Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4396-2:2018 ISO 9934-2:2015 Thử không phá hủy - Thử hạt từ

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4396-2:2018

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4396-2:2018 ISO 9934-2:2015 Thử không phá hủy - Thử hạt từ - Phần 2: Phương tiện phát hiện
Số hiệu:TCVN 4396-2:2018Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Ngày ban hành:28/12/2018Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 4396-2:2018

ISO 9934-2:2015

THỬ KHÔNG PHÁ HỦY – THỬ HẠT TỪ - PHẦN 2: PHƯƠNG TIỆN PHÁT HIỆN

Non-destructive testing - Magnetic particle testing - Part 2: detection media

 

Lời nói đầu

Bộ tiêu chuẩn TCVN 4396:2018 thay thế TCVN 4396:1986.

TCVN 4396-2:2018 hoàn toàn tương đương với ISO 9934-2:2015.

TCVN 4396-2:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 135 Thử không phá hủy biên soạn, Tng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 4396 (ISO 9934) Thử không phá hủy - Thử hạt từ bao gồm các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 4396-1:2018 (ISO 9934-1:2015), Phần 1: Nguyên lý chung;

- TCVN 4396-2:2018 (ISO 9934-2:2015), Phần 2: Phương tiện phát hiện;

- TCVN 4396-3:2018 (ISO 9934-3:2015), Phần 3: Thiết bị.

 

THỬ KHÔNG PHÁ HỦY - THỬ HẠT TỪ - PHẦN 2: PHƯƠNG TIỆN PHÁT HIỆN

Non-destructive testing - Magnetic particle testing - Part 2: Detection media

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các tính chất quan trọng của các sn phẩm thử hạt từ (bao gồm mực từ, bột, chất tải lỏng, các loại sơn trợ giúp tương phản) và các phương pháp kiểm tra tính chất của chúng.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các bổ sung, sửa đổi (nếu có).

TCVN 4396-1 (ISO 9934-1), Thử không phá hủy - Thử hạt từ - Phần 1: Nguyên lý chung;

TCVN 4396-3 (ISO 9934-3), Thử không phá hủy - Thử hạt từ - Phần 3: Thiết bị;

TCVN 4828-1 (ISO 2591-1), Sàng thử nghiệm - Phần 1: Phương pháp sử dụng sàng thử nghiệm loại lưới thép đan và tm kim loại đột lỗ;

TCVN 5880 (ISO 3059), Thử không phá hủy - Thử thẩm thấu và thử hạt từ - Điều kiện quan sát;

ISO 2160, Petroleum products - Corrosiveness to copper - Copper strip test (Sản phẩm dầu m - Sự ăn mòn đối với đồng - Thử nghiệm dải đồng);

ISO 3104, Petroleum products - Transparent and opaque liquids - Determination of kinematic viscosity and calculation of dynamic viscosity (Sản phm dầu mỏ - Chất lng trong suốt và đục - Xác định độ nhớt động học và tính toán độ nhớt động lực học);

ISO 4316, Surface active agents - Determination of pH of aqueous solutions - Potentiometric method (Chất hoạt động bề mặt - Xác định pH của dung dịch dạng nước - Phương pháp điện thế);

ISO 12707, Non-destructive testing - Terminology - Terms used in magnetic particle testing (Thử không phá hy - Thuật ngữ - Thuật ngữ sử dụng trong thử hạt từ);

EN 1330-1, Non-destructive testing - Terminology - Part 1: General terms (Thử không phá hủy - Thuật ngữ- Phần 1: Thuật ngữ chung);

EN 1330-2, Non-destructive testing - Terminology - Part 2: Terms common to non-destructive testing methods (Thử không phá hủy - Thuật ngữ - Phần 2: Thuật ngữ thông dụng cho các phương pháp thử không phá hủy);

EN 1330-7, Non-destructive testing - Terminology - Part 7: Terms used in magnetic particle testing (Thử không phá hủy - Thuật ngữ - Phn 7: Thuật ngữ sử dụng trong thử hạt từ);

EN 10083-2, Quenched and tempered steels - Part 2: Technical delivery conditions for non-alloy steels (Thép tôi và ram - Phần 2: Điều kiện kỹ thuật khi cung cấp đối với thép không hợp kim);

EN 10204, Metallic products - Types of inspection documents (Sản phẩm kim loại - Loại tài liệu kiểm tra).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa cho trong EN 1330-1, EN 1330-2, EN 1330-7, ISO 127071) và thuật ngữ định nghĩa sau.

3.1

(batch)

Lượng vật liệu được sản xuất trong một lần vận hành chế tạo có tính chất đồng nhất xuyên suốt và có số nhận dạng hoặc nhãn mác duy nhất.

4  Phòng ngừa an toàn

Các vật liệu được dùng trong kiểm tra hạt từ và các vật liệu dùng trong việc thử nghiệm chúng gồm các hóa chất có thể gây hại, dễ cháy và/hoặc bay hơi. Tất cả các phòng ngừa cần thiết cần được xem xét. Tất cả quy định liên quan, bao gồm các quy định quốc gia và địa phương liên quan đến sức khỏe và an toàn, các yêu cầu chống ô nhiễm v.v, phải được xem xét.

5  Phân loại

5.1  Quy định chung

Các vật liệu hạt từ được bao gồm trong tiêu chuẩn này được phân loại như sau.

5.2  Mực từ

Mực từ gồm các hạt từ rất mịn được nhuộm màu hoặc phát huỳnh quang trong một chất tải lng thích hợp. Chúng tạo thành dạng huyền phù đồng nhất khi lắc.

Mực từ có thể được tạo ra từ các sản phẩm được cung cấp dưới dạng cô đặc, bao gồm cả bột nhão và bột, hoặc sử dụng ngay.

5.3  Bột

Bột dùng cho kỹ thuật khô phải gồm các hạt từ rất mịn được nhuộm màu hoặc phát huỳnh quang.

6  Thử và chứng nhận thử

6.1  Thử kiểu và th

Thử kiểu và thử lô các vật liệu hạt từ phải được thực hiện phù hợp với các yêu cầu của TCVN 4396-1 (ISO 9934-1), TCVN 4396-2 (ISO 9934-2) và TCVN 4396-3 (ISO 9934-3).

Thử kiểu được thực hiện để chứng minh tính thích hợp của sản phẩm cho việc sử dụng dự kiến. Thử lô được thực hiện để chứng minh sự phù hợp của các đặc tính của lô với kiểu sản phẩm đã quy định.

Nhà cung cấp phải đưa ra một chứng nhận thử nghiệm thể hiện sự tuân thủ theo tiêu chuẩn này có sử dụng các phương pháp được nêu chi tiết. Chứng nhận này phải gồm cả các kết quả thu được và dung sai cho phép.

Nếu có bất kỳ thay đổi nào đối với phương tiện phát hiện, thì phi thực hiện phép thử kiểu mới.

6.2  Thử trong sử dụng

Thử trong sử dụng được tiến hành để chứng minh hiệu năng tiếp tục ca phương tiện phát hiện.

7  Yêu cầu và phương pháp thử

7.1  Hiệu năng

7.1.1  Thử kiểu và thử lô

Thử kiểu và thử lô phải được thực hiện theo Phụ lục A dùng các khối tham chiếu kiểu 1 hoặc kiểu 2 như mô tả trong Phụ lục B.

7.1.2  Th trong s dụng

Thử trong sử dụng phải được thực hiện theo Phụ lục A dùng một trong các khối tham chiếu kiểu 1 hoặc kiểu 2 như mô t trong Phụ lục B hoặc khối thử có các mất liên tục tương tự như các mất liên tục thường thấy trong các chi tiết được xử lý điển hình trong thiết bị.

7.1.3 Sơn trợ giúp tương phản

Th kiểu và thử lô phải được thực hiện theo 7.1.1 sau khi phủ sơn theo hướng dẫn của nhà sn xuất và dùng mực từ tương thích, đã được phê duyệt th kiểu.

7.2  Màu

Màu của phương tiện phát hiện hạt từ trong các điều kiện làm việc phải được công bố bởi nhà cung cấp.

Màu của mẫu thử lô phải không khác màu của mẫu thử kiểu khi so sánh bằng mắt.

7.3  Kích thước hạt

7.3.1  Phương pháp

Phương pháp để xác định kích thước hạt phụ thuộc vào di phân bố kích thước hạt. Với mực từ, phân bố kích thước hạt có thể được xác định bằng phương pháp Coulter [2] hoặc một phương pháp tương đương.

7.3.2  Định kích thước hạt

Di kích thước hạt phải như sau:

- đường kính dưới, dI: không nhiều hơn 10 % hạt phi nhỏ hơn dI,

- đường kính trung bình, da: 50 % hạt phi lớn hơn và 50 % theo thể tích nhỏ hơn da

- đường kính trên, du: không nhiều hơn 10 % hạt theo thể tích phải lớn hơn du.

dI, da, du phải được báo cáo.

Đi với bột khô, dI thường 40 μm.

7.4  Khả năng chu nhiệt độ

Không được có sự suy giảm của sản phm sau khi nung nóng 5 min nhiệt độ tối đa do nhà cung cấp quy định. Điều này phi được kiểm tra xác nhận bằng lặp lại phép thử hiệu năng như quy định trong 7.1.1.

7.5  Hệ s huỳnh quang và độ ổn định huỳnh quang

Để thực hiện các phép thử này, cần dùng mẫu các hạt khô.

7.5.1  Thử kiểu

7.5.1.1  Phương pháp

Hệ số huỳnh quang β tính bằng cd/W được xác định theo công thức (1):

Β = L/Ee

(1)

Trong đó

L là độ chói của mặt bột phẳng tính theo cd/m2;

Ee là mức của độ rọi năng lượng UV tại bề mặt bột tính theo W/m2.

Bố trí thiết bị s dụng như thể hiện trên Hình 1.

Bề mặt bột phải được chiếu đều bằng UV-A dưới góc 45° ± 5°. Độ chói phải được đo bằng đồng hồ đo phù hợp có độ chích xác ± 10 % hoặc tốt hơn. Phải đo độ chói từ bề mặt bột và không bị ảnh hưng bi các vùng nằm ngoài vùng mục tiêu. Mức độ rọi năng lượng phải được đo bằng đồng hồ đo phù hợp với TCVN 5880 (ISO 3059) với cm biến UV của nó thay chỗ cho bề mặt bột.

Bố trí theo khuyến nghị là dùng một đồng hồ đo độ chói có phạm vi đo là 200 cd/m2 và góc quan sát (α) bằng 20° đặt phía trên cách bề mặt bột phng 80 mm, đường kính 40 mm. Đèn UV-A được đặt sao cho có độ rọi năng lượng đều tại bề mặt bột, với Ee nằm giữa 10 W/m2 và 15 W/m2.

CHÚ DẪN:

1 Đo độ chói

2 Đèn

3 Bức xạ UV-A

4 Điểm đo độ rọi năng lượng

5 B mặt bột

Hình 1 - Xác định hệ số huỳnh quang, β, cho các hạt từ

7.5.1.2  Yêu cầu

Hệ s huỳnh quang (β) phải lớn hơn 1,5 cd/W.

7.5.1.3  Độ ổn định huỳnh quang

Đầu tiên mẫu phải được thử theo phương pháp mô tả 7.5.1.1.

Sau đó, mẫu được phơi chiếu và thử lại như mô tả ở 7.5.1.1 sau 30 min phơi chiếu dưới độ rọi năng lượng UV-A bằng 20 W/m2 (tối thiểu). Hệ số huỳnh quang không được giảm nhiều hơn 5 %.

7.5.2  Thử lô

Thử lô phải được thực hiện theo 7.5.1.1. Hệ số huỳnh quang phải nằm trong phạm vi 10 % của giá trị thử kiểu.

7.6  Sự phát huỳnh quang của chất tải lỏng

Sự phát huỳnh quang của chất tải lỏng phi được kiểm tra bằng mắt bằng cách so sánh với dung dịch sunphát ký ninh (quinine sulfate) khi được chiếu UV-A với độ rọi năng lượng tối thiểu bằng 10 W/m2.

Nồng độ dung dịch sulphat ký-ninh phải là 7 x 10-9 M trong 0,1 N H2SO4.

Chất ti lỏng được thử phải thể hiện không phát huỳnh quang nhiều hơn dung dịch sunphát ký ninh.

7.7  Điểm chớp cháy

Đối với mực từ, khác vi loại nền nước, điểm chớp cháy (phương pháp cốc h) của chất tải lỏng phải được báo cáo.

7.8  Ăn mòn gây ra bi phương tiện phát hiện

7.8.1  Thử ăn mòn trên thép

Tác động ăn mòn trên thép phải được thử và báo cáo theo Phụ lục C.

7.8.2  Thử ăn mòn của đồng

Tác động ăn mòn trên đồng phải được thử. Có thể sử dụng tiêu chuẩn ISO 2160 cho các sản phẩm gốc dầu mỏ.

7.9  Độ nhớt của chất tải lỏng

Độ nhớt phải được thử theo ISO 3104.

Độ nhớt động lực học không được cao hơn 5 mPa s ở 20 °C ± 2 °C.

7.10  Độ ổn định cơ học

7.10.1  Thử thời gian dài (thử độ bền lâu)

Nhà sản xuất phải chỉ ra rằng phương tiện phát hiện không bị ảnh hưng bi việc sử dụng trong bàn thử hạt từ điển hình trong khoảng thời gian 120 h.

Điều này có thể được chứng minh trong một bàn thử hạt từ hoặc bằng s dụng sự bố trí để mô phỏng điều này; một bố trí khuyến nghị như dưới đây.

Một mẫu 40 I phương tiện phát hiện, được chứa trong bình chịu được ăn mòn, lp với một bơm ly tâm được bơm tuần hoàn và dòng được ngắt bằng một van.

Dữ liệu kỹ thuật:

Loại bơm                                     EN 12157 T 160-270-1

Đường kính dòng hồi lưu           nòng danh nghĩa 25 mm hay 1”

Thời gian một chu kỳ

- Van m 5 s

- Van đóng 5 s

Phương tiện phát hiện được kiểm tra bằng khối tham chiếu (xem 7.1.1) trước khi dùng và sau 120 h. Bất kỳ thay đổi có thể nhận thấy rõ nào về chất lượng của các chỉ thị là lý do đ loại b.

7.10.2  Thử thời gian ngắn

7.10.2.1  Thiết bị

Phải sử dụng sự bố trí khuấy tương tự như Hình 2.

1) Tốc độ cánh khuấy: 3000 +0/-300     r/min.

2) Cốc khuấy: dung tích 2 l.

3) Các khối tham chiếu kiểu 1 và kiểu 2 như mô t trong Phụ lục B.

4) Nguồn UV-A cho cho độ rọi năng lượng 10 W/m2, theo yêu cầu của TCVN 5880 (ISO 3059).

7.10.2.2  Quy trình

Khuấy mẫu trong 2 h. So sánh chỉ thị trên các khối tham chiếu kiểu 1 và kiu 2 như xác định trong Phụ lục B, được tạo ra bi ống (cốc) được khuấy và ống (cốc) tham chiếu.

7.10.2.3  Yêu cầu

Bất kỳ thay đổi có thể nhận thấy rõ nào về cht lượng của các chỉ thị phải là lý do để loại bỏ.

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DẪN

1 Trục mô tơ

2 Ly hợp

3 Tấm đỡ cho các tấm stato

4 Vòng đỡ thiết lập khoảng cách 10mm so với đáy

5 Góc cố định cho các tấm stato

6 Tấm phun

7 Cốc ISO 3819 – HF 2000

8 4 tấm stato, dày 2 mm – chiều cao giá đỡ ~ 170 mm

9 Trục quay

10 Trụ đỡ (có thể điều chỉnh được)

11 Vòng dẫn hướng

 

12 Đệm không trượt

13 Tấm đế

14 Cánh khuấy

Kích thước khe:

Sh= 2 ± 0,5

s1 ..., s4 = 2 ± 0,5

(s1+s3)/2 = 2 ± 0,2

(s2+s4)/2 = 2 ± 0,2

CHÚ THÍCH 1: Dung sai cần được đảm bảo trong 4 vị trí cánh khuấy.

CHÚ THÍCH 2: Được làm từ vật liệu không sắt từ chịu được ăn mòn.

Hình 2 - Kết cấu của sự bố trí khuấy theo 7.10.2.1

7.11  Tạo bọt

Tạo bọt được kiểm tra trong khi thử độ ổn định cơ học theo 7.10.1 hoặc 7.10.2. Tạo bọt đáng kể phải là do để loại b.

7.12  Độ pH

Độ pH của chất tải lỏng chứa nước phải được xác định theo ISO 4316. Giá trị này phải được báo cáo.

7.13  Độ ổn định lưu trữ

Ngày hết hạn sử dụng phải được nhà sản xuất đưa ra và phải được ghi nhãn trên từng bình cha gốc.

7.14  Hàm lượng chất rắn

Hàm lượng hạt từ khuyến nghị tính theo g/l của mực từ phải được nhà cung cấp đưa ra.

7.15  Hàm lượng lưu huỳnh và halogen

Với các sản phẩm chỉ định là thấp về lưu huỳnh và halogen, hàm lượng lưu huỳnh và halogen phải được xác định bằng phương pháp phù hợp có độ chính xác tới ± 10 mg/l (10 phần triệu) tại 200 mg/l (200 phần triệu) (của lưu huỳnh/halogen).

- Hàm lượng lưu huỳnh phi bé hơn 200 mg/l (200 phần triệu)

- Hàm lượng halogen phải bé hơn 200 mg/l (200 phần triệu) (halogen phải được lấy là clo + flo)

8  Yêu cầu thử nghiệm

Thử nghiệm phải được thực hiện theo các yêu cầu ở Bảng 1.

Thử kiểu (Q) và thử lô (B) là trách nhiệm của nhà cung cấp hoặc nhà sản xuất. Thử trong sử dụng (P) là trách nhiệm của người sử dụng.

Bng 1 - Yêu cầu thử nghiệm

Tính chất

Sơn trợ giúp tương phn

Phương tiện phát hiện khô

Cht tải lng hữu cơ

Huyền phù nước sẵn sàng để dùng

Huyền phù hữu cơ sẵn sàng để dùng

Phương pháp

Điều

Tiêu chuẩn/lưu ý

Hiệu năng

Q/B

Q/B/P

 

Q/B/P

Q/B/P

7.1

 

Màu

Q/B/P

Q/B/P

Q

Q/B/P

Q/B/P

7.2

bằng so sánh

Kích thước hạt

 

Q/B

 

Q/B

Q/B

7.3

 

Khả năng chịu nhiệt độ

Q

Q

Q

Q

Q

7.4

 

Hệ s huỳnh quang

 

Q/B

 

Q/B

Q/B

7.5

 

Độ ổn định huỳnh quang

 

Q

 

Q

Q

7.5.1.3

 

Điểm chớp cháy

Q/B

 

Q/B

 

Q/B

7.7

 

Q: thử kiểu

B: thử lô

P: th trong s dụng

Sự phát huỳnh quang của chất tải lỏng

 

 

Q/B

Q/B

 

7.6

bằng so sánh

Ăn mòn trên thép

 

 

 

Q

 

7.8.1

 

Ăn mòn trên đồng

 

 

 

Q

Q

7.8.2

ISO 2160

Độ nhớt

 

 

Q

Q/B

Q/B

7.9

ISO 3104

Độ ổn định cơ học:

 

 

 

 

 

 

 

Thử thời gian dài

 

 

 

Q

Q

7.10.1

 

Thử thời gian ngắn

 

 

 

Q/B

Q/B

7.10.2

 

Tạo bọt

 

 

Q

Q/B

Q/B

7.11

 

Độ pH (sản phẩm chứa nước)

 

 

 

Q

 

7.12

ISO 4316

Độ ổn đnh lưu trữ

Q

Q/B

Q/B

Q/B

Q/B

7.13

 

Hàm lượng lưu huỳnh và halogen

B

 

B

B

B

7.15

Chỉ cho các sản phẩm được chỉ định là lưu huỳnh/halogen thp

Q: thử kiểu

B: th

P: thử trong sử dụng

              

 

9  Báo cáo thử nghiệm

Như đã thỏa thuận tại thời điểm đặt hàng, nhà sản xuất hoặc nhà cung cp các vật liệu thử hạt từ phải cung cấp chứng nhận phù hợp theo EN 10204 hoặc tương đương.

Kết quả của tất cả các phép thử yêu cầu trong Bảng 1 phải được báo cáo.

10  Đóng gói và ghi nhãn

Đóng gói và ghi nhãn phải phù hợp với các quy định quốc gia thích hợp. Các bình chứa phải tương thích với phương tiện phát hiện. Bình cha phải được ghi nhãn với các thông tin sau:

- Nhận biết sản phẩm;

- Loại phương tiện phát hiện;

- Số lô;

- Ngày sản xuất;

- Ngày hết hạn sử dụng.

 

Phụ lục A

(Quy định)

Quy trình cho thử kiểu, thử lô và thử trong sử dụng

A.1  Chuẩn bị phương tiện phát hiện

Phương tiện phát hiện phải được chuẩn bị phù hợp với hướng dẫn của nhà sản xuất.

A.2  Làm sạch khối tham chiếu

Các khối tham chiếu phải được làm sạch bằng phương pháp phù hợp để đm bảo sao cho không có vật liệu huỳnh quang, oxit, bụi bẩn và dầu mỡ và bề mặt không bám nước.

A.3  Áp dụng (phủ) phương tiện phát hiện

Phương tiện phát hiện phải được áp dụng lên các khối tham chiếu kiểu 1 và kiểu 2 như nêu chi tiết trong Phụ lục B phù hợp vi TCVN 4396-1 (ISO 9934-1).

Phun: 3 s đến 5 s.

Góc nghiêng của mẫu: 45° ± 10° (xem Hình B.2).

Hướng phun: 90° ± 10° tới mặt cần kiểm tra.

A.4  Kiểm tra và diễn giải

A.4.1  Kiểm tra

Các mẫu thử phi được kiểm tra dưới các điều kiện quan sát được mô tả trong TCVN 5880 (ISO 3059).

A.4.2  Diễn giải

A.4.2.1  Thử kiểu

Th nghiệm phải được thực hiện 3 lần và lấy kết quả trung bình. Chỉ thị phải được đánh giá bằng mắt hoặc bằng phương pháp đo tương đương.

A.4.2.1.1  Khối tham chiếu kiểu 1

Vật liệu dự kiểm phải được thử nghiệm bằng sử dụng khối tham chiếu kiểu 1 và các kết quả được ghi lại bằng ảnh chụp hoặc bằng phương pháp phù hợp khác.

A.4.2.1.2  Khối tham chiếu kiểu 2

Chiều dài tích lũy của các chỉ thị phải được báo cáo.

A.4.2.2  Th

A.4.2.2.1  Khi tham chiếu kiểu 1

Các chỉ thị phải được so sánh với các chỉ thị được tạo ra tại thời điểm thực hiện thử kiểu. Điều này có th đạt được bằng bất kỳ phương pháp phù hợp nào, ví dụ, dùng nh chụp hoặc dùng mẫu phù hợp còn giữ li. Kết qu phải được báo cáo.

A.4.2.2.2  Khối tham chiếu kiểu 2

Chiều dài tích lũy của các chỉ thị phi được báo cáo.

A.4.2.3  Thử trong sử dụng

Sử dụng khối thử kiểu 1 hoặc kiểu 2, các chỉ thị được tạo ra phải được so sánh với các kết quả đã biết.

A.5  Sơn trợ giúp tương phản

Sơn trợ giúp tương phản phi được thử phù hợp với A.1 đến A.4.2.1 trừ trường hợp mà sơn trợ giúp tương phn phải được áp dụng phù hợp với hướng dẫn của nhà sản xuất sau khi làm sạch khối thừ tham chiếu (xem A.2).

 

Phụ lục B

(Quy định)

Khối tham chiếu

B.1  Khối tham chiếu kiểu 1

B.1.1  Mô tả

Khối tham chiếu là một đĩa có hai loại vết nứt tự nhiên trên bề mặt như thấy trên Hình B.1. Khối chứa các vết nứt thô và tinh được tạo ra bằng mài và ăn mòn ứng suất. Khối phải được từ hóa vĩnh cửu bằng vật dẫn xuyên tâm đi qua lỗ. Đánh giá phương tiện phát hiện được thực hiện bằng mắt nhìn hoặc phương pháp so sánh các ch thị thích hợp khác.

CHÚ THÍCH: Về thông tin, khối kiểu 1 được mô tả trong bng phát minh Đức: G 01 N 27/84 Auslegeschrift 23 57 220; bằng phát minh này đã hết hạn năm 1990.

B.1.2  Chế tạo

Chuẩn bị vật liệu: Dùng thép (mác 90MnCrV8), bề mặt phi được mài phẳng tới 9,80 mm ± 0,05 mm, sau đó được tôi cứng ở 860 °C ± 10 °C trong 2 h và tôi trong dầu để có độ cứng bề mặt từ 63 HRC tới 70 HRC.

Xử lý: Mài với vận tốc 35 m/s, dùng cỡ hạt mài 46J7 với lượng ăn vào 0,05 mm mỗi bề mặt, phân độ 2,0 mm. Oxit hóa màu đen nhiệt độ từ 145 °C đến 150 °C trong 1,5 h.

Từ hóa: Từ hóa phải đạt được bằng cách dùng vật dẫn xuyên tâm và dòng một chiều giá trị 1000 A (đỉnh).

B.1.3  Kiểm tra xác nhận

Đánh giá ban đầu: Phải sử dụng phương tiện phát hiện huỳnh quang và ghi lại các kết quả.

Nhận dạng: Mỗi khối tham chiếu phải được nhận dạng một cách duy nhất. Một chứng nhận khẳng định sự phù hợp với tiêu chuẩn này được cấp kèm theo khối tham chiếu này.

Kích thước tnh bằng milimét

CHÚ DẪN

1 Vết nứt mài

2 Vết nt do ăn mòn ứng sut

Hình B.1 - Khối tham chiếu điển hình kiểu 1

B.2  Khối tham chiếu kiểu 2

B.2.1  Mô tả

Khối tham chiếu kiểu 2 là một khối tự từ hóa không đòi hỏi cảm ứng từ trường ngoài. Nó gồm có hai thanh thép và hai nam châm vĩnh cu như thể hiện trên Hình B.2. Khi phải được hiệu chuẩn sao cho dấu + 4 ứng với +100 A/m và du -4 ứng với -100 A/m.

Các chiều dài chỉ thị (LG và LD) cho một đại lượng đo về hiệu năng của phương tiện phát hiện. Chỉ thị bắt đầu từ hai đầu và giảm hướng về tâm. Chiều dài tăng lên chứng tỏ hiệu năng tốt hơn. Kết quả là chiều dài tích lũy của các chỉ thị bên trái và bên phải.

CHÚ DẪN:

1 Hưng phun

LG Chiều dài phía trái

LD Chiều dài phía phải

Hình B.2 - Khối tham chiếu kiểu 2

B.2.2  Chế tạo

B.2.2.1  Gia công 2 thanh thép vuông mác C15 phù hợp với EN 10083-2, 10 x 10 mm và chiều dài 100,5 mm ± 0,5 mm. Gia công một giá giữ thanh và hai đầu bo vệ bằng vật liệu không từ tính để giữ và bảo vệ các nam châm (xem Hình B.2).

B.2.2.2  Mài một mặt của mỗi thanh đạt tới Ra xấp x bằng 1,6 μm và độ phẳng < 5 μm.

Lưu ý - Nhiệt độ thanh không nên vưt quá 50 °C.

B.2.2.3  Khử từ hai thanh.

B.2.2.4  Chèn vào giữa hai mặt đã mài của hai thanh một lá nhôm có chiều dày 15 μm, rồi đặt chng vào trong giá giữ thanh.

B.2.2.5  Kẹp các thanh vào đúng vị trí.

B.2.2.6  Lắp các đầu bảo vệ nam châm.

B.2.2.7  Mài mặt trên của cụm lắp ráp đó đạt tới Ra xấp xỉ bằng 1,6 μm.

B.2.2.8  Tháo các đầu bảo vệ nam châm ra.

B.2.2.9  Chèn các nam châm (loại chốt cửa nhỏ: ví dụ CF 12-6N 2)) như thể hiện trên sơ đồ (Hình B.3). Các mạch sơn trong thép có chiều dày 0,2 mm được dùng để điều chnh giá trị của từ trường.

CHÚ DN:

1 mạch sơn (shunt)

Hình B.3 - Sơ đồ thể hiện các nam châm đã được chèn vào

B.2.2.10  Lp ráp các đầu bảo vệ nam châm.

B.2.2.11  Khắc lên mặt trên như thể hiện trên Hình B.4. vết khắc không được gần khe hơn 2 mm.

CHÚ DN:

1 Khe

Hình B.4 - Khắc khối tham chiếu kiểu 2

B.2.3  Kiểm tra xác nhận

B.2.3.1  Dùng đồng hồ đo cường độ trường tiếp tuyến, đo trường thẳng góc với khuyết tật nhân tạo tại các vạch chia độ + 4 và - 4.

B.2.3.2  Tu chí chấp nhận

Giá trị của trường tại vạch chia độ - 4: - (100 ± 10) A/m.

Giá trị của trường tại vạch chia độ +4: + (100 ±10) A/m.

Nếu các giá trị này không được thỏa mãn, lặp lại quy trình từ B.2.2.9, điều chnh các giá trị từ trưng bằng mạch sơn.

B.2.3.3  Nhận dạng

Mỗi khi tham chiếu kiểu 2 được nhận dạng bằng một số seri duy nhất.

Một chứng nhận khẳng định sự phù hợp của khối tham chiếu theo TCVN 4396-2 (ISO 9934-2) được cấp kèm theo khối này.

 

Phụ lục C

(Quy định)

Thử ăn mòn của thép

C.1  Nguyên lý

Các tính cht ăn mòn của phương tiện phát hiện phải được xác định bằng kiểm tra bằng mắt các vết ăn mòn để lại trên tờ giy lọc do các hạt đã tm vào trước đây với chất lỏng dùng để kiểm tra trong các điều kiện quy định.

Sau khi thử ăn mòn, nhà sn xuất các sản phẩm thử hạt từ phải báo cáo các điều kiện của các hạt này. Tuy nhiên, khuyến nghị là dùng các hạt cho phép tái lặp phép thử.

Nếu có thỏa thuận giữa các bên, các hạt cụ thể có thể được người dùng cấp cho nhà sản xuất để sử dụng trong thử ăn mòn các sản phẩm thử hạt từ.

Nếu những điều trên không sẵn có, hoặc trong trường hợp có tranh cãi, phải sử dụng các hạt được định trong C.3.

C.2  Dụng cụ

C.2.1  Đĩa petri làm bằng thủy tinh, có đường kính ngoài 100 mm.

C.2.2  ng pipet thang chia ml.

C.2.3  Giấy lọc tròn, f 90 mm với vòng tròn đường kính 40 mm được vạch bằng mực không xóa được.

C.2.4  Dao trộn bằng thép không r, sàng mắt lưới cỡ 5 (5 mesh) phù hợp với TCVN 4828-1 (ISO 2591-1).

C.2.5  Cân, chính xác tới 0,1 g.

C.3  Thuốc th và vật liệu

C.3.1  Axeton.

C.3.2  Xylen.

C.3.3  Hạt thép mác 2C40 (theo EN 10083-2), thường là 2,5 mm x 2,5 mm.

C.3.4  Hạt gang thông dụng graphit lp mỏng (S > 0,18 %, P < 0,12 %) được gia công khô xấp xỉ 2,5 mm x 2,5 mm.

Các hạt phải được làm sạch mỡ cẩn thận bằng xylen trong thiết bị thích hợp.

C.3.5  Nước cứng

C.3.6  Các dung dịch dự trữ khác nhau phải được chuẩn b.

a) Dung dịch A: hòa tan 40 g CaCl26H2O trong nưc cất và hoàn thành đủ 1 I.

b) Dung dịch B: hòa tan 44 g MgSO47H2O trong nước cất và hoàn thành đủ 1 l.

C.3.7  Từ các dung dịch dự trữ này, chuẩn bị ba dung dịch được pha loãng như sau:

a) ds1: 2,90 ml dung dch A + 0,5 ml dung dịch B trong 1 l nước cất;

b) ds2:10,7 ml dung dịch A +1,7 ml dung dịch B trong 1 l nước ct;

c) ds3:19 ml dung dịch A + 3 ml dung dịch B trong 1 l nước cất.

C.4  Quy trình thử

C.4.1  Chuẩn b dung dịch (100 ml)

Đưa vào lần lượt 3 bình chia vạch 100 ml một phần thử như nhau của sản phẩm cần kiểm tra. Pha loãng mỗi phần thử tới chỗ đánh dấu bằng nước có độ cứng khác nhau (các dung dịch ds1, ds2 và ds3 như đã chuẩn b C.3.7). Tiến hành một cách tương tự cho hai nồng độ khác.

C.4.2  Chuẩn b hạt và giấy lọc

Các hạt gang và thép đã tẩy sạch dầu mỡ trước tiên phải được kiểm tra bằng mắt về các lắng cặn r.

Chuẩn bị một tập giấy lọc có các vòng tròn đồng tâm f 40 mm được ghi bằng bút chì dầu.

Yêu cầu thử mỗi sản phẩm th hạt từ như sau:

- 9 giấy lọc để thử với các hạt thép (các dung dịch với ba nồng độ tăng dần khác nhau, được chuẩn bị từ nước có ba độ cứng khác nhau);

- 9 giấy lọc để thử với các hạt gang.

Sàng các hạt để loại bỏ các hạt có kích thước nhỏ hơn bình thường và các vết bụi.

Đặt các giấy lọc đã chuẩn bị vào đĩa Petri. Phân bố 2 g ± 0,1 g hạt trên vùng được khoanh tròn của mỗi giy lọc.

C.4.3  Thử ăn mòn

Làm ướt các hạt trong từng đĩa bằng cách dùng 2 ml dung dịch liên quan cho mỗi lần dùng.

Lặp lại cùng một thao tác cho từng dung dịch với các hạt thép và gang.

Kiểm tra để không có bọt khi dưới giấy lọc đặt trên đĩa Petri.

Để đĩa ở nhiệt độ phòng (23 ± 1) °C trong 2 h ± 10 min, tại địa điểm được bảo vệ khỏi gió và ánh nắng mặt trời.

Hết thời gian trên lấy hạt ra bằng cách dùng tay lật ngược giấy lọc.

Rửa bằng nhiều nước cất, được chiết ra từ chai chứa nước rửa, để loại b hết các hạt còn dnh trên giấy.

Nhúng hai lần trong axeton rồi để khô ở nhiệt độ phòng.

C.5  Diễn giải kết quả

Các dấu hiệu ăn mòn còn lại trên giấy lọc sau khi rửa và phơi khô phi được diễn giải ngay lập tức bằng kiểm tra bằng mắt không dùng dụng cụ quang học. Hình C.1 là để cho dễ đọc. Có thể dùng một lưới bằng giấy trong suốt (1 mm2) để trợ giúp việc đánh giá.

Hình C.1 - Đánh giá dấu hiệu ăn mòn

Bảng C.1 - Chia cấp các vết ăn mòn trên giấy lọc

Cấp

Ăn mòn

Mô tả bề mặt

0

Không vết

Không vết

1

Có vết

Tối đa có ba vết đường kính bé hơn 1 mm

2

Thấp

Ít hơn 1 % bề mặt

3

Trung bình

Nhiều hơn 1 % và ít hơn 5 % bề mặt

4

Cao

Nhiều hơn 5 % bề mặt

C.6  Trình bày kết qu

Trong trường hợp không chắc chắn về cp, chỉ định dùng cấp được đánh số cao hơn.

Các kết quả phải được ghi kèm theo:

- Sự nhận biết mẫu th;

- Nồng độ sản phẩm và độ cứng của nước;

- Bất kỳ nhận xét đòi hi nào về phép thử;

- Ngày.

C.7  Độ không đm bảo

Kh năng có thể áp dụng của các kết quả thử phải được đánh giá theo các phép thử sau;

- Độ lặp lại

Hai phép thử được thực hiện bi cùng một người trong cùng một điều kiện được coi là chấp nhận được và có hiệu lực khi bốn giá tr của hai cặp phép đo không khác nhau nhiều hơn một đơn vị thang đo.

- Độ tái lặp và độ chụm

Hai phép thử được thực hiện trong hai phòng thí nghiệm khác nhau dưới các điều kiện tương tự có th tái lặp được được coi là chấp nhận được và có hiệu lực khi các số đọc của cùng phép đo không khác nhau nhiều hơn một đơn vị thang đo.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] ISO 3819, Laboratory glassware - Beaker (Dụng cụ thủy tinh dùng cho phòng thí nghiệm - Cốc thủy tinh)

[2] BS 3406-5, Methods for determination of particle size distribution - Recommendations for electrical sensing zone method (Phương pháp xác định sự phân bố kích thước hạt - Các khuyến nghị đối với phương pháp vùng cảm biến điện)

[3] EN 12157, Rotodynamic pumps - Coolant pumps units for machine tools - Nominal flow rate, dimensions (Bơm rôto động lực học - Cụm bơm chất làm mát cho máy công cụ - Lưu lượng danh nghĩa, các kích thước)

 

1) Hiện có TCVN 8282:2009 (ASTM E 1316:2008) Thử không phá hy - Thuật ngữ.

2) Nam châm CF 12-6N được sn xuất bởi công ty ARELEC là một ví dụ sản phm phù hợp sẵn có trên thị trưng. Thông tin này là đ thuận tiện cho người dùng tiêu chuẩn này, không có ý là công nhận sản phẩm này.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi