Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi và 5 điểm đáng chú ý

Luật Giáo dục 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển toàn diện trong giáo dục. Do đó, Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi được xây dựng và đây là những điểm đáng chú ý của Dự thảo Luật này.

1. Miễn học phí cho học sinh THCS theo lộ trình

dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi
Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi và 5 điểm đáng chú ý (Ảnh minh họa)

Theo khoản 1 Điều 105 Luật Giáo dục 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, chỉ học sinh tiểu học trường công lập không phải đóng học phí.

Dự thảo đã sửa đổi theo hướng, miễn học phí cho trẻ em mầm non 5 tuổi, học sinh tiểu học, THCS trường công lập.

Đối với trẻ em mầm non 5 tuổi ở cơ sở giáo dục dân lập, tư thục; học sinh tiểu học, THCS trường tư thục được hỗ trợ tiền đóng học phí. Mức hỗ trợ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định (khoản 1 Điều 98).

Chính sách không thu học phí được thực hiện theo lộ trình do Chính phủ ban hành, trước mắt ưu tiên thực hiện ở vùng núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; hỗ trợ đóng học phí với trẻ mầm non 5 tuổi.

2. Trượt tốt nghiệp, được cấp chứng nhận hoàn thành chương trình

Đây là quy định hoàn toàn mới của Dự thảo, học sinh học hết chương trình trung học phổ thông đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp nhưng không dự thi hoặc không đỗ tốt nghiệp thì được Hiệu trưởng nhà trường cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.

Đã có sự phân biệt giữa công nhận hoàn thành chương trình THPT và bằng tốt nghiệp THPT.

Theo đó, bằng tốt nghiệp THPT được cấp cho học sinh học hết chương trình THPT đủ điều kiện được dự thi tốt nghiệp và đạt yêu cầu, được Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo cấp bằng.

3. Thay đổi chính sách học phí với sinh viên sư phạm

Theo quy định hiện nay, học sinh, sinh viên sư phạm, người theo học các khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm không phải đóng học phí.

Kinh phí thực hiện chính sách không thu học phí với sinh viên sư phạm được ngân sách cấp bù cùng với kinh phí chi thường xuyên của cơ sở giáo dục.

Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi thay bằng quy định: Học sinh, sinh viên sư phạm được vay tín dụng sư phạm để đóng học phí và chi trả sinh hoạt phí trong toàn khóa học. Sau khi tốt nghiệp, nếu công tác trong ngành giáo dục đủ thời gian theo quy định sẽ thì được miễn khoản vay này.

Trường hợp học sinh, sinh viên sư phạm không có nhu cầu sử dụng tín dụng sư phạm, nhưng ra trường vẫn làm trong ngành giáo dục đủ thời gian theo quy định sẽ được hưởng khoản tín dụng sư phạm mà học sinh, sinh viên sư phạm đã được hưởng.

chính sách học phí với sinh viên sư phạm
Sinh viên sư phạm không còn được miễn học phí (Ảnh minh họa)

4. Nâng chuẩn được đào tạo của giáo viên

Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:

- Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm đối với giáo viên mầm non (trước đây là có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm);

- Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Đối với những môn học chưa đủ giáo viên được đào tạo trình độ đại học sư phạm thì có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

- Có bằng thạc sĩ và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, hướng dẫn luận án tiến sĩ. 

Căn cứ: Điều 73 Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi

5. Tổ chức nước ngoài được kiểm định chất lượng giáo dục Việt Nam

Dự thảo Luật đã bổ sung các tổ chức kiểm định giáo dục nước ngoài ở Việt Nam và tổ chức kiểm định giáo dục ở nước ngoài có thực hiện hoạt động kiểm định giáo dục ở Việt Nam (điểm c khoản 1 Điều 111)

Nội dung sửa đổi nêu rõ trách nhiệm quy định điều kiện hoạt động và cho phép hoạt động của các tổ chức kiểm định giáo dục nước ngoài tại Việt Nam.

>> Tra cứu toàn bộ Dự thảo mới nhất tại đây 

>> Đọc toàn bộ bài viết về các Dự thảo tại đây

Hậu Nguyễn

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Nhiều đề xuất mới liên quan đến tài khoản định danh điện tử được quy định mới từ 01/7/2024 tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử. Một trong số đó là đề xuất tài khoản định danh mức 2 có tên gọi mới từ 01/7/2024.

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử, ngoài các nội dung về Căn cước điện tử, đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử thì một nội dung khác cũng rất đáng chú ý. Đó là đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2. Vậy cụ thể thế nào?