải được vẽ (ví dụ 120o - 300o) trong một số trường hợp cụ thể sau:

• Đoạn luồng được dẫn hướng bằng một cặp chập ở một trong hai đầu;

Tuyến hàng hải được khuyến ngh không được xác định bằng báo hiệu cố định;

Hướng khoảng cách được đo đạc.

3.8. Sử dụng màu sắc

Hải đồ phải được in tối thiểu bằng bốn màu: đen, đỏ tươi, vàng sẫm và xanh. Trường hợp ở những khu vực hành hải phức tạp, có thể sử dụng thêm màu sắc để hải đồ được rõ ràng. Hải đồ sử dụng thêm các màu sắc ngoài bốn màu cơ bản trên được gọi là hải đồ nhiều màu.

3.8.1. Màu đen

Màu đen phải được sử dụng cho:

Tất cả các chi tiết cơ bản của hải đồ (chẳng hạn như đường khung, lưới kinh vĩ, tiêu đề).

Tất cả các đối tượng tự nhiên, bao gồm cả thông tin độ sâu (trừ trường hợp quy định tại mục 3.8.2.2(2) đối với cáp và đường ống ngầm và mục 3.8.4 đối với một số đường đẳng sâu).

Trong Tiêu chuẩn này, màu đen là lựa chọn mặc định. Trường hợp không có màu sắc nào được quy định cho một đối tượng cụ thể thì nó được thể hiện bằng màu đen.

3.8.2. Màu đỏ tươi

Các nguyên tắc chung sử dụng màu đ tươi:

Thu hút sự chú ý đến các ký hiệu biểu diễn các đối tượng có ý nghĩa vượt ra ngoài vị trí của nó;

Phân biệt thông tin in đè lên các đối tượng hữu hình và không ám ch bất kỳ chướng ngại vật hữu hình cố định nào (tr mục 3.8.5 đối với việc sử dụng màu xanh lá cây cho thông tin môi trường).

Nguyên tắc này được áp dụng như sau:

3.8.2.1. Để thu hút sự chú ý tới một số đối tưng có ý nghĩa vưt ra ngoài vị trí của nó

Nguyên tắc này áp dụng cho các ký hiệu sử dụng cho các đối tượng sau:

Trạm hoa tiêu và các chú giải kết hợp;

Ngọn lửa ánh sáng để thu hút sự chú ý đối với các đèn (đối với hải đồ nhiều màu xem mục 6.66.4a);

Vị trí của trạm quan trắc thủy triều/dòng chảy (ví dụ như hình kim cương và chữ cái tham chiếu trừ các số liệu được lập bảng);

Trạm liên lạc vô tuyến và trạm ra đa - vòng tròn lớn và chữ viết tắt (trừ vòng tròn nhỏ đánh dấu vị trí chính xác phải thể hiện bằng màu đen).

3.8.2.2. Để phân biệt các thông tin được in đè nên các đi tượng hữu hình

Cách thể hiện này bao gồm cả ký hiệu, chú giải kết hợp, các chữ viết tắt, và ghi chú cảnh báo sử dụng cho các đối tượng sau:

(1) Các đối tượng đại diện cho nguy hiểm hữu hình nht thời, chẳng hạn như:

Tuyến phà;

Các khu vực huấn luyện tàu ngầm và các tuyến đường đi qua;

Nguy hiểm cháy nổ và khu vực diễn tập quân sự khác (trừ các phao, tiêu và các mục tiêu đi kèm phải được thể hiện bằng màu đen);

Những đối tượng khác như khu vực nạo vét, khu vực các tàu khai thác vật liệu, khu vực giải trí...

(2) Các đối tượng thể hiện hạn chế hoạt động dưới đáy biển, bao gồm cả việc neo đậu, chẳng hạn như:

Cáp ngầm và khu vực có cáp (trừ các tiêu và phao kết hợp phải thể hiện bằng màu đen);

Đường ống ngầm và các khu vực đường ống (trừ hệ thống cống thoát và cửa đường xnước, và các đường ống dẫn có thể là chướng ngại vật hữu hình đối với hành hải thì phải thể hiện bằng màu đen, xem mục 6.43);

Bãi thải chất nổ (trừ khu đổ đất nạo vét thì phải thể hiện bằng màu đen);

Các khu vực cấm neo đậu hoặc đánh bắt cá (động vật có v ở đáy biển, khu vực có thả đường neo của phao neo tầu, khu vực có xác tàu lịch sử được bảo vệ...). Một số đối tượng trong số này có thể thay thế bằng màu xanh lá cây (xem mục 3.8.5).

(3) Các đối tượng thể hiện việc kiểm soát hoặc quy tắc điều động tàu, chẳng hạn như:

Khu vực hạn chế hoặc cấm vào chẳng hạn như hành lang an toàn xung quanh công trình lắp đặt ngoài khơi, khu vực phải tránh theo quy định của IMO, khu vực có mìn và khu vực được kiểm soát gần căn cứ quân sự;

Các đối tượng định tuyến chẳng hạn như sơ đồ phân luồng giao thông, các tuyến nước sâu theo quy định của IMO, các tuyến được dẫn đường bằng ra đa, giới hạn của ra đa giám sát và các điểm báo cáo;

Khu neo và bến được đặt tên, bao gồm cả số bến tại các phao, cầu tầu và trong khu neo đậu;

Các khu vực được dành riêng khác, ví dụ khu vực hạ cánh của thủy phi cơ.

(4) Ranh giới hàng hải của các cơ quan có thm quyền pháp lý, chẳng hạn như:

Giới hạn khu đánh bắt thủy sản, giới hạn lãnh hải...

Giới hạn bến cảng và cảng xưởng đóng tàu, ranh giới hải quan trong khu vực cảng tự do.

(5) Thông tin bên lề hoặc các thông tin khác được phân biệt hoặc nhấn mạnh, chẳng hạn như:

Hoa la bàn;

Đường đẳng giác hoặc đẳng giác;

Tham chiếu hải đồ khác và giới hạn của chúng;

Số hải đồ quốc tế;

ĐỘ SÂU TÍNH THEO MÉT, WGS 84, và các ghi chú bên lề khác cần được nhấn mạnh, khi thích hợp;

Đánh dấu lưới ô vuông và tọa độ của nó;

Bảng và các ký hiệu thiết bị cho du thuyền nhỏ.

3.8.2.3. Màu đỏ tươi

Màu đỏ tươi có thể được sử dụng trong khu vực chật chội mà ở những nơi người biên tập hải đồ không muốn các chi tiết màu đen b che khuất và dùng cho các ký hiệu cụ thể như di phân cách luồng giao thông, vùng biển đặc biệt nhạy cảm (PSSA) và tuyến đường biển trong khu vực quần đảo.

3.8.3. Màu vàng sẫm

Màu vàng sẫm được sử dụng làm màu sắc đất liền. Màu sắc phải được lựa chọn kỹ lưỡng để cho màu sắc khu vực ngập triều nhận được từ việc in màu sắc đất liền đè lên màu xanh nước nông.

3.8.4. Màu xanh nước biển

Màu xanh nước biển được sử dụng như một màu để nhấn mạnh vùng nước nông. Hai (hoặc nhiều hơn) mật độ màu xanh nước biển được sử dụng để hiển thị dải độ sâu khác nhau của vùng nước nông, các màu xanh đậm nhất thể hiện vùng nước cạn nhất, sắc độ của màu xanh được kết hợp với màu vàng sẫm như được mô tả trong mục 3.8.3, để tạo ra một màu sắc thích hợp cho khu vực ngập triều. Màu xanh cũng có thể được sử dụng cho đường đẳng sâu, đặc biệt là ở vùng nước phức tạp.

3.8.5. Xanh lá cây

Màu xanh lá cây được sử dụng cho các khu vực ngập triều. Màu này có thể được tạo ra bằng cách kết hợp màu sắc đất liền với màu xanh nước nông, như được mô tả trong mục 3.8.3. Màu xanh lá cây cũng có thể được sử dụng thay màu đỏ tươi đối với thông tin và ranh giới môi trường (xem mục 6.36.2(b).

3.9. Màu sắc ghi chú cảnh báo

Ghi chú cảnh báo phải được thể hiện cùng màu sắc với các đối tượng được vẽ trên hải đồ mà chúng tham chiếu đến (xem mục 4.13.3).

Nếu ghi chú tham chiếu đến nhiều đối tượng được vẽ trên hải đồ có màu sắc khác nhau, ghi chú phải được thể hiện theo màu sắc của đối tượng quan trọng đối với hành hải nhất. Ví dụ, khi một ghi chú về vùng biển nhạy cảm với môi trường (được v bằng màu xanh lá cây trên hải đồ) được kết hợp với một ghi chú màu đ tươi (ví dụ về một hạn chế kết hợp), toàn bộ ghi chú phải được thể hiện bằng màu đỏ tươi (xem mục 6.36.2(b)).

3.10. In mầu

Các phương pháp in truyền thống sử dụng màu sắc các điểm cụ thể (thông thưng là màu đèn, màu đỏ tươi, màu nâu đất và màu xanh nước biển). Ở những chỗ các màu được in đè lên nhau, màu sắc khác sẽ xuất hiện. Công việc này được thực hiện một cách thận trọng đ tạo ra màu xanh lá cây biểu diễn khu vực ngập triều (xem mục 3.8.5). Tuy nhiên, màu đỏ tươi in đè nên khu vực màu xanh nước nông sẽ xuất hiện khác với màu đỏ tươi in đè nên màu trắng.

Hải đồ nhiều màu thông thường sử dụng quy trình in 4 mầu. Các màu sử dụng được đặt mã theo tỷ lệ phần trăm của các màu chính Xanh ngọc/Đỏ tươi/Vàng/Đen (được gọi là các màu CMYK). Về lý thuyết, ba màu có thể được phối hợp theo số lượng khác nhau để tạo ra tất c các màu sắc khác, với các phần bằng nhau của ba màu sắc khác nhau trộn lại với nhau cho màu đen (nhưng thực tế, kết quả thì không được tốt). Kết quả có thể được ci thiện bằng việc bổ sung thêm một ít mực màu đen. Bằng phương pháp này, các màu không được in đè, sự kết hợp riêng rẽ của bốn màu được sử dụng để tạo ra màu ngập triều và bất cứ màu sắc nào khác theo yêu cầu.

Cơ quan sản xuất hải đồ thiết kế lại hải đồ của mình để thay đổi từ màu sắc điểm sang màu sắc CMYK có thể tìm lựa chọn các mã màu thích hợp.

Các màu sắc RGB được sử dụng cho thiết bị hiển th điện tử là sự hòa trộn của ánh sáng Đỏ/Xanh lá cây/Xanh nước biển (RGB được trộn với nhau để tạo ra màu trắng). Đối với các chất liệu in, sự kết hợp ánh sáng này không thể được tái tạo trực tiếp, do đó các hình ảnh được tái tạo bằng máy tính phải được chuyển đổi sang tương đương CMYK theo màu mực. Chuyển đổi tốt nhất được mô tả là màu sắc danh định. Các màu CMYK có thể in rất khác với các màu RGB hiển thị trên màn hình.

3.11. Kiểu chữ

Tên và chú giải tham chiếu tới các đối tượng trên bờ phải thể hiện theo kiểu chữ thng đứng, tham chiếu tới các đối tượng dưới nước phải thể hiện kiểu nghiêng. Đối với các đối tượng khó phân biệt là ở trên b hay dưới nước thì phải xem các quy định đối với đối tượng thích hợp (ví dụ: pông tông ở mục 5.14.3, ụ ở mục 5.16).

Đối với các đối tượng quan trọng, đối tượng trên đt liền nhưng dễ nhận thấy từ phía biển thì tên và chú giải tham chiếu tới chúng phải được viết hoa.

Đối với các hướng dẫn chi tiết v kiểu chữ, xem mục 7.6.

4. BỐ CỤC HẢI ĐỒ (ĐỊNH DẠNG, VỊ TRÍ, LA BÀN, SƠ ĐỒ NGUỒN DỮ LIỆU)

4.1. Ellipsoid tham chiếu và mặt chuẩn nằm ngang

4.1.1. Mặt chuẩn nằm ngang là hệ quy chiếu dùng xác định các vị trí trên bề mặt trái đất. Mỗi một mặt chuẩn được gắn liền với một ellipsoid tròn xoay có kích thước, hướng và vị trí tương đối khác nhau. Vị trí của một điểm được tham chiếu tới các hệ quy chiếu khác nhau có thể nằm cách nhau hàng trăm mét trên mặt phẳng.

4.1.2. Hệ trắc đạc thế giới (WGS84) được sử dụng như là một hệ tham chiếu cơ sở cho toàn thế giới đối với các hải đồ hàng hải.

4.1.3. Hệ quy chiếu quốc gia VN2000 cũng có thể được sử dụng. Tuy nhiên, trên hải đồ phải thể hiện các tham số chuyển đổi sang hệ WGS84 (xem mục 4.2).

4.2. Chỉ dẫn trên hải đồ về mối quan hệ giữa mặt chuẩn nằm ngang với mặt chuẩn toàn cầu và các mặt chuẩn khác

4.2.1. Tt cả hải đồ có tỷ lệ lớn hơn 1:500 000 phải có chú giải ở khối tiêu đề thể hiện tên của hệ quy chiếu trắc địa mà lưới kinh vĩ được xây dựng (xem mục 4.12.6). Ví dụ WGS84, phải được nói rõ trên hải đồ có tỷ lệ lớn hơn 1:50 000 (xem mục 4.19.3).

4.2.2. Những ghi chú chuyển đổi thích hợp (thông thường có tựa đề VỊ TRÍ LY TỪ VỆ TINH’) phải được đưa vào, màu đen, trên tất cả các hải đồ có tỷ lệ lớn hơn 1:500 000 để cho người điều khiển tàu có thể sử dụng trực tiếp hoặc chuyển đổi sang hệ quy chiếu hải đồ và ngược lại. Các thông tin này cũng được đưa vào hải đồ tỷ lệ nhỏ hơn nếu sự khác nhau giữa hệ quy chiếu được sử dụng và hệ quy chiếu WGS84 có thể vẽ được theo tỷ lệ của hải đồ. Trong tiêu chuẩn này, sự khác biệt có thể tác nghiệp trên hải đồ là 0,3mm. Ghi chú chuyển đổi nên đưa vào trong hải đồ để thuận tiện cho việc chuyển đổi giữa các hải đồ trong cùng một khu vực được thể hiện trên các hệ quy chiếu khác nhau.

4.2.3. Các ghi chú chuyển đổi được thể hiện bằng màu đen theo các cách viết tiêu chuẩn hóa sau đây nên được sử dụng. Các cách viết tương tự có thể được sử dụng cho những ghi chú chuyển đổi khác, nếu được yêu cầu.

a. Hải đồ xây dựng trên hệ quy chiếu WGS84 hoặc một hệ quy chiếu tương thích với WGS84, hoặc ở những hải đồ mà sự dịch chuyển không thể vẽ được tại tỷ lệ hải đồ (xem mục 4.2.2) thì có thể lựa chọn ghi chú dưới đây đưa vào hải đồ:

VỊ TRÍ ĐƯỢC LẤY TỪ VỆ TINH

Vị trí thu được từ hệ thống vệ tinh hàng hải chẳng hạn như GPS, thường được tham chiếu đến hệ WGS84. Các vị trí như vậy có thể được vẽ trực tiếp trên hải đồ này.

 

b. Đối với những hải đồ mà mối quan hệ giữa hệ WGS84 và hệ quy chiếu địa phương không thể xác định:

VỊ TRÍ ĐƯỢC LẤY TỪ VỆ TINH

Vị trí thu được từ hệ thống vệ tinh hàng hải, chẳng hạn như GPS, thường được tham chiếu đến hệ WGS84. Sự khác nhau giữa vị trí lấy từ vệ tinh và vị trí trên hải đồ này không thể xác định được. Người đi biển được cảnh báo rằng sự khác nhau này CÓ THỂ QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI HÀNH HẢI và được khuyên sử dụng các nguồn thông tin vị trí thay thế, đặc biệt khi gần bờ hoặc hành hải trong khu vực nguy hiểm.

 

c. Đối với hải đồ sử dụng hệ quy chiếu địa phương hoặc khu vực được quốc tế công nhận:

VỊ TRÍ ĐƯỢC LẤY TỪ VỆ TINH

Vị trí thu được từ hệ thống vệ tinh hàng hải, chẳng hạn như GPS, thường được tham chiếu đến hệ WGS84. Các vị trí phải được điều chỉnh 0,XXX phút về HƯỚNG BẮC/HƯỚNG NAM và 0,XX phút về HƯỚNG ĐÔNG/HƯỚNG TÂY cho phù hợp với hải đồ này.

 

d. Để thuận tiện cho sự chuyển đổi giữa những hải đồ sử dụng hệ quy chiếu khác nhau đối với cùng một khu vực:

V TRÍ

Để phù hợp với hải đồ tỷ lệ lớn hơn/tỷ lệ nhỏ hơn/các hải đồ tiếp giáp được tham chiếu đến Mặt chuẩn [tên], vị trí đọc từ hải đồ [số] phải được điều chỉnh 0,XX phút về HƯỚNG BẮC/HƯỚNG NAM, và 0,XX phút về HƯỚNG ĐÔNG/HƯỚNG TÂY.

 

Đối với các ghi chú (c), (d) phía trên:

i. Thông thường giá trị điều chỉnh độ lệch được lấy đến hai số thập phân của phút. Trên hải đồ tỷ lệ lớn hơn 1:15 000 giá trị dịch chuyển mặt chuẩn phải đưa ra ba số thập phân của phút, với điều kiện sự dịch chuyển mặt chuẩn đủ độ chính xác. Trên hải đồ tỷ lệ 1:500 000 hoặc nhỏ hơn, giá trị điều chỉnh độ lệch phải đưa ra tới một số thập phân của phút, nếu độ lệch giữa các mặt chuẩn có thể vẽ được (xem mục 4.2.2).

ii. Nếu sự dịch chuyển chỉ theo một hướng, số tham chiếu đến các hướng khác nên được bỏ qua.

iii. Giá trị dịch chuyển mặt chuẩn theo khoảng cách cũng có thể được trích dẫn bổ sung vào giá trị dịch chuyển theo kinh độ/vĩ độ, ví dụ: 0,08 phút (xấp xỉ 96 mét).

iv. Nên xem xét đưa ví dụ tính chuyển vào hải đồ để minh họa cho cách tính dịch chuyển.

4.3. Phép chiếu

Một phép chiếu có thể được xem là phù hợp với hải đồ tỷ lệ lớn nếu hải đồ được xác định trong phạm vi phân số của mm tới hải đồ có thể được vẽ trên bt kỳ phép chiếu nào khác, và bất kỳ hệ lưi phù hợp nào được vẽ trên hải đồ giống như là hệ thống các đường thẳng. Đây sẽ là trường hợp khi phép chiếu đáp ứng được các điều kiện là các lưới ô vuông (N, E) hoặc (X, Y) sẽ là hàm của lưới kinh vĩ trái đất (l, j) hoặc là (l, j) và phép chiếu có kinh tuyến trung tâm, vĩ tuyến chuẩn hoặc điểm gốc nằm trong phạm vi vài trăm ki lô mét của khu vực thành lập hải đồ.

4.3.1. Hải đồ tỷ lệ 1:50 000 và lớn hơn có thể được biên tập trên bất kỳ phép chiếu phù hợp nào, có tính đến những thuận lợi có thể có của việc sử dụng phép chiếu hoặc lưới ô vuông được cơ quan vẽ bản đồ quốc gia sử dụng.

4.3.2. Hải đồ có tỷ lệ nhỏ hơn 1:50 000 phải được biên tập trên phép chiếu Mercator trừ ở những nơi có vĩ độ cao nơi mà phép chiếu Mercator không phù hợp do biến dạng chung (gross distortion).

4.4. Xây dựng hải đồ

Phần làm việc của hải đồ nên được in duy nhất trên một mặt giấy, chẳng hạn hải đồ tỷ lệ lớn hơn hoặc hải đồ con liên tục không nên in trên mặt sau của tờ hải đồ vì điều này sẽ làm cho hải đồ khó sử dụng hơn.

4.5. Tỷ lệ

Tỷ lệ tự nhiên (natural scale) là tỷ s giữa kích thước thẳng trên hải đồ và kích thước thực được thể hiện, được lấy tại giao điểm của bề mặt ellipsoid tròn xoay và mặt phẳng chiếu thường là vĩ tuyến giữa hoặc kinh tuyến trung tâm của hải đồ. Nên sử dụng tỷ lệ tự nhiên là bội số của 1 000 hoặc 2 500.

Vĩ tuyến tham chiếu (latitude of reference) nên được xác định cho hải đồ trên phép chiếu Mercator. Cho đến mức có thể, vĩ tuyến tham chiếu nên là vĩ tuyến giữa của hải đồ hoặc trong trường hợp có nhiều hải đồ tiếp giáp nhau thì vĩ tuyến giữa của khu vực thành lập hải đồ nên được lựa chọn là vĩ tuyến tham chiếu.

4.6. Chia độ

Chia độ là sự chia nh độ kinh và độ vĩ được vẽ trên khung của hải đồ phía bên ngoài khung trong của hải đồ. Tất cả hải đồ phải được chia độ. Hải đồ con cũng được chia độ nhưng có thể chỉ chia ở 2 cạnh khung, trong trường hợp đặc biệt có thể b qua việc chia độ nếu kích thước quá bé hoặc không thể hiện được số độ chia, ví dụ: nếu các vạch dấu nửa phút kế tiếp không xuất hiện trong phạm vi hải đồ con.

4.6.1. Mẫu chia độ thay đổi theo tỷ lệ của hải đồ. Xem Phụ lục 2 - Mu khung, vạch chia độ, lưới và thước tỷ lệ thẳng.

4.6.2. Khung trong của hải đồ nên được đặt vào khoảng chia chẵn.

4.6.3. Khoảng chia độ nhỏ nhất của khung có thể được thể hiện tới 1/10 của phút và 1/100 của phút nếu thấy hữu dụng và phải phù hợp với tỷ lệ hải đồ. Trường hợp chỉ một phần nhỏ của khoảng chia nhỏ nhất được thể hiện, những giá trị này nên được thể hiện sát ngay với các đường kinh tuyến và vĩ tuyến:

- Ở phía trên đường vĩ tuyến

- Ở phía phải đường kinh tuyến

Trên hải đồ con trong trường hợp không có đường kinh tuyến hoặc vĩ tuyến, 1/10 của phút nên được chia đến 1/100 của phút, tốt nht là gần với trung tâm của thang chia độ khung.

4.6.4. Khoảng chia đều (Equal Interval), đánh số và kẻ ô vuông nên sử dụng cho kinh độ và vĩ độ. Tất cả kinh tuyến và vĩ tuyến phải được đánh số. Việc đánh số giữa các khoảng chia độ phải được chọn từ chuỗi 00,5’ - 01’ - 02’ - 05’ -10’ - 30’ - 1o- 5o, sao cho khoảng cách giữa hai số liên tiếp không nh hơn 20mm.

4.6.5. Đánh số khung chia độ

a. Độ: với tỷ lệ hải đồ lớn hơn 1:500 000, giá tr độ phải được ghi theo hình thức DDoMM, ví dụ: 17o00’ chứ không phải là 17o. Giá trị độ bổ sung cần được cho vào (tốt nhất là tại kinh tuyến và vĩ tuyến) để thỏa mãn các yêu cầu sau đây:

- Giá trị độ phải xuất hiện tại mỗi nửa của hải đồ khi gấp lại.

- Trường hợp ch có một giá trị độ chẵn nằm trong giới hạn thành lập hải đồ, vạch chia độ thích hợp phải được đánh số bổ sung với giá trị độ tiếp theo thấp hơn và tương tự như đối với giá trị phút.

- Trường hợp một giá trị độ chẵn trên một cạnh không yêu cầu gấp lại mà gần với góc khung, giá trị độ phải được thể hiện một lần nữa tại giá trị phút được đánh số.

b. Phút: Để làm tăng độ chính xác v vị trí thì giá trị phút nhỏ hơn 10’ nên được thể hiện ở dạng 01’, 02’, 03’... Tuy nhiên, nếu khoảng trống không đủ thì số 0 có thể được bỏ đi.

c. Giá trị phần mười của phút: Trường hợp hai khoảng chia phút chẵn không nằm trong giới hạn tờ hải đồ (ví dụ: trên một hải đồ con có diện tích nh), những vạch đánh dấu của giá trị 1/10 phút phải được đánh số như sau:

- Nếu vạch đánh dấu giá trị độ chẵn hoặc phút chn không nằm trong vùng thành lập hải đồ, giá trị độ phải được thêm vào tại vạch đánh dấu ½ phút (nếu có một giá trị nằm trong giới hạn hải đồ), hoặc tại vạch đánh dấu 1/10 phút gần với trung tâm của chia độ khung.

- Việc đánh số vạch chia độ 1/10 phút phải bao gồm giá trị phút và phần thập phân, và phải nm trên cùng một dòng, ví dụ: 02,4’. Phút chẵn xuất hiện trong các khoảng chia độ khung 1/10 phút phải được viết dưới dạng 02,0’ chứ không phải là 02’.

4.6.6. Gán nhãn bán cu

Kinh độ của hải đồ phải được tính từ kinh tuyến gốc Greenwich. Nhãn bán cầu phải được thể hiện, tốt nhất là ở khung dưới của hải đồ. Có thể chỉ sử dụng ký tự E hoặc W hoặc thể hiện một cách đầy đủ theo dạng Longitude East/West from Greenwich. Ghi chú này nên được đặt trên đường kinh tuyến (tốt nhất là kinh tuyến được chia độ nếu có chia độ bổ sung, xem mục 4.6.7) gần với trung tâm của chia độ khung. Trên hải đồ ch có các hải đồ con, nhãn bán cầu chỉ cần đặt trên hải đồ con hình thành nên khung thấp nhất của hải đồ.

Vĩ độ của hải đồ phải được tính từ Xích đạo. Nhãn bán cầu N hoặc S có thể cũng được đưa vào trong khung.

Hải đồ phải luôn định hướng quay về hướng Bắc, trừ trường hợp hải đồ xiên (xem mục 4.6.8).

4.6.7. Chia độ bổ sung phía trong hải đồ có thể được sử dụng cho hải đồ xiên (xem mục 4.6.8). Chúng có thể được chèn vào trên những hải đồ khác (đặc biệt là những hải đồ có nếp gập thêm vào) để thuận tiện cho việc tác nghiệp trên hải đồ. Điều này đặc biệt hữu ích cho người sử dụng khi hải đồ bị gập lại, làm không sử dụng được thang chia độ khung.

Các kinh vĩ tuyến được chia độ bổ sung phải được đặt cách nhau không quá 450mm. Bt kỳ hải đồ con nào có kích thước lớn hơn 450mm phải b sung kinh vĩ tuyến được chia độ phía bên trong. Chia độ bổ sung nên được gán nhãn cùng khoảng cách và cùng kiểu như chia độ khung chính, với nhãn kinh độ thông thường ở phía trên đường vĩ tuyến và nhãn vĩ độ thường ở phía bên phải đường kinh tuyến. Tại giao cắt của kinh tuyến và vĩ tuyến được chia độ, nhãn vĩ độ nên đưa vào phía bên phải đường kinh tuyến và phía dưới đường vĩ tuyến, trong khi đó nhãn kinh độ nên đưa vào phía trên đường vĩ tuyến và về phía trái của đường kinh tuyến. Điều này có thể được thay đổi để tránh các chi tiết quan trọng của hải đồ. Tại giao cắt của đường được chia độ với đường không được chia độ, thì đường không chia độ có thể bị làm gián đoạn để đưa nhãn vào.

4.6.8. Hải đồ xiên

Hải đồ giấy thường được định hướng quay về phía Bắc. Tuy nhiên, đôi khi nó có thể được định hướng không theo hướng Bắc, ví dụ như là những vùng nước hướng về phía Tây Bắc - Đông Nam. Chia độ của hải đồ xiên phải theo cách thức chia độ bổ sung (xem mục 4.6.7).

4.6.9. Hải đồ lồng (bao gồm các hải đồ con liên tục tỷ lệ lớn hơn, xem mục 4.18) phải được định hướng khung phía ngoài của chúng song song và khung trong của hải đồ chính (hải đồ mẹ) và cách đều khung chính khi ở gần góc khung hải đồ chính.

4.6.10. Phá khung để đưa vào những đối tượng quan trọng nằm ngay ngoài giới hạn khung trong của hải đồ không nên vượt quá đường khung dầy phía ngoài, và phải không kéo dài vượt quá thông tin biên phía ngoài. Trong những trường hợp này, khung trong nên được phá v cả một đơn vị chia độ, với chia độ được chỉ ra ở mặt phía trong của khung ngoài ở những nơi có thể.

4.7. Lưới kinh vĩ

Lưới kinh vĩ là mạng lưới đường kinh vĩ tuyến thể hiện trên hải đồ.

4.7.1. Kinh tuyến và vĩ tuyến phải được thể hiện không cách nhau quá 230mm và không gần nhau quá 100mm. Chúng phải được đánh số và thể hiện tại các khoảng cách đều nhau và tốt nht là tại những giá trị là bội số của khoảng chia; ví dụ: 24’, 28’, 32’, không sử dụng 25’, 29’, 33’. Nếu một kinh tuyến hoặc vĩ tuyến nằm rất gần với đường khung trong hải đồ (nh hơn 15mm) nó có thể được bỏ qua, nhưng điều này không được khuyến khích vì nó có thể gây ra sai số xác định vị trí của người sử dụng.

4.7.2. Kinh tuyến và vĩ tuyến không được làm đứt đoạn tới mức có thể. Tên, chú giải và ghi chú phải đặt cách xa kinh tuyến và vĩ tuyến. Trường hợp không thể tránh khỏi, đường kinh và vĩ tuyến có thể bị làm đứt; ví dụ: với tiêu đề của hải đồ, tên, ký hiệu, đá ngầm nhỏ, hoa la bàn, ghi chú, sơ đồ và bảng biểu.

4.7.3. Trên hải đồ con được chia độ phải có ít nhất một đường kinh tuyến và đường vĩ tuyến được thể hiện.

4.7.4. Trên hải đồ có lưới kinh vĩ không vuông góc, khung trong phải theo lưới kinh vĩ. Tuy nhiên, nếu đường khung trong được vẽ như một hình chữ nhật, các kinh tuyến và vĩ tuyến bổ sung có thể được vẽ gần với khung để thu hút sự chú ý tới độ cong của lưới kinh vĩ. Kinh tuyến trung tâm phải được vẽ vuông góc với khung Bắc Nam của hải đồ, hoặc gần tới mức có thể.

4.8. Tọa độ góc khung

Tọa độ đa lý của khung trong hải đồ phải được gán nhãn, đặt ở góc bên trái phía dưới và góc phía trên bên phải như được thể hiện trong Phụ lục 2 để thuận tiện cho việc ghi vào danh mục hải đồ. Trong trường hợp cần thiết chúng có thể được làm tròn và thường được thể hiện đến 0,01’ nhưng có thể thể hiện đến 0,001’ trên hải đồ tỷ lệ lớn (1:10 000) hoặc đến 0,1 trên hải đồ tỷ lệ nhỏ ( 1:500 000).

4.9. Lưới vuông góc

Lưới vuông góc (được phân biệt với lưới kinh vĩ) là một hệ tham chiếu trên mặt phẳng mà ở đó mỗi một điểm được xác định bằng khoảng cách từ điểm đó tới hai trục vuông góc với nhau, hai trục này luôn được đo cùng đơn vị và được gọi là tọa độ lưới ô vuông.

Lưới vuông góc có thể được phân biệt như là lưới sơ cấp hoặc lưới xây dựng và lưới thứ cấp hoặc lưới tham khảo.

Lưới sơ cp là hệ thống đường kẻ ô gắn với phép chiếu sử dụng; nó có thể dùng như một khung xây dựng hải đồ. Phép chiếu Mercator không cần lưới xây dựng vì các đường kinh vĩ của nó là những đường thẳng và vuông góc với nhau.

Lưới thứ cấp là lưới được đặt chồng lên hải đồ cho các mục đích tham khảo khác (ví dụ: quân sự). Mạng lưới này thường không có lợi ích đặc biệt nào đối với người điều khiển tàu biển và ghi chú lưới nên gii thích rõ mục đích của nó.

4.9.1. Nếu hệ thống lưới sơ cấp được thể hiện thì nó phải được thể hiện bằng các vạch đánh dấu ngắn màu đen ở khung hải đồ (xem Phụ lục 2). Các vạch đánh dấu có độ dài 100mm và hai vạch dấu gần các góc khung nhất phải được gán nhãn.

4.9.2. Nếu một lưới thứ cấp được thể hiện (ví dụ như phép chiếu UTM hoặc lưới bản đồ quốc gia) thì nó nên được thể hiện bằng vạch dấu dài hơn màu đỏ tươi, tất cả được gán nhãn với khoảng cách thể hiện 1000m hoặc là bội số của 1000m phù hợp với tỷ lệ hải đồ. Ghi chú lưới màu đỏ tươi nên được đưa vào phần ghi chú giải thích, giải thích phạm vi ảnh hưng của các chữ cái lưới, số các chữ số cuối cùng được b qua. Ghi chú có thể được đưa vào sơ đồ thể hiện phạm vi ảnh hưởng của các chữ cái trong lưới. Đôi khi sơ đồ này có thể được kết hợp với sơ đồ dữ liệu (xem mục 4.35).

Các vạch dấu lưới thứ cấp và ghi chú giải thích đi kèm có thể được thể hiện bằng màu đen, đặc biệt trong trường hợp không có vạch dấu lưới sơ cấp được thể hiện trên hải đồ. Nếu hai lưới thứ cấp được thể hiện trên cùng một hải đồ; ví dụ: do sự thay đổi vùng, thì việc gán nhãn một trong số chúng phải khác biệt với cái còn lại, ví dụ một để ở dạng nghiêng hoặc một bằng màu đen, một bằng màu đỏ tươi. Lưới không nên thể hiện trên những hải đồ có tỷ lệ nh hơn 1:100 000.

4.10. Thước tỷ lệ thẳng (hình ảnh)

Các thước tỷ lệ thẳng nên sử dụng đơn vị mét và được thể hiện theo quy định sau:

Hải đồ tỷ lệ nhỏ hơn 1:80 000: không có thước.

Hải đồ tỷ lệ 1:80 000 và lớn hơn: thước tỷ lệ theo mét nằm khung.

Hải đồ lồng: thước tỷ lệ thẳng.

Thước tỷ lệ thẳng nên đặt tránh các vết gấp và các chi tiết quan trọng. Hải đồ được gấp nên có thước ở mỗi phần. Chiều dài của thước tùy thuộc vào khoảng trống có sẵn và khoảng chia đều dán nhãn theo chiều dài.

4.10.1. Thước tỷ lệ khung có độ dài từ 200mm đến 450mm. Chiều dài chính xác được tính toán cho tỷ lệ tại vĩ tuyến giữa của hải đồ.

Ưu điểm chính của thước tỷ lệ khung là có thể dài hơn mà không che khuất các chi tiết trên hải đồ. Các thước tỷ lệ có thể đặt trên cả hai khung tạo thuận tiện cho sử dụng khi hải đồ được gập lại.

4.10.2. Thước tỷ lệ thẳng bổ sung có thể được thể hiện (ví dụ hải lý/tầm và phút). Thước kẻ ô (xem mục 4.6.1) chỉ thích hợp trong trường hợp đơn vị đo dài liên quan trực tiếp ti lưới kinh vĩ (dặm biển/tầm) để tránh sự nhầm lẫn.

Thước tỷ l

4.11. Kích thước

Kích thước giấy A0 (1189 x 841mm) là kích thước giấy lớn nhất được sử dụng cho hải đồ hàng hải.

4.11.1. Kích thước khung trong sẽ là 1100 x 750mm hoặc 980/1100 x 630/650mm. Kích thước này có thể thay đổi một chút để đáp ứng yêu cầu định vị các khung trong của hải đồ vào đúng vạch chia độ chẵn (xem mục 4.6.2).

Trong trường hợp đặc biệt, kích thước lớn nhất của khung trong có thể là 1110 x 760mm. Trong những trường hợp này phá khung (xem mục 4.6.10) phải không vượt quá giới hạn của khung ngoài.

4.11.2. Hải đồ có tiêu đề ở ngoài khung phía Bắc phải có kích thước khung Bắc/Nam ngắn hơn tiêu chuẩn để thể hiện tiêu đề sao cho toàn bộ trang in nằm gọn trong kh giấy A0.

4.11.3. Để thuận tiện cho việc sản xuất lại hải đồ chính xác, kích thước khung trong phải được trích dẫn trong dấu ngoặc đơn góc phía dưới bên phải theo đơn vị mi li mét với độ chính xác đến một số thập phân. Kích thước chiều đông-tây phải được trích dẫn trước, ví dụ (649,7 x 980,3mm) là hải đồ đặt thẳng đứng (portrait), trong khi (980,3 x 649,7mm) là hải đồ đặt nằm ngang. Phần phá khung không được đưa vào kích thước của khung trong.

4.11.4. Trường hợp sự hội tụ có thể đo được và khung trong theo hướng kinh tuyến, độ dài của cả hai khung phải được trích dẫn, độ dài của khung phía Bắc ở phía trên độ dài khung phía Nam ở phía dưới, ví dụ:

(648,2
                                    x 979,6 mm)
(650,3

4.12. Khối tiêu đề

Tiêu đề của hải đồ, bao gồm các ghi chú liên quan sẽ được bố trí trong một khối, đặt tại khu vực đất liền nếu có thể và không che khuất các chi tiết quan trọng. Tiêu đề phải được dịch sang tiếng Anh và nếu các thông tin quan trọng hơn không thể đưa vào mặt trước của tờ hải đồ thì nó có thể được in ở phía sau. Khối tiêu đề nên bao gồm những yếu tố sau đây, sắp xếp từ trên xuống dưới:

4.12.1. Biểu tượng (lô gô) của cơ quan sản xuất được đặt phía trên tiêu đề của hải đồ.

4.12.2. Vùng địa lý chung (ví dụ như HẢI PHÒNG - LUỒNG NAM TRIỆU) và tiêu đề hải đồ chính thức duy nhất, ví dụ: miêu tả một vị trí đa lý cụ thể.

4.12.3. Tỷ lệ

Tỷ lệ tự nhiên của hải đồ phải được thể hiện như ví dụ sau:

TỶ LỆ 1:10 000

Đối với phép chiếu Mercator, vĩ tuyến giữa hoặc vĩ tuyến tỷ lệ phải được đưa vào, trong dấu ngoặc đơn hoặc theo dạng ‘tại vĩ độ 17o30’ (xem mục 4.5).

4.12.4. Đơn vị đo độ sâu và mặt chuẩn hải đồ phải được tuyên bố rõ trong khối tiêu đề (xem mục 6.6).

4.12.5. Đơn vị đo độ cao cùng với mặt phẳng tham chiếu phải được tuyên bố rõ trong khối tiêu đề (xem mục 5.2). Phải có sự phân biệt rõ đối với độ cao ngập triều (xem mục 6.13), độ cao lưu thông an toàn (xem mục 5.46) và chiều cao ánh sáng (xem mục 6.67.6), nếu chúng được tham chiếu tới các mặt chuẩn khác nhau.

4.12.6. Tên của hệ quy chiếu nằm ngang được sử dụng và cách chuyển đổi vị trí địa lý sang hệ quy chiếu quốc tế (xem mục 4.1 và 4.2).

4.12.7. Vùng hệ thống phao báo hiệu hàng hải (IALA Maritime Buoyage); ví dụ: Hệ thống phao báo hiệu hàng hải - Vùng A (màu đỏ bên trái). Nếu báo hiệu hàng hải trong khu vực thành lập hải đồ hoặc một phần của nó, không tuân thủ theo hệ thống IALA, thì phải tuyên bố rõ trong phần ghi chú cnh báo.

4.12.8. Tên của phép chiếu được sử dụng (xem mục 4.3).

4.12.9. Ghi chú trích dẫn nguồn dữ liệu sử dụng có thể được thể hiện trong phần tiêu đề hoặc ghi chú có thể tham chiếu tới Sơ đồ dữ liệu riêng biệt (xem từ mục 4.29 tới mục 4.35).

4.12.10. Khối tiêu đề của hải đồ lồng chỉ nên đề cập đến các thông tin mà hải đồ chính không có hoặc khác với khối tiêu đề của hải đồ chính.

4.13. Các ghi chú cảnh báo và ghi chú giải thích

Ngoài những vấn đề đã được đề cập ở mục 4.12, ghi chú cảnh báo và ghi chú giải thích nên được đưa vào khối tiêu đề hoặc đặt gần với khối tiêu đề. Sắp xếp này có những thuận lợi về bản đồ học và giúp cho người đi biển có thể xác định các thông tin quan trọng. Nếu khu vực đất liền thể hiện trên hải đồ quá nh thì những ghi chú này có thể đặt ở trong vùng nước, cách xa tiêu đề và tránh các chi tiết hàng hải quan trọng.

Ghi chú phải thể hiện ngắn gọn, xúc tích đến mức có thể nhưng vẫn giữ được độ chính xác. Nên sử dụng những từ ngữ dễ hiểu tránh sử dụng các thuật ngữ thủy đạc.

4.13.1. Đề mục

Những ghi chú, đặc biệt là những ghi chú cảnh báo, nên có đề mục cung cấp thông tin tham khảo. Những đề mục này nên lấy từ những miêu tả được sử dụng trong hải đồ, ví dụ: Khu vực hạn chế’, Tuyến nước sâu’. Những đề mục như vậy làm cho việc tham chiếu trở nên dễ dàng và có nhiều thông tin hơn đánh số thứ tự ghi chú hoặc cảnh báo.

4.13.2. Loại ghi chú

Các loại ghi chú mẫu khác nhau được đưa ra trong các phần của Tiêu chuẩn này.

4.13.3. Ghi chú cảnh báo phải được in cùng màu với đối tượng được cảnh báo, ví dụ như những ghi chú về xác tàu đắm, dòng chy, dị từ..., bằng màu đen; các ghi chú về khu vực tập trận, thả neo, điểm báo cáo ... bằng màu đỏ tươi trừ những ghi chú v hệ quy chiếu khác nhau và những ghi chú tham chiếu đến nhiều đối tượng được vẽ bằng các màu khác nhau. Trong bất kỳ trường hợp nào chú giải tham khảo (xem Ghi chú) có cùng màu với ghi chú để giúp cho việc nhận dạng được dễ dàng.

4.13.4. Nếu khoảng trống cho phép thì các ghi chú cảnh báo không phải bằng tiếng Anh nên được dịch sang tiếng Anh đặt ở dưới ghi chú đó (xem mục 4.12 và 7.2.1).

4.13.5. Ghi chú giải thích (phân biệt với ghi chú cảnh báo) bao gồm những nội dung đã đề cập ở mục 4.12 và các ghi chú thể hiện tầm hiệu lực của đèn, bảng chú giải thuật ngữ...

4.14. Tham khảo các ấn phẩm khác

Tham khảo các ấn phẩm khác có thể được thể hiện thêm vào như là thông tin ở lề, ví dụ đặt bên ngoài khung ở góc phía trên bên phải. Dưới đây là ví dụ về một loại ghi chú tham khảo:

Tham khảo tới Hướng dẫn hành hải, Danh bạ đèn biển và các ấn phẩm khác để bổ trợ cho các thông tin được thể hiện trên hải đồ này. Đối với các thông tin chung về hành hải, các hải đồ và ấn phẩm thủy đạc xem trong sổ tay người đi biển. Đối với các ký hiệu và từ viết tắt xem trong Ký hiệu và các từ viết tắt sử dụng cho hải đồ vùng nước cảng biển và luồng hàng hải (Phụ lục 1).

 

Đối với việc tham khảo các hải đồ khác và các thông tin biên hải đồ, xem các mục từ 4.15 đến 4.19.

4.15. Đánh số hải đồ

Số hải đồ phải được in màu đen ở góc phía dưới bên phải của hải đồ và ngược lại ở góc phía trên bên trái. Scủa hải đồ có thể bắt đầu bằng tiền tố quốc gia, ví dụ: bắt đầu bằng VN đối với hải đồ do Việt Nam sản xuất.

4.15.1. Hải đồ quốc tế phải có s hiệu hải đồ quốc tế in màu đỏ tươi, kiểu chữ Ả rập với tiền tố ‘INT. Số hiệu quốc tế được đặt cạnh hoặc đặt phía trên số hiệu của quốc gia.

4.15.2. Đánh số hải đồ quốc tế phải tuân thủ theo quy định của IHO.

4.16. Ngày tháng xuất bản và cập nhật

Hải đ phải ghi ngày xuất bản đầu tiên, lần xuất bản mới nhất, thời gian và số của thông báo hàng hải đã được cập nhật (nếu có).

4.16.1. Ghi chú xut bản phải bao gồm thi gian xuất bản hải đồ gốc. Ghi chú phải được đặt ở giữa biên dưới hải đồ. Nhận biết bản quyền (xem mục 4.176) hoặc tham chiếu đến hải đồ gốc trong trường hợp hải đồ tái sản xuất (xem mục 4.16.4) phải được đặt phía dưới ghi chú xuất bản.

4.16.2. Ngày và s lần xut bản được đặt phía bên phải của ghi chú xuất bn hoặc ở góc bên trái phía dưới của hải đồ cùng với những chi tiết cập nhật khác.

4.16.3. Thông báo hàng hải

Hải đồ phải có chú giải Thông báo hàng hải’, hoặc tương đương, (chẳng hạn ‘Chỉnh sửa nh’) ở góc phía dưới bên trái, bên ngoài khung hải đồ nơi mà người đi biển có thể điền những tham khảo có liên quan đối với các cập nhật đã được thực hiện trên hải đồ theo thông báo hàng hải.

Hải đồ phải được cập nhật tới ngày nó được phân phối cho người sử dụng. Tại thời điểm được chuyển đi, mỗi hải đồ phải có một con dấu hoặc ghi chú cho biết thông báo hàng hải cuối cùng đã được cp nhật, hoặc thời gian của thông báo hàng hải cuối cùng đã được xem xét hiệu chnh, thậm chí các thông báo hàng hải này không có bất kỳ sự thay đổi nào trên hải đồ. Ghi chú này phải nói rõ tên của cơ quan ban hành thông báo hàng hải.

4.16.4. Hải đ tái sản xuất

Ghi chú xuất bản phải được nói rõ bằng các ghi chú như sau hoặc tương đương:

- Đối với hải đồ quốc tế:

Tái bản có sửa đổi hải đồ quốc tế INT [số hải đồ quốc tế], [n bản, thời gian phát hành ấn bản của nhà sản xuất hải đồ có hải đồ được tái bản] bởi [tên của quốc gia sản xuất].

- Đối với các hải đồ quốc gia:

Tái bản có sửa đổi hải đồ của [tên nhà sản xuất] [số hải đồ], [ấn bản, thời gian phát hành ấn bản của nhà sản xuất hải đồ có hải đồ được tái bản]’.

4.17. Chú giải bản quyền

Chú giải bản quyền phải được đặt ở dưới ghi chú xuất bản (xem mục 4.16.1).

4.18. Tham khảo các hải đồ khác

Các cơ quan sản xuất nên đưa vào các hi đồ tham chiếu có tỷ lệ tương tự hoặc lớn hơn đã được sản xuất. Có hai loại tham khảo:

a. Tham khảo ở khung của hải đồ nối với các hải đồ có cùng tỷ lệ hoặc tỷ lệ tương tự và với hải đồ lồng nối tiếp nhau.

b. Tham khảo tới hải đồ tỷ lệ lớn hơn hoặc hải đồ con bao phủ một phần hải đồ chính.

Hải đồ con không nên in lên mặt sau của hải đồ chính (xem mục 4.4).

Đối với tham khảo hải đồ lồng trên Sơ đồ nguồn dữ liệu xem mục 4.30.6. Đối với tham chiếu tới hải đồ do cơ quan khác sản xuất xem mục 4.18.4.

4.18.1. Tham khảo biên nên được thể hiện bằng màu đỏ tươi và ghi chú Tiếp giáp với hải đồ …’ hoặc Tiếp tục trong hải đồ lồng hoặc tương đương.

4.18.2. Giới hạn của hải đồ tỷ lệ lớn hơn hoặc hải đồ con nên được xác định bằng các đường bao được đánh số màu đỏ tươi hoặc bng chú giải Xem hải đồ con nếu hải đồ con cùng nằm trên một tờ hải đồ chính. Nếu có nhiu hải đồ con trên hải đồ chính, chúng nên được gán nhãn A, B, C... và có chữ cái nhận dạng được đưa vào tham khảo trên hải đồ chính hoặc trong khung của nó.

Đường bao được vẽ có thể khác với giới hạn của khung trong thực tế nhằm thể hiện rằng vùng nước không được vẽ chi tiết tại tỷ lệ lớn hơn (ví dụ bi vì chúng được cắt rời khỏi vùng biển chính hoặc một vùng bị che khuất bởi tiêu đề, ghi chú và sơ đồ).

Chú giải chẳng hạn như xem Hải đồ...’ có thể được đưa vào vị trí mà hải đồ đó bao ph thay vì thể hiện giới hạn nếu diện tích quá bé đến nỗi những giới hạn và con số không thể hiện được rõ ràng.

Trong một số trường hợp, danh mục các hải đồ tỷ lệ ln hơn được sử dụng thay cho đường bao được vẽ; ví dụ: trong trường hợp sơ ri hải đồ ven biển, khi mà giới hạn chính xác của từng hải đồ kém hiệu quả. Điu này có thể được kết hợp với sơ đồ khác nếu khoảng trống b giới hạn (xem mục 4.35).

4.18.3. Tham khảo hải đồ quốc tế có thể được đưa vào trong dấu ngoặc đơn cùng với số hải đồ quốc gia. Ví dụ: Tiếp giáp với Hải đồ 1234 (INT4321)’.

4.18.4. Tham khảo tới hải đồ do quan khác sản xuất

Khi hải đồ do một cơ quan sản xuất không đáp ứng được hết các mục đích hành hải, nên đưa tham khảo tới hải đồ do cơ quan có thẩm quyền khác sản xuất vào trong hải đồ do chính cơ quan mình sản xuất.

4.18.5. Nếu sự khác biệt giữa các hệ quy chiếu mặt bằng có thể vẽ được (xem mục 4.2.2) giữa các tỷ lệ hoặc các hải đồ liền kề, chú giải ‘(xem Ghi chú - V TRÍ)’ màu đen hoặc tương đương phải được thêm vào tham chiếu số hải đồ, và ghi chú liên quan được đưa vào hải đồ (xem mục 4.2.3).

4.19. Thông tin ở biên khác

4.19.1. Thuật ngữ thông tin ở biên liên quan đến tất cả các thông tin trình bày giữa khung trong và mép ngoài của tờ giấy. Các thông tin ở biên được nói đến đều được quy định trong Tiêu chuẩn kỹ thuật này.

4.19.2. Đơn vị

Đơn vị đo độ sâu phải được đưa vào ghi chú ở biên, ví dụ ĐỘ SÂU TÍNH THEO MÉT’, phải được thể hiện bằng chữ in hoa màu đỏ tươi ở biên dưới và biên trên.

4.19.3. Mặt chuẩn nm ngang

Cần có chú giải về mặt chuẩn nằm ngang để thu hút sự chú ý của người đi biển khi sử dụng thiết bị hành hải vệ tinh, ví dụ: VỊ TRÍ THEO WGS84’ hoặc dạng ngắn gọn ‘WGS84’, có thể được đưa vào biên ở dạng chữ hoa màu đỏ tươi.

4.20. Hoa la bàn

4.20.1. Hoa la bàn: kiểu mẫu, hướng thật và hướng từ

Trong tiêu chuẩn này kiểu mẫu’ có nghĩa là vạch chia độ, số và chỉ báo tâm.

Một hoặc nhiều hoa la bàn phải được thể hiện trên hải đồ ở những chỗ được lựa chọn thuận lợi cho mục đích sử dụng chúng (xem mục 4.20.4).

Giá trị của độ lệch từ cùng với năm và tốc độ thay đổi hàng năm, phải được thể hiện trên hải đồ (xem mục 4.22).

Hoa la bàn phải được thể hiện bằng màu đỏ tươi theo cách thức được thể hiện trong mục 4.20 này.

4.20.2. Vòng tròn thực, nơi được kết hợp với vòng tròn từ, phải là vòng tròn bên ngoài. Hình thức của nó được minh họa bằng các hoa la bàn tại mục 4.19.

Các mẫu này thể hiện các bổ sung tùy chọn, gồm có:

Phần mở rộng ra phía ngoài của các trục 0o-180o và 90o-270o;

Các đường thẳng chấm nối 0o-180o và 90o-270o.

4.20.3. Vòng tròn từ là tùy chọn: mẫu của nó được minh họa bằng loại (a). Cụ thể hơn nữa về dữ liệu từ, xem mục 4.23.

4.20.4. Hoa la bàn: kích thước và vị trí

4.20.4.1. Đường kính

Đường kính của hoa la bàn thông thường từ 100mm đến 140mm, tùy thuộc vào kích thước và bố cục của hải đồ (xem mục 4.20 loại a). Hoa la bàn nh hơn có đường kính từ 65mm-100mm có thể được sử dụng trên hải đồ lồng, hoặc để làm thuận tiện cho việc xác định vị trí. Loại (b) nên sử dụng cho các hoa la bàn có đường kính nhỏ hơn 80mm.

4.20.4.2. Vị trí

Hoa la bàn phải được phân bố sao cho nằm trong giới hạn khoảng cách trượt của thước song song. Vị trí đặt hoa la bàn lý tưng nhất là từ vị trí đó có thể sử dụng thước song song có độ dài 450mm (được căn chỉnh theo c phương vị và hướng nghịch đảo với nó qua hoa la bàn) trải tới tất các khu vực được sử dụng của hải đồ, bao gồm cả các điểm định vị trong đt liền mà không có bất cứ phần nào của thước vượt qua giới hạn hải đồ giấy (chú ý đến giới hạn kích thước của các bàn hải đồ, và khả năng các mép được nâng lên). Vì những lý do này, hoa la bàn không nên gần đường khung trong của hải đồ quá 50mm.

Tâm của hoa la bàn nên trùng với giao cắt của đường kinh tuyến và vĩ tuyến hoặc với một trong các đường này hoặc cách xa hẳn chúng. Hoa la bàn phải cách xa đường kinh tuyến và vĩ tuyến được chia độ ở phía trong của hải đồ. Đối với các phép chiếu có đường kinh tuyến b biến dạng, lưu ý để đảm bảo rằng hoa la bàn được hướng theo phương Bắc tại bất cứ vị trí nào nó được đặt.

Ở những nơi có thể thực hiện được, hoa la bàn nên đặt cách xa chỗ gấp và các địa hình tiêu biểu, (ví dụ vị trí nguy hiểm, báo hiệu hàng hải, ..). Tránh để chỉ số độ sâu trùng với nhãn ghi độ trong hoa la bàn hoặc chú giải độ lệch từ bằng việc lựa chọn độ sâu phù hợp hoặc sử dụng ký hiệu I11 để chuyển chỗ độ sâu tiêu biểu.

Hoa la bàn không nên đặt trên lối vào các cảng.

Hoa la bàn có thể đặt trong khu vực đất liền, nhưng để rõ ràng không nên đặt một phần trên đất liền và một phần ngoài đất liền hoặc các khu vực có màu sắc khác nhau.

Đối với các khu vực có nhiều du thuyền nhỏ hoạt động, nên đặt nhiều hoa la bàn loại nhỏ.

4.21. Dữ liệu từ

Độ lệch từ là góc giữa kinh tuyến địa lý và kinh tuyến từ tại một vị trí bt kỳ, được thể hiện theo độ Đông hoặc Tây để chỉ ra hướng Bắc từ và hướng Bắc thật.

Độ lệch từ còn được gọi là độ suy giảm từ là yếu tố quan trọng nhất đối với người đi biển, và chỉ có duy nhất độ lệch từ được thể hiện trên hải đồ hàng hải tiêu chuẩn (xem mục 4.24 đối với việc thay đổi từ dị thường).

Độ lệch được xác định theo chu kỳ 5 năm 1 lần (ví dụ 2005, 2010... được gọi là kỳ). Độ lệch từ có thể được tính toán từ mô hình máy tính, hoặc ly từ bản đồ từ, thể hiện sự phân bố không gian của các giá trị độ lệch từ toàn thế giới đối với kỳ hiện tại, bằng các đường đẳng từ.

4.22. Nguồn dữ liệu từ

Độ lệch từ và sự biến đổi hàng năm của nó phải được lấy từ chương trình tính toán của cơ quan có thẩm quyền hoặc ấn bản hiện tại của bản đồ độ lệch từ đã được phát hành.

4.23. Ký hiệu dữ liệu từ

4.23.1. Trên hải đồ tỷ lệ nhỏ hơn 1:750 000 và trên hải đồ mà việc vẽ những chú giải bên trong hoa la bàn là không thể thực hiện được, (ví dụ do các đường đẳng giác quá gần nhau, hoặc sự bất quy tắc của nó), độ lệch từ thông thường được thể hiện như sau:

a. Đường biến đổi từ (đẳng giác) phải được thể hiện bằng đường nét liền màu đỏ tươi nối các điểm biến đổi từ tương đương tại 1o, 2o, hoặc 5o sao cho khoảng cách giữa chúng không vượt quá 150mm. Các đường biến đổi từ phải được gắn nhãn với giá trị thích hợp của độ lệch từ và giá trị thay đổi hàng năm. Khoảng cách giữa các đường biến đổi từ không nên nh hơn 1o, bi vì sự biến đổi hàng ngày và theo mùa của từ trường trái đất có thể lên tới 1o và trong một số vùng, dữ liệu được sử dụng để vẽ đường đẳng giác có thể không đảm bảo độ chính tốt hơn ±2o. Vì các lý do tương tự, nếu khoảng cách của các đường biến đổi từ (tại khoảng cách 1o) là lớn hơn 150mm trên hải đồ, biến đi từ phải được thể hiện bằng chú giải bên trong hoa la bàn (xem mục 4.23.2)

b. Biến đổi từ phải được thể hiện bng độ và theo sau là các chữ cái tương ứng E hoặc W. Ở những nơi đường đẳng từ 0o được vẽ, nó phải được đề nhãn. Tốc độ thay đổi từ hàng năm phải được thể hiện bằng phút và đặt trong ngoặc đơn ngay phía sau độ lệch từ, theo sau tương ứng là E hoặc W.

c. Lưu ý màu đỏ tươi chỉ rõ thời gian chu kỳ 5 năm của đường biến đổi từ phải được thể hiện và nên đặt trong hoặc gần hoặc trong khối tiêu đề

CÁC ĐƯỜNG BIẾN ĐỔI TỪ (NĂM)

Độ lệch từ thể hiện theo độ, theo sau là các chữ W hoặc E, tại vị trí cụ thể của các đường. Thay đổi hàng năm thể hiện bằng phút với các chữ cái W hoặc E và được đặt trong ngoặc, đứng sau độ lệch từ.

 

d. Khi đường biến đổi từ được thể hiện, hoa la bàn chỉ có duy nhất vòng tròn thật.

4.23.2. Trên hải đồ tỷ lệ lớn hơn hoặc bằng 1:750 000, dữ liệu từ thông thường phải được thể hiện bằng chú giải màu đỏ tươi bên trong hoa la bàn. Những chú giải này có thể được tăng cường bằng việc bổ sung vòng tròn từ hoặc mũi tên hướng Bắc từ. Tuy nhiên, trong các trường hợp ở những nơi không thể thực hiện được, dữ liệu từ có thể được thể hiện:

Bằng đường biến đổi từ như mục 4.23.1;

Bằng ghi chú được đóng khung như hình vẽ:

Bằng ghi chú nằm ngoài vị trí (trừ trường hợp bằng màu đen khi nó nm trong khối tiêu đề; ví dụ: hải đồ con)

4.23.3. Chú giải từ bên trong hoa la bàn phải cùng mầu với hoa la bàn, như các loại hoa la bàn được trình bày tại mục 4.20.

Mũi tên hướng Bắc từ phải được dán nhãn với các giá trị độ lệch, năm mà giá trị đó áp dụng ở trong ngoặc đơn, tốc độ thay đổi từ hàng năm. Độ lệch phải làm tròn tới 5’ gần nhất, biến đổi từ làm tròn tới 1’ gần nhất. Đối với cả hai giá trị E hoặc W phải được bổ sung thích hợp. Ở những nơi tốc độ thay đổi từ tăng hoặc giảm hàng năm là 0,5’ hoặc nhỏ hơn, nó phải được thể hiện bằng (0’).

4.24. Độ lệch từ dị thường

Độ lệch từ dị thường hoặc d thường từ là tác động khu vực đè lên trên từ trường của trái đất gây lên các giá trị thay đổi bất quy tắc.

4.24.1. Dị thường cố định là do sự tập trung vật liệu sắt từ trong lớp v trái đất tạo nên hoặc do các xác tàu hoặc các cu trúc do con người tạo ra dưới đáy biển. Dị thường này không nên đưa vào trong hải đồ tr khi chúng làm thay đổi ít nht 3o so với mức bình thường của khu vực, bởi vì sự thay đổi theo mùa hoặc ngày trong trường từ trái đất có thể làm thay đi độ lệch đã công bố lên tới khoảng 1o.

Ở những nơi biên độ và sự m rộng của dị thường từ khu vực cố định được xác định từ 3o tr lên, chúng phải được thể hiện bng đường gợn sóng màu đỏ tươi với giá trị của độ lệch từ dị thường.

4.24.2. Ở những nơi độ lệch từ dị thường không được điều tra chi tiết, chú giải thích hợp nên được thể hiện bằng màu đỏ tươi, ví dụ ‘Dị thường từ khu vực (xem Ghi chú)’ hoặc Khu vực nhiễu động từ (xem Ghi chú)’, với các thông tin bổ sung trong ghi chú kèm theo.

Dị thường từ khu vực
(xem Ghi chú)

4.24.3. Các cực từ

Hải đồ của các khu vực nằm trong khu vực lân cận với cực từ, ở những nơi la bàn từ trở nên nhiễu động đến mức thất thường hoặc không có giá trị, nên có ghi chú cảnh báo đối với tác động này trong hoa la bàn bằng màu đỏ tươi. Nếu có thể, các ghi chú nên dẫn chiếu người sử dụng tới hải đồ từ thích hợp có các thông tin đầy đ hơn.

4.25. Bảng đổi đơn vị độ sâu

Ở những nơi được thể hiện, bảng đổi đơn vị độ sâu phải là màu đen, đặt thẳng đứng, hoặc theo một hoặc cả hai biên phía Đông/Tây của hải đồ hoặc gần tiêu đề. Bảng nên đặt trách xa vết gấp và các chi tiết của hải đồ.

Ví dụ bảng đi đơn vị song ngữ Anh - Hà Lan

4.26. Các bảng khác

Việc mô tả các thông tin khác trên hải đồ dưới dạng bảng có thể được cân nhắc. Các thông tin khác trên hải đồ được thể hiện dưới dạng bng, bao gồm các loại sau:

Bảng độ sâu trong mặt cắt được duy trì của luồng sông hoặc kênh đào

Bảng cầu, bến nhô và khu vực neo đậu

Bảng khoảng lưu thông an toàn phía dưới các cầu

Bảng các ký hiệu mới hoặc ký hiệu phi tiêu chuẩn

Thuật ngữ của các từ nước ngoài, đặc biệt trên hải đồ đã chấp nhận

Bảng, bằng màu đỏ tươi, thể hiện các thiết bị trong khu vực hàng hải (U21) có thể được sử dụng trên hải đồ tỷ lệ lớn bao phủ các trung tâm du thuyền nhỏ.

Đối với bảng mực nước thủy triều và dòng triều, xem các mục từ 6.7 tới mục 6.8.

4.27. Sơ đồ nguồn dữ liệu

Sơ đồ nguồn dữ liệu phải được đưa vào hải đồ. Trên hải đồ có các tuyến vạch sẵn cho các loại tàu cụ thể vào trong vùng nước có kho sát không phù hợp, sơ đồ nguồn dữ liệu là đặc biệt quan trọng. Nó báo động cho người điều khiển tàu tuân thủ khoảng cách lưu thông an toàn dưới ki tàu một cách hợp lý.

4.27.1. Thuật ngữ Sơ đồ nguồn dữ liệu’, được sử dụng trong các phần tiếp theo, bao gồm c hình ảnh thể hiện giới hạn của các nguồn dữ liệu và các ký tự kèm theo. Sơ đồ phải đặt đề mục ‘NGUỒN DỮ LIỆU’, hoặc tương đương, trên hải đồ.

4.27.2. Có 2 loại sơ đồ chính để tóm tắt các nguồn dữ liệu thủy đạc:

Sơ đồ nguồn dữ liệu quy ước cung cấp thông tin về các khảo sát nguồn từ đó mà người đi biển có thể đánh giá mức độ tin cậy vào các dữ liệu độ sâu được vẽ trên hải đồ.

Các sơ đồ ZOC (xem mục 4.34) là một loại sơ đồ nguồn dữ liệu cung cấp đánh giá định tính thông tin về nguồn dữ liệu.

Sơ đồ hai mục đích (xem mục 4.35) là các sơ đồ nguồn dữ liệu được bổ sung các thông tin khác.

4.27.3. Các ghi chú giải thích dưới tiêu đề của hải đồ phải thu hút sự chú ý tới sơ đồ được thể hiện trên hải đồ như được đề cập trong mục 4.12.9, ví dụ:

Ngun dữ liệu: Xem Sơ đồ nguồn dữ liệu đối với thông tin mà có thể tác động đến việc sử dụng hải đồ này.

Ngun dữ liệu: Nguồn gốc, tỷ lệ, thời gian và giới hạn của thông tin thủy đạc được sử dụng để biên tập hải đồ này được thể hiện trong Sơ đ nguồn dữ liệu.

4.27.4. Nguồn dữ liệu địa hình phải được tuyên b trong ghi chú giải thích; ví dụ:

Địa hình được lấy chủ yếu từ bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1/25 000 được thực hiện năm 2009 do Cục đo đạc bản đồ Việt Nam cấp.

 

Xem mục 4.33.2 về liệt kê dữ liệu nguồn dữ liệu địa hình trong Sơ đồ nguồn dữ liệu.

4.27.5. Cập nhật

Sơ đồ nguồn dữ liệu phải được cập nhật khi các n bản mới của hải đồ được biên tập. đồ nguồn dữ liệu có thể được cập nhật bằng thông báo hàng hải.

4.28. Mục đích của sơ đồ nguồn dữ liệu

4.28.1. Mục đích của Sơ đồ nguồn dữ liệu là để trợ giúp cho người điều khiển tàu biển, và những người lập kế hoạch hoạt động hàng hải (bao gồm lập kế hoạch các tuyến mới và thiết kế các tuyến chính thức), thông tin về độ chính xác và tính hợp lý của vị trí và độ sâu được v trên hải đồ. Sơ đồ nguồn dữ liệu sẽ cung cấp thông tin chi tiết của khảo sát từ mỗi khu vực của hải đồ đã được biên tập (xem mục 6.17 tóm tắt cách thể hiện các khảo sát không phù hợp trên hải đồ).

4.28.2. Sơ đồ nguồn dữ liệu cung cấp hồ sơ giúp cho người làm hải đồ tiếp cận dễ dàng trong quá trình hiệu chỉnh hải đồ và cnh báo tất cả những người có liên quan về nhu cầu tiếp tục khảo sát. Sơ đồ nguồn dữ liệu cũng cảnh báo người sử dụng cập nhật nguồn dữ liệu vào các lần xuất bản mới.

4.29. Tỷ lệ của hải đồ nên có sơ đồ nguồn dữ liệu

4.29.1. Do sự khác biệt khu vực nên khó có thể xác định một cách chính xác tỷ lệ nào của hải đồ nên có sơ đ nguồn dữ liệu. Sơ đồ nguồn dữ liệu hữu dụng nht trên các hải đồ tỷ lệ khá lớn, đặc biệt khu vực có đáy là đá nhưng chưa được khảo sát theo tiêu chuẩn hiện đại, hoặc khu vực có đáy biển di động mà chưa được khảo sát trong thời gian gần đây.

4.29.2. Các hải đồ tỷ lệ từ 1:500 000 tr lên nên được xem xét bổ sung sơ đồ nguồn dữ liệu, đặc biệt đối với hải đồ ven biển có tỷ lệ lớn nhất và những hải đồ có tuyến hàng hải đã được quy định.

4.29.3. Hải đồ tỷ lệ lớn được biên tập từ dữ liệu khảo sát do duy nhất một cơ quan thực hiện thì không cần thiết phải có Sơ đồ nguồn dữ liệu. Tuy nhiên phải có chú giải ở phía dưới tiêu đề, ví dụ:

Nguồn: tất cả dữ liệu độ sâu được thực hiện bởi Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc năm 2012.

 

4.30. Thể hiện ranh giới khảo sát bằng hình ảnh

VÍ DỤ: SƠ ĐỒ NGUỒN DỮ LIỆU

4.30.1. Kích thước của Sơ đồ nguồn dữ liệu phải bằng 1/10 kích thước đường biên trong của hải đồ nhưng có thể giảm nếu khoảng trống bị giới hạn.

4.30.2. Đường khung của sơ đồ nguồn dữ liệu, đường bờ và các giới hạn phi được thể hiện bằng đường nét liền màu đen. Các chữ cái nhận dạng phải màu đen và có thể lặp lại nếu cần.

4.30.3. Màu vàng sẫm phải bao phủ các khu vực đất liền, phần mặt biển còn lại để màu trắng (ngoại tr mục 4.30.8 với cách thể hiện đặc biệt).

4.30.4. Để dễ sử dụng, chia độ sơ đồ nguồn dữ liệu thực hiện tương ứng với hải đồ chính. Để tránh nhầm lẫn, bất cứ đường kinh vĩ độ nào phía bên trong sơ đồ nguồn dữ liệu phải mảnh hơn các ranh giới vùng.

4.30.5. Hải đồ lồng phải đưa vào trong sơ đồ nguồn dữ liệu, với giới hạn được thể hiện bằng đường đơn đậm; vạch chia độ và số có thể được bổ sung vào nếu thấy cần thiết.

4.30.6. Hải đồ tỷ lệ lớn hơn và hải đồ con: khi có hải đồ con hoặc hải đồ lồng bên trong ranh giới hải đồ, thông tin nguồn dữ liệu phải được thể hiện trên phần sơ đồ nguồn dữ liệu của hải đồ con hoặc hải đồ lồng, ghi chú phải được bổ sung vào khu vực của hải đồ chính, nói rõ xem Hải đồ con’. Tương tự, khi có hải đồ tỷ lệ lớn hơn trong khu vực, thông tin nguồn dữ liệu có thể được b qua và tham khảo tới hải đồ tỷ lệ lớn hơn phải được chèn vào để thay thế.

4.30.7. Hải đồ, được xuất bản bởi các cơ quan khác, có thể được liệt kê như nguồn dữ liệu ở những nơi mà chi tiết kho sát thủy đạc thành phần không được biết. Trong các trường hợp như vậy mục đích sử dụng của sơ đồ nguồn dữ liệu, hoặc một phần của nó, không thể đạt được đầy đủ bởi vì có khả năng các khảo sát không đáp ứng đầy đ các tiêu chuẩn hiện đại, thời gian và tỷ lệ của bình đồ độ sâu không rõ ràng.

4.30.8. Các biện pháp đặc biệt có thể được áp dụng trong trường hợp đặc biệt quan trọng để làm nổi bật hơn những nơi luồng hàng hải nằm trong các ranh giới của dữ liệu nguồn, ví dụ:

Đường bao quanh di đá ngầm san hô hoặc phần m rộng của đường nguy hiểm có th được thể hiện;

Màu sắc khu vực ngập triều và vùng nước nông có thể được chèn vào trong cùng khu vực trên sơ đồ nguồn dữ liệu như được thể hiện trên hải đồ;

Màu đỏ tươi có thể được sử dụng để làm nổi bật vị trí của các biện pháp định tuyến hành hải được quy định chẳng hạn như sơ đồ phân luồng giao thông.

Màu xám có thể đưa vào để làm nổi bật các khu vực được bao ph bởi các khảo sát sau thảm họa (xem 6.17.7).

4.31. Chi tiết nguồn dữ liệu (thời gian và tỷ lệ)

4.31.1. Thời gian khảo sát phải được đưa vào sơ đồ nguồn dữ liệu vì nó đưa ra ch dẫn về:

Sự hợp lý của thiết bị khảo sát đã được sử dụng;

Việc kiểm tra chi tiết các nguy hiểm tại các độ sâu đặc biệt (trên cơ sở mớn nước lớn nhất của tàu ni vào thời gian đó);

Khả năng của những thay đổi độ sâu mới hơn, đặc biệt trong các khu vực có đáy biển di động hoặc không ổn định hoặc san hô đang phát triển.

Đối với Sơ đồ mức độ tin cậy (ZOC) xem mục 4.34.1.

Thời gian n bản của hải đồ đã xuất bản có thể dẫn đến nhầm lẫn (vì nguồn dữ liệu có thể cũ hơn nhiều) nhưng có thể có giá trị nên vẫn có thể đưa vào sơ đồ nguồn dữ liệu.

Thời gian khảo sát ghi trong sơ đồ nguồn dữ liệu chỉ nên ghi theo năm.

4.31.2. T l khảo sát độ sâu phải, theo hình thức 1:5 000, 1:15 000..., và khoảng cách các tuyến đo phải được tuyên bố rõ trên sơ đồ nguồn dữ liệu. Đối với khảo sát độ sâu thực hiện bằng hệ thống đo sâu hồi âm đa tia, giao thoa, laser hoặc công nghệ LIDAR, tỷ lệ khảo sát có vai trò không quan trọng, có thể sử dụng mật độ điểm độ sâu để thay thế và phải nói rõ khảo sát có bao phủ toàn bộ mặt đáy hay không.

4.31.3. Khi nhận được dữ liệu khảo sát mới, cơ quan sản xuất hải đồ phải tiến hành đánh giá dữ liệu độ sâu. Sơ đồ nguồn dữ liệu thông thường không được thay đổi nếu kết quả đánh giá cho thấy:

Những thay đổi về độ sâu được vẽ trên hải đồ là không quan trọng đối với hành hải do đó việc phát hành ấn bản mới là không cần thiết;

Các thay đổi độ sâu là quan trọng đối với hành hải có thể được truyền phát bằng thông báo hàng hải (NM);

Tuy nhiên, nếu người đi biển có thể phải tránh một khu vực bởi vì bản chất của dữ liệu được vẽ trên hải đồ hiện tại (ví dụ: thi gian đo đạc), thì phải cân nhắc xuất bản ấn bản mới để tích hợp dữ liệu khảo sát mới vào hải đồ (và cập nhật sơ đồ nguồn dữ liệu và sơ đồ độ tin cậy) dù là độ sâu thay đổi rất ít.

4.32. Chi tiết nguồn dữ liệu: nguồn gốc và loại

4.32.1. Nguồn gốc của dữ liệu khảo sát phải được tuyên bố rõ. Chỉ sử dụng nguồn dữ liệu khảo sát được cung cấp chính thức bởi các trung tâm quản lý dữ liệu trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư lệnh hải quân và các cơ quan bảo đảm an toàn hàng hải trực thuộc Bộ Giao thông vận ti. Tuyệt đối không sử dụng nguồn dữ liệu khảo sát được hình thành bởi các cơ quan khác thông qua các hợp đồng thương mại.

4.32.2. Các khảo sát không được thực hiện bởi Bộ tư lệnh hải quân, Bộ Tài nguyên môi trường, các cơ quan quản lý bảo đảm an toàn hàng hải trực thuộc Bộ Giao thông vận tải theo nhiệm vụ nhà nước giao hàng năm thì được coi là khảo sát thương mại’ hoặc ‘Khảo sát khác’.

4.32.3. Loại khảo sát nên được tuyên bố rõ trong Sơ đồ nguồn dữ liệu (ví dụ: khảo sát đa tia).

4.33. Danh sách nguồn dữ liệu

4.33.1. Các nguồn dữ liệu có thể được nhóm với nhau theo loại, thời gian và tỷ lệ để tránh dài dòng hoặc phức tạp sơ đồ. Ví dụ:

‘HSD-NORTH khảo sát năm 2012, tỷ lệ 1:2 000-1:5 000

Không nên nhóm các loại khảo sát khác nhau, ví dụ: đo di, đo sâu hồi âm đơn tia, đo sâu hồi âm đa tia.

4.33.2. Các nguồn dữ liệu có cùng nguồn gốc trong mỗi loại nên được liệt kê theo th tự thời gian, đặt đầu tiên là thời gian gần nhất. Khảo sát độ sâu phải đặt trước các hải đồ tham khảo, khảo sát địa hình đặt sau cùng.

4.33.3. Danh sách nguồn dữ liệu được đặt tiêu đềNGUỒN có thể được đặt trên bất kỳ cạnh nào của hình vẽ sơ đồ nguồn, nhưng nên được đặt ở phía trên nếu có khoảng trống cho phép. Danh sách nguồn dữ liệu phải đặt liền kề với sơ đồ nguồn dữ liệu với một đường bao quanh.

4.34. Sơ đồ mức độ tin cậy (ZOC)

Zone of Confidence (ZOC) Diagram

VÍ DỤ: SƠ ĐỒ MỨC ĐỘ TIN CẬY TRÊN HẢI ĐỒ CỦA ÚC

4.34.1. Sơ đồ mức độ tin cậy (ZOC) cho phép người đi biển đánh giá chất lượng dữ liệu độ sâu được sử dụng để biên tập hải đồ. Việc sử dụng sơ đồ ZOC cung cp cách hiển th nht quán nguồn dữ liệu giữa hải đồ số và giấy được trình bày tại mục 4.34.7 (phân loại khu vực tin cậy được lấy theo Tiêu chuẩn chuyển đổi dữ liệu thủy đạc số của IHO - IHO Transfer Standard for Digital Hydrographic Data, S-57).

4.34.2. Đường nét liền màu đen phải được sử dụng cho đường biên của sơ đồ ZOC, đường bờ. Giới hạn khu vực và giá trị CATZOC có thể là màu đỏ tươi và có thể được lặp lại khi cần thiết.

4.34.3. Kích thước của sơ đồ ZOC thể hiện trên hi đồ giấy bằng 1/10 kích thước đường biên trong của hải đồ nhưng có thể giảm nếu khoảng trống bị giới hạn kích thước hoặc được mở rộng nếu các chi tiết phức tạp.

4.34.4. Chất lượng của các nguồn dữ liệu độ sâu được đánh giá theo sáu loại: năm loại cht lượng dữ liệu được đánh giá (A1, A2, B, C và D) và loại thứ sáu (U) cho dữ liệu không được đánh giá. Nếu dữ liệu độ sâu sử dụng trên hải đồ đều thuộc loại U thì không cần đưa sơ đồ mức độ tin cậy vào trong hải đồ. Chất lượng dữ liệu độ sâu được đánh giá và phân loại dựa trên sự kết hợp của:

a. Độ chính xác vị trí;

b. Độ chính xác độ sâu;

c. Mức độ bao phủ đáy biển (sự chắc chắn của việc phát hiện các đối tượng quan trọng).

Ở những nơi khảo sát độ sâu được vẽ trên hải đồ được bổ sung bằng độ sâu không thường xuyên từ nguồn dữ liệu độ chính xác kém hơn, chỉ có khảo sát chính thông thường được phân loại. Các độ sâu độ chính xác kém hơn có thể được chỉ rõ trên hải đồ bằng chỉ số độ sâu viết thẳng đứng (xem mục 6.17.2).

Khi khảo sát mới được đánh giá có độ tin cậy tốt hơn hoặc có thể kém hơn khảo sát được vẽ trên sơ đồ giữa các n bản, sơ đồ độ tin cậy có thể được xem xét cập nhật bằng thông báo hàng hải hoặc thông báo hàng hải dạng khối (xem mục 4.31.3). Một khảo sát hạng cao trong khu vực có đáy di động có thể được hạ thấp hạng nếu khảo sát sơ bộ mới nht chứng minh rằng khảo sát trước đây giờ không còn chính xác nữa.

4.34.5. Ngoài những loại dữ liệu độ sâu được liệt ở trên, các loại dữ liệu sau cũng có thể được bổ sung vào sơ đồ ZOC trên hải đồ giấy:

Độ sâu được duy trì (viết tắt MD) và khu vực nạo vét (có tên viết tắt DA). Những khu vực này thường không biết chính xác độ sâu thực tế, nhưng chỉ rõ độ sâu tối thiểu tại thời điểm nạo vét;

Không được khảo sát (viết tắt UNS).

4.34.6. Thời gian khảo sát có thể quan trọng, đặc biệt ở khu vực có đáy biển di động hoặc không ổn định (xem mục 4.31.1). Thời gian đo đạc được đưa vào trong dấu ngoặc đơn sát với giá trị ZOC trên sơ đồ. Để tránh làm quá phức tạp sơ đồ, thời gian đo đạc có thể được nhóm lại (xem mục 4.33.1, 4.33.2) hoặc bổ sung ghi chú thích hợp vào các phần có liên quan của hải đồ thay vì thể hiện chúng trên sơ đồ.

4.34.7. Các loại vùng tin cậy trong dữ liệu độ sâu

ZOC

Độ chính xác vị trí

Độ chính xác độ sâu

Mức độ bao phủ đáy biển

Đặc điểm khảo sát tiêu biểu

1

2

3

4

5

A1

± 5 m + 5% độ sâu

= 0,50 + 1% độ sâu

 

 

 

 

 

 

Thực hiện tìm kiếm toàn bộ đáy biển; các đối tượng mặt đáy quan trọng được phát hiện, độ sâu được đo đạc.

Khảo sát có hệ thống, được kiểm soát, độ chính xác vị trí và độ sâu cao, sử dụng DGPS hoặc giao hội thuận ít nhất từ 3 trạm máy và đo sâu đa tia hoặc đo sâu đơn tia kết hợp với rà quét mặt đáy

Độ sâu
(m)

Độ chính xác
(m)

 

 

 

 

 

10

30

100

1000

± 0,6

± 0,8

± 1,5

± 10,5

A2

± 20 m

= 1,00 + 2%d

Thực hiện tìm kiếm toàn bộ đáy biển; các đối tượng mặt đáy quan trọng được phát hiện, độ sâu được đo đạc.

Khảo sát có hệ thống, được kiểm soát đạt được độ chính xác vị trí và độ sâu thấp hơn ZOC A1 và sử dụng máy đo sâu hồi âm hiện đại và máy quét sườn hoặc hệ thống quét cơ khí

Độ sâu
(m)

Độ chính xác
(m)

10

30

100

1000

± 1,2

± 1,6

± 3,0

± 21,0

B

± 50 m

= 1,00 + 2%d

Không thực hiện

Khảo sát có hệ thống,

Độ sâu
(m)

Độ chính xác (m)

10

30

100

1000

± 1,2

± 1,6

± 3,0

± 21,0

C

± 500 m

= 2,00 + 5%d

Không thực hiện tìm kiếm toàn bộ khu vực, có thể tồn tại độ sâu bất thường

Khảo sát độ chính xác thấp hoặc dữ liệu được thu thập trên cơ sở cơ hội như đo sâu dọc hành trình

Độ sâu
(m)

Độ chính xác (m)

10

30

100

1000

± 2,5

± 3,5

± 7,0

± 52,0

D

Kém hơn ZOC C

Kém hơn ZOC C

Không thực hiện tìm kiếm toàn bộ khu vực, độ sâu bất thường lớn có thể tồn tại

Chất lượng dữ liệu kém hoặc dữ liệu không thể đánh giá được cht lượng do thiếu thông tin

U

Chưa được đánh giá - Cht lượng dữ liệu độ sâu vẫn chưa được đánh giá

             

Để quyết định về một loại ZOC, tt cả các điều kiện nêu trong cột từ 2 đến 4 của bảng trên phải được đáp ứng.

Giải thích các ghi chú được trích dẫn trong bảng:

1. Phân b ZOC chỉ rõ rằng dữ liệu cụ thể đáp ứng yêu cầu tối thiểu về độ chính xác vị trí và độ sâu và mức độ bao phủ mặt đáy được xác định trong bảng. Các loại ZOC phản ánh tiêu chuẩn vẽ hải đồ và không phải là tiêu chuẩn khảo sát độ sâu. Độ chính xác vị trí và độ sâu được chỉ định cho mỗi một loại ZOC tham chiếu tới sai số của độ sâu cuối cùng được vẽ trên hải đồ, nó không chỉ bao gồm sai s khảo sát mà còn bao gồm sai số khác trong quá trình sản xuất hải đồ.

2. Độ chính xác vị trí: độ chính xác vị trí của độ sâu ở mức 95%Cl (2,45 sigma) liên quan tới mặt chuẩn được đưa ra. Nó là sai số tích lũy và bao gồm sai số khảo sát, chuyển đổi và số hóa... Nhu cầu độ chính xác vị trí không được tính toán chặt chẽ cho các loại B, C và D nhưng có thể được dự đoán dựa trên loại thiết bị khảo sát, chế độ kiểm định, độ chính xác lịch sử...

3. Độ chính xác độ sâu được xác định bằng (a+bxd/100) tại 95%Cl (2,00sigma), với a là sai số không ph thuộc vào độ sâu, b là sai số thay đổi theo độ sâu và d là độ sâu tính theo mét. Độ chính xác độ sâu không được tính toán chặt chẽ đối với loại B, C và D nhưng có thể được dự đoán dựa trên loại thiết bị khảo sát, chế độ kiểm định, độ chính xác lịch sử...

4. Địa hình đáy biển quan trọng được xác định là những địa hình nhô lên phía trên độ sâu xung quanh:

Độ sâu

Đối tượng quan trọng

< 10m

> 10% độ sâu

Từ 10m đến 30m

1,0m

> 30m

> (10% độ sâu) - 2m

Tìm kiếm toàn bộ mặt đáy có nghĩa khảo sát hệ thống đã được tiến hành bằng thiết b phát hiện, thiết bị khảo sát độ sâu, quy trình, và nhân viên được đào tạo được thiết kế để phát hiện và đo độ sâu trên các đối tượng địa hình đáy quan trọng. Các đối tượng quan trọng đưa vào hải đồ khi tỷ lệ cho phép. Không thể đảm bảo rằng không có đối tượng quan trọng chưa được phát hiện, và các đối tượng quan trọng có thể hiện hữu trong khu vực từ thời điểm khảo sát.

5. Các đặc đim khảo sát tiêu biu: Những mô tả này được coi như là những ví dụ mang tính chỉ dẫn.

6. Khảo sát có h thống, được kim soát (ZOC A1, A2 và B) là khảo sát bao gồm các tuyến khảo sát được lập kế hoạch, trên một mặt chuẩn đo đạc có thể chuyển đổi sang WGS84.

7. Máy khảo sát hồi âm hiện đại là hệ thống đo sâu đơn tia độ chính xác cao, thông thường bao gồm các máy đo sâu hồi âm được thiết kế sau năm 1970.

4.35. Sơ đồ hai mục đích

4.35.1. Sơ đồ hai mục đích kết hợp các sơ đồ dùng cho các mục đích khác với sơ đồ nguồn dữ liệu khi không có đ khoảng trống để thể hiện hai sơ đồ một cách riêng biệt, ví dụ: để thể hiện các ranh giới của các hải đồ có tỷ lệ ln hơn (xem mục 4.18.2) hoặc phạm vi ảnh hưởng của các chữ cái tham chiếu lưới (xem mục 4.9.2). Sơ đồ nguồn dữ liệu nên giữ màu đen, với các thông tin khác được in đè lên bằng các màu khác, nên lựa chọn màu đỏ tươi.

4.35.2. Kích thước của Sơ đồ hai mục đích được thể hiện trên hải đồ giy nên bằng 1/10 kích thước khung của hải đồ, nhưng có thể tiếp tục gim nếu khoảng trống bị giới hạn đối với kích thước này, hoặc có thể được thể hiện lớn hơn nếu các chi tiết quá phức tạp.

VÍ DỤ: SƠ ĐỒ HAI MỤC ĐÍCH

5. ĐỊA HÌNH

Yêu cầu thể hiện đất liền (gồm cả các đối tượng tự nhiên và nhân tạo) trên hải đồ hàng hải khác với bn đồ địa hình. Bản đồ địa hình truyền thống thể hiện các đối tượng đất liền phù hợp với tỷ lệ và mục đích của bản đồ. Mục đích của hải đồ có nghĩa rằng chỉ lựa chọn có giới hạn các chi tiết địa hình được yêu cầu và thông thường ch nằm trong các khu vực tiếp giáp với bờ biển. Quá nhiều chi tiết có thể che khuất các thông tin liên quan mà người đi biển cần và đối với người làm hải đồ có thể gây ra các vn đề về nguồn lực trong việc cập nhật các đối tượng này khi chúng thay đổi, ví dụ: sự m rộng khu vực xây dựng.

Các yếu tố chính tác động đến việc mở rộng và lựa chọn các chi tiết địa hình là:

Nhu cầu người sử dụng;

Tỷ lệ và mục đích sử dụng của hải đồ;

Nguồn dữ liệu có sẵn;

a) Nhu cầu người sử dụng

Độ tin cậy của việc xác định vị trí tàu bằng GNSS ngày càng cao. Tuy nhiên, không thể tin tưng tuyệt đối vào hệ thống này (ví dụ: nó có thể bị tấn công làm gián đoạn, lừa gạt, sai lệch, khoảng trống trong vùng bao phủ). Thực tế hành hải đòi hi tiếp tục sử dụng các phương pháp độc lập để xác nhận vị trí tàu. Do đó, việc vẽ lên hải đồ đầy đủ các chi tiết địa hình để có thể xác định vị trí bằng phương pháp truyền thống vẫn còn rất quan trọng. Người đi biển cũng cần nhìn thấy trên hải đồ hình dáng chung của b và các chi tiết hàng hải cần quan tâm trong khu vực cảng. Địa hình vẽ trên hải đồ, đặc biệt là bờ biển, nên phù hợp để so sánh với hình ảnh ra đa đối với các hoạt động không có hoa tiêu và xác định vị trí bằng ra đa. Người đi biển sử dụng địa hình trong các tình huống thay đổi (ví dụ: ngày hoặc đêm, tầm nhìn tốt hay xấu, trong khu vực hành hải đông đúc) và cho các mục đích chính sau:

(1) Để xác nhận hình dáng đường bờ. Trong trường hợp này, người đi biển sẽ quan tâm tới sự thể hiện chung của địa hình trong vùng bờ biển, bao gồm hình dáng (ví dụ: khu vực phẳng, dốc thẳng đứng, thung lũng). Ở những nơi vùng bờ biển phẳng hoặc không có nét đặc trưng, nhưng có nền phía sau là dãy núi, chi tiết của dãy núi này nên được vẽ trên hải đồ.

(2) Để xác định vị trí tàu bằng mắt hoặc để kiểm tra một vị trí đã được xác định bằng các phương pháp khác, ví dụ: GNSS. Các mục quan tâm chủ yếu sẽ được tập trung trong vùng bờ biển hoặc vùng gần bờ biển và sẽ sắp xếp từ đối tượng dễ nhìn thấy (ví dụ: tòa nhà cao, đồi biệt lập, vách thẳng đứng) đến các đối tượng khó nhìn thấy hơn, trừ các đối tượng không thường xuyên hoặc duy nhất (ví dụ: nhà chứa thuyền trên đường bờ hoang vắng, đài tưng niệm, thác nước...).

(3) Để tìm và vào cảng hoặc bến cng và để cập cầu. Trong trường hợp này người đi biển sẽ quan tâm tới các dấu hiệu dễ nhìn thy xung quanh cảng và chi tiết cầu tầu, số cầu và các tòa nhà có liên quan (ví dụ: văn phòng cảng, hải quan) trong khu vực cng đó.

(4) Để nhận dạng và sử dụng các hướng ngắm tự nhiên và các đường ranh giới khu vực an toàn đặc biệt trong các khu vực có đá thiếu các báo hiệu hàng hải.

(5) Đ suy diễn địa hình độ sâu như là sự liên tục của độ dốc đất liền, đặc biệt trong các khu vực khảo sát độ sâu chi tiết thưa.

Một số người sử dụng hải đồ (ví dụ: nghiên cứu, thể thao, du thuyền...) có thể có yêu cầu về địa hình bổ sung. Yêu cầu này có thể đưa vào khi thích hợp, với điều kiện không làm ảnh hưởng đến người sử dụng chính.

b) Tỷ lệ và mục đích của hải đồ

Các hướng dẫn dưới đây áp dụng trong hầu hết các trường, mặc dù có thể có những thay đổi và loại trừ:

(1) Hải đồ hình dáng đường bờ (nhỏ hơn khoảng 1:350 000): người điều khiển tàu biển sử dụng những hải đồ này với mục đích chính là nhận dạng đường bờ xuất hiện ở chân tri, trong việc xác định vị trí và định v vị trí cảng, bến cảng, khu neo đậu... Địa hình thể hiện nên giới hạn để đáp ứng nhu cầu này.

(2) Hải đồ luồng vào cảng và hải đồ hành hải ven bờ (có tỷ lệ từ 1:30 000 ti 1:350 000): mô tả chung địa hình (ví dụ: chiều cao đảo, núi bằng các đường đồng mức và các điểm độ cao, sông và các hồ lớn) và các dấu hiệu định vị dễ nhìn thấy phải được thể hiện. Các khu n cư nên được thể hiện đủ để hướng dẫn về kích thước và phạm vi (khu vực này có thể dễ nhìn thấy về ban đêm), nhưng không nên thể hiện chi tiết giao thông trong thị trấn. Tùy theo tỷ lệ, khu dân cư có thể biểu tượng hóa bằng một tòa nhà (ví dụ nhà thờ) cộng với tên khu dân cư. Tất cả các cng nên đặt tên rõ ràng. Các đối tượng bờ biển, đường và đường sắt giữa các khu dân cư, và dẫn tới bờ biển trong các khu vực biệt lập có thể được thể hiện;

(3) Hải đồ bến cảng tỷ lệ lớn (thông thường lớn hơn 1:30 000): địa hình liên quan đến người đi biển nên được chi tiết hóa đối đa trong các khu vực ngay liền kề với bờ biển và tới các khu vực xa hơn vào trong đất liền mà nhìn thấy rõ ràng từ hướng biển hoặc từ các phần có thể hành hải của sông (ví dụ: trên các sườn đồi quay mặt về phía biển). Ngoài các khu vực này, chỉ có các tòa nhà quan trọng và các du hiệu định vị khác nên được thể hiện.

c) Dữ liệu nguồn

Người đi biển luôn nhìn thấy đất liền theo mặt chiếu đứng, trong khi đất liền được thể hiện trên hải đồ ở dạng mặt bằng. Dữ liệu nguồn của người làm hải đồ hầu như cũng ở dạng mặt bằng. Hiểu hình ảnh mặt bằng theo dạng mặt đứng để lựa chọn, xử lý các chi tiết có liên quan càng dễ hiểu cho người sử dụng hải đồ càng tốt là một kỹ năng làm hải đồ. Nếu có thể, người làm hải đồ nên:

Nghiên cứu bt kỳ tài liệu thủy đạc nào (và các báo cáo đi kèm) có sẵn để các chỉ dẫn về địa hình có giá trị đối với người đi biển;

Bổ sung thêm bất cứ hình ảnh phối cảnh nào, ảnh chụp hàng không (đặc biệt là chụp chéo) và hình ảnh vệ tinh có sẵn;

Nghiên cứu bất kỳ sách hoa tiêu thương mại hoặc chính thức nào (bao gồm cả hình ảnh) và các nội quy cảng biển, các tài liệu có sẵn giới thiệu về cng;

Tham vấn các bản đồ địa hình tỷ lệ thích hợp và tốt nhất có sẵn, đặc biệt kiểm tra địa hình ở khu vực bờ biển;

5.1. Màu sắc đất liền

Màu sắc đất liền trên hải đồ phải được sử dụng một màu duy nhất màu vàng. Nếu ít nht bốn màu (ví dụ: đen, đỏ tươi, xanh và vàng) được sử dụng, màu sắc đất liền phải được lựa chọn kỹ sao cho màu sắc xanh lá cây trên khu vực ngập triều có được bằng việc in màu sắc đất liền đè lên màu xanh nước biển khu vực nước nông (xem mục 3.10).

5.1.1. Màu sắc đất liền phải được thể hiện liên tục trên tất cả các vùng đất liền và không bị phá vỡ bởi tiêu đề, bảng thủy triều, hoa la bàn, bảng chuyển đi hoặc thước tỷ lệ... Ngoại trừ các sơ đồ ở những nơi cần thiết để tạo ra khác biệt giữa đất liền và biển, ví dụ:

Sơ đồ nguồn dữ liệu hoặc sơ đồ vùng tin cậy (xem mục 4.30.3);

Sơ đồ thể hiện phạm vi ảnh hưởng của các chữ cái lưới (xem mục 4.9.2 và 4.35.1);

Sơ đồ thể hiện ranh giới của các hải đồ tỷ lệ lớn hơn (xem mục 4.18.2 và 4.35.1);

5.2. Mặt phẳng tham chiếu cho độ cao

Độ cao là khoảng cách theo phương thẳng đứng của một điểm hoặc đỉnh của đối tượng được đo đến mặt chuẩn chỉ định.

Chiều cao là chiều dài theo phương thẳng đứng của một đối tượng, ví dụ: chiều cao phía trên mặt đất (xem mục 5.3).

Phần này không bao gm độ cao ngập triều (Drying height), ví dụ độ cao của đối tượng bị ngập nước khi thủy chiều lên cao. Đối với độ cao ngập triều xem quy định tại mục 6.13.1.

Đối với khoảng lưu thông an toàn phía dưới cầu và các chướng ngại vật khác xem quy định tại mục 5.46.

5.2.1. Ghi chú giải thích dưới tiêu đề hải đồ phải luôn chỉ rõ về mặt phẳng tham chiếu cho độ cao (xem mục 4.13.5).

5.2.2. Mặt phẳng tham chiếu cho độ cao trừ các điểm ngập triều, phải là mặt chuẩn Mực nước lớn (HW), ví dụ: Mực nước lớn trung bình (MHWS) hoặc Mực nước lớn hơn trung bình (MHHW). Ở những nơi thủy triều thấp ở gần b khi đó, Mực nước biển trung bình (MSL) có thể được sử dụng.

Lưu ý: Các b mặt tham chiếu ở dưới đây kng chính xác đối với tt c các hải đồ. Chúng thưng được định nghĩa trong các ghi chú dưi tiêu đề của hi đồ.

5.2.3. Tất cả các số độ cao liên quan tới địa hình trên đất liền phải viết thẳng đứng, số độ cao liên quan tới đỉnh hoặc điểm cao độ phải được đặt liền kề với ký hiệu đánh dấu vị trí (xem mục 5.24).

Tất cả các chỉ số độ cao nằm ngoài vị trí phải được đặt trong ngoặc đơn (xem mục 6.20.1), trừ cao độ của đèn biển trong mô tả chi tiết về ánh sáng (xem mục 6.67.6).

E4

5.3. Chiều cao phía trên mặt đất tự nhiên

Nếu chiều cao của các kết cấu như ống khói, tháp được thể hiện trên hải đồ thì chúng có thể hỗ trợ cho việc nhận biết các kết cấu đó.

Chiều cao kết cấu phía trên mặt đất tự nhiên phải sử dụng kí hiệu  đặt trên các con số, như sau:

E5

Số thể hiện chiều cao phải được đặt trong ngoặc đơn ở bên cạnh kí hiệu được sử dụng để biểu diễn kết cấu.

5.4. Mốc khống chế khảo sát

Kí hiệu mốc khống chế khảo sát có ý nghĩa đối với những người làm công tác khảo sát hơn là đối với người đi biển. Ký hiệu này ch được thể hiện trên hải đồ tỷ lệ lớn nhất hoặc có thể bỏ qua.

5.4.1. Đim tam giác sẽ được trình bày (nếu cần thiết) bằng hình tam giác với một chấm nh ở giữa.

B20

5.4.2. Điểm quan sát được sử dụng để xác định vị trí chính xác bằng các thiết bị thiên văn, sẽ được thể hiện (nếu cần) bằng một chữ thập trong một đường tròn.

B21

5.4.3. Mốc cao độ được thể hiện bằng một mũi tên thẳng, hướng lên trên, phủ bởi một nét ngang ngắn.

B23

5.5. Dấu hiệu ranh giới

Nếu được yêu cầu vẽ trên hải đồ, dấu hiệu ranh giới có thể được mô tả bằng ký hiệu có sẵn thích hợp tương ứng với hình dáng tự nhiên của dấu hiệu. Nếu cần thiết, chú giải mô tả có thể được đặt liền kề với ký hiệu.

5.6. Dấu hiệu về khoảng cách

Dấu hiệu ch khoảng cách dọc theo luồng có thể được thể hiện ở những nơi hữu ích. Hình tròn màu đen (đường kính khoảng 0,5mm) hoặc ký hiệu thích hợp có thể được sử dụng, hoặc trên bờ hoặc trong luồng, ở những nơi ký hiệu thể hiện báo hiệu có thể nhìn thấy, chẳng hạn bảng báo (Q105). Đơn vị đo lường (hải lý, km,...) phải được thể hiện.

B24.2

Đơn vị đo khoảng cách phải được đặt trước chỉ số khoảng cách (B24.1 và B24.2).

Ở những nơi không có báo hiệu nhìn thấy, chỉ số khoảng cách cùng đơn vị tính phải được thể hiện bằng màu đỏ tươi cùng với vòng tròn màu đỏ tươi (đường kính khoảng 0,5mm). Đơn vị đo chiều dài (hải lý, km, ...) phải được thể hiện trước số khoảng cách cùng với ký hiệu.

B24.1

5.7. Đường bờ biển

Đường bờ được thể hiện bằng đường mực nước cao, hoặc đường mực nước biển trung bình nếu thủy triều không đáng kể. Trong vùng có thủy triều, những nơi có bãi biển, đường bờ là giới hạn về phía đất liền của bãi biển, do đó tương ứng với đường thể hiện mực nước thủy triều cao nhất (xem mục 5.2.2).

5.7.1. Đường bờ biển đưc khảo sát được thể hiện bằng một đường vẽ liền, đậm, phân định ranh giới với đất liền (xem mục 3.4). Đường này không nên bị gián đoạn bởi tên và các chi tiết khác đến mức có thể.

C1

5.7.2. Đường bờ phải được khái quát hóa (làm trơn) theo tỷ lệ hải đồ nhưng những đặc tính chủ yếu của nó cần được lưu giữ. Một đảo với diện tích quá nh để thể hiện theo tỷ lệ thật phải không được giảm bề rộng nhỏ hơn so với bề rộng của kí hiệu đường bờ để đảm bảo khả năng nhìn thấy.

5.7.3. Bề rộng thông thường của đường bờ (xem mục 5.7.1) có thể thay đổi đối với cầu cảng (xem mục 5.12).

5.8. Đường bờ chưa khảo sát

Đường bờ chưa khảo sát (hoặc đường bờ gần đúng) phải được thể hiện trên hải đồ tỷ lệ lớn bằng một đường nét đứt phân định ranh giới với màu sắc đất liền.

C2

5.9. Bờ biển, những đặc điểm tự nhiên

Những phần sau đây chủ yếu đề cập về đường HW và các đối tượng nằm ở phía đất liền. Đối với vùng ngập nước và đường LW, xem mục 6.13 và mục 6.11.

5.9.1. Bờ biển dốc đứng và cao là những bờ biển có phía sau là đá hoặc vách đất, tạo nên tín hiệu phản hồi tốt với ra đa, và rất hữu ích cho nhận dạng bằng mắt thường từ khoảng cách đáng kể ngoài khơi, ở những nơi vách đá xen kẽ với bờ biển thấp dọc theo đường bờ.

Ở những nơi vách đá nhô hẳn lên thì chúng phải được vẽ trên hải đồ có tỷ lệ lớn hơn 1:500 000; tuy nhiên, trong trường hợp vách đá chiếm ưu thế so với tuyến ven bờ, việc chèn ký hiệu vách đá dọc theo đường bờ có thể không khả thi và không có giá trị sử dụng đặc biệt. Chiều cao đỉnh vách đá có thể được sử dụng cho việc tính toán hoặc dự tính khoảng cách (nhằm tránh các nguy hiểm ven bờ) nên được thể hiện nếu có thể.

Bờ biển dốc nên được thể hiện bằng kí hiệu đi kèm với đỉnh vách đá ở vị trí thực của nó trên hải đồ tỷ lệ lớn. Đối với hải đồ tỷ lệ trung bình, đỉnh vách đá có thể được dch chuyển một chút về phía đất liền để kí hiệu được vẽ rõ ràng.

C3

Bờ biển dốc không có vách đá nên được thể hiện các nét chải như sau:

C3

Vách đứng trong đt liền cũng có thể được thể hiện bằng các kí hiệu trên nếu chúng dễ nhận thấy từ phía biển. Vì đỉnh của vách đứng quan trọng đối với việc ước tính khoảng cách từ ngoài khơi hơn là phần chân, bất kỳ sự dịch chuyển cần thiết nào của ký hiệu nên được thực hiện dọc theo phần chân.

Những đồi nhỏ nhưng dễ nhận thấy liền kề với bờ biển có thể được mô tả bằng những nét chải đơn giản nếu khoảng cao đều đường đồng mức cao độ là quá lớn để thể hiện hình dáng.

C4

5.9.2. Bờ bin bằng phẳng có thể được thể hiện đơn giản bằng cách bỏ đi kí hiệu vách đá và các đường đồng mức cao độ, ký hiệu dưới đây được sử dụng trên những hải đồ tỷ lệ lớn:

C5

Các điểm độ cao có thể được thể hiện phía sau đường bờ để chỉ rõ bản chất nằm thấp của nó.

B bin cát phải được thể hiện bằng một đường chấm đơn nằm ở phía đất liền của đường bờ nếu nó có ích trên các hải đồ tỷ lệ lớn.

C6

Bờ bin có nhiều đá hoặc đá cuội phải được thể hiện bằng một dải các vòng tròn nh hoặc bằng chú giải nằm bên phía đất liền của đường b, nếu nó hữu ích trên các hải đồ tỷ lệ ln.

C7

Bờ bin có đm lầy phải được thể hiện hoặc bằng kí hiệu hoặc bằng chú giải. Chúng có thể được thể hiện ở cả hai bên của đường bờ

C33

Ở những nơi mép phía biển của đầm lầy thể hiện dấu hiệu có thể nhìn thấy duy nht của đường nước thấp, nó phải được thể hiện bằng đường nét đứt mảnh bổ sung vào đường bờ thực tế một cách thích hợp (đường mực nước cao). Màu sắc đất liền không nên mở rộng quá đường HW.

những nơi không thể xác định được đường HW, đường bờ gần đúng nên được vẽ trên hải đồ tại giới hạn phía ngoài của thảm thực vật bị ngập tại mực nước cao, có nghĩa là đường bờ biểu hiện. Người vẽ hải đồ phải biết chắc phần nào của đầm hoặc bãi lầy người đi biển nhìn thấy như là đất liền tại tất cả các giai đoạn bình thường của thủy triều trong tất cả các mùa.

Thảm sậy có thể được vẽ sử dụng cùng một ký hiệu như đầm lầy; tuy nhiên, thảm sậy có th được mở rộng vượt khỏi đường mực nước thấp.

5.9.3. Những cồn cát, đụn cát nhô lên gần kề bờ biển được thể hiện bằng bề mặt chấm trong đó hiệu ứng bóng của đụn cát được tạo bằng cách làm to một số chấm và xóa một số chấm.

C8

Đối với những vùng rộng có thể sử dụng chú giải.

C8

5.9.4. Cây đước (và dừa nước)

Giới hạn phía biển của rừng đưc phải được thể hiện bằng đường nét đứt mảnh, với kí hiệu cây đước chạy sát nằm bên phía đất liền với khoảng cách 10mm. Vùng có cây đước thường nằm trong vùng ngập triều. Giới hạn về phía đất liền của vùng cây đước (đường mực nước cao) phải được thể hiện như đường bờ biển, sử dụng C1 hoặc C2 một cách phù hợp. Trên hải đồ có tỷ lệ nh hơn hoặc không có sẵn thông tin chi tiết về phạm vi khu vực ngập triều, chỉ thể hiện giới hạn phía biển với màu sắc đất liền ở phía hướng về đất liền.

Nếu khu vực cây đước mở rộng, kí hiệu cây đước có thể trải dài lên toàn bộ khu vực với khoảng cách 10mm. Ngoài ra, chú giải ‘cây đước’ có thể được đặt vào trong vùng, lặp lại nếu cần thiết. Chú giải nên ở dạng thẳng đứng vì cây đước là đối tượng phía trên mặt nước.

C32

Trên các bản đồ tỷ lệ nh

Lưu ý: giới hn phía biển của rừng đước có thể không trùng khớp với đường nước thấp (vùng lầy m xa hơn nữa về phía biển), giới hạn về phía đất liền cũng có thể không trùng với đường mực nước cao.

Trong trường hợp này, ranh giới ca khu vực cây đưc phải được mô tả bằng đường nét đứt mảnh với kí hiệu cây đước chạy sát như một khu vực độc lập bên trong vùng ngập triều lớn hơn.

Nếu yêu cầu thể hiện từng cây đước riêng biệt thì sử dụng ký hiệu C31.1. Nếu nó dễ nhận thấy, chú giải ‘CÂY’ có thể được đưa vào cùng với ký hiệu.

Bờ biển có đước luôn luôn được thể hiện bằng một trong những kí hiệu dưới đây, với màu sắc đt liền được kéo dài tới giới hạn phía biển của khu vực có đước, vì cách này thể hiện đường bờ biểu hiện và giới hạn hành hải. Với nhu cầu sử dụng hải đồ không vì mục đích hàng hải tăng lên, cần cân nhắc thể hiện thế giới thực tốt hơn, có nghĩa là khu vực cây đước nên được thể hiện trên màu sắc khu vực ngập triều, vì cây đước ch tồn tại trong các khu vực ngập triều.

Dừa nước sử dụng chung ký hiệu với cây đước và áp dụng các nguyên tắc thể hiện giống đước.

5.10. Các kết cấu bảo vệ bờ biển

Đối với cầu tàu, đê chắn sóng, đập chắn sóng, ... được kết hợp với các bến cảng, xem quy định tại mục 5.13. Các đê, tường biển, kè nhìn chung có hình dáng thông thường và người vẽ hải đồ phải cẩn thận để tránh làm cho người đi biển hiểu nhầm tường biển là cầu tàu - nơi tàu thuyền có thể neo đậu, hay kè là bến nhô hoặc các vị trí đổ bộ khác. Đê, tường biển được thiết kế chủ yếu để ngăn ngập lụt. Đối với các dạng đê khác, xem quy định tại mục 5.31.

5.10.1. Đê, bờ đt hoặc các dạng tương tự bờ đắp (thường gồm đất và đá sỏi) được thể hiện bằng những kí hiệu sau:

5.10.2. Tường biển là kết cu đặc, thường là khối xây, với bề mặt nghiêng. Trên hải đồ có tỷ lệ lớn, nếu việc thể hiện chính xác tường biển là cần thiết thì có thể sử dụng ký hiệu dưới đây để thể hiện (F2):

Đối với hải đồ tỷ lệ nhỏ hơn, tường biển có thể sử dụng kí hiệu kè để thể hiện.

5.10.3. Đường đắp cao là con đường được xây dựng chủ yếu bằng các kết cấu đặc để tạo tuyến đường chạy ngang qua khu vực lầy hoặc vùng ngập triều. Nó được thể hiện bằng ký hiệu dùng cho đường (xem mục 5.32.2) cùng với màu sắc đất liền và chú giải ‘cause way’ hoặc các chú giải tương đương. Nếu tỷ lệ cho phép, mái dốc được thể hiện bằng nét chi. Nếu đường đắp cao ngập triều, nó phải được thể hiện bằng đường gạch nối, với màu sắc vùng ngập triều và chú giải 'cause way hoặc các chú giải tương đương.

5.10.4. Đê chống xói (đê chnh trị) có cu trúc tường thấp, thường chạy vuông góc với bờ biển để giảm xói mòn bờ biển. Đê chống xói (groyne) b ngập khi mực nước cao có thể gây nguy hiểm cho các tàu thuyền nhỏ. Trên hải đồ tỷ lệ lớn, đê chống xói (groyne) phải được vẽ tại vị trí thực của nó bằng đường nét liền đậm ở khu vực khô, và đường nét đứt với cùng lực nét (trừ khi biết chắc rằng đê ở phía trên mực nước biển tại mọi thi điểm) nếu đê kéo dài vượt khỏi đường mực nước thấp. Nếu thiếu thông tin cụ thể, có thể giả thiết rằng đầu của đê sẽ ở phía trên đường mực nước cao chạy qua khu vực ngập triều được vẽ trên hải đồ. Kí hiệu đê được thể hiện như hình vẽ dưới đây.

Trên hải đồ tỷ lệ nhỏ hơn, đê chống xói (Groyne) được thể hiện bằng chuỗi các nét vẽ ngắn (xem thêm mục 5.13.2 -ng chỉnh trị).

5.11. Cảng biển và bến cảng

Phần này chủ yếu đề cập tới các chi tiết thể hiện trên hải đồ tỷ lệ lớn của cảng và bến cảng. Trên hải đồ t lệ nhỏ hơn, nhiều đối tượng sẽ b bỏ qua hoặc trong trường hợp chi tiết đường bờ được khái quát hóa nhiều.

Trên hải đồ bến cng tỷ lệ lớn, nên thể hiện đầy đủ chi tiết về đường và các tòa nhà trong khu vực bến cảng và liền kề với đường b để cho ngưi đi biển không quen với cảng nhận biết được mặt bằng chung của cảng và lối tiếp cận với các thiết bị b mà ngưi đi biển quan tâm. Mô tả các dấu hiệu b là cần thiết nhưng các khu vực xây dựng nên thể hiện phù hợp với quy đnh tại mục 5.36.4. Số bến được đánh số và tên của các cầu và ụ ... có thể cung cấp thông tin nhận dạng hữu ích cho ngưi đi biển.

5.11.1. Cảng hoặc bến cảng cá được lắp đặt thiết bị để cung cho những nhu cầu thiết yếu của tàu cá. Bến cng cá phải được thể hiện bằng kí hiệu màu đ tươi sau đây:

5.11.2. Bến cảng du thuyền là vùng nước trú ẩn, bên trong cảng hoặc bến cảng lớn hơn, được thiết lập cho các tàu thuyền nhỏ sử dụng thông thưng có phao neo hoặc thiết bị neo đậu. Bến du thuyền phải được thể hiện bằng kí hiệu màu đ tươi như hình F11.1 và có thể kèm theo chú giải nếu thấy cn thiết.

Bến thuyền buồm không có thiết b neo đậu được thể hiện bằng ký hiệu màu đ tươi như hình F11.2 (đường kính 3,5mm).

Câu lạc bộ đua thuyền hoặc câu lạc bộ thuyn buồm phải được thể hiện bằng kí hiệu hình F11.3 (độ cao khoảng 3mm).

Nếu cần thiết, tên của bến cảng du thuyền, bến cng hoặc câu lạc bộ phải được thể hiện bằng các ký tự màu đen, thẳng đứng.

5.12. Các cấu trúc cập cầu

Hải đồ tỷ lệ lớn nên thể hiện rõ có cấu trúc nào dọc đường b được dự định sử dụng cho tàu thuyền cập b hay là không. Trong hầu hết các trường hợp, các chi tiết kết hp (tên hoặc số bến, độ sâu dọc bến, cọc buộc thuyền, kho chứa hàng, cần trục hoặc đường ray), bổ sung vào đường bao phân biệt của các đối tượng chẳng hạn như là cầu nhô, sẽ đủ để thể hiện cho tàu thuyền biết có thể cập bến dọc mạn cầu. Ngoài ra, bề dày của đường bờ được vẽ có thể tăng lên tới xấp xỉ 0,5mm để cho chiều dài của cầu có thể nhìn thấy dày hơn. Đối với các biện pháp để ch rõ việc cập cầu dc một kết cấu có thể nguy hiểm xem quy định tại mục 5.13.

Các bến tàu nên được đặt tên trên hải đồ tỷ lệ lớn. Đối với các bến được đánh số, xem quy định tại mục 5.12.6÷5.12.8. Nếu có thể, độ sâu dọc theo bến nên thể hiện trên hi đồ, khoảng cách cách mép cầu của các điểm độ sâu được lựa chọn thích hợp với kích thước của tàu sử dụng cầu.

Đối với bến neo, xem quy định tại mục 6.30.2 và đi với bến tại các phao buộc tàu xem quy định tại mục 6.30.6. Đối vi pông tông được sử dụng như bến tàu, xem quy định tại mục 5.14.3.

5.12.1. Cầu tàu liền bờ chạy song song với đường bờ được sử dụng để xếp dỡ hàng. Độ sâu dọc bến thường được thể hiện trên hải đồ, khoảng cách điểm độ sâu tới cầu được lựa chọn thích hợp với kích thước của tàu sử dụng cầu tàu. Trên hải đồ, cầu tàu thông thường được phân biệt bằng tên và bằng đường thẳng đậm (0,2mm) khi được cân nhắc là cần thiết.

5.12.2. Cầu nhô có cu trúc dài hẹp, thông thường đặt trên bệ cọc, chạy kéo dài từ bờ ra phía mặt nước để đủ điều kiện cho tàu neo đậu ở đầu cầu; đầu cầu là giới hạn cuối ở phía biển. Chú giải ‘Pier’ hoặc 'bến nhô’ hoặc tương đương có thể được bổ sung nếu kích thước ca cầu nh và dễ bị nhầm lẫn với đê chỉnh trị (groyne).

Bến dầu khí, yêu cầu vùng nước rất sâu, thường là cầu nhô có cọc buộc tàu ở hai đầu cầu để cho tàu dầu neo buộc.

Cầu nhô được xây dựng ch cho người đi bộ với mục đích giải trí cần được phân biệt rõ bằng chú gii 'Promenade pier hoặc ‘cầu đi bộ’ hoặc tương đương.

5.12.3. Kè bến là một dạng của đê chắn sóng mà tàu có thể cập cầu dọc theo phía bên trong. Trong một số trường hợp, nó có thể là kết cấu bê tông hoặc đá nằm bên trong bến cảng nhân tạo, vuông góc với bờ hoặc chạy kéo dài từ bờ ra, cho phép tàu thuyền cặp cầu dọc cả hai bên.

5.12.4. Cầu nhô có thể cặp tàu hai bên (Jetty) là công trình có cấu trúc giống cầu nhô mà tàu có thể nằm song song dọc theo trục chính của cầu.

5.12.5. Bến Ro-Ro: là công trình cầu liền bờ hoặc cầu nhô được thiết kế cho phương tiện đường bộ chạy lên và chạy xuống tàu. Bến Ro-Ro phải được chú giải bằng chữ viết tắt ‘Ro-Ro’.

5.12.6. Tên của cu trúc cập tàu, nếu được thể hiện trên hải đồ tỷ lệ lớn, phải được thể hiện bằng ký tự thẳng đứng, màu đen.

5.12.7. Ký hiệu bến nên được thể hiện trên hải đồ có tỷ lệ thích hợp. Số hoặc chữ cái phải được đặt trong vòng tròn màu đỏ tươi, số và chữ cái phải thẳng đứng. Khi cần thiết, vòng tròn có thể được mở rộng thành hình ô van nếu ký hiệu bến dài.

5.12.8. Bến của khách (ví dụ trong khu du thuyền) có thể được chỉ dẫn bằng bằng ký hiệu màu đ tươi, đường kính vào khoảng 2,5mm.

5.13. Các kết cấu không sử dụng cho neo đậu tầu

5.13.1. Đê chắn sóng thông thường không được sử dụng cho đậu tàu. Trên hải đồ tỷ lệ lớn, bản chất của cấu trúc phía trên mực nước biển có thể được thể hiện và ch rõ rằng tàu thuyền không cặp mạn được bằng cách th hiện mái dốc. Các ký hiệu có thể được s dụng kết hợp là: nét chải, vòng tròn nhỏ không đều nhau để mô t đá xếp lòng hoặc kí hiệu tưng biển (5.10.2) chỉ rõ mái dốc xây gạch hoặc bê tông.

Để tránh cho người đi biển có thể hiểu sai ký hiệu, một đường vẽ chấm được vẽ song song với kết cu để thể hiện mối nguy hiểm.

5.13.2. ng chỉnh trị (training wall) là một kết cấu được xây dựng dọc luồng để hướng dòng nước qua luồng thúc đẩy hoạt động vận chuyển phù sa. Tưng chỉnh trị thường bị ngập nước ở mực nước lớn.

Trừ khi tỷ lệ đủ lớn để thể hiện hình dáng thực tế với mầu sắc thích hợp, tường chỉnh trị phải được thể hiện bằng đường thẳng nét đậm với bề rộng 0,5mm, nét liền ở nơi mà tường luôn luôn ở phía trên mực nước, nét đứt ở nơi tường bị ngập nước. Nếu chìm, hoặc chìm một phần, chú giải cần được in nghiêng.

5.14. Địa điểm đổ bộ và hạ thủy

Công trình ngập nước một phần phải được thể hiện như sau:

1. Phần luôn khô phải được phân định bằng đường bờ và có màu sắc đất liền;

2. Phần ngập nước hoàn toàn và lúc ngập nước lúc không được phân đnh bằng đường gạch đứt và có màu sắc của vùng ngập triều;

3. Phần luôn ngập nước được thể hiện bằng đường chấm với màu xanh nước nông.

5.14.1. Đường trượt là một mái dốc được gia cố để sửa chữa và đóng mới tàu thuyền. Đường trượt phải đưc thể hiện phù hợp với các nguyên tắc trên. Chú giải quốc tế 'Slip' nên được sử dụng ở những chỗ cần thiết để tránh sự hiểu nhầm, các ký tự phải được vẽ thẳng đứng.

Triền nâng hạ tàu là đường trượt có ray cho giàn giữ tàu. Trên hải đồ tỷ lệ lớn, triền nâng hạ tàu được thể hiện bằng 2 đường song song được chèn vào trung tâm đường trượt. Chú giải 'Pattern slips’ có thể được bổ sung để giúp nhận dạng đối tượng.

5.14.2. Bến đổ bộ cho thuyền có thể được thể hiện theo dạng cầu tàu nhô nhỏ, bờ dốc hoặc khu vực đáy cứng nơi mà bờ biển xung quanh là bùn. Khu vực đáy cứng được phân định bằng nét đứt. Đối với hải đồ tỷ lệ lớn nhất, từ viết tắt theo chun quốc tế 'Lndg' được sử dụng cho kí hiệu bến đổ bộ tàu thuyền.

Bờ dốc (một mặt nghiêng được sử dụng cập bờ cho tàu thuyền nh, hoặc lái xe lên hoặc xuống phà) phải được thể hiện như đối với đường trượt. Nên sử dụng chú giải ‘Ramp’ hoặc tương đương ở những nơi khoảng trống cho phép để tránh hiểu nhầm. Các ký tự nên viết thng đứng.

Khu vực nền cứng nên được phân định bằng đường nét đứt. Trên hi đồ tỷ lệ lớn, nên thêm từ viết tắt 'Lndg’ ở dạng nghiêng nếu đôi khi nó bị ngập nước hoặc ở dạng đứng nếu nó luôn luôn ở phía trên mực nước biển.

5.14.3. Pông tông là kết cấu nổi, thường có dạng chữ nhật, làm nơi đổ bộ của tàu hoặc đầu cầu nhô hoặc sàn bến.

Pông tông được thể hiện đường bao ngoài theo tỷ lệ thực, với màu sắc đất liền. Chú giải 'Pontoon' có thể được bổ sung nếu khoảng trống cho phép, hoặc 'Lndg’ nếu nó phù hợp với việc đổ bộ của tàu. Chú giải phải được thể hiện nghiêng trong mọi trường hợp.

5.14.4. Bậc thang và thang đổ bộ có thể được thể hiện trên hải đồ tỷ lệ lớn bằng ký hiệu sau:

5.15. Văn phòng bến cảng

Trên hải đồ cảng tỷ lệ lớn, kí hiệu dưới đây phải được đặt ở vị trí thực; đường bao của văn phòng phải được thể hiện nếu tỷ lệ cho phép. Không nên đặt kí hiệu cạnh các công trình vì trong một số trường hợp không biết ký hiệu có nằm lệch khỏi vị trí hay không.

Đối với trạm hoa tiêu hoặc các dịch vụ hàng hải khác, xem quy định tại mục 6.80.

5.15.1. Văn phòng qun lý cảng phải được phân biệt bằng kí hiệu mỏ neo được đặt trong hình elip:

5.15.2. Văn phòng hải quan được thể hiện bằng một đường tròn với dải nằm ngang bên trong.

5.15.3. Văn phòng y tế hoặc kiểm dịch được thể hiện bằng chữ thập bên trong đường tròn.

Bệnh viện sử dụng cùng ký hiệu với văn phòng kiểm dịch kèm theo chú giải ‘Hospital’ hoặc tương đương, có thể kèm theo tên bệnh viện.

5.16. Ụ đậu tàu

Hải đồ t lệ lớn thể hiện rõ ụ đậu tàu và vũng đậu tàu nào thông thường được đóng và được mở ra biển. Khóa, cửa khóa và cửa đập được vẽ gần vị trí ra biển.

5.16.1. Ụ khô là vịnh nhân tạo, tàu thuyền có thể được làm nổi để làm sạch và sửa chữa. Lối vào có thể được đóng kín bằng cửa đập hoặc cửa van nổi và nước được bơm ra để lộ phần đáy tàu.

Đường bao phần trên của ụ nổi phải được thể hiện trên hải đồ phải theo tỷ lệ thực. Màu sắc đất liền phải được thể hiện trên toàn ụ khô để phân biệt với ụ ướt (xem mục 5.16.3). Cá biệt, chú giải ‘ụ khô’ hoặc tương đương, được in thẳng, có thể được sử dụng ở những trường hợp đường bao của ụ có thể bị nhầm lẫn đối với các đối tượng khác.

5.16.2. Ụ nổi là một dạng của ụ khô bao gồm kết cấu nổi, có th làm ngập nước từng phần để tiếp nhận tàu thuyền, sau đó nâng lên bằng cách bơm nước ra.

Sử dụng kí hiệu như hình F26, miêu tả theo tỷ lệ thực nếu có thể.

Các đường vẽ đậm có thể bỏ qua nếu ký hiệu bị giảm kích thước tới kích c nhỏ nhất (vào khoảng 4mm chiều dài).

Màu đất liền nên thể hiện trên ký hiệu ụ nổi. Chú giải, nếu có đối với các trường hợp ký hiệu nhỏ, để phân biệt với các đối tượng khác chẳng hạn như pông tông, phải được viết nghiêng.

5.16.3. Ụ ướt hoặc bể cảng không thủy triu là một khu vực được đóng kín nhân tạo mà nước có thể được duy trì ở mức mong muốn, nhằm giúp tàu thuyền nổi trong khi tiếp nhận hoặc dỡ hàng... Tàu vào ụ thông qua khóa hoặc cổng có thể mở được ở mực nước cao.

Tên của ụ ướt, ở những nơi được thể hiện, phải được in nghiêng.

Mức nước thấp nhất trong ụ ướt thường không tương ứng với mặt chuẩn hải đồ sử dụng cho độ sâu phía ngoài ụ. Đối với những ụ được duy trì mực nước cố định, nên bổ sung ghi chú vào để giải thích (xem mục 4.13). Màu xanh nước nông phải được thể hiện thống nhất với màu sắc được thể hiện trên hải đồ.

5.16.4. Bể cng có triều hoặc bến cảng có triều là khu vực mà thủy triều lên và xuống tự do, trong đó không có cửa để điều chỉnh mực nước. Tên của bể cảng được in nghiêng. Độ sâu và màu sắc bên trong bể cảng có thủy triều phải được thể hiện giống như cách thể các vùng nước không đóng kín.

5.16.5. Cửa ụ có kết cấu thép hoặc nổi hoặc trượt để đóng lối vào ụ khô, khóa hoặc bể cảng không thủy triu. Nó phải được vẽ trên hải đồ ở vị trí đóng, bằng nét vẽ đôi với mầu sắc đt liền:

5.16.6. Khóa là tường ngăn ở lối vào bể cảng không có thủy triều hoặc bên trong sông hoặc kênh được sử dụng để nâng hoặc hạ tàu ti các mực nước khác nhau. Các đầu của khóa được đóng bằng cổng khóa. Trên hải đồ tỷ lệ lớn, cổng khóa phải được thể hiện bằng đường bao ngoài theo tỷ lệ thực, ở những nơi không th hiện được theo tỷ lệ thực, cổng khóa phải được thể hiện bằng một trong các ký hiệu dưới đây:

Trên hải đồ tỷ lệ lớn, có th có hai hoặc nhiều hơn các ký hiệu theo số lượng cng. Trên hải đồ tỷ lệ nhỏ hơn, ký hiệu '<’ là cách thể hiện cho một khóa đơn, ngay cả đối với âu nhiều bậc.

Chú giải 'Lock hoặc tên khóa có thể được b sung vào dạng in nghiêng.

5.16.7. Đập chắn lũ là đập mở cắt ngang qua luồng, khi cần có thể được đóng để kiểm soát lượng nước lũ. Đường bao bên ngoài của đập phải được vẽ trên hải đồ, theo tỷ lệ thật nếu có thể, với các đoạn thường được mở cho giao thông được thể hiện bằng các đường nét đứt. Chú giải ở dạng thẳng đứng có thể được bổ sung nếu khoảng trng cho phép.

5.16.8. Giàn đỡ tàu hay giàn làm sạch là cu trúc phẳng được dựng lên trong vùng ngập nước triều để sửa chữa các phương tiện thủy nh.

Kí hiu của giàn đỡ là một loạt các đường thẳng song song với màu sắc vùng ngập triều bao phủ qua giàn. Chú giải ‘Gridiron’, hoặc tương đương, được sử dụng và in nghiêng.

5.17. Trụ, cột và cọc buộc tàu

5.17.1. Trụ buộc tàu là loại cột, nhóm cột hoặc kết cấu sử dụng đ buộc tàu hoặc chuyển hướng tàu hoặc để bảo vệ các tàu khác hoặc bảo vệ các công trình. Trụ buộc tàu thường được bố trí dưới nước.

Nếu trụ buộc tàu rất lớn, ví dụ ở hai bên của đầu cầu nhô dùng cho bến tàu dầu nước sâu, đường bao quanh của nó phải được thể hiện theo tỷ lệ thật (có thể kèm dấu sao nhỏ nếu thích hợp), màu sắc bên trong lấy theo màu đất liền. Đối với trụ buộc nhỏ (hoặc kích thước lớn nhưng thể hiện trên hi đồ tỷ lệ nhỏ hơn) phải được thể hiện bằng hình vuông nhỏ, hai cạnh được căn thẳng hàng với đường tâm của tàu neo đậu. Trường hợp chỉ có một cọc buộc tàu, tàu có thể buộc an toàn theo bất cứ hướng nào, hai cạnh của ký hiệu phải được đặt theo hướng nằm ngang. Màu sắc đất liền có thể b qua đối với ký hiệu hình vuông nhỏ. Chú giải ‘Dn’ hoặc ‘Dns’, hoặc tương đương phải được đưa vào nếu bản chất của đối tượng không được thể hiện rõ ràng.

5.17.2. Trụ hiệu chỉnh từ là trụ sử dụng để cho tàu xoay quanh để hiệu chỉnh độ lệch từ của la bàn. Kí hiệu như hình F21 được sử dụng để biểu diễn và có thể bổ sung chú giải nếu cần thiết.

5.17.3. Cột nhỏ hoặc cọc nhỏ hơn phi được thể hiện bằng vòng tròn nhỏ tô màu đen (F22).

5.17.4. Gốc cột hoặc cọc ngập toàn bộ trong nước và có thể gây nguy hiểm tới hành hải bề mặt, được kí hiệu hoặc bằng một đường tròn nhỏ có nét chấm và từ viết tắt 'Obstn' hoặc kí hiệu như hình K43.1.

Trong trường hợp cần thể hiện chính xác vị trí của đối tượng, vòng tròn nhỏ phải được thêm vào gốc cọc.

Nếu gốc cột và cọc được đặt gần nhau theo nhóm, chúng được thể hiện bằng đường chấm nguy hiểm kết hợp chú giải in nghiêng bao xung quanh. Đối với miệng giếng dầu, xem quy định tại mục 6.44.1.

5.18. Công trình và kết cấu bên cạnh ụ tàu

Mục đích của việc thể hiện các đi tượng này trên hải đồ chủ yếu trợ giúp người đi biển xác định các bến đậu cụ thể,... không nhằm đưa ra thông tin về các thiết bị hỗ trợ có sẵn (như cần trục). Đối với văn phòng bến cảng, xem quy định tại mục 5.15. Đối với các phương tiện vận chuyển trên cao và băng chuyền, xem quy định tại mục 5.48.3.

5.18.1. Nơi chuyển tiếp và kho hàng thường được thể hiện như những công trình đơn lẻ trên hải đồ tỷ lệ lớn. Nểu chúng được đánh số, các số có được thể hiện trên hải đồ.

5.18.2. Bãi chứa gỗ là nơi gỗ được xếp thành đống nên có thể là đối tượng nổi bật gần đường bờ, có thể được chỉ rõ bằng chú giải hoặc ký hiệu (có thể lặp lại trong phạm vi rộng).

5.18.3. Cần trục phải được thể hiện bằng một đường tròn cắt bi một bán kính mở rộng vượt ngoài đường tròn.

Cần trục di động có thể được thể hiện bằng kí hiệu cần trục đặt chồng lên trên kí hiệu đường ray; xem quy định tại mục 5.18.4.

Cần trục công tơ nơ lớn thể hiện bằng hiệu hình F53.2 và có thể thêm chú giải sức nâng của cần trục.

Cần trục chân đế (kết cấu 3 chân) được thể hiện bằng vòng tròn định vị và chú giải.

5.18.4. Ray ụ tàu được thể hiện trên hải đồ như phần chi tiết chung trừ đường ray nên được khái quát hóa. Kí hiệu xem mục 5.29.1.

5.19. Công trình đang xây dựng và đã được quy hoạch

Hải đồ không thể thể hiện chính xác tình trạng công trường đang xây dựng. Chú giải thường được sử dụng trên hải đồ và được diễn đạt ngắn gọn, kết thúc bằng năm hoàn thành dự kiến:

5.19.1. Công trường trên đt liền

Đối tượng có thể nhìn thấy rõ từ phía biển phải thể hiện bằng đường bao nét đứt kèm chú giải nếu có thể. Những ụ, khóa, kênh đào,... được thể hiện tương tự nhau; màu sắc đất lin được sử dụng làm nền cho ký hiệu.

5.19.2. Công trường trên biển s mở rộng đường bờ về phía biển

Đường bờ tương lai nếu biết phải được vẽ bằng đường nét gạch đậm gắn cùng với chú giải. Đường bờ hiện thi phải được giữ cho đến khi đường bờ mới được vẽ bằng nét liền. Khu vực xây dựng mới không được tô màu.

5.19.3. Công trường trên bin sẽ b ngập toàn bộ hoặc một phần khi hoàn thành, chẳng hạn như: kè chnh dòng hoặc đường ống dẫn phải được thể hiện bằng kí hiệu sử dụng cho các đối tượng đã hoàn thành nhưng với chú giải 'Under construction (2015)’. Đối với khu vực đang được nạo vét, xem quy đnh tại mục 6.14.6.

5.19.4. Nếu thiếu thông tin chi tiết hoặc tỷ lệ hải đồ quá nhỏ để thể hiện giới hạn của công trình đang thi công, sử dụng chú giải 'Works in progress (2015)’, trải rộng nếu cần thiết để bao trùm phạm vi tương ứng.

5.19.5. Giới hạn của công trường đưc báo hiệu bằng đèn hoặc phao có thể bổ sung chú giải 'Outer end marked by red lights’ hoặc tương đương.

5.19.6. Công trình được quy hoạch không được thể hiện trên hi đồ trừ khi công trình đó chun bị thi công, và phải được ch dẫn như công trình đang thi công.

5.20. Tàu, vỏ tàu được neo buộc cố định

Tàu có thể được đóng hoặc chuyển đổi thành mục đích sử dụng không cần phải di chuyển, chẳng hạn như tàu bảo tàng, khách sạn nổi, trung tâm hội nghị, nhà hàng... Các tàu được c định thông thường nên được vẽ đường bao ngoài trên hải đồ theo t lệ thực, với màu sắc đất liền:

Nếu tỷ lệ hải đồ không cho phép, sử dụng ký hiệu để thể hiện:

Chú giải ‘Hulk’ ở dạng thẳng đứng nên được đặt liền kề với đường bao hoặc ký hiệu để phân biệt chúng vi xác tàu. Nếu hữu dụng, tên của tàu hoặc chức năng hiện tại của tàu có thể được thể hiện bổ sung vào hoặc thay thế chú giải.

Tàu cũ có thể được xem như là v tàu cũ có kết cấu thượng tầng và các phần được lắp đặt đã được di chuyển. Nó có thể bị vứt b hoặc được sử dụng cho ngoài mục đích hàng hải.

Đối với các tàu sản xuất ngoài khơi được neo buộc, xem quy đnh tại mục 6.44.5.

5.21. Dấu hiệu bờ, đối tượng dễ nhận biết

Dấu hiệu bờ là các đi tượng tự nhiên hoặc nhân tạo có vị trí cố định trên đất liền, nổi bật từ hướng biển nhìn vào có thể được sử dụng để xác định hướng và v trí. Thuật ngữ này không bao gồm những đối tượng được xây dựng cho mục đích hành hải; dấu hiệu bờ đôi khi được tham khảo tới như các báo hiệu ban ngày (xem mục 6.53.9). Thuật ngữ này không được sử dụng cho các công trình xây dựng đánh dấu ranh giới trên đất liền (xem mục 5.5);

5.21.1. Sự ni bật thay đổi theo v trí của người quan sát và điều kiện ánh sáng và không khí cho dù thủy đạc viên thường xuyên có thể phân biệt được các đối tượng dễ thấy và nhô lên từ các dấu hiệu bờ khác và cung cấp các thông tin này cho người biên tập hải đồ. Một đối tượng phải thỏa mãn những điều kiện sau: hiển thị rõ ràng trong khu vực rộng lớn (trừ những luồng vào hẹp) trong những điều kiện ánh sáng khác nhau và có thể nhận biết dễ dàng. Người vẽ hải đồ có trách nhiệm làm cho các đối tượng dễ nhìn thấy nổi bật từ các chi tiết địa hình khác và vẽ bằng các ký hiệu hoặc chú giải thích hợp làm cho người đi biển có thể nhận biết tốt nhất có thể.

Các du hiệu bờ khác bao gồm các đối tượng có thể nhận dạng theo đặc điểm tự nhiên có thể nhìn thấy hoặc nhô lên từ hướng và khoảng cách nhất định ngoài khơi. Người vẽ hải đồ thường không biết được đối tượng nào có thể được nhận thấy từ phía biển hay không; nhìn chung, những đối tượng cao như tháp, cột buồm, ống khói trong khoảng cách cụ thể trên đất liền, tùy theo tỷ lệ và tính chất của đa hình, phải được thể hiện hải đồ.

5.21.2. Du hiệu bờ

Ký hiệu dấu hiệu bờ phải được sử dụng rộng rãi tới mức có thể để vẽ các du hiệu bờ để giảm thiểu những khó khăn trong việc diễn tả bằng ngôn ngữ. Trong trường hợp một ký hiệu cụ th không tồn tại, ký hiệu tòa nhà hoặc vòng tròn v trí có thể được sử dụng để thay thế. Ví dụ:

nơi không có khoảng trống cho ký hiệu hình ảnh, bao gồm các trường hợp ký hiệu phải phá v đường bờ, vòng tròn vị trí nhỏ (B22) và chú giải nên được sử dụng.

Đ giúp cho người đi biển nhận dạng được du hiệu bờ, tên hoặc mô tả đối tượng, chiều cao so với mặt đất (xem mục 5.3) hoặc so với mặt chuẩn độ cao được chỉ định (xem mục 5.2); và/hoặc các đối tượng nhận dạng, ví dụ: tháp đôi, hình ảnh phác họa (xem mục 5.50).

5.21.3. Đối tượng dễ nhìn thy

Một đối tượng dễ nhìn thy phải đáp ứng các điều kiện sau: nó có thể nhìn thấy rõ ràng từ phía biển hoặc từ các vùng có thể hành hải của sông trong các điều kiện ánh sáng thay đổi và có thể nhận dạng dễ dàng. Trách nhiệm của người làm hải đồ là làm cho các đối tượng dễ nhìn thy nổi bật lên khỏi các chi tiết địa hình khác và sử dụng ký hiệu và chú giải thích hợp để người điều khiển tàu biển nhận dạng ra chúng một cách tích cực.

Dấu hiệu bờ dễ nhận ra phải được nhấn mạnh bằng việc bổ sung các chú giải bằng chữ không chân (sans-serif) viết hoa, dù là ký hiệu được sử dụng là ký hiệu đặc biệt. Ví dụ:

Nếu sử dụng vòng tròn vị trí (B22) cho dấu hiệu bờ dễ nhìn thấy, đường kính vòng tròn nên lớn hơn 2mm. Từ viết tắt chỉ nên sử dụng khi khoảng trng b hạn chế. Các đối tượng nhận dạng có thể được bổ sung trong ngoặc đơn, nếu hữu ích, ví dụ: ‘(red)’, '(2 spires)’.

5.21.4. Các báo hiệu hàng hải là báo hiệu ban ngày như tiêu và đèn biển mà bản thân nó đã thu hút sự chú ý tốt từ hướng biển. Nếu chúng đặc biệt nổi bật, có thể được nhấn mạnh bằng phương pháp tại mục 5.21.3 (xem thêm mục 6.53.1 và 6.55.3).

5.21.5. Phác họa dấu hiệu bờ có thể được sử dụng nếu có sẵn (xem mục 5.50).

5.22. Đối tượng tự nhiên

Các đối tượng địa hình tự nhiên thể hiện trên hải đồ được nhóm lại theo các nhóm: địa hình, thủy hệ, thảm thực vật. Loại đối tượng được vẽ trên hải đồ và khoảng cách tới các đối tượng được thể hiện sẽ thay đổi theo t tệ hải đồ, loại đa hình, và sự hợp lý của báo hiệu hàng hi. Sự quan trọng đối vi người đi biển phải được đánh giá theo khía cạnh bằng cả hành hải trực quan và hành hải bằng ra đa (xem mục 5(a)).

Nhà hàng hải nhìn bờ biển theo chiếu đứng; người làm hải đồ mô tả chúng theo mặt bằng và phải luôn luôn nhận biết rằng mối quan tâm lớn nhất của nhà hàng hải trong chi tiết đất liền là đặc điểm đường bờ và độ dốc của địa hình trong đất liền sau đó mới là những đối tượng khác. Trên bờ biển thấp, dù một ch dẫn nhỏ đối với vị trí gần bờ, ví dụ: đụn cát, đồi nhỏ, dốc đứng thấp, có thể rất hữu dụng trên hải đồ tỷ lệ lớn. Trên bờ biển dốc có nước sâu ven bờ, giao thông đường biển có thể tập trung phía ngoài những điểm lồi ra của đất liền, và tính chất của mỗi mũi đất cần được thể hiện rõ ràng, ví dụ: nó có vách dựng đứng, hoặc dốc hoặc mặt nghiêng thoải hay không.

Vùng xa bờ không thích hợp để đánh dấu bằng báo hiệu hàng hải, địa hình chi tiết gần bờ biển sẽ cho phép người đi biển tránh xa các nguy hiểm với sự trợ giúp của hướng ngắm của đối tượng địa hình được vẽ trên hải đồ.

Không có tiêu chuẩn cụ thể nào nhưng nên tuân th những nguyên tắc sau:

a. Chi tiết địa hình được thể hiện trên hải đồ nên được giữ ở mức phù hợp tối thiểu cung cp cho nhà hàng hải tất cả các đối tượng có thể nhận dạng và hình ảnh tổng quan của địa hình tới đường chân tri có thể nhìn thấy. Điều này sẽ giúp các dấu hiệu bờ nổi bật nên khỏi các chi tiết kém quan trọng hơn.

b. Cách xử lý chi tiết nên thay đổi cùng với khoảng cách trong đt liền; ví dụ: đối tượng không dễ nhận thấy như đầm lầy, hồ nhỏ, suối có thể được thể hiện nhưng ch khi trong phạm vi 1 dặm ven bờ.

5.22.1. Hải đ bến cảng

Cách xử lý đối tượng tự nhiên phải được xác định liên kết với chi tiết đô thị: xem quy định tại mục 5.11.

5.22.2. Hải đ ven biển và luồng vào

Hành hải ven bờ yêu cầu nhà hàng hi phải chú ý liên tục tới vị trí chính xác, thường bằng các phương pháp trực quan, bi vì nguy cơ mắc cạn. Các đối tượng tự nhiên gần bờ có tầm quan trọng nhất trên hải đồ được sử dụng cho mục đích hành hải ven bờ.

5.22.3. Hải đ tuyến hành hải và hình dáng đường b

Địa hình có thể được thể hiện sâu về phía đất liền hơn so với hải đồ tỷ lệ lớn, vì những đồi xa có th nhìn thấy được (bng ra đa hoặc bằng mắt) từ vùng khá xa bờ. Những đối tượng nhỏ như thảm thực vật, ch được thể hiện nếu đặc biệt (xem mục 5.26).

5.22.4. Sông, hồ, và kênh có thể hành hải nên được thể hiện càng đầy đủ càng tốt trên hải đồ t lệ lớn.

5.23. Địa hình: đường đẳng cao, đường hình thái, sắc thái

Giả sử rằng, người đi biển sẽ không gặp mấy khó khăn trong việc hiu được hầu hết các biện pháp thể hiện đa hình. Để thể hiện đa hình có thể lựa các cách thể hiện sau:

a. B qua tất cả phần thể hiện địa hình, trừ các đê và tường biển;

b. Bỏ qua tất cả phần thể hiện về địa hình, trừ các điểm độ cao (với tên nếu biết) và vách dựng đứng;

c. Thể hiện địa hình bằng đường đng cao (và điểm độ cao);

d. Thể hiện địa hình bằng đường hình thái (và điểm độ cao).

5.23.1. Bỏ qua các đường đẳng cao trên hải đ tỷ lệ nhỏ hơn

Trong trường hợp đường đẳng cao không thể hiện được đặc trưng địa hình trên hải đồ tỷ lệ nhỏ, đường hình thái và điểm độ cao có thể sử dụng để làm ni bật cho các đối tượng đơn lẻ.

5.23.2. Màu sắc của đường đẳng cao

Đường đẳng cao và đường hình thái phi được thể hiện bằng đường thẳng mảnh liên tục màu đen.

5.23.3. Đường đẳng cao sẽ được th hiện tốt hơn nh đường đẳng cao cái, cứ bốn đường đẳng cao con lại tô đậm một đẳng cao cái.

những nơi có độ dốc lớn, đường đẳng cao giữa có thể bị lược bỏ để khoảng cách giữa các đường là 0,3mm. Đường đẳng cao cái, nếu được sử dụng, không được lược bỏ.

Đường đẳng cao phản ánh tính chất địa hình; ví dụ các đường đẳng cao có thể làm trơn bằng cách khái quát hóa. Chúng có thể được làm đứt khi gặp tên, tòa nhà, đường giao thông, kí hiệu hình ảnh và chi tiết quan trọng nhưng có th cắt ngang qua khu vực đô thị.

5.23.4. Đường đẳng cao gần đúng được thể hiện bằng đường nét đứt mảnh (sự khác biệt giữa đường đẳng cao gần đúng và đường hình thái là đường đẳng cao gần đúng có nhãn độ cao).

5.23.5. Khoảng cao đều giữa các đường đẳng cao phải thống nhất trên cùng một hải đồ, hoặc sơ ri các hải đồ chồng phủ cùng tỷ lệ, ngoại trừ đường đẳng cao thấp nhất có thể là đường đẳng cao bổ sung, ví dụ: 25m nếu khoảng cao đều cơ sở là 50m, hoặc 10m nếu khoảng cao đều cơ sở là 25m. Khoảng cao đều lý tưng của các đường đẳng cao được chọn sao cho không sử dụng quá 10 đường đẳng cao để thể hiện khoảng độ cao trên một hải đồ hoặc sơ ri hải đồ cụ thể.

5.23.6. Nhãn độ cao, sử dụng đơn vị mét, phải được đặt đủ để nhận diện các đường đẳng cao. Chữ số được in mảnh và định hưng sao cho chúng luôn dễ nhìn từ biên phía Nam của hải đồ.

5.23.7. Đường hình thái được thể hiện bằng nét vẽ liền, đậm hơn ở cung phần tư Đông Nam để th hiện ánh sáng đến từ phía Tây Bắc. Chúng có thể thể hiện kết hợp với điểm độ cao (hoặc điểm độ cao gần đúng) khi các đường thẳng không thể cung cấp nhãn độ cao.

5.24. Địa hình: điểm độ cao

Điểm độ cao được lựa chọn để đánh dấu đỉnh đồi, núi hoặc dãy núi quan trọng nên được thể hiện trên hải đồ được thiết kế để nhận dạng đường bờ và các hải đồ t lệ lớn hơn. Đối với ký hiệu sử dụng cho v trí độ cao, xem quy định tại mục 5.24.2, và mặt phng tham chiếu, xem quy định tại mục 5.2.

5.24.1. Vị trí điểm độ cao

Điểm độ cao trên hải đồ thường được cho là điểm cao nhất của đồi, núi và vách đá, đặc biệt trên những hải đồ mà đường đẳng cao và đường hình thái bị bỏ qua; người đi biển thường coi độ cao được chọn để vẽ trên hải đồ là điểm cao nht.

5.24.2. Điểm độ cao đã được xác định phải được thể hiện bằng dấu chấm kèm với con số viết thẳng đứng đặt liền kề với ký hiệu để chỉ rõ độ cao tính theo mét (C10, C11, C13). Chữ số chỉ độ cao nên đặt ở phía đất liền, nếu khoảng trống cho phép, lớn hơn và đậm hơn nhãn của đường đồng mức để phân biệt.

5.24.3. Độ cao gần đúng đôi khi có thể được sử dụng khi không có v trí chính xác, vị trí của số thể hiện vị trí; ví dụ, chỉ số độ cao đứng một mình có thể được sử dụng để biểu thị độ cao của một vách đá có đnh phẳng. Chỉ số độ cao gần đúng nên được làm tròn đến hạng chục nhưng có cùng kiểu chữ với điểm độ cao khác.

5.24.4. Độ cao của ngọn cây có thể được thể hiện trên hải đồ trong vùng cây gỗ che kín mặt đất. Độ cao này phải được thể hiện là độ cao gần đúng bằng du gạch ngang —’ phía trên chỉ số độ cao. Kí hiệu thích hợp của rừng cây cũng được thể hiện (xem mục 5.26.1) như hình C14.

5.25. Thủy hệ: sông, hồ

Các vùng nước nội địa mà tàu thuyn có th qua lại phải được thể hiện trên hải đồ càng cụ thể càng tốt theo tỷ lệ hải đồ. Sông và hồ khác chỉ được vẽ trên hải đồ theo một cách thức hạn chế để hỗ trợ cho việc biểu thị đặc trưng chung của địa hình (ngoại trừ gần với đường bờ nếu có ý nghĩa trực tiếp đối với người đi biển).

Mục này không đề cập đến các cửa biển và cửa sông có độ sâu được vẽ trên hải đồ theo tỷ lệ của hải đồ đang thành lập.

5.25.1. Kí hiệu sử dụng cho sông (có thể hành hi và không thể hành hành) thể hiện bằng đường thẳng đơn có bề dày bằng bề dày đường bờ, nét mảnh ở nhánh phía thượng lưu và bằng nét đôi ở những nơi tỷ lệ hải đồ cho phép. Chi tiết thủy đạc có thể được thể hiện nếu t lệ cho phép và màu sắc thể hiện phù hợp với độ sâu hoặc, nếu không có chi tiết nào được thể hiện thì màu sắc sẽ được thể hiện phù hợp với màu sắc được vẽ tại lối vào sông từ phía biển. Hồ thường được thể hiện bằng màu xanh nước nông.

5.25.2. Tên sông phải được in nghiêng dọc theo hướng dòng chảy, đáy của các chữ cái thể hiện tên sông gần với đường kí hiệu thể hiện dòng sông.

5.25.3. Sông chảy không liên tục là sông phần lớn thi gian là khô. Kí hiệu sông chảy không liên tục được thể hiện bằng đường nét đứt. Trong trường hợp hai bờ có thể thể hiện được hoặc bị phân dòng, bờ và các luồng trung gian được thể hiện bằng nét gạch đứt. Màu sắc nền sông là màu đất liền.

5.25.4. Các sông có thể di chuyển bng tàu biển phải được thể hiện theo cách thông thường đối với các sông chy quanh năm (xem mục 5.25.1).

5.25.5. Ghềnh và thác nước trong các sông có thể hành hải phải được thể hiện nếu tỷ lệ cho phép bằng các đường song song với dòng chảy.

5.25.6. H phải được thể hiện khi nó là một phần của sông có thể hành hải được vẽ trên hải đồ, hoặc ở gần đường bờ biển. Ký hiệu hồ được thể hiện như C23.

5.25.7. Ruộng muối được thể hiện bằng mẫu các hình vuông nhỏ. Đường vẽ ngang và dọc phải song song với biên hải đồ và được bao bằng đường liền. Màu đất liền được thể hiện trên toàn ruộng muối. Nếu t lệ cho phép đường bao ngoài của từng ruộng muối có thể được vẽ riêng rẽ. Trường hợp cánh đồng muối rộng lớn thì có thể thay thế ký hiệu bằng chú gii.

5.26. Thực vật

Trong hầu hết các khu vực, thảm thực vật có thể bị bỏ qua, tr trường hợp:

a. Vùng có cây (bao gồm cây đước và dừa nước) hoặc đầm lầy hình thành nên đường bờ nhìn thấy (xem mục 5.9);

b. Cây độc lập hoặc gốc cây tạo nên dấu hiệu bờ, ví dụ: trên hòn đảo nằm thấp độc lập;

c. những nơi gần bờ biển, các vùng thân cây gỗ xen kẽ với vùng không có cây che phủ và vì thế có thể giúp cho việc nhận dạng mũi đất hoặc hình dáng phác họa của đường bờ.

Các đối tượng sau phải được b qua trên hải đồ tỷ lệ lớn nhất:

Vùng c, cánh đồng canh tác (ruộng lúa), bụi cây;

Cây dọc hai bên đường, hàng rào, mương, cây rải rác (trừ du hiệu bờ);

Rừng cây bên trong khu vực đô thị (trừ khi liền kề với đường bờ);

Rừng cây che phủ mặt đất vì thế không thể sử dụng cho việc xác định vị trí.

5.26.1. Rừng cây gỗ nói chung phải được thể hiện bằng kí hiệu như hình C30. Trường   hợp sử dụng chú giải “Wooded’ hoặc 'Rừng gỗ', hoặc tương đương, cho vùng rộng lớn thì có thể làm giãn chú giải ra cho phù hợp với khu vực.

5.26.2. Các cây nhô lên khi được phát hiện theo nhóm nhỏ được thể hiện bằng kí hiệu hình ảnh. Nếu biết v trí của từng cây độc lập và có thể dùng để định vị được thì dùng kết hợp với vòng tròn nhỏ ở dưới gốc gây.

5.27. Đối tượng văn hóa

Các nguyên tắc đã được trình bày trong mục 5.22 (Đối tượng tự nhiên) cũng có thể áp dụng cho các đối tượng văn hóa. Đặc biệt, các đối tượng quan trọng đối với người đi biển phải được đánh giá theo yêu cầu vừa hành hải bằng mắt thường và bằng ra đa.

Đường bao xung quanh các đối tượng văn hóa (ví dụ: sân bay, cánh đồng gió) thường xuyên là các đối tượng hữu hình như tường hoặc rào. Mặc dù điều này có thể thay đổi, để nhất quán, đường bao xung quanh các đối tượng văn hóa nên vẽ trên hải đồ bằng các nét liền mảnh.

5.27.1. Hải đồ bến cảng: xem quy định tại mục 5.11.

5.27.2. Hải đồ ven biển và li vào cng

Đối với hành hải cận bờ các đối tượng như đường bộ, đường sắt và thậm chí là đường mòn nhỏ chạy xuống, hoặc dọc theo bờ biển; các nhà cao tầng gần bờ biển, và tất cả các kết cấu cao hoặc khác biệt có thể nhận biết bằng mắt phải được thể hiện trên hải đồ để hỗ trợ xác định vị trí, thường bằng các phương pháp trực quan. Ranh giới gần đúng của khu vực đô thị là rất quan trọng bi vì vào ban đêm, ánh sáng của báo hiệu có thể khó phân biệt trong vùng lân cận của khu vực đô thị được chiếu sáng tốt.

5.28. Kênh

Các kênh có thể hành hải nên được vẽ trên hải đồ. Các kênh kém quan trọng hơn có thể được vẽ trên hải đồ (đặc biệt trên hải đồ t lệ lớn hơn) nếu chúng là mối quan tâm đối với các tàu thuyền nhỏ hoặc nếu chúng hình thành nên một phần quan trọng của thông tin nền, ví dụ: kết nối các cảng với nội địa.

Cần phải cân nhắc cẩn thận đối với các đối tượng có trên các kênh như sau:

5.28.1. Độ sâu nhỏ nht hoặc mớn nước cho phép lớn nht phải được thể hiện rõ. Các đối tượng này có thể được trình bày theo dạng bảng nếu có một số khóa vào ụ có kích thước khác nhau. Độ sâu thực tế trên kênh có thể được thể hiện nếu có.

5.28.2. Khoảng cách an toàn phía trên cao: cách thể hiện trên hải đồ xem quy định tại mục 5.46.

5.28.3. Khoảng cách dọc kênh nên được thể hiện trên hải đồ: xem quy định tại mục 5.6.

5.28.4. V trí của khóa ụ và các tín hiệu giao thông khác, và các văn phòng của cơ quan kiểm soát kênh phải được thể hiện càng rõ ràng càng tốt: xem quy định tại mục 6.84.

5.28.5. Ký hiệu khóa và cửa khóa: xem quy định tại mục 5.16.6.

5.28.6. Kênh trên hải đồ tỷ lệ nhỏ hơn

Các ký hiệu sau được sử dụng để thể hiện kênh tùy theo tỷ lệ. Nếu có thể, một con kênh nên được thể hiện bằng nét vẽ đôi, với màu xanh giữa hai nét vẽ. Nếu tỷ lệ quá nhỏ, dùng kí hiệu hình F40F41.2.

5.29. Đường sắt

Trong khu vực đô thị, hải đồ phải mô tả đường sắt trong phạm vi vài dặm bờ biển để đưa ra hướng dẫn chung về mức độ phát triển trên đất liền. Tại vùng chưa phát triển rộng lớn, đường sắt có thể được vẽ để thu hút sự chú ý tới các cng biệt lập. Đường sắt chỉ nên được thể hiện trên hải đồ tỷ lệ lớn và tỷ lệ trung bình.

những nơi đường sắt chạy dọc bờ biển, hoặc chạy xuống phía bờ biển, cùng với các cầu, các cột tín hiệu và các kết cấu khác kết hợp, nó có thể tạo nên các đối tượng nhận dạng quan trọng. Không cần thiết phải thể hiện trên hải đồ các đối tượng kết hợp nhỏ hơn như cột, giá đỡ...

Đường sắt không sử dụng và bị phá hủy không được th hiện, mặc dù đường đê và đường hào gần bờ biển có thể vẫn được thể hiện nếu thấy cần thiết (xem mục 5.30).

Đối với đường sắt ụ tàu: xem quy định tại mục 5.18.4.

5.29.1. Tuyến đường sắt hoặc tàu điện phải được thể hiện bằng một trong các ký hiệu sau:

5.29.2. Tòa nhà ga đường sắt có thể được thể hiện đúng tỷ lệ nếu có thể. Trên tỷ lệ nhỏ, kí hiệu được sử dụng là hình chữ nhật nhỏ màu đen tiếp giáp với đường sắt.

Đường tàu tránh có thể được vẽ khái quát.

Trên hải đồ bến cảng, tên của nhà ga hoặc trạm chính có thđược thể hiện. Chú giải ‘Station’ hoặc tương đương nên được bỏ qua đối với các ga nhỏ.

5.30. Đường hầm, đường hào

5.30.1. Lối vào đường hầm nên được thể hiện tương tự dấu ngoặc đơn; hiệu đường sắt hoặc đường bộ dưới lòng đất được thể hiện bằng nét vẽ ri.

5.30.2. Đường hào được biu diễn bằng nét chải, phần rộng ra của nét chải thể hiện phần phía trên của đường hào.

Đường hào ch được vẽ nếu có thể nhìn thấy từ phía biển.

5.31. Bờ đê, đập ngăn nước

Đối với đường đê ven biển, bao gồm c kè và đê đắp được thiết kế để chống úng lụt. Tường biển và đường đắp cao (causeway) xem quy định tại mục 5.10.

5.31.1. Đường đê trong đất liền chỉ được vẽ nếu nó có thể nhìn thấy từ biển. Chiều dài ngắn của đường đắp có thể được thể hiện bằng nét chải với kí hiệu đường bộ hoặc đường ray dọc theo đnh nếu thích hợp.

5.31.2. Đập nước phải được thể hiện theo t lệ thực cùng với chú giải ‘Dam' hoặc tương đương hoặc bằng ký hiệu có dạng hình lược vẽ cắt ngang qua sông và gối lên hai bờ sông, phần răng lược hướng về phía dòng chảy.

Đối với đập chắn lũ mở, xem quy định tại mục 5.16.7.

5.32. Đường

Hải đồ không phải là bản đồ giao thông. Do đó đường chỉ được vẽ trên hải đồ nếu nó quan trọng đối vi hàng hải hoặc cung cp hình ảnh chung về sự phát triển.

Trên hải đồ ven biển và hải đồ nhập bờ, đường chạy xuống hoặc dọc bờ biển được thể hiện ở những nơi tỷ lệ cho phép, bao gồm các đường đa phương dẫn tới các cầu nhô nhỏ, địa điểm đổ bộ. Trong nội địa, những đường chính trong phạm vi vài dặm bờ biển có thể được vẽ để cung cấp thông tin chung về mức độ phát triển, trừ đường mòn và tất cả hoặc một số tuyến đường nhỏ nên được bỏ qua. Trong khu vực chưa phát triển rộng lớn có rất ít đường xá, các đường nhỏ ở trong đất liền nên được thể hiện. Trên hải đồ bến cảng tỷ lệ lớn, đường giao thông có thể được thể hiện theo tỷ lệ thực. Tuy nhiên, chúng thường không quan trọng đối với hàng hải trừ khi chúng chạy lên đồi từ bờ biển, do đó có tác dụng như một dấu hiệu bờ. Đối với đường và phố trong khu vực đô thị, xem quy định tại mục 5.36 và 5.37.

S dụng các ký hiệu sau để phân biệt các loại đường với nhau:

a. Đường cao tốc, số đường có thể được thể hiện nếu yêu cầu;

b. Các tuyến đường được làm cứng bề mặt; số tuyến chính có thể được thể hiện;

c. Tuyến đường không được làm cứng bề mặt, lối đi.

5.32.1. Đường cao tốc trên tỷ lệ lớn được thể hiện bằng hai đường đậm song song cách nhau 1,8mm, với đường kẻ mảnh ở giữa. Tuyến đường dẫn và giao cắt được thể hiện bng 2 đường mảnh song song.

5.32.2. Đường chính phải được thể hiện bằng 2 đường thẳng mnh song song, cách nhau khoảng 0,5mm. Ở những chỗ thuận lợi cho việc phân biệt giữa tuyến chính với các tuyến khác, chiều rộng 0,9mm có thể được sử dụng cho những tuyến này.

5.32.3. Đường nhỏ và đường mòn (nếu được vẽ) là đường nét đứt đơn hoặc đôi.

5.32.4. Trên hải đồ tỷ lệ nhỏ, đường có thể được b qua.

5.33. Sân bay

Sân bay trong phạm vi vài dặm ven bờ phải được thể hiện trên hải đồ tỷ lệ lớn và trung bình. Chúng quan trọng đối với hành hi ven bờ vì có nhiều đối tượng thị giác và thính giác được kết hợp với sân bay và giao thông hàng không.

Đối với đèn kết hợp với dẫn đường hàng không, xem quy định tại mục 6.72.

5.33.1. Sân bay trên hải đồ tỷ lệ lớn thông thường phải được thể hiện bằng:

Đường bao của các đường băng chính theo tỷ lệ thật; hoặc

Bằng ranh giới của sân bay (nếu biết) và tên của sân bay hoặc chú giải, nếu không biết đường bao của các đường băng;

Nếu không biết cả đường bao của các đường băng và đường bao của sân bay, sân bay phải thể hiện bằng ký hiệu:

Tháp điều khiển và các công trình chính khác nên được vẽ trên hải đồ t lệ lớn nếu nó có ý nghĩa đối với người đi biển.

5.33.2. Sân bay trên hải đồ tỷ lệ nhỏ hơn được vẽ nếu gần bờ biển hoặc các địa điểm hàng hải quan trọng. Sân bay có thể được thể hiện bằng kí hiệu D17 hoặc bằng đường bao thực tế và chú gii.

5.33.3. Sân bay lên thng phải được vẽ trên hải đồ bằng vòng tròn màu đen đường kính 3mm bao quanh ký hiệu viết tắt quốc tế 'H':

Đối với hoa tiêu được di chuyển bằng máy bay lên thẳng, xem quy định tại mục 6.81.2.

5.33.4. Hạn chế hành hải trong các lối vào sân bay nên được thể hiện bằng ký hiệu khu vực hạn chế (N2.1) cùng với ghi chú giải thích đưa ra thông tin chi tiết của những hạn chế, ví dụ: chiều cao bị giới hạn.

5.34. Mỏ lộ thiên, mỏ khoáng sản

5.34.1. Trên hải đồ tỷ lệ lớn, m lộ thiên có thể nhận biết được từ ngoài biển và được thể hiện bằng kí hiệu vách đứng, không có chú giải. Kết cấu dễ nhìn thấy liên quan đến mỏ phải được thể hiện phù hợp với các quy định về ống khói, tháp, ... (xem mục 5.21).

5.34.2. Trên hải đồ tỷ lệ nhỏ hơn, nếu có ý nghĩa đối với hàng hải, m được thể hiện bng ký hiệu hai chiếc búa đặt chéo nhau.

5.35. Khu vực nhà lưu động và địa điểm cắm trại

Nhà lưu động và khu vực cắm trại chỉ nên vẽ trên hải đồ chạy ven biển và nhập bờ, nếu chúng có thể nhìn thấy từ biển và là đi tượng nhận dạng cho người đi biển.

Địa điểm cắm trại hoặc vừa cắm trại vừa làm bãi đỗ cho nhà lưu động được thể hiện bằng ký hiệu E32.2 (cao khoảng 3,0mm).

Địa điểm chỉ sử dụng cho các nhà lưu động được thể hiện bằng ký hiệu E32.1 (cao 2,5mm):

Đi với địa điểm gồm các nhà lưu động lớn độ cố định, sử dụng ký hiệu khu đô thị để thể hiện (D1).

Đối với khu vực cắm trại hoặc khu vực để nhà xe lưu động kéo dài, các ký hiệu này sẽ được đặt trong đường nét liền màu đen.

5.36. Các tòa nhà và khu vực đô thị

Các công trình mép nước, dấu hiệu bờ và một số tòa nhà công cộng được thể hiện chính xác và riêng biệt trên hải đồ tỷ lệ lớn. Khi thể hiện các tòa nhà một cách khái quát, bao gồm các khu vực xây dựng và khu vực đô thị, mục đích của người vẽ hải đồ phải là tạo ra ấn tượng chính xác về sự mở rộng của khu vực xây dựng và mật độ các tòa nhà. Các quy định sau đây được áp dụng chủ yếu đối với hải đồ tỷ lệ lớn.

5.36.1. Công trình mép nước có tm quan trọng tới hành hải và nên được thể hiện chi tiết, không quá khái quát. Trong cng, các tòa nhà nằm giữa mép nước và các tòa nhà nằm trên tuyến ph đầu tiên song song với bờ được thể hiện riêng rẽ nếu tỷ lệ cho phép. Cách xa cảng và khu vực xây dựng, thậm chí các công trình nhỏ nên được thể hiện riêng lẻ ở nếu nó là dấu hiệu bờ (xem mục 5.21).

5.36.2. Công trình dấu hiệu bờ

Nhằm trợ giúp người đi biển nhận dạng các công trình dấu hiệu bờ, có thể bổ sung thêm chiều cao của chúng so với mặt đất (xem mục 5.3) hoặc mặt chuẩn lục địa (xem mục 5.2).

5.36.3. Trong khu vực đô thị, chỉ các công trình mép nước, dấu hiệu bờ và một số tòa nhà công cộng là mối quan tâm của người đi biển nên được thể hiện riêng lẻ. Tuyến đường chính, khu phố, đường sắt... có thể được thể hiện trong khu vực cảng, liền kề với bờ biển và bất kì đâu nếu nó quan trọng đối với hàng hải.

5.36.4. Sự mở rộng của khu vực đô thị có thể được mô t bằng một trong các cách sau:

Sử dụng mẫu phố đường đơn hoặc đường đôi. Cạnh phía đông và phía nam của các khối được nhấn mạnh bằng đường đậm hơn;

Sử dụng màu sắc khu vực đô thị;

Kết hợp c hai cách trên;

Dấu hiệu bờ và các tòa nhà công cộng là mối quan tâm của người đi biển có thể được thể hiện riêng rẽ trong khu vực đô thị:

5.36.5. Các tòa nhà nằm rải rác trong đất lin không phải là dấu hiệu bờ và cũng không quan trọng đối với hàng hải phải được b qua. Gần bờ biển hơn thì chúng có thể được khái quát hóa bằng cách vẽ một vài tòa nhà tượng trưng, đủ để mô tả mật độ các tòa nhà. Điều quan trọng là không phóng đại khu vực đô thị mở rộng, hoặc biến làng mạc thành thị trấn, bng cách bao một vùng rìa có mật độ tòa nhà thấp hơn bên trong các khối đô thị.

những nơi các khu vực đô thị được thể hiện bằng các khối có các cạnh được đánh bóng, độ đậm nhạt của các khối phải được cân bằng với độ đậm của các hình tô màu đen thể hiện cho các tòa nhà riêng lẻ. Trong các trường hợp như vậy, các tòa nhà riêng lẻ, khi được vẽ theo tỷ lệ thực, có kích thước nhỏ hơn 1,2mm phải được thể hiện bằng các hình màu đen đặc. Các tòa nhà, khi được vẽ theo tỷ lệ thực, có kích thước nhỏ hơn 0,6mm (nếu nó là đối tượng cần phải vẽ riêng biệt) phải được làm to ra thành hình chữ nhật màu đen có kích thước tối thiểu 0,6x0,9mm.

5.36.6. Làng trong đất liền có thể được trình bày nếu thích hợp, bằng một ký hiệu cho tòa nhà nổi bật nhất, ví dụ: chùa và tên chùa.

Trong khu vực bằng phẳng những nơi đường đê kéo dài khe khuất phần lớn khu vực đô thị, các tòa nhà cao hơn có thể được sử dụng để thể hiện vị trí của cả làng mạc và thị trấn.

5.36.7. Trên hải đồ có t lệ trung bình, khoảng 1:500 000, địa điểm làng mạc (gần bờ biển) và thị trấn nhỏ có thể được thể hiện bằng ký hiệu đường tròn màu đen đường kính 1mm hoặc hình chữ nhật màu đen và tên.

5.37. Phố và tên đường

Tên phố và đường phố thường không có giá trị nhiều trên hải đồ trừ hải đồ cảng tỷ lệ lớn. Tên phải là chữ hoa, kiểu chữ không chân (sans-serif) và đặt giữa hai đường vẽ kí hiệu cho đường bộ, nếu có thể.

5.38. Công trình công cộng

Xem quy định tại mục 5.15 đối với các văn phòng bến cảng (Quản lý bến, hải quan, kiểm dịch, y tế, bệnh viện);

Xem quy định tại mục 5.39 đối với các địa điểm th cúng;

Xem quy định tại mục 5.29.2 đối với nhà ga đường sắt.

Thể hiện các tòa nhà dễ nhận ra, xem quy định tại mục 5.21.3.

Các công trình công cộng, tr ở nơi chúng có thể là dấu hiệu bờ hữu ích cho hành hải, nên được vẽ trên hải đồ bến cng tỷ lệ lớn với tên hoặc chú giải mô tả.

5.38.1. Bưu điện được vẽ nếu thích hp. bằng ký hiệu như hình F63.

5.39. Khu vực thờ cúng và các đối tượng kết hợp

Các địa điểm th cúng thường tạo thành các dấu hiệu quan trọng. Kích thước và kết cấu kết hp với tháp, chóp nón, đỉnh vòm... làm cho chúng d nhận dạng. Những công trình này nhô lên hoặc dễ nhận ra nên được thể hiện trên hải đồ trong phạm vi vài dặm trong đt liền, với các thông tin đủ để làm cho chúng dễ dàng được nhận biết. Nếu t lệ cho phép, đường bao tòa nhà nên được th hiện để thu hút sự chú ý tới bất kỳ các đối tượng quan trọng nào. Để th hiện tòa nhà dễ nhìn thấy, xem quy định tại mục 5.21.3. Nếu sử dụng các phác họa hình ảnh, xem quy định tại mục 5.50.1.

những nơi tỷ lệ hoặc tính cht của hải đồ là dạng mà ký hiệu thì sẽ thích hợp hơn, các ký hiệu trong phần này nên được sử dụng. Để chỉ rõ tính chất dễ nhận ra của khu vực th cúng, các nguyên tắc chung được trình bày ở mục 5.21 nên được tuân theo.

Khu vực th cúng không chắc chắn là dấu hiệu bờ nhưng là khu tập trung dân cư, kí hiệu thích hợp và tên đa điểm có thể được sử dụng để th hiện khu dân cư như vậy (xem mục 5.36.6).

5.39.1. Nhà th thường được thể hiện bng hình chữ thập Man-ta:

Trên hải đồ tỷ lệ lớn, đường bao của tòa nhà có thể được thể hiện. Chữ thập nên được đặt bên trong đường bao tòa nhà:

Chỉ dẫn những nơi nhà th có chóp nón, chóp đôi, tháp, đỉnh vòm... có thể thể hiện bằng cách viết tắt hoặc chú giải mô tả (xem mục 5.39.2), hoặc bằng phác thảo hình ảnh nhỏ thay thế ký hiệu hoặc đặt gần nó (xem mục 5.50.1). Nếu phác thảo nằm ngoài vị trí, nên được vẽ bằng màu đỏ tươi.

5.39.2. Nhà th: các từ viết tắt liên quan

Nhà th có tháp phải được chỉ dẫn bằng từ viết tắt quốc tế Tr

Nhà thờ có chóp nón, hoặc tháp chuông, hoặc đnh nhọn phải được chỉ ra bằng từ viết tắt quốc tế 'Sp

Nhà thờ có đỉnh vòm, ví dụ mái tròn hoặc mái vòm, có thể được ch dẫn bằng chú giải 'Dome’ hoặc tương đương, hoặc từ viết tắt 'Cup' hoặc tương đương.

Từ viết tắt quốc tế Ch’ có thể được sử dụng cho nhà thờ nếu nó không thể sử dụng ký hiệu hình thánh giá.

5.39.3. Đền th, chùa và các nơi thờ cúng khác phải được thể hiện bằng ký hiệu E11, E12, đặt ở vị trí của đỉnh cao nhất của tòa nhà nếu có thể.

Tên hoặc chú giải có thể được đưa thêm vào nếu thấy cần thiết.

5.39.4. Nhà thờ Hồi giáo và tháp giáo đường: phải được thể hiện bằng ký hiệu E13 với vòng tròn vị trí tương ứng với tháp giáo đường nhô lên cao nht. Nếu tỷ lệ cho phép, đường bao tòa nhà có thể được thể hiện cùng với ký hiệu tháp giáo đường ở vị trí thích hợp.

5.39.5. Nghĩa trang được thể hiện nếu nhô lên và dễ nhận thấy. Nghĩa trang phải được thể hiện bằng ký hiệu dưới đây hoặc bằng chú giải ‘Cemeteries’, hoặc 'Nghĩa trang’ hoặc tương đương.

5.40. Ống khói, tháp, cối xay gió, tua bin gió, cột cờ

Các kết cấu trong phần này có thể là dấu hiệu bờ và có thể được vẽ trên hải đồ tùy thuộc vào độ cao xu thế địa hình, trong phạm vi cách bờ biển vài dặm. Màu sắc có thể được thể hiện, thường bằng các chữ viết tắt đặt dưới ký hiệu.

Kết cấu nên thể bằng ký hiệu ở những nơi có thể. những nơi khoảng trống không cho phép s dụng ký hiệu, vòng tròn vị trí với các từ viết tắt thích hợp hoặc các chú giải có thể được sử dụng. Trong trường hợp sử dụng ký hiệu, vị trí là tâm của đáy ký hiệu (xem mục 3.1.3).

Một số kết cấu cao có thể có đèn báo hiệu chướng ngại vật hàng không, xem quy định tại mục 6.72.

5.40.1. Ống khói phải được thể hiện bằng kí hiệu hình E17:

Ngoại trừ, nếu cần thiết vẽ một ống khói ngắn tại điểm cao nhất của tòa nhà: trong trường hợp y và khi khoảng trống không cho phép sử dụng ký hiệu, vòng tròn vị trí và từ viết tắt quốc tế 'Chy' phải được sử dụng.

ng khói có ngọn lửa thường đặt tại nhà máy lọc dầu phải thể hiện bằng ký hiệu:

Đối với ống đốt có ngọn lửa ở giàn khoan, xem quy định tại mục 6.44.2(c).

Trong trường hợp khoảng trống không cho phép sử dụng ký hiệu, thay thế bằng vòng tròn vị trí và từ viết tắt quốc tế 'Fla'.

5.40.2. Tháp nước phải được thể hiện theo hình E16.

Vòng tròn vị trí và chú giải 'Water Tr', hoặc tương đương, phải được sử dụng khi khoảng trống trên hải đồ không cho phép sử dụng ký hiệu.

5.40.3. Tháp nói chung phải được thể hiện bằng kí hiệu E15.

Vòng tròn vị trí và từ viết tắt Tr’ phải được sử dụng khi khoảng trống trên hải đồ không cho phép sử dụng ký hiệu.

Nếu nó sử dụng để nhận dạng, tên bằng ngôn ngữ quốc gia nên được đặt liền kề với ký hiệu hoặc vòng tròn vị trí, khi mà tỷ lệ cho phép.

Đối với các tháp (đăng tiêu, ụ tháp đá, đèn biển không sử dụng) được dựng lên với vai trò báo hiệu hành hải, xem quy định từ mục 6.53 đến 6.55.

Đi với tháp trú ẩn hoặc đăng tiêu trong vùng nước nông xem quy định tại mục 6.54.3.

Đối với tháp nhà thờ xem quy định tại mục 5.39.

Đối với các tháp kết hợp với trạm tín hiệu, kiểm soát bến cảng, trạm quan sát hoa tiêu... xem quy định tại mục 6.80.

Đối với các tháp kết hợp với liên lạc vô tuyến xem quy định tại mục 5.41.

Đi với cột đỡ thể hiện các điểm khống chế khảo sát xem quy định tại mục 5.4.

5.40.4. Đài tưng niệm phải được thể hiện bằng ký hiệu hình E19:

Vòng tròn vị trí và từ viết tắt quốc tế 'Mon’ phải được sử dụng khi tỷ lệ hải đồ không cho phép sử dụng ký hiệu.

Nếu nó dùng đ nhận dạng, tên của đài tưng niệm bằng ngôn ngữ quốc gia, hoặc chú giải nên được đặt liền kề với ký hiệu hoặc vòng tròn vị trí ở những nơi tỷ lệ hải đồ cho phép.

5.40.5. Cối xay gió phải được thể hiện bằng kí hiệu hình E20.1.

Nếu cối xay gió có cánh đã được tháo di, nó được phân biệt bằng từ viết tắt quốc tế ‘Ru’.

5.40.6. Tua-bin gió thường cao, nhiều lưỡi (2-3) và có thể quan sát từ xa; thường đi theo nhóm và có thể đặt xa bờ (xem từ mục 6.44.8 tới mục 6.44.9). Mục đích của tua bin gió là phát điện phục vụ cho khu vực hoặc cung cấp cho mạng điện lưới quốc gia. Các tua bin gió thường bố trí theo nhóm (được gọi là cánh đồng gió) và có thể đặt ngoài khơi (xem mục 6.44.8-9). Mỗi tua bin gió trên bờ phải được kí hiệu như hình E21.1:

Các tua bin gió nhỏ, thông thường để cung cấp điện cho các khu dân cư biệt lập, nếu chúng nhô lên, có thể sử dụng ký hiệu E21.1 để thể hiện.

Cánh đồng tua bin gió trên bờ. Các tua bin gió trên bờ được vẽ như dấu hiệu bờ khi chúng được nhìn thy từ biển. Vì thế nó được thể hiện riêng rẽ theo vị trí thực của từng tua bin. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ hải đồ hoặc thông tin có sẵn không cho phép, một cánh đồng gió trên bờ với kí hiệu bằng tua bin đặt ở giữa.

5.40.7. Cột c phải được thể hiện bằng kí hiệu hình E22

Vòng tròn vị trí và từ viết tắt quốc tế 'FS' phải được s dụng khi t lệ hải đồ không cho phép sử dụng ký hiệu.

Đối với trạm tín hiệu, xem quy định tại mục 6.84.

5.41. Tháp và cột viễn thông

Tháp và cột viễn thông (ví dụ: vô tuyến, truyền hình, điện thoại) có thể được nhận biết từ khoảng cách xa, đặc biệt là vào ban đêm vì chúng thường có đèn báo hiệu chướng ngại vật hàng không (xem mục 6.72). Chúng thường được vẽ trên hải đồ như những dấu hiệu bờ, thậm chí khi nằm sâu trong đất liền. Đối với cột tháp truyền tải điện, xem quy định tại mục 5.48.

5.41.1. Cột viễn thông có kết cấu cao, mảnh được giữ thẳng đứng bằng các dây néo, kí hiệu như hình E23.

Vòng tròn vị trí và chú giải thích hợp như ‘Radio Mast’, 'TV Mast’ hoặc tương đương phải được sử dụng khi khoảng trống trên hải đồ không cho phép sử dụng ký hiệu.

5.41.2. Tháp viễn thông có dạng kết cấu lưới và tự chịu lực, được thể hiện bng kí hiệu hình E24.

Vòng tròn vị trí và chú giải thích hợp như 'Radio Tr’, 'TV Tr’ hoặc tương đương phải được sử dụng khi khoảng trống trên hải đồ không cho phép sử dụng ký hiệu.

5.41.3. Đối với các kết cu ra đa: xem quy định tại mục 6.77.3.

5.41.4. Ăng-ten chảo phải được thể hiện bằng kí hiệu như hình E26.

Vòng tròn vị trí và chú giải ‘Dish aerial’ hoặc tương đương phải được thể           hiện ở những nơi khoảng trống trên hải đồ không cho phép sử dụng ký hiệu.

5.41.5. Bất cứ kết cu nào mà có chức năng báo hiệu hàng hi vô tuyến hoặc ra đa phải thêm vòng tròn vô tuyến màu đỏ tươi (xem mục 6.75) được đặt giữa đường đáy của ký hiệu hoặc vòng tròn vị trí.

5.42. Két hình trụ

Những két biệt lập hoặc tháp chứa khí có thể là dấu hiệu bờ tốt và nên được thể hiện theo tỷ lệ thực ở những nơi có thể. Nhóm các két cha, ví dụ: như ở nhà máy lọc dầu, có thể rất hữu ích cho việc xác định vị trí nhưng không thể được sử dụng thường xuyên để xác định vị trí chính xác bi vì sự không chắc chắn của vị trí các két riêng rẽ.

Một két chứa nước (có hình trụ hoặc hình dạng khác) trên tháp phải được thể hiện như là tháp nước: xem quy định tại mục 5.41.2.

5.42.1. Két chứa riêng lẻ phải được vẽ theo t lệ thực sử dụng kí hiệu hình E27. Khi kí hiệu có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2mm, két phải được thể hiện bằng chấm tròn màu đen.

5.42.2. Nhóm nhiều két có thể được thể hiện bằng chú giải quc tế 'Tanks'.

5.42.3. Silo hình trụ được thể hiện hoặc bằng đường bao ngoài theo tỷ lệ thật với chú giải 'Silo’ hoặc tương đương, hoặc bằng vòng tròn v trí với chú giải.

Các si lô dễ nhận ra: xem quy định tại mục 5.21.3.

5.43. Đường ống trên đất liền

Đường ống trên đất liền không nên vẽ nhưng có thể được thể hiện bằng màu đen, nếu cần, khi nối tiếp với đường ống cung cấp ngầm dưới nước. Đối với đường ống phía trên vùng nước có thể hành hải, xem quy định tại mục 5.49.

Các ống được chôn trên đất liền không nên vẽ trên hải đồ.

Đối với ống thoát nước, xem quy định tại mục 6.43.2.

5.44. Các tòa nhà và kết cấu bị hư hỏng

Đường bao quanh tòa nhà và các kết cấu khác trên đất liền ở vị trí nhô lên hoặc gần bờ biển phải được th hiện bằng các đường nét đứt khi nó ở trong tình trạng hư hỏng. Từ viết tắt quốc tế 'Ru' phải được thêm vào để phân biệt với các đối tượng khác đang được thi công.

5.44.1. Đường bao mực nước cao của cầu nhô bị phá hủy, bến liền bờ và các kết cấu khác ở trên hoặc gần đường bờ phải được thể hiện bằng nét liền, với phần ngập tại mực nước cao được thể hiện bằng nét đứt. Trong tất cả các trường hợp, viết tắt quốc tế 'Ru' phải được thêm vào để hỗ trợ thông tin cho đi biển.

5.44.2. Dấu hiệu bờ bị hư hng phải được thể hiện bằng kí hiệu của chính nó cùng với từ viết tắt quốc tế ‘Ru’.

Nếu, vì lý do khoảng trống, ký hiệu được thay thế bằng vòng tròn vị trí và chú giải, hoặc kết cấu được đặt tên. Từ viết tắt quốc tế phải được đặt trong ngoặc đơn liền kề với chú giải và tên của đối tưng.

5.45. Các kết cấu phòng thủ

một số bờ biển có các kết cấu phòng thủ nhô lên, thường không được sử dụng hoặc sử dụng không vì mục đích phòng thủ. Các kết cu này có thể là các đặc điểm khác biệt chính để nhận dạng mũi đất, hình dáng chung của đường bờ. Bất kỳ các kết cấu nào có thể nhìn thấy từ phía biển phải được vẽ trên hải đồ.

5.45.1. Các kết cấu phòng thủ trên hải đồ tỷ l lớn nên được th hiện bằng đường bao ngoài theo tỷ lệ thực, khái quát hóa khi cần thiết. Ký hiệu s dụng phải là các ký hiệu thông thường dùng cho các tòa nhà riêng lẻ, với bờ đắp hoặc ký hiệu đường bờ biển dốc (C3) nếu phù hợp. Tường tách di xung quanh phải được thể hiện bằng các đường nét đậm. những nơi thích hợp, kết cấu nên được đặt tên.

5.45.2. Các kết cu phòng thủ trên hải đồ tỷ l nhỏ, những nơi không cho phép thể hiện đường bao ngoài theo tỷ lệ thực, ký hiệu sau đây phải được sử dụng.

Các kết cu phòng thủ chính, chẳng hạn như lâu đài, công sự và lô cốt, có kích thước đáng kể và nhô hẳn lên, nếu được yêu cầu, phải được thể hiện bằng ký hiệu dưới đây. Bất kỳ kết cấu kết hợp nào, chẳng hạn như tháp, hoặc cột c, nên được thể hiện bằng các chú giải hoặc từ viết tắt (xem mục 5.40).

Các kết cấu phòng thủ nhỏ, chẳng hạn như công sự nhỏ nếu được yêu cầu, phải được thể hiện ký hiệu sau:

5.46. Chướng ngại vật trên cao và khoảng lưu thông an toàn: cầu, cáp, đường ống

Trên hải đồ có các khoảng lưu thông an toàn ở phía dưới chưng ngại vật trên cao, mặt chuẩn tham chiếu để tính toán độ cao lưu thông an toàn phải được tuyên bố rõ trong khối tiêu đề (xem 4.11.5).

5.46.1. Chiều cao lưu thông an toàn

Thủy triều thiên văn cao nhất (HAT) phải được sử dụng là mặt chuẩn tham chiếu cho chiều cao lưu thông an toàn ở những nơi mà thủy triều có tác động đáng kể đến độ cao mực nước. Nếu các mực nước cao (HW) trong khu vực thường lệch với HAT, thì có thể lựa chọn HW phù hợp để làm mặt chuẩn tham chiếu của chiều cao lưu thông an toàn. Trong khu vực không có thủy triều, mặt chuẩn tham chiếu của chiều cao lưu thông an toàn là HW.

Chiều cao lưu thông an toàn phải được làm tròn xuống tới mét (trừ khi thấp hơn 10m). Mục đích là để thể hiện trên hải đồ chiều cao lưu thông an toàn nhỏ nhất được dự đoán.

Lưu ý: Các bề mặt tham chiếu ở dưới đây không chính xác đối với tất cả các hải đồ. Chúng thường được định nghĩa trong các ghi chú dưới tiêu đề của hải đồ.

5.46.2. Chỉ số về chiều cao lưu thông an toàn phải được thể hiện dọc theo chướng ngại vật

hoặc trên vùng đất liền kề (D20).

Đối với chiều cao lưu thông an toàn của cáp điện, xem quy định tại mục 5.48 3.

5.46.3. Bề rộng lưu thông an toàn, nếu được thể hiện trên hải đồ, phi được làm tròn xuống giá trị mét chẵn gần nhất (D21).

5.47. Cầu

Hải đồ phải luôn luôn thể hiện rõ cầu là cố định (bằng cách chỉ rõ chiều cao lưu thông an toàn) hoặc mở (bằng chú giải và/hoặc bằng các ký hiệu). Trên hải đồ tỷ lệ rất lớn, đường bao ngoài của cầu phải được vẽ theo tỷ lệ thực. Tên cầu có thể được thể hiện trên hải đồ, nếu biết và nó có ích cho người đi biển. Mục đích của cầu có thể được chỉ dẫn bằng đường sắt chạy qua cầu, đường bộ dẫn qua cầu... Đối với tín hiệu và đèn cầu xem quy định tại mục 6.85.3.

5.47.1. Cầu cố định

Thông thường, loại cầu không được th hiện, tr khi sự khác biệt đủ để làm cho nó trở thành dấu hiệu bờ, chẳng hạn như cầu treo, cầu vượt hoặc cầu máng có nhiều nhịp. Kí hiệu chung cho cầu và cầu vượt là hai đường song song với hai đầu quay ra ngoài.

Chân cầu có thể được thể hiện bằng các ký hiệu tương tự nhưng với một đường thẳng. hiệu này cũng có thể được sử dụng để thể hiện cầu trên hải đồ tỷ lệ nhỏ hơn:

Nếu hải đồ có tỷ lệ đủ lớn để sử dụng cho hành hải, chiều cao lưu thông an toàn phải được thể hiện (xem mục 5.46.2). Chiều cao lưu thông an toàn phải được đưa ra giữa mực nước cao (xem mục 5.46.1) và phần thấp nhất của kết cấu cầu, để thể hiện chiều cao lưu thông an toàn nhỏ nhất. Cá biệt, khi luồng hàng hi đi qua một vòm, khoảng lưu thông an toàn có thể được thể hiện theo phần cao nhất của vòm phía trên luồng hành hải, hoặc các khoảng lưu thông an toàn riêng biệt có thể được đưa ra đối với từng luồng hàng hải phía dưới cầu. Đối với cách thể hiện theo mặt đứng, xem quy định tại mục 5.47.5.

5.47.2. Cầu chuyển ti có tháp ở mỗi bên của tuyến đường thủy được nối bằng hệ thống xà ngang trên đó các toa xe có thể chạy được. Chúng thường rất dễ nhìn thấy và phải được mô t trên hải đồ bằng ký hiệu cầu cố định kết hợp với chú giải ‘Transporter’, hoặc tương đương. Chiều cao lưu thông an toàn phải được thể hiện dưới phần thấp nhất của kết cấu cố định (D24).

Đối với cáp treo, xem quy định tại mục 5.48.3.

5.47.3. Cầu mở thường có 2 loại:

Cầu quay, quay trên trụ giữa luồng hoặc một bên luồng;

• Cầu nâng hạ.

Tất cả các cầu mở chạy phải được thể hiện ở vị trí đóng. Ký hiệu phải giống như đối với các cầu cố định trừ trường hợp vị trí của phần mở, nếu có thể, nên được thể hiện bằng hai đường cong. Thực tế việc mở cầu có thể được thể hiện bằng ký hiệu (D23.1÷D23.6) và/hoặc chú giải như: ‘swing’, ‘lifting’, ‘opening’ hoặc tương đương.

Chiều cao lưu thông an toàn có thể được thể hiện nếu có tuyến dành cho tàu thuyền nhỏ hơn phía dưới cầu khi cầu ở trạng thái đóng. Chiều cao lưu thông an toàn không cần thể hiện trừ khi độ cao bị hạn chế ngay cả khi cầu ở trạng thái mở. Trong trường hợp này, phải thêm chú giải, ví dụ sử dụng chú giải ‘(open 20m)’.

5.47.4. Cu có thể ngập nước được hạ thấp phía dưới mặt nước để cho tàu có thể đi qua. Kí hiệu được sử dụng như đối với cầu cố định kết hợp với chú giải dọc theo cầu, ví dụ 'Submersible bridge, 3,5m below CD when lowered’, hoặc tương đương.

5.47.5. Trụ cu có thể là một chướng ngại đối với hàng hi và nên được vẽ trên hải đồ (nếu biết được vị trí hoặc có thể quan sát bằng mắt). Có một vài cách để thể hiện (có thể kết hợp với nhau):

Nếu trụ cầu có đèn báo hiệu hàng hải (và/hoặc báo hiệu ban ngày), thể hiện trên hải đồ là ngôi sao ánh sáng nhỏ cùng với chú giải mô t thích hợp. Bổ sung các từ viết tắt quốc tế, ví dụ như: ‘Pyl’, hoặc 'Tr'; hoặc chú giải, ví dụ: 'TOWER', Trụ cầu’, khi thích hợp để phân biệt giữa các đèn trên kết cấu thượng tầng của cầu và trên trụ cầu (ví dụ A, B, C);

Đối với cầu treo, hoặc các cầu khác có kết cấu trụ kéo dài phía trên cầu, kí hiệu vòng tròn vị trí cùng với chú giải nên được sử dụng (ví dụ: ‘TOWER’, ‘Pylon’), hoặc nếu tỷ lệ hải đồ đ lớn, tháp có thể được vẽ theo tỷ lệ (ví dụ B và F);

Nếu trụ cầu rộng hơn bề rộng cầu thực tế, thể hiện đường bao trụ cầu theo tỷ lệ thực (ví dụ C và D);

Trụ cầu cũng có thể được thể hiện bằng đường cắt ngang cầu dù chúng không nhô ra ngoài bề rộng của cầu hoặc phía trên cầu (ví dụ E đến G);

Bổ sung hải đồ con t lệ lớn để có thể thể hiện được theo các cách trên (ví dụ F và G).

B sung sơ đồ mặt ct ngang (ví dụ H và I).

Ví dụ A (nguồn: Văn phòng thủy đạc Vương Quốc Anh)

Ví dụ B và C (nguồn: Văn phòng thủy đạc Vương Quốc Anh)

Ví dụ D (nguồn: Văn phòng thủy đạc và Hi dương học Nhật Bản)

Ví dụ E (nguồn: Văn phòng thủy đạc và Hải dương học Nhật Bản)

Ví dụ F (nguồn: Văn phòng thủy đạc Đan Mạch)

Ví dụ G (nguồn: Văn phòng thủy đạc Đan Mạch)

Ví dụ H (nguồn: Văn phòng thủy đạc Thụy Điển)

Ví dụ I (nguồn: Hải đồ Bahrain)

5.47.6. Độ sâu (gồm cả chướng ngại) dưới cầu

Hình dáng của cầu có thể ảnh hưởng đến dòng chảy và vị trí của bãi cạn và luồng sâu hơn trong vùng phụ cận, bao gồm cả dưới gầm cầu. Thông thường, nguyên tắc lựa chọn độ sâu áp dụng cho các vùng nước hai bên cầu. Trong trường hợp, lựa chn độ sâu (hoặc chướng ngại vật) phía dưới cầu, cách thể hiện độ sâu nằm ngoài vị trí thật theo hướng dẫn tại mục 6.12.2 (s dụng con trỏ) là lựa chọn tốt hơn vì vị trí chính xác dưới nhịp cầu có thể quan trọng (ví dụ A).

Ngoài ra, độ sâu có thể được thể hiện tại vị trí thực, với cầu và màu sắc đất liền được giữ lại ở trên (ví dB).

Đường đẳng sâu thường được bị đứt quãng tại cầu. Trên hải đồ tỷ lệ lớn, ở những nơi cầu được vẽ theo t lệ thực, đường đồng mức có thể đi ngang qua cầu.

Ví dụ A (nguồn: Văn phòng thủy đạc Latvia)

Ví dụ B (nguồn: Văn phòng thủy đạc và Hải dương học Nhật Bản)

5.48. Dây cáp trên cao

Tất cả các dây cáp phía trên vùng nước có thể hành hải phải được thể hiện trên hải đồ. Chiều cao lưu thông an toàn phía dưới phần thấp nhất của cáp phải được thể hiện phù hợp với quy định tại mục 5.46.

5.48.1. Đường dây tải điện phải được thể hiện trên hải đồ tại bất cứ nơi nào gần hoặc chạy qua vùng nước hành hải bằng các đường gạch nối và chấm đen có đường kính khoảng 0,6mm, với khoảng cách giữa các gạch nối là 10mm (có thể ngắn hơn nếu đường truyền tải điện đi qua các luồng hẹp), và chớp điện ở giữa mỗi một cặp điểm.

V trí thực tế của cột điện cao thế có thể được biểu thị bằng vòng tròn vị trí với chấm đen ở giữa và từ viết tắt quốc tế ’Pyl‘ hoặc tương đương ở những nơi có thể dùng cột đ định vị vị trí. Thường chỉ có cột ở gần với luồng hàng hi mới được thể hiện riêng lẻ.

Chiều cao lưu thông an toàn (xem mục 5.46.2) phải được đặt đưa vào để thể hiện khoảng cách giữa mực nước cao và phần thấp nhất của dây cáp khi đi qua luồng hàng hải. Trong trường hợp dây cáp truyền điện cao thế thì chiều cao lưu thông an toàn phải giảm là từ 2m đến 5m để tránh phóng điện.

5.48.2. Đường dây điện thoại đi qua vùng nước hành hải được kí hiệu tương tự như đường điện nhưng không có các chớp điện. Chiều cao lưu thông an toàn giữa mực nước cao và phần thấp nhất của cáp phải được thể hiện trên hải đồ (xem mục 5.46.2).

5.48.3. Cáp chuyển tải trên cao (khác với cầu chuyển tải, xem mục 5.47.2) phải được thể hiện trên hải đồ khi chạy qua luồng hàng hi hoặc thể hiện như là dấu hiệu bờ khi nó có thể được nhìn thy từ biển (D25).

5.49. Đường ống trên cao

Đường ống trên cao phải được thể hiện bằng đường vẽ liền màu đen kết hợp với chú giải giải thích. Chiều cao lưu thông an toàn của đường ống phải được thể hiện (xem mục 5.46).

5.50. Thể hiện bằng hình ảnh

5.50.1. Bản phác họa hình ảnh hoặc ảnh chụp dấu hiệu bờ, tòa nhà nhô lên, tiêu hoặc đèn biển có thể được thể hiện trên hải đồ nếu chúng hỗ trợ hữu ích cho việc nhận dạng. Ở những nơi được đặt tại vị trí thật, bản phác họa nên là màu đen, với vòng tròn v trí nhỏ ở đáy (E3.1). Ví dụ:

Nếu bản phác họa nằm ngoài vị trí, nó nên được thể hiện bằng màu đỏ tươi, hoặc có thể bằng các màu khác tr màu đen. Kinh độ và vĩ độ của dấu hiệu bờ và bất cứ chi tiết nào, chẳng hạn như màu sắc, tên và chiều cao của nó nên được đặt phía dưới bản phác họa để hỗ trợ việc nhận dạng và vị trí trên hải đồ. Ví dụ:

Ảnh chụp phù hợp có thể được sử dụng để thay thế bản phác họa.

6. THỦY ĐẠC VÀ BÁO HIỆU HÀNG HẢI

6.1. Thủy đạc và báo hiệu hàng hải

Phần này trình bày các đối tượng hàng hải quan trọng của hải đồ bao gồm tất c báo hiệu hàng hải. Đối với các dấu hiệu bờ có tác dụng trợ giúp hành hải nhưng không được thiết lập cho mục đích hành hải và đối với các đối tượng đường bờ xem quy định tại mục 5.

6.2. Mức độ biên vẽ chi tiết trên hải đồ

6.2.1. Mô t đầy đủ các chi tiết phải được hiểu là đưa vào tất c các đối tượng cn thiết cho hành hải an toàn vào trong hải đồ. Điều này phải được thực hiện đối với hải đồ tỷ lệ lớn nhất.

6.2.2. Khái quát hóa chi tiết là sự loại bỏ thông tin kém quan trọng bằng cách làm trơn các kí hiệu đường, bỏ qua các độ sâu kém quan trọng hơn, đơn giản hóa miêu tả báo hiệu hàng hải v.v... trong khi vẫn thể hiện các thông tin liên quan tới mức mà khoảng trống trên hải đồ cho phép. Điều này đặc biệt quan trọng ở khu vực bờ biển trên các hải đồ có t lệ nhỏ hơn (xem mục 6.3 và 6.4).

6.2.3. Mô tả ti thiểu chi tiết là trường hợp đặc biệt của khái quát hóa nơi mà hầu hết các đối tượng b bỏ qua dù có chỗ để thể hiện ít nht một số đối tượng của chúng. Biện pháp này thường xuyên được sử dụng nht cho các khu vực nửa kín như là các cửa sông và bến cảng trên các hải đồ t lệ nhỏ hơn, nơi mà việc sử dụng hải đồ tỷ lệ lớn hơn là cần thiết cho tt cả các c tàu (xem mục 6.3 và 6.5).

6.3. Mô tả từng phần các chi tiết: nguyên tắc

6.3.1. Mục đích của vic khái quát hóa trước hết là tránh cho hải đồ hiển th quá nhiều thông tin trong không gian rất giới hạn; giảm việc cập nhật cần thiết và hướng người điều khiển tàu, ít nhất là các tàu có mớn nước sâu hơn, tới sử dụng các hải đồ có tỉ lệ ln hơn. Đối với việc khái quát hóa độ sâu, xem quy định tại mục 6.4.1.

6.3.2. Mục đích của mô tả tối thiu là loại trừ hầu hết tất cả những đối tượng bằng cách chỉ giữ đường bờ biển và các đường đẳng sâu được khái quát hóa và các màu sắc, cho người đi biển thấy một bức tranh “bằng biểu đồ” về chiều dài và hướng của luồng. Mô tả tối thiểu thường được thực hiện bằng cách b trống hoàn toàn các khu vực. Mục 6.5 quy định chi tiết hơn về mô tả tối thiểu.

6.3.3. Các rủi ro có thể xảy ra do lược b chi tiết phải được người biên tập hải đồ lưng trước và tránh để những rủi ro có thể xy ra. Người vẽ hải đồ phải nghiên cứu các chỉ dẫn hành hải (Sailing Direction) và các ấn phẩm hàng hải có liên quan để hiểu việc sử dụng các tuyến luống đặc biệt và các bến cảng. Một số khả năng phải được xét đến là:

a. Người đi biển không thể luôn luôn đi đúng tuyến đường theo dự định của mình và có th phải đi ti cảng trú ẩn hoặc phải sử dụng tuyến khác thay thế;

b. Các báo hiệu hàng hải nhỏ trong khu vực sát với luồng chính phải được xem xét đưa vào hải đồ để tránh cho người sử dụng lúng túng trong việc nhận ra các báo hiệu hàng hi trong luồng chính;

c. Việc lược bỏ chi tiết không chính xác có thể làm cho người đi biển mất đi bức tranh tổng thể về một khu vực, chẳng hạn như ch dẫn tuyến đường được sử dụng bi giao thông địa phương, có thể là mối nguy hiểm;

d. Sử dụng các hải đồ tỷ lệ nhỏ hơn để lập kế hoạch hành trình phải được cân nhắc; phải tham chiếu nhiều hải đồ lớn hơn khi lập kế hoạch hành trình sẽ bất tiện cho người sử dụng “không vì mục đích hành hải’ (chẳng hạn như một người quản hàng hải);

e. các khu vực mà hải đồ quốc gia loại t lệ thứ hai là hải đồ quốc tế tỷ lệ lớn nhất, thì hải đồ đó phải chứa đủ thông tin để cho nó có thể được sử dụng như là hải đồ t lệ thứ nhất đối với vận tải biển quốc tế.

6.4. Khái quát hóa

Hướng dẫn về khái quát hóa các đối tượng cụ thể được trình bày trong các phần khác nhau của Tiêu chuẩn này. Hướng dẫn chung sẽ được hiểu dễ dàng hơn từ việc nghiên cứu các hải đồ hơn là những mô tả được viết ra, nhưng để nhn mạnh sự cn thiết phải chú ý cẩn thận tới việc khái quát hóa, các phần dưới đây đề cập đến việc khái quát hóa độ sâu, đối tượng quan trọng nhất được thể hiện trên hải đồ.

6.4.1. Khái quát hóa mô tả độ sâu (xem mục 6.10). Khi giảm tỷ lệ khảo sát hoặc hi đ, khái quát hóa phải đảm bảo được các kết quả sau:

a. Vì an toàn hành hải, các độ sâu sâu hơn có xu hướng bị loại trừ trong khi các độ sâu nông hơn được giữ lại. Số lượng điểm độ sâu sâu hơn được giữ lại đ để thể hiện đầy đủ các dải độ sâu. Những dải độ sâu này trợ giúp người điều khiển tàu sử dụng máy đo sâu hồi âm xác nhận v trí của mình, hoặc cho người đi biển chọn một nơi thả neo có độ sâu phù hợp;

b. Khái quát hóa thực hiện bằng cách đưa những dải cạn nằm về hướng biển của đường đẳng sâu chính, và làm trơn các đường đẳng sâu răng cưa một cách rất khắt khe, với mục đích đẩy các đường đẳng sâu về phía biển. Tuy nhiên, khi một bãi cạn nhô lên thẳng đứng từ khu vực nước sâu thì nó nguy hiểm hơn nhiều hơn dải cạn nhô lên từ từ, người vẽ hải đồ phải đảm bảo rằng các đường đẳng sâu không được đẩy về phía biển một cách quá mức. Nếu người làm hải đồ cung cp cảm giác rằng người đi biển sẽ nhận được cảnh báo quá gần với nguy hiểm bằng việc dựa vào máy đo sâu hồi âm để cho thy độ sâu đang cạn dần - trong khi mối nguy hiểm trong thực tế lại dốc đứng - thì người làm hải đồ có thể dẫn hướng sai một cách nghiêm trọng và gây nguy hiểm cho người sử dụng hải đồ;

c. Khi số lượng các dải cạn như được miêu tả ở trên tăng, việc tìm khoảng trống trên hải đồ để thể hiện tuyến độ sâu sâu nht qua luồng, hoặc thậm chí khi thể hiện toàn bộ luồng sẽ khó khăn hơn. Ngay cả trên hải đồ t lệ nhỏ, thể hiện một tuyến luồng có thể sử dụng và chỉ dẫn độ sâu nhỏ nhất của luồng là quan trọng. Người vẽ hải đồ có thể phải sử dụng nhiều đường đẳng sâu hơn là các điểm độ sâu khi mô tả các luồng hẹp;

d. Các mỏm đá ngập triều và các đảo nhỏ đặc biệt nguy hiểm khi đứng biệt lập và phải được thể hiện càng chính xác càng tốt. những nơi chúng xuất hiện thành nhóm thì việc lựa chọn các kí hiệu thể hiện là có th cho phép, thể hiện những đối tượng ngoài cùng riêng rẽ ti mức có thể.

6.5. Mô tả chi tiết tối thiểu

6.5.1. Giới hạn ti thiểu của mô tả chi tiết líng nhất nên là một đường tự nhiên, ví dụ như lối vào một bến cảng nửa kín, rìa ngoài của một quần đảo bao gồm các đảo nhỏ, hoặc nơi biển khơi nhưng chỗ cho một cửa sông bị cản trở bi các b cát. Dọc theo những đường đó có ít nhiều sự thay đổi đột ngột về đặc điểm hành hải, thường trùng với v trí đón trả hoa tiêu.

Đôi khi sử dụng một đường hoàn toàn bất kì (thường là ranh giới của hi đồ tỉ lệ lớn hơn) có thể được điều chỉnh bi các tình huống đặc biệt, ví dụ như một khu vực được bao phủ bi một hải đồ con t lệ lớn trên cùng một hải đồ. Nói chung, dù bức tranh tổng thể cần được đánh giá về tất cả các yếu tố có liên quan trong việc lập kế hoạch hành trình chỉ có thể được thể hiện thích hợp khi người vẽ hải đồ tôn trọng “các ranh giới" tự nhiên.

Trong một số trường hợp, có thể loại bỏ hoàn toàn độ sâu, bao gồm c xác tàu, đường đẳng sâu ven bờ. Điều này yêu cầu phi có các ghi chú cnh báo trên hải đồ nhằm cnh báo không được hành hải ở độ sâu nhỏ hơn giá trị được xác định, mặc dù hầu hết các trường hợp, khu vực mô tả tối thiểu là rõ ràng.

6.5.2. Chi tiết đưc giữ lại trong một khu vực mô tả tối thiu

Đường bờ là đối tượng quan trọng nht cho người đi biển bức tranh chung về toàn bộ khu vực được thể hiện trên hải đồ và chỉ được b qua trong các khu mô tả tối thiểu nơi mà các thông tin khác, chẳng hạn như tên hải đồ, các ghi chú v.v... có quyền ưu tiên không tránh được. Trong các khu vực mô tả tối thiu, các cầu cảng, đê chắn sóng, đê biển nhỏ v.v... có thể bỏ qua nhưng đường bao khái quát của ụ tàu và các đê chắn sóng chính phải được giữ lại.

Các phương tin trợ giúp hành hải tầm xa cho người đi biển hành hi phần ngoài của hải đồ nên được giữ lại.

Các đường đẳng sâu, được khái quát hóa một cách thích hợp, có ích cho người đi biển trong việc truyn tải thông tin chung, ví dụ như chiều dài và hướng của các luồng bên trong khu vực ven bờ, các điều kiện biển như hướng dốc của các bờ biển và các mô hình giao thông có thể có. Ngoài ra, các sắc màu cần thiết không được kết thúc một cách tùy tiện vào lúc bắt đầu giản lược nếu các đường đẳng sâu được thể hiện. Ch trừ trường hợp khi các đường đẳng sâu được khái quát hóa yêu cầu cập nhật.

6.5.3. Các chi tiết được bỏ khỏi các khu vực mô tả ti thiểu sẽ là những chi tiết có khả năng thay đổi nhất: độ sâu, xác tàu đắm, phao và báo hiệu hàng hải có tầm hiệu lực ngắn. Ngoài ra, các đối tượng ít quan trọng hơn nên được bỏ qua, ví dụ như các dữ liệu dòng thủy triều, các khu vực hàng hải, các đường cáp.

Trong trường hợp có các vịnh hẹp với rất nhiều dải độ sâu, tất cả các đường đẳng sâu có thể bỏ qua.

6.6. Mặt chuẩn hải đồ

Mặt chuẩn hải đồ (CD) là bề mặt tham chiếu cho tất cả độ sâu và độ cao ngập triều được vẽ trên hải đồ. Trong các khu vực có thủy triều, CD được chọn là độ sâu thấp nhất của mực nước được phát hiện ở bất cứ nơi nào trong các điều kiện khí tượng bình thường. CD sẽ thay đổi từ nơi này đến nơi khác trong mối quan hệ với mặt chuẩn lục đa.

Lưu ý: Các bề mặt tham chiếu ở dưới đây không chính xác đối với tất cả các hải đồ. Chúng thường được định nghĩa trong các ghi chú dưới tiêu đề của hải đồ.

Phần giải thích các từ viết tắt, xem Phụ lục 1, phần H

6.6.1. Mặt chuẩn hải đồ (CD) là mực nước thủy triều thiên văn thấp nhất (LAT). Ở những khu vực có biên độ thủy triều không đáng kể, nhỏ hơn 0,3m, thì mực nước biển trung bình (MSL) có thể được lựa chọn là CD. những khu vực có độ sâu lớn hơn 200m thì không cần thiết phải hiệu chỉnh độ cao thủy triều vào giá trị độ sâu.

Chiều cao lưu thông an toàn thể hiện trên hải đồ phải được tham chiếu tới mực nước thủy triều thiên văn cao nhất (HAT).  Ở khu vực không có thủy triều thì mực nước cao nhất được lựa làm mặt phẳng tham chiếu cho chiu cao lưu thông an toàn.

Trên hải đồ tỷ lệ lớn hơn 1:500 000, các mặt chuẩn tham chiếu phải được đưa vào ghi chú giải thích trong khối tiêu đề.

6.6.2. Bảng thủy triều và mặt chuẩn hải đồ

Độ cao thủy triều được đưa ra trong bảng dự báo thủy triều phải được tham chiếu tới mặt chuẩn hải đồ tại khu vực dự báo. Ở những nơi sau một thời gian dài, mặt chuẩn hải đồ điều chỉnh theo mực nước thủy triều thiên văn thấp nhất (LAT), hoặc chú ý tới các thay đổi trong mực nước biển, các thay đi đối với bảng thủy triều và hải đồ nên được phối hợp tới mức có thể.

6.6.3. Liên hệ giữa mặt chun hải đồ và mặt chuẩn lục địa nên được thể hiện trong bảng dự báo thủy triều.

6.6.4. Ở trong sông và các khu vực cửa sông, trên hải đồ tỉ lệ lớn nhất có thể chỉ rõ các thay đổi của CD theo khoảng cách bằng sơ đồ.

6.7. Các mức thủy triều

Thuật ngữ 'thủy triều’ được sử dụng để chỉ các chuyển động theo chu kỳ của nước theo phương thẳng đứng do các yếu tố thiên văn. Khi hành hải ven bờ ở khu vực có biên độ thủy triều lớn, độ cao mực nước so với mặt chuẩn hi đồ tại thời điểm thủy triều cao và thấp vào kỳ triều trực thế và sóc vọng là rất quan trọng đối với người đi biển. Thông tin về độ cao thủy triều tại triều trực thế và sóc vọng phải được thể hiện dưới dạng bảng trên hải đồ t lệ trung bình và tỉ lệ lớn.

6.7.1. V trí cung cp mực nước thủy triu

Trên hải đồ bến cảng t lệ lớn, và hải đồ luồng vào cảng mực nước thy triều phải được th hiện theo bảng và được nhận dạng bằng tên theo đa danh kết hợp với vĩ độ và kinh độ (chính xác tới phút gần nht).

Trên hải đ đọc bờ biển tỷ lệ lớn nhất, thy triều phải được đưa ra cho các cng chính và những nơi có sự khác biệt lớn. Trên một t hải đồ không th hiện bảng thủy triều quá 10 vị trí.

6.7.2. Bán nhật triều

Các mực nước được đưa ra trong bảng phải là độ cao trung bình của mực nước cao và thấp tính theo mét và đề xi mét tại triều sóc vọng và trực thế. Nếu không có sn đầy đủ thông tin, một phần dữ liệu có thể được đưa ra, thí dụ chỉ có triu sóc vọng. Độ cao mực nước biển trung bình (MSL) có thể đưa vào trong bảng thủy triều nếu xét thy có ích; ví dụ: ở những nơi mực nước biển trung bình được chọn làm mặt phẳng tham chiếu độ cao. Các bảng thủy triều phải được trình bày theo mẫu dưới đây.

Độ cao thủy triều được tham chiếu đến mặt chun hải đồ

Địa điểm

Vĩ độ N/S

Kinh độ E/W

Độ cao tính theo mét so với mặt chun hải đồ

MHWS

MHWN

MLWN

MLWS

 

 

 

 

 

 

 

H30

Có th nói rõ loại thy triều cùng vi bảng này; ví dụ như bán nhật triều hoặc nhật triều.

6.7.3. Thủy triều hỗn hợp

Các mức được đưa ra trong bng phải là độ cao trung bình của mực nước cao và thp ngày tính theo mét và đề xi mét. Bảng thủy triều nên trình bày theo mẫu dưới đây.

Độ cao thủy triều được tham chiếu đến mặt chuẩn hải đồ

Địa điểm

Vĩ độ N/S

Kinh độ E/W

Độ cao tính theo mét so với mặt chuẩn hải đồ

MHHW

MLHW

MHLW

MLLW

Mina Rashid

25°15’

55°16’

1,7

1,8

0,8

0,4

Dubayy_(AI Maktoum Bridge)

25°15'

55°19’

1,7

1,3

0,7

0,4

Ash Shiraqah (Sharjah)

25°22'

55°23’

2,0

1,7

1,2

0,8

Umm AI Qaywayn

25°35'

55°35’

1,7

1,5

1,5

0,5

Có thể nói rõ loại thủy triều cùng với bảng này.

6.7.4. Nhật triều

Các mức được đưa ra trong bảng phải là chiều cao trung bình của mực nước cao và thấp tính theo mét và đề xi mét. Mực nước biển trung bình có thể xem xét đưa vào bảng nếu thấy có ích đối với người đi biển.

Bng thủy triều nên được thể hiện theo hình thức của ví dụ phía dưới.

Độ cao thủy triều được tham chiếu đến mặt chun đo độ sâu

Địa điểm

Vĩ độ N/S

Kinh độ E/W

Độ cao tính theo mét so với mặt chuẩn hi đ

Mặt chuẩn và nhận xét

MHHW

MLHW

MHLW

MLLW

Baie de Choiseul

6°42’

156°24’

1,2

-

-

0,5

Thủy triều thường là nhật triều

Có thể nói rõ loại thủy triều cùng với bảng này; ví dụ như bán nhật triều hoặc nhật triều.

6.7.5. Các khu vực có biên độ thủy triều không đáng kể

những nơi hải đồ bao phủ các khu vực có biên độ thủy triều quá nhỏ, ghi chú phải được chèn vào dưới khối tiêu đề theo cách thức như ‘Biên độ thủy triều sóc vọng trung bình vào khoảng 0,3m' hoặc 'Biên độ thủy triều là không đáng kể', hoặc tương đương. Ở những nơi mà mực nước biển trung bình thay đổi lớn theo mùa, phải bổ sung ghi chú giải thích vào hải đồ hoặc phải bổ sung ghi chú tham chiếu tới các giải thích trong bảng thủy triều hoặc các tài liệu liên quan khác.

6.8. Dòng thủy triều

Thuật ngữ 'dòng thủy triều’ được sử dụng để chỉ các chuyển động của nước theo chiều ngang một cách định kì do nguyên nhân thiên văn. Dòng triều được phân biệt với các dòng chảy (xem mục 6.9), không phụ thuộc vào các điều kiện thiên văn. Trong thực tế, người điều khiển tàu biển trải nghiệm dòng triều kết hợp với dòng chảy. Các dòng triều được xác định bi hướng mà chúng chảy tới. Các thuật ngữ 'dòng triều lên’ và ‘dòng triều xuống’ được sử dụng chỉ sự chuyển động theo chiều ngang của nước khi thủy triều dâng lên hay hạ xuống một cách tương ứng. Trong trường hợp dòng triều không chuyển hướng tại thời điểm nước cao hoặc nước thp khu vực, phải có chỉ dẫn trên hướng dòng triều chảy theo.

nhưng nơi dòng thủy triu ch yếu là bán nhật triều, chúng nên được dự đoán bằng cách tham chiếu tới thời gian nước cao hay thấp tại cng có dự báo hàng ngày được đưa ra trong Bảng thủy triu. Dự báo dòng triều nên được ưu tiên thực hiện đối với cảng tiêu chuẩn. Trên hải đồ có tỉ lệ 1:750 000 và lớn hơn, dòng triều nên được đưa vào dưới dạng bảng. Đối với một số khu vực quan trọng, dòng thủy triều không thể liên quan đến một cảng tiêu chuẩn và cần phải tham chiếu thông tin bổ sung để dự báo tốc độ và hướng. Thông tin bổ sung này phải được trình bày trong Bảng thủy triều của các khu vực có liên quan.

Đối với các dòng nước xiết, dòng nước chảy tràn và chỗ nước xoáy liên quan đến dòng triu xem quy định tại mục 6.22.

6.8.1. Tốc độ của dòng thủy triều nên được tính bằng hải lí chính xác tới một giá trị thập phân, ở trong sông và các cửa sông có dòng chảy c định tạo thành bi dòng chảy của nước sông, dòng chảy thủy triều nên được tính toán đưa vào trong các bảng dòng triều.

6.8.2. Trạm (vị trí) tại đó các dòng triều được quan sát hoặc xác định từ các mô hình thủy triều và đi với các vị trí có dữ liệu được ghi vào hải đồ phải được chỉ định các chữ cái tham chiếu theo A, B, C.... Các chữ cái phải được đặt trong hình thoi và được in màu đỏ tươi tại các v trí thích hợp.

Trên một t hải đồ không nên thể hiện quá 20 trạm.

6.8.3. Bảng dòng triều phải được thể hiện theo hình thức dưới đây. Cỡ chữ là 6 nhưng c chữ 5 có thể được sử dụng ở những nơi cần tiết kiệm khoảng trống. Trên một mảnh hải đồ chỉ nên sử dụng duy nhất một cảng tiêu chuẩn (cng tham chiếu) nhưng thông tin bổ sung có thể được thêm vào các bảng dưới đây nếu muốn; ví dụ như “HW Hoek van Holland = HW Dover + 3h" ( đây Dover là cảng tiêu chuẩn). Bảng dòng triều phải thể hiện theo dạng mẫu dưới đây. Nước triều đứng phải được chỉ rõ bằng tốc độ '0,0 0,0’ trong bảng dòng triều.

Dòng triều tham chiếu tới HW Hòn Dáu

6.8.4. Mũi tên dòng triều

những nơi các dữ liệu không đủ để lập bng hoặc ở những nơi khi có yêu cầu khác, mũi tên có thể được sử dụng để chỉ báo dòng triều. Dòng triều lên phải được chỉ báo bằng màu đen, bằng một mũi tên có đuôi lông được vẽ trên một cạnh của thân mũi tên. Tốc độ trung bình được tính bằng hải lí, phải được chỉ báo dọc theo cạnh trên của thân mũi tên nếu biết; ví dụ:

Dòng triều xuống phải được chỉ báo tương tự, nhưng mũi tên không có đuôi lông, ví dụ:

Chiều dài của mũi tên bằng 10mm.

6.8.5. Sơ đ dòng triều

những nơi dòng triều đặc biệt quan trọng, sơ đồ thể hiện sức mạnh và hướng của dòng triều, tại mỗi gi trước và sau Nước Cao, có thể được đưa vào hải đồ.

6.9. Dòng chảy (không phải là thủy triều)

Thuật ngữ 'dòng chảy’ theo khái niệm này được sử dụng để miêu t các chuyển động của nước nói chung là không đổi về hướng và không phụ thuộc vào các điều kiện thiên văn. Dòng chảy được miêu tả bằng hướng mà nó chảy tới. Đối với dòng triều, xem quy định tại mục 6.8.

Dòng chảy xảy ra khi:

Dòng nước trong sông và cửa sông;

Dòng nước thường xuyên trong các vùng nước bị hạn chế;

Dòng hải lưu tồn tại thường xuyên hoặc theo mùa;

Dòng chảy tạm thời do gió.

Chỉ có dòng chảy trên bề mặt có thể được ghi trong hải đồ.

6.9.1. Sức mạnh của dòng chảy phải được thể hiện bằng hải Ií với độ chính xác tới một giá trị thập phân. Sức mạnh tối thiểu và tối đa nên được trích dẫn; ví dụ: 2,5 - 4,5 hải lý. Nếu chỉ biết sức mạnh tối đa, nó phải được ghi rõ dưới dạng 'Tối đa khoảng 3 hải lý’ hoặc tương đương.

6.9.2. Dòng chảy trong vùng nước bị hạn chế

Trong vùng nước có triều ở những nơi dòng chảy nước sông luân phiên tăng cưng dòng thủy triều xuống và giảm dòng thủy triều lên, tác động kết hợp phải được thể hiện trên hải đồ. Đ thuận tiện cho người điều khiển tàu, dòng chảy phải được đưa vào bảng dòng thủy triều hoặc bằng số thể hiện dọc theo các mũi tên dòng thủy triều (xem mục 6.8.3). Trong các vùng nước bị hạn chế nơi thủy triều có thể bỏ qua, hướng của dòng chảy được thể hiện bằng mũi tên có đuôi lông trên cả hai cánh của thân mũi tên, nếu nó tương đối ổn định về hướng:

hoặc bằng một đường uốn khúc vi đầu mũi tên nếu nó thay đi nhiều hoặc nếu thông tin không chắc chắn:

Việc vẽ các dòng chảy vào hải đồ đặc biệt quan trọng (cả các dòng chảy chính và các xoáy nước thường xuyên) vì chúng có thể đưa tàu vào chỗ nguy hiểm.

6.9.3. Các dòng hải lưu thường xuyên hoặc theo mùa, hơi biến đổi về sc mạnh và hướng, thường bao phủ khu vực rộng lớn. những nơi thể hiện dòng chảy tốt nhất bằng kí hiệu, chúng được thể hiện bằng đường lượn sóng với đầu mũi tên.

Sức mạnh của dòng chảy có thể được bổ sung. Trong trường hợp khi sức mạnh và hướng biến đổi theo mùa, các mũi tên của dòng chảy có thể được dán nhãn theo mùa, ví dụ:

Trên hải đồ t lệ trung bình, ở những nơi dòng chảy tác động đến hầu hết vùng nước, có thể không mô tả được dòng chảy một cách thật tốt bằng các kí hiệu. Trong những trường hợp này, chú giải có thể được đưa vào (theo chiều ngang) ở một vài vị trí để chỉ báo khái quát phạm vi của dòng chảy. Các chú giải nên bao gồm tên của dòng chảy hoặc từ 'CURRENT (hoặc tương đương) và ‘(see Note)', Ghi chú phải đưa ra thông tin ngắn gọn về hướng và sức mạnh của dòng chảy. Biện pháp này cũng có thể được sử dụng ở nhưng nơi dòng chảy thay đổi theo mùa khó thực hiện bằng mũi tên có dán nhãn.

6.9.4. Các dòng chảy tạm thời do gió

Điều kiện thời tiết địa phương có thể tạo ra các dòng chảy tạm thời quan trọng không thể vẽ được trên hải đ. Nếu có mối nguy hiểm được biết đến, ví dụ gió từ một hướng cụ thể đã được phát hiện gây nguy hiểm cho tàu bằng cách đưa chúng vào các dải cạn không mong muốn, ghi chú cảnh báo có thể được bổ sung vào hải đồ. Nếu cần thiết, ghi chú có thể tham chiếu thêm thông tin trong các ấn phẩm khác như là Hướng dẫn hành hải (Sailing Direction).

6.9.5. Các n phẩm khác

Việc thể hiện đầy đ dòng hải lưu trên hải đồ là rất khó. Để có thêm thông tin đầy đủ hơn về dòng hi lưu, người điều khiển tàu biển có thể tham khảo các ấn phẩm khác ngoài hải đồ tiêu chuẩn chẳng hạn như: Hướng dẫn hành hải, hải đồ tuyến hành trình...

6.10. Thể hiện độ sâu: tổng quan

...........................................................................

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi