Phân biệt đại lý thương mại và đại diện cho thương nhân

Để phát triển quy mô kinh doanh và tăng doanh thu, doanh nghiệp thường tổ chức các hoạt động trung gian thương mại. Trong đó, đại lý thương mại và đại diện cho thương nhân là hai hình thức trung gian thương mại phổ biến nhất.


Thế nào là đại lý thương mại, đại diện cho thương nhân?

Đại diện cho thương nhân

Căn cứ khoản 1 Điều 141 Luật Thương mại 2005, đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận uỷ nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện.

Theo đó, bên giao đại diện sẽ ủy quyền cho bên đại diện thay mặt, nhân danh bên giao đại diện thực hiện các hoạt động thương mại. Bên giao đại diện phải chịu trách nhiệm về các cam kết do bên đại diện thực hiện trong phạm vi ủy quyền.

Đại lý thương mại

Căn cứ Điều 166 Luật Thương mại 2005, đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.

Theo Điều 169 Luật Thương mại 2005, các hình thức đại lý thương mại hiện nay bao gồm:

Các hình thức đại lý

Nội dung

Ví dụ

Đại lý bao tiêu

Bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý.

Các đại lý của một số hãng xe như Honda, Yamaha… Giá giao đại lý sẽ được ấn định, tuy nhiên giá bán sẽ do bên đại lý quyết định.

Đại lý độc quyền

Tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định.

Di động Việt là đại lý độc quyền của Apple tại Việt Nam…

Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ

Bên đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý.

Điện lạnh Điện máy Hà Nội là Tổng đại lý phân phối điều hoà Panasonic…

dai ly thuong mai va dai dien cho thuong nhanĐại lý thương mại và đại diên cho thương nhân (Ảnh minh hoạ)

Phân biệt đại lý thương mại và đại diện cho thương nhân

Tiêu chí

Đại lý thương mại

Đại diện cho thương nhân

Căn cứ pháp lý

Mục 4 Chương V Luật Thương mại 2005.

Mục 1 Chương V Luật Thương mại 2005.

Chủ thể

Bên giao đại lý và Bên đại lý.

Bên nhận uỷ nhiệm (Bên đại diện) và Bên giao đại diện.

Phạm vi thực hiện

Bên đại lý sẽ theo thỏa thuận, thực hiện bán hàng cho bên giao đại lý hoặc mua hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ giao đại lý cho khách hàng.

Các bên có thể thoả thuận về phạm vi của việc đại diện; bên đại diện có thể thực hiện một phần hoặc toàn bộ các hoạt động thương mại thuộc phạm vi hoạt động của bên giao đại diện.

Thù lao

- Thù lao đại lý được trả cho bên đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá;

- Các bên có thể thoả thuận các hình thức nhận thù lao khác.

- Không quy định hình thức hưởng thù lao. Vì vậy, các bên có thể tự do thoả thuận các hình thức hưởng thù lao;

Trường hợp không có thỏa thuận, mức thù lao cho bên đại diện được xác định theo quy định tại Điều 86 của Luật Thương mại 2005.

Tính chất

Nhân danh chính mình để thực hiện hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, sản phẩm kinh doanh lại là do thương nhân khác sản xuất.

Nhân danh thương nhân khác để thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá.

Trách nhiệm pháp lý

- Không được thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa của mình hoặc của người thứ ba trong phạm vi đại diện;

- Chịu trách nhiệm pháp lý trong phạm vi uỷ quyền.

- Bên đại diện nhân danh và vì lợi ích của bên giao đại diện; và thực hiện các hoạt động thương mại và các giao dịch;

- Bên đại diện không được nhân danh chính mình hoặc nhân danh bên thứ ba trong phạm vi đại diện;

- Bên giao đại diện chỉ chịu trách nhiệm về các giao dịch do bên đại diện thực hiện trong phạm vi đại diện.

Như vậy, đại lý thương mại và đại diện cho thương nhân là hai hình thức trung gian thương mại hoàn toàn khác nhau. Đại lý thương mại nhân danh chính mình còn đại diện cho thương nhân phải nhân danh thương nhân khác trong hoạt động kinh doanh.

>> Tên doanh nghiệp và tên thương mại: Cách phân biệt để không bị nhầm

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài là cơ sở giúp các nhà đầu tư nước ngoài thiết lập cơ sở kinh doanh với đầy đủ tư cách pháp nhân để thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Vậy các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài thế nào?

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Trong xuất nhập khẩu, có một loại hình là xuất nhập khẩu tại chỗ. Vậy xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Loại hàng hóa nào được thực hiện xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ? Thủ tục hải quan khi hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ được thực hiện như thế nào?