Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3583:1981 Nguyên liệu dệt-Xơ len-Phương pháp xác định độ nhỏ

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3583:1981

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3583:1981 Nguyên liệu dệt-Xơ len-Phương pháp xác định độ nhỏ
Số hiệu:TCVN 3583:1981Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nướcLĩnh vực: Công nghiệp
Ngày ban hành:02/05/1981Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 3583 - 81

NGUYÊN LIỆU DỆT XƠ LEN

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ NHỎ

Textile materiale. Wool fibrics. Test for finenoss

Cơ quan biên soạn: Viện công nghiệp dệt sợi, Bộ công nghiệp nhẹ

Cơ quan đề nghị ban hành: Bộ công nghiệp nhẹ

Cơ quan trình duyệt: Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Nhà nước, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước

Cơ quan xét duyệt và ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước

Quyết định ban hành số 80/QĐ ngày 2 tháng 5 năm 1981

 

NGUYÊN LIỆU DỆT

XƠ LEN

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ NHỎ

Textile materiale. Wool fibres. Test for finenoss

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ nhỏ của xơ len bằng cách đo đường kính của xơ trên kính hiển vi.

1. KHÁI NIỆM

1.1. Đường kính của xơ d-tính bằng micro mét (mm) là khoảng cách giữa hai thành ngoài của xơ.

1.2. Đường kính trung bình của xơ, (tính bằng mm) là giá trị trung bình khi đo đường kính của nhiều xơ.

2. DỤNG CỤ

Kính hiển vi có độ phóng đại 500 lần;

Trắc vi thị kính có 50 vạch chia;

Trắc vi vật kính có 100 vạch chia trên 1 mm:

Dao cắt hoặc kéo;

Các tấm kính tải và kính đè;

Dung dịch glyxerin.

3. LẤY MẪU VÀ CHUẨN BỊ MẪU

3.1. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thí nghiệm theo mục 6.2 hoặc 6.3 của TCVN 3571 - 81

3.2. Chuẩn bị mẫu thử

Từ mẫu thí nghiệm đã được chuẩn bị theo mục 6.2 hoặc 6.3 của TCVN 3571 - 81 lấy ở 40 chỗ khác nhau 40 nhúm xơ có khối lượng mỗi nhúm khoảng 0,5g. Sau đó tách mỗi nhúm thành hai phần đều nhau. Khi tách cần chú ý để xơ không bị đứt. Bỏ đi một phần, phần còn lại đem tách đôi rồi lại bỏ đi một phần. Nếu nhúm xơ có độ song song tự nhiên thì tách theo chiều dọc xơ. Nếu các xơ không song song với nhau thì lần tách sau làm thẳng góc so với lần tách trước. Lặp lại quá trình tách - bỏ cho tới khi mỗi nhúm xơ còn khoảng 25 xơ.

Dùng tay rút cho các xơ của mỗi nhúm tương đối song song với nhau rồi dùng dao cắt khoảng giữa nhúm đoạn xơ có chiều dài từ 0,5 đến 1mm. Các đoạn xơ cắt được trên các nhúm được đưa lên tấm kính phẳng nhỏ một số giọt glyxerin và trộn đều rồi chia thành mười phần. Từ mỗi phần dùng kẹp lấy một số xơ dàn đều lên kính tải. Cần thao tác nhẹ nhàng để khi dàn xơ không tạo thành bọt trên kính tải, cẩn thận đặt kính đè lên kính tải để cố định các đoạn xơ.

4. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM

4.1. Xác định giá trị của một vạch trên trắc vi thị kính Trắc vi vật kính (hình 1) đặt trên bàn đặt kính tải của kính hiển vi. Điều chỉnh kính hiển vi để ảnh của các vạch chia trên trắc vi vật kính nhận được rõ nhất. Xoay thị kính để hai thang đo trên trắc vi thị kính và trắc vi vật kính nằm song song với nhau (hình 2). Sau đó tìm khoảng cách được giới hạn hai đầu bằng các vạch trùng nhau. Đếm số vạch trên trắc vi vật kính (a) và trắc vi thị kính (b) nằm trong khoảng đó.

Thang đo trên trắc vi vật kính được khắc thành 100 vạch trên 1 mm nghĩa là một vạch bằng 10mm.

Giá trị một vạch trên trắc vi thị kính (M) được xác định theo công thức:

M = 10. (mm)                          (1)

4.2. Tiến hành xác định đường kính xơ

Đặt các tấm kính tải đã được chuẩn bị lần lượt kính hiển vi để xác định đường kính xơ. Để tránh khả năng trên một xơ được đo hai lần cần tiến hành đo lần lượt từ trái sang phải (và ngược lại), từ trên xuống dưới qua tất cả các xơ.

Không đo những xơ không thấy rõ hoặc chồng lên nhau. Đo ở khoảng giữa của đoạn xơ. Trường hợp đoạn xơ có đầu to đầu nhỏ thì đo ở khoảng gần chỗ lớn gặp chỗ nhỏ. Trường hợp có đoạn xơ quá thô, đường kính không thật tròn nên không thể nhận được ảnh trên kính có hai thành đều rõ nét thì điều chỉnh kính để một bên thành thật rõ, rồi đo từ nét rõ của thành bên này tới đường viền trong của ảnh thành bên kia.

Số xơ cần đo phụ thuộc vào kết quả tính toán giá trị giới hạn tin cậy tương đối p của đường kính trung bình theo TCVN 3582 - 81 và TCVN 2267 - 77.

Với độ tin cậy là 95%:

- Khi xác định đường kính xơ len thiên nhiên.

Nếu p nằm trong khoảng từ -2% đến +2% thì cần đo khoảng 500 xơ.

- Khi xác định đường kính xơ hóa học.

Nếu p nằm trong khoảng từ -1% đến +1% thì cần đo khoảng 300 xơ.

Trường hợp giá trị p tính được lớn hơn quy định thì cần chuẩn bị thêm một số kính tải mang xơ mới bằng cách lấy những đoạn xơ đã được chuẩn bị trong mục 3.2 và tiến hành thí nghiệm cho tới khi đạt giá trị p.

Số đo đọc được trên kính hiển vi được ghi vào nhóm trong biểu thí nghiệm. Khoảng cách của các nhóm nên lấy bằng một vạch chia trên trắc vi thị kính. Trường hợp số nhóm quá lớn (trên 25 nhóm) khoảng cách của các nhóm cần tăng lên gấp đôi.

5. TÍNH TOÁN KẾT QUẢ

5.1. Giá trị trung bình (x) độ lệch chuẩn (s), hệ số biến sai (V) và giới hạn sai số (α), được tính theo TCVN 2267 - 77.

5.2. Giới hạn tin cậy tương đối của giá trị trung bình (p) tính theo mục 2.4.2 của TCVN 3582 - 81

5.3. Các đại lượng được tính chính xác và làm tròn tới ba số có nghĩa. Giá trị đường kính trung bình của xơ () được tính theo công thức:

 = x . M (mm)                                                             (2)

 - giá trị trung bình của số vạch chia trên trắc vi thị kính xác định theo mục 5.1 của tiêu chuẩn này:

M - giá trị một vạch trên trắc vi thị kính xác định theo mục 4.1. của tiêu chuẩn này.

 

PHỤ LỤC

Ví dụ: Xác định độ nhỏ của xơlen

1. Giá trị một vạch chia trên trắc vi thị kính (M) a = 10 vạch trên trắc vi vật kính trùng với b = 40 vạch trên trắc vi thị kính ta có:

M =  =  = 2,5 (mm)

2. Kết quả nhận được đối với số lần thử n = 140 5 được phân thành 19 nhóm, khoảng cách giữa các nhóm D = 1 vạch trên trắc vi thị kính.

Số thứ tự

Giá trị các nhóm với D = 1

Độ nhỏ trung bình của nhóm

ni

ai

ni ai

ni ai2

1

nhỏ hơn 4

3,5

10

-9

- 90

810

2

- 5

4,5

5

-8

- 40

320

3

- 6

5,5

10

-7

- 70

490

4

- 7

6,5

45

-6

- 270

1620

5

- 8

7,5

85

-5

-425

2125

6

- 9

8,5

100

-4

-400

1600

7

- 10

9,5

140

-3

-420

1260

8

- 11

10,5

155

-2

-310

620

9

- 12

11,5

170

-1

-170

170

10

- 13

12,5

185

0

0

0

11

- 14

13,5

105

1

105

105

12

- 15

14,5

95

2

190

380

13

- 16

15,5

80

3

240

720

14

- 17

16,5

65

4

260

1040

15

- 18

17,5

60

5

300

1500

16

- 19

18,5

55

6

330

1980

17

- 20

19,5

40

7

280

1960

18

- 21

20,5

35

8

280

2240

19

- 22

21,5

25

9

225

2025

 

 

 

n = 1465

 

A = - 15

B = 20965

Tính toán kết quả theo TCVN 2267 - 77

Giá trị trung bình

 = xo +  . A =  12,5 + (-15) = 12,48 (mm)

Với số lần thử lớn hơn 100.

Phương sai:

s2 = D2

Độ lệch chuẩn:

s =

Hệ số biến sai

V =

Giới hạn sai số tương đối:

p = ±

p = ± 1,42% < 3% phép thử được xem là đã kết thúc.

Độ nhỏ trung bình của xơ len:

=.M = 12,48.2,5 = 31.2 (mm)

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi