Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12237-1:2018 An toàn của máy biến áp, cuộn kháng, bộ cấp nguồn

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12237-1:2018

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12237-1:2018 IEC 61558-1:2017 An toàn của máy biến áp, cuộn kháng, bộ cấp nguồn và các kết hợp của chúng - Phần 1: Yêu cầu chung và thử nghiệm
Số hiệu:TCVN 12237-1:2018Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:2018Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12237-1:2018

IEC 61558-1:2017

AN TOÀN CỦA MÁY BIẾN ÁP, CUỘN KHÁNG, BỘ CẤP NGUỒN VÀ CÁC KẾT HỢP CỦA CHÚNG - PHẦN 1: YÊU CẦU CHUNG VÀ THỬ NGHIỆM

Safety of transformers, reactors, power supply units and combinations thereof - Part 1: General requirements and tests

 

Lời nói đầu

TCVN 12237-1:2018 hoàn toàn tương đương với IEC 61558-1:2017

TCVN 12237-1:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E1 Máy điện và khí cụ điện biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 12237 (IEC 61558), An toàn của máy biến áp, cuộn kháng, bộ cấp nguồn và các kết hợp của chúng, gồm có các phần sau:

- TCVN 12237-1:2018 (IEC 61558-1:2017), Phần 1: Yêu cầu chung và thử nghiệm

- TCVN 12237-2-4:2018 (IEC 61558-2-4:2009), Phần 2-4: Yêu cầu cụ thể và thử nghiệm đối với máy biến áp cách ly và bộ cấp nguồn kết hợp máy biến áp cách ly

- TCVN 12237-2-6:2018 (IEC 61558-2-6:2009), Phần 2-6: Yêu cầu cụ thể và thử nghiệm dùng cho máy biến áp cách ly an toàn và bộ cấp nguồn kết hợp máy biến áp cách ly an toàn.

- TCVN 12237-2-13:2018 (IEC 61558-2-13:2009), Phần 2-13: Yêu cầu cụ thể và thử nghiệm dùng cho máy biến áp tự ngẫu và bộ cấp nguồn kết hợp với máy biến áp tự ngẫu

 

AN TOÀN CỦA MÁY BIẾN ÁP, CUỘN KHÁNG, BỘ CẤP NGUỒN VÀ CÁC KẾT HỢP CỦA CHÚNG - PHẦN 1: YÊU CẦU CHUNG VÀ THỬ NGHIỆM

Safety of transformers, reactors, power supply units and combinations thereof - Part 1: General requirements and tests

 

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các khía cạnh an toàn của máy biến áp, cuộn kháng, bộ cấp nguồn và các kết hợp của chúng ví dụ như an toàn về điện, nhiệt và cơ.

Tiêu chuẩn này đề cập đến các máy biến áp kiểu khô loại tĩnh tại hoặc di động, độc lập hoặc kết hợp, bộ cấp nguồn kể cả bộ cấp nguồn kiểu chuyển mạch, cuộn kháng và các kết hợp của chúng liên quan đến an toàn. Cuộn dây có thể được bọc hoặc không bọc. Chúng không tạo thành một phần của mạng lưới phân phối.

CHÚ THÍCH 1: Việc phân biệt giữa máy biến áp, bộ cấp nguồn và bộ cấp nguồn kiểu chuyển mạch như sau:

- Đối với máy biến áp, không có sự thay đổi tần số. Tuy nhiên, máy biến áp (ví dụ máy biến điện áp không đổi) có thể có tần số cộng hưởng nội không vưt quá 30 kHz;

- Đối với bộ cấp nguồn, tần số hoạt động nội và dạng sóng là khác với tần số và dạng sóng của nguồn cung cấp, và tần số hoạt động nội không vượt quá 500 Hz (xem định nghĩa 3.1.19);

- Đối với bộ cấp nguồn kiểu chuyển mạch, tần số hoạt động nội và dạng sóng là khác với tần số và dạng sóng của nguồn cung cấp và tần số hoạt động nội lớn hơn 500 Hz nhưng không vượt quá 100 MHz.

Các phần liên quan của bộ tiêu chuẩn IEC 61558-2 có thể tìm thấy trong phần giới thiệu của tiêu chuẩn này.

a) Máy biến áp cách ly an toàn và máy biến áp cách ly, tĩnh tại hoặc di động, một pha hoặc nhiều pha, làm mát bằng không khí (tự nhiên hoặc cưỡng bức), độc lập hoặc kết hợp có các đặc trưng sau:

- điện áp nguồn danh định không vượt quá 1 000 V xoay chiều;

- tần số nguồn danh định không vượt quá 500 Hz;

và phù hợp với các giá trị sau, nếu không có các quy định khác trong phần liên quan của bộ tiêu chuẩn IEC 61558-2:

• đối vối máy biến áp cách ly:

- công suất ra của máy biến áp 1 pha không vượt quá 25 kVA, và đối với máy biến áp nhiều pha không vượt quá 40 kVA

- điện áp ra không tải và điện áp ra danh định lớn hơn 50 V AC và không vượt quá 500 V AC, hoặc 1 000 V AC để phù hợp với quy định đi dây quốc gia hoặc đối với ứng dụng đặc biệt.

• đối với máy biến áp cách ly an toàn:

- công suất ra của máy biến áp 1 pha không quá 10 kVA và đối với máy biến áp nhiều pha không vượt quá 16 kVA;

- điện áp ra không tải và điện áp ra danh định giữa các dây dẫn, hoặc giữa bất kỳ dây dẫn nào với nối đất bảo vệ không vượt quá 50 V xoay chiều.

CHÚ THÍCH 2: Máy biến áp cách ly và máy biến áp cách ly an toàn được sử dụng ở những nơi có yêu cầu cách điện kép hoặc cách điện tăng cường giữa các mạch điện theo quy định lắp đặt hoặc quy định kỹ thuật của thiết bị (ví dụ đồ chơi, chuông, dụng cụ cầm tay, đèn cầm tay).

b) Máy biến áp ngăn cách, máy biến áp tự ngẫu, máy biến áp điều chỉnh, tĩnh tại hoặc di động, một pha hoặc nhiều pha, làm mát bằng không khí (tự nhiên hoặc cưỡng bức) và cuộn kháng nhỏ, độc lập hoặc kết hợp có các đặc trưng sau:

- điện áp nguồn danh định không vượt quá 1 000 V xoay chiều;

- tần số nguồn danh định không vượt quá 500 Hz;

và phù hợp với các giá trị sau, nếu không có các quy định khác trong phần liên quan của bộ tiêu chuẩn IEC 61558-2:

- điện áp ra không tải và điện áp ra danh định đối với cả máy biến áp độc lập và kết hợp không vượt quá 15 kV xoay chiều, và đối với máy biến áp độc lập, điện áp ra danh định không nhỏ hơn 50 V xoay chiều;

- công suất ra danh định không vượt quá các giá trị sau:

• 1 kVA đối với máy biến áp một pha;

• 2 kVAR đối với cuộn kháng một pha;

• 5 kVA đối với máy biến áp nhiều pha;

• 10 kVAR đối với cuộn kháng nhiều pha.

CHÚ THÍCH 3: Máy biến áp ngăn cách được sử dụng ở nơi không có yêu cầu cách điện kép hoặc cách điện tăng cường giữa các mạch điện theo quy định lắp đặt hoặc quy định kỹ thuật của thiết bị.

CHÚ THÍCH 4: Thông thường, máy biến áp loại b) được thiết kế để kết hợp với thiết bị cung cấp các điện áp khác với điện áp nguồn cung cấp đối với các yêu cầu chức năng của thiết bị. Bảo vệ chống giật điện có thể được cung cấp hoặc thực hiện bởi các bộ phận khác của thiết bị, như thân thiết bị. Các bộ phận của mạch điện bên ngoài có thể được kết nối với mạch điện bên trong hoặc với nối đất bảo vệ.

c) Bộ cấp nguồn và bộ cấp nguồn kiểu chuyển mạch độc lập hoặc kết hợp, đặt tĩnh tại hoặc di động, một pha hoặc nhiều pha, làm mát bằng không khí (tự nhiên hoặc cưỡng bức) bao gồm một hoặc nhiều máy biến áp loại a) hoặc b) có các đặc trưng sau:

- điện áp nguồn danh định không vượt quá 1 000 V xoay chiều;

- tần số nguồn danh định không vượt quá 500 Hz;

- tần số hoạt động nội đối với bộ cấp nguồn không vượt quá 500 Hz và đối với bộ cấp nguồn kiểu chuyển mạch không vượt quá 100 MHz;

và với các giá trị sau, nếu không có các quy định khác trong phần liên quan của bộ tiêu chuẩn IEC 61558-2:

• đối với bộ cấp nguồn hoặc bộ cấp nguồn kiểu chuyển mạch có lắp máy biến áp cách ly:

- công suất đầu ra danh định của bộ cấp nguồn và bộ cấp nguồn kiểu chuyển mạch một pha hoặc nhiều pha không vượt quá 1 kVA;

- điện áp ra không tải và điện áp ra danh định lớn hơn 50 V xoay chiều hoặc 120 V một chiều không nhấp nhô, và không vượt quá 500 V xoay chiều hoặc 708 V một chiều không nhấp nhô; hoặc 1 000 V AC hoặc 1 415 V một chiều không nhấp nhô phù hợp với quy định đi dây quốc gia hoặc đối với ứng dụng đặc biệt.

• đối với bộ cấp nguồn hoặc bộ cấp nguồn kiểu chuyển mạch có lắp máy biến áp cách ly an toàn:

- công suất đầu ra danh định đối với bộ cấp nguồn hoặc bộ cấp nguồn kiểu chuyển mạch một pha hoặc nhiều pha không vượt quá 1 kVA;

- điện áp ra không tải và điện áp ra danh định giữa các dây dẫn hoặc giữa dây dẫn bất kỳ và nối đất bảo vệ không vượt quá 50 V xoay chiều hoặc 120 V một chiều không nhấp nhô.

CHÚ THÍCH 5 : Bộ cấp nguồn và bộ cấp nguồn kiểu chuyển mạch có lắp máy biến áp cách ly và máy biến áp cách ly an toàn được sử dụng ở nơi có yêu cầu cách điện kép hoặc cách điện tăng cường giữa các mạch điện bởi quy định lắp đặt hoặc bởi quy định kỹ thuật của thiết bị (ví dụ đồ chơi, chuông, các dụng cụ cầm tay, đèn cầm tay).

• đối với bộ cấp nguồn hoặc bộ cấp nguồn kiu chuyển mạch có lắp máy biến áp ngăn cách, máy biến áp tự ngẫu và máy biến áp điều chỉnh:

- công suất ra danh định đối với bộ cấp nguồn và bộ cấp nguồn kiểu chuyển mạch một pha hoặc nhiều pha không vượt quá 1 kVA;

- điện áp ra không tải và điện áp ra danh định đối với cả máy biến áp độc lập và kết hợp không vượt quá 15 kV xoay chiều và đối với máy biến áp độc lập, điện áp ra danh định không nhỏ hơn 50 V xoay chiều.

CHÚ THÍCH 6: Bộ cấp nguồn và bộ cáp nguồn kiểu chuyển mạch có lắp máy biến áp ngăn cách được sử dụng ở nơi không yêu cầu cách điện kép hoặc cách điện tăng cường giữa các mạch điện bởi quy định lắp đặt hoặc bởi quy định kỹ thuật của thiết bị.

Tiêu chuẩn này cũng áp dụng đối với máy biến áp, bộ cấp nguồn, bộ cấp nguồn kiểu chuyển mạch và cuộn kháng có lắp mạch điện tử.

Tiêu chuẩn này áp dụng đối với máy biến áp không có sự hạn chế của công suất ra danh định theo thỏa thuận giữa nhà chế tạo và khách hàng.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các mạch điện bên ngoài và các bộ phận cấu thành của chúng được thiết kế để nối đến các đầu nối vào hoặc đầu nối ra hoặc ổ cắm của máy biến áp, bộ cấp nguồn; bộ cấp nguồn kiểu chuyển mạch và cuộn kháng.

Lưu ý các điểm sau:

- đối với máy biến áp được thiết kế để sử dụng trên ô tô, tàu thủy và máy bay, có thể cần có các yêu cầu bổ sung (trong các tiêu chuẩn khác, quy định quốc gia, v.v...);

- cần tính tới các biện pháp để bảo vệ lớp vỏ và các bộ phận cấu thành trong vỏ chống lại các tác động bên ngoài như nấm, côn trùng, mối, bức xạ mặt trời và băng giá;

- cần tính tới các điều kiện khác đối với việc vận chuyển, lưu kho và hoạt động của máy biến áp;

- các yêu cầu bổ sung theo các tiêu chuẩn thích hợp khác và quy định quốc gia có thể áp dụng cho máy biến áp được thiết kế để sử dụng trong môi trường đặc biệt ví dụ như môi trường nhiệt đới.

Sự phát triển công nghệ trong tương lai của máy biến áp có thể cần tăng giới hạn trên của các tần số; cho đến khi đó thì tiêu chuẩn này có thể được sử dụng như một tài liệu hướng dẫn.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn dưới đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng các bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất (kể cả các sửa đổi).

TCVN 5926 (IEC 60269) (tất cả các phần), Cầu chảy hạ áp

TCVN 6188-2-4 (IEC 60884-2-4), Phích cắm và ổ cắm dùng trong gia đình và các mục đích tương tự - Phần 2-4: Yêu cầu cụ thể đối với phích cắm và ổ cắm dùng cho mạch SELV

TCVN 6306-1 (IEC 60076-1), Máy biến áp điện lực - Phần 1: Quy định chung

TCVN 6434 (IEC 60898) (tất cả các phần), Khí cụ điện - Áptômát bảo vệ quá dòng dùng trong gia đình và các hệ thống lắp đặt tương tự

TCVN 6610 (IEC 60227) (tất cả các phần), Cáp cách điện bằng polyvinyl clorua có điện áp danh định đến và bằng 450/750 V

TCVN 6610-5:2014 (IEC 60227-5:2011), Cáp cách điện bằng polyvinyl clorua có điện áp danh định đến và bằng 450/750 V - Phần 5. Cáp (dây) mềm

TCVN 7699-2-6 (IEC 60068-2-6), Thử nghiệm môi trường- Phần 2-6: Các thử nghiệm - Thử nghiệm Fc: Rung (hình sin)

TCVN 7699-2-14 (IEC 60068-2-14), Thử nghiệm môi trường - Phần 2-14: Các thử nghiệm - Thử nghiệm N: Thay đổi nhiệt độ

TCVN 7699-2-31 (IEC 60068-2-31), Thử nghiệm môi trường - Phần 2-31: Các thử nghiệm - Thử nghiệm Ec: Chấn động do va chạm, chủ yếu dùng cho mẫu dạng thiết bị

TCVN 7699-2-75 (IEC 60068-2-75), Thử nghiệm môi trường-Phần 2-75: Các thử nghiệm - Thử nghiệm Eh: Thử nghiệm búa

TCVN 7919 (IEC 60216) (tất cả các phần), Vật liệu cách điện - Đặc tính độ bền nhiệt

TCVN 7921-3-2 (IEC 60721-3-2), Phân loại điều kiện môi trường - Phần 3-2: Phân loại theo nhóm các tham số môi trường và độ khắc nghiệt - Vận chuyển

TCVN 8086:2015 (IEC 60085:2007), Cách điện - Ký hiệu và đánh giá nhiệt độ

TCVN 9615 (IEC 60245) (tất cả các phần), Cáp cách điện bằng cao su có điện áp danh định đến và bằng 450/750 V

TCVN 9615-4:2013 (lEC 60245-4:2011), Cáp cách điện bằng cao su có điện áp danh định đến và bằng 450/750 V - Phần 4: Dây và cáp mềm

TCVN 9622-2-1 (IEC 60998-2-1), Bộ đấu nối dùng cho mạch điện hạ áp trong gia đình và các mục đích tương tự- Phần 2-1: Yêu cầu cụ thể đối với bộ đấu nối là thực thể riêng rẽ có khối kẹp kiểu bắt ren

TCVN 9622-2-2 (IEC 60998-2-2), Bộ đấu nối dùng cho mạch điện hạ áp trong gia đình và các mục đích tương tự - Phần 2-2: Yêu cầu cụ thể đối với bộ đấu nối là thực thể riêng rẽ có khối kẹp kiểu không bắt ren

TCVN 9623-1 (IEC 60999-1), Bộ đấu nối - Ruột dẫn điện bằng đồng - Yêu cầu an toàn đối với bộ đấu nối kiểu bắt ren và bộ đấu nối kiểu không bắt ren - Phần 1: Yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể đối với khối kẹp dùng cho ruột dẫn có tiết diện từ 0,2 mm2 đến và bằng 35 mm2

TCVN 10884-1:2015 (IEC 60664-1:2007), Phối hợp cách điện dùng cho thiết bị trong hệ thống điện hạ áp - Phần 1: Nguyên tắc, yêu cầu và thử nghiệm

TCVN 10899 (IEC 60320), (tất cả các phần), Bộ nối nguồn dùng cho thiết bị gia dụng và các mục đích sử dụng chung tương tự- Phần 1: Quy định chung

TCVN 11324-1 (IEC 60906-1), Hệ thống phích cắm và ổ cắm dùng trong gia đình và các mục đích tương tự - Phần 1: Phích cắm và ổ cắm 16 A 250 V xoay chiều

TCVN 11324-3 (IEC 60906-3), Hệ thống phích cắm và ổ cắm dùng trong gia đình và các mục đích tương tự - Phần 3: Phích cắm và ổ cắm SELV 16 A 6 V, 12 V, 24 V, 48 Vxoay chiều và một chiều

IEC 60065:2014, Audio, video, and similar electronic apparatus - Safety requirements (Thiết bị âm thanh, hình ảnh và các thiết bị điện tử tương đương - Các yêu cầu an toàn)

IEC 60076-11:20141, Power transformers - Part 11: Dry-type transformers (Máy biến áp điện lực-Phần 11: Máy biến áp kiểu khô)

IEC TR 60083, Plugs and socket-outlets for domestic and similar general use standardized in member countries of IEC (Phích cắm và ổ cắm cho gia dụng và sử dụng chung tương tự tiêu chuẩn hóa trong các nước thành viên IEC)

IEC 60112:2003, Method for determination of the proof and the comparative tracking indices of solid insulating materials (Phương pháp xác định thử nghiệm và các chỉ số theo dõi so sánh của vật liệu cách điện cứng)

IEC 60127 (tất cả các phần), Miniature fuses ((tất cả các phần), Cầu chảy cỡ nhỏ

IEC 60127-3, Miniature fuse - Part 3: Sub-miniature fuse-links (Cầu chảy cỡ nhỏ - Phần 3: Liên kết các cầu chảy cỡ nhỏ)

IEC 60269-2-2013, Low voltage fuses - Part 2: Supplementary requirements for fuses for use by authorized persons (fuses mainly for household or similar application) - Examples of stardardized systems of fuses A to K (Cầu chảy hạ áp - Phần 2: Các yêu cầu bổ sung đối với cầu chảy sử dụng bởi người được ủy quyền (các cầu chảy chủ yếu cho hộ gia đình hoặc ứng dụng tương đương) - Ví dụ cho hệ thống chuẩn hóa cầu chảy từ A đến K).

IEC 60269-3-2010, Low voltage fuses- Part 3: Supplementary requirements for fuses for use by unskilled persons (fuses mainly for household or similar application) - Examples of stardardized systems of fuses A to F (Cầu chảy hạ áp - Phần 2: Các yêu cầu bổ sung đối với cầu chảy sử dụng bởi người không có kỹ năng (các cầu chảy chủ yếu cho hộ gia đình hoặc ứng dụng tương đương) - Ví dụ cho hệ thống chuẩn hóa cầu chảy từ A đến F).

IEC 60309 (tất cả các phần), Plugs, socket-outlets and couplers for industrial purpose (Phích cắm, ổ cắm và bộ nối cho mục đích công nghiệp)

IEC 60317 (tất cả các phần), Specifications for particular types of windings wires (Quy định kỹ thuật đối với các loại dây quấn cụ thể)

IEC 60317-0-7:2012, Specifications for particular types of windings wires - Part 0-7: General requirements - Fully insulated (FIW) zero-defect enamelled round copper wire with nominal conductor diameter of 0,040 mm to 1,600 mm (Quy định kỹ thuật đối với các loại dây quấn cụ thể - Phần 0-7: Các quy định chung - Dây dẫn cách điện đầy đủ (FIW) dây đồng tròn tráng men không có khuyết tật với đường kính thanh dẫn danh nghĩa từ 0,040 mm đến 1,600 mm).

IEC 60317-56, Specifications for particular types of windings wires - Part 56: Solderable fully insulated (FIW) zero-defect polyurethane enamelled round copper wire with nominal conductor diameter of 0,040 mm to 1,600 mm, class 180 (Quy định kỹ thuật đối với các loại dây quấn cụ thể - Phần 56: Dây dẫn có thể hàn cách điện đầy đủ (FIW) dây đồng tròn tráng men bọc nhựa không có khuyết tật với đường kính thanh dẫn danh nghĩa từ 0,040 mm đến 1,600 mm, cấp 180).

IEC 60320-2-3, Appliance couplers for household and similar general purpose - Part 2-3: Appliance couplers with a degree of protection higher than IPX0 (Bộ nối thiết bị dùng trong gia dụng và các mục đích chung tương đương - Phần 2-3: Bộ nối thiết bị có cấp bảo vệ cao hơn IPX0)

IEC 60384-14:2013, Fixed capacitors for use in electronic equipment - Part 14: Sectional specification: Fixed capacitors for electromagnetic interference suppression and connection to the supply mains (Tụ điện cố định sử dụng trong thiết bị điện tử - Phần 14: Tụ điện cố định để chống nhiễu điện từ và kết nối với lưới cung cấp)

IEC 60417, Graphical symbols for use on equipment (Ký hiệu hình họa sử dụng trên thiết bị)

IEC 60454 (tt cả các phần), Pressure-sensitive adhesive tapes for electrical purpose ((tất cả các phần), Băng điện ép)

IEC 60529:19892, Degrees of protection provide by enclosures (IP code) (Cấp bảo vệ (mã IP))

IEC 60529:1989/AMD1:1999

IEC 60529:1989/AMD2:2013

IEC 60664-3:2016, Insulation coordination for equipment within low-voltage systems - Part 3: Use of coating, potting or moulding for protection against pollution (Phối hợp cách điện đối với thiết bị trong hệ thống hạ áp - Phần 3: sử dụng lớp phủ, bọc kín hoặc đúc để bảo vệ chống ô nhiễm)

IEC 60691:2015, Thermal-links - Requirements and application guide (Cầu nhiệt - Yêu cầu và hướng dẫn áp dụng)

IEC 60695-2-10:2013, Fire hazard testing - Part 2-10: Glowing/hot-wire based test methods - glow-wire apparatus and common test procedure (Kiểm tra nguy cơ cháy nổ - Phần 2-10: Phương pháp thử nghiệm dựa trên sự phát sáng, phát nóng dây dẫn - Thiết bị phát nóng dây dẫn và quy trình kiểm tra thông thường)

IEC 60695-2-11:2014, Fire hazard testing - Part 2-11: Glowing/hot-wire based test methods - glow-wire flammability test method for end - products (Kiểm tra nguy cơ cháy nổ - Phần 2-10: Phương pháp thử nghiệm dựa trên sự phát sáng, phát nóng dây dẫn - phương pháp thử nghiệm tính dễ cháy của dây dẫn nóng sáng đối với các sản phẩm cuối cùng).

IEC 60730 (tất cả các phần), Automatic electrical controls (Cơ cấu điều khiển điện tự động)

IEC 60730-1:2013, Automatic electrical controls - Part 1: General requirements (Cơ cấu điều khiển điện tự động - Phần 1: Yêu cầu chung)

IEC 60851-3:2009, Winding wires - Test method - Part 3: Mechanical properties (Dây quấn - Phương pháp thử nghiệm: Phần 3: Các đặc tính cơ)

lEC 60851-5:2008, Winding wires - Test method: Part 5: Electrical properties (Dây quấn - Phương pháp thử nghiệm - Phần 5: Các đặc tính điện)

IEC 60851-6:2012, Winding wires - Test method: Part 6: Thermal properties (Dây quấn - Phương pháp thử nghiệm - Phần 6: Các đặc tính nhiệt)

IEC 60884-1:20023, Plugs and socket-outlets for household and similar purposes - Part1: General requirements (Ổ cắm và phích cắm dùng trong gia đình và các mục đích tương tự - Phần 1: Yêu cầu chung)

Amendment 1:2006

Amendment 2:2013

IEC 60947-7-1, Low-voltage switchgear and controlgear - Part 7-1: Ancillary equipment - Terminal blocks for copper conductors (Thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp - Phần 7-1: Thiết bị phụ trợ - Khối đầu nối dùng cho các ruột dẫn đồng)

IEC 60990:2016, Methods of measurement of touch current and protective conductor current (Phương pháp đo dòng điện chạm và dòng điện ruột dẫn bảo vệ)

IEC 61032, Protection of persons and equipment by enclosures - Probes for verification (Bảo vệ con người và thiết bị bằng vỏ bọc - Đầu dò dùng cho kiểm tra xác nhận)

IEC 61058-1:2016, Switches for applicances - Part 1: General requirements (Thiết bị đóng cắt dùng cho thiết bị - Phần 1: Quy định chung)

IEC 61058-1-1:2016, Switches for applicances - Part 1-1: Requirements for mechanical switches (Thiết bị đóng cắt dùng cho thiết bị - Phần 1-1: Yêu cầu đối với cơ cấu chuyển mạch cơ khí)

IEC 61140:2016, Protection against electric shock - Common aspects for installation and equipment (Bảo vệ chống điện giật - Các khía cạnh chung đối với hệ thống lắp đặt và thiết bị)

IEC 61373, Railway applications - Rolling stock equipment - Shock and vibration test (Ứng dụng đường sắt - Phương tiện giao thông đường sắt - Thử nghiệm xóc và rung)

ISO 8820 (tất cả các phần), Road vehicles - Fuse-links ((tất cả các phần), Phương tiện giao thông đường bộ - Dây chảy)

EN 50075:1990, Specification for flat non-wirable two pole plugs 2,5A 250V, with cord, for the connection of class II-equipment for household and similar purpose (Thông số kỹ thuật đối với phích cắm 2 cực phẳng 2,5A 250V, có dây, cho kết nối của cấp II thiết bị cho mục đích gia dụng và mục đích tương đương)

DIN 43671:1975, Copper bus bar; design for continuos current (Thanh dẫn đồng; thiết kế cho dòng điện liên tục)

DIN 43670:1975, Aluminium bus bar, design for continuos current (Thanh dẫn nhôm; thiết kế cho dòng điện liên tục)

DIN 43670-2:1985, Aluminium bus bar copper cladding, design for continuos current (Thanh dẫn nhôm tấm lót đồng; thiết kế cho dòng điện liên tục)

 

 

________________

1 Đã có TCVN 6306-11:2009 hoàn toàn tương đương với IEC 60076-11:2004.

2 Đã có TCVN 4255:2008 hoàn toàn tương đương với IEC 60529:2001.

3 Đã có TCVN 6188-1:2007 tương đương với IEC 60884-1:2002.

 

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.

CHÚ THÍCH: Các định nghĩa khác của máy biến áp dùng cho mục đích sử dụng cụ thể được nêu trong các phần liên quan của bộ tiêu chuẩn IEC 61558-2.

Khi sử dụng thuật ngữ “máy biến áp” sẽ bao gồm máy biến áp, cuộn kháng và bộ cấp nguồn nếu thuộc đối tượng áp dụng.

Nếu không có quy định khác, các thuật ngữ “điện áp” và “dòng điện” có nghĩa là giá trị hiệu dụng của điện áp và dòng điện xoay chiều, và đối với điện áp và dòng điện một chiều, chúng có nghĩa là các giá trị thực số học.

“Không nhấp nhô” là điện áp hiệu dụng có nhấp nhô không quá 10 % của thành phần một chiều.

Bảng liệt kê các thuật ngữ và định nghĩa thường được sử dụng được cung cấp trong phần cuối của tiêu chuẩn này.

3.1  Máy biến áp

3.1.1

Máy biến áp (transformer)

Thiết bị tĩnh với hai cuộn dây hoặc nhiều hơn mà, bởi cảm ứng điện từ, biến đổi một hệ thống điện áp và dòng điện xoay chiều này thành hệ thống điện áp và dòng điện khác, thường có giá trị khác và cùng tần số cho mục đích truyền tải điện.

CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ tần số cũng bao hàm dạng sóng giữ không đổi.

[NGUỒN: IEC 60050-421:1990, 421-01-01, chỉnh sửa - xóa từ “nguồn” và thêm “CHÚ THÍCH”]

3.1.2

Máy biến áp cách ly (isolating transformer)

Máy biến áp có phân cách bảo vệ giữa cuộn dây đầu vào và cuộn dây đầu ra.

3.1.3

Máy biến áp cách ly an toàn (safety isolating transformer)

Máy biến áp cách ly được thiết kế để cung cấp SELV (safety extra-low voltage (điện áp cực thấp an toàn)) hoặc PELV (protective extra-low voltage (điện áp cực thấp bảo vệ)).

3.1.4

Máy biến áp ngăn cách (separating transformer)

Máy biến áp với (các) cuộn dây đầu vào được phân cách với (các) cuộn dây đầu ra tối thiểu bằng cách điện chính.

3.1.5

Máy biến áp tự ngẫu (auto-transformer)

Máy biến áp mà cuộn dây đầu vào và cuộn dây đầu ra có một phần chung.

CHÚ THÍCH 1: Máy biến áp tự ngẫu có thể có các cuộn dây phụ hoặc đầu ra cho mục đích điều chỉnh.

CHÚ THÍCH 2: Máy biến áp có các cuộn dây được ngăn cách tối thiểu bằng cách điện chức năng và được nối điện sẽ được coi là máy biến áp tự ngẫu.

3.1.6

Máy biến áp kết hợp (associated transformer)

Máy biến áp được thiết kế để cấp nguồn cho một thiết bị cụ thể, hoặc cho một phần của chúng, và thuộc loại máy biến áp hợp nhất hoặc máy biến áp dùng cho mục đích cụ thể.

3.1.6.1

Máy biến áp hợp nhất (incorporated transformer)

Máy biến áp kết hợp được thiết kế để lắp trong một thiết bị cụ thể, hoặc trong một phần của chúng, và vỏ máy cung cấp bảo vệ chống giật điện.

3.1.6.2

Máy biến áp cho mục đích cụ thể (transformer for specific use)

Máy biến áp kết hợp được cố định vào hoặc được cung cấp cùng với thiết bị, nhưng không hợp nhất với thiết bị và có vỏ riêng cung cấp bảo vệ chống giật điện.

3.1.7

Máy biến áp độc lập (independent transformer)

Máy biến áp được thiết kế để cấp nguồn cho các thiết bị cụ thể và được thiết kế để sử dụng mà không cần vỏ bọc bổ sung để cung cấp bảo vệ chống giật điện.

CHÚ THÍCH 1: Máy biến áp như vậy có thể là máy biến áp di động hoặc tĩnh tại.

3.1.8

Để trống

3.1.9

Máy biến áp chịu ngắn mạch (short-circuit proof transformer)

Máy biến áp không vượt quá các giới hạn nhiệt độ quy định khi quá tải hoặc ngắn mạch, và tiếp tục đáp ứng tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn này sau khi giải trừ quá ti hoặc ngắn mạch và không yêu cầu phải hoạt động liên tục trong điều kiện quá tải hoặc ngắn mạch.

CHÚ THÍCH 1: Tiếp tục đáp ứng tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn này không hàm ý rằng tất cả các loại máy biến áp chịu ngắn mạch đều tiếp tục hoạt động.

3.1.9.1

Máy biến áp chịu ngắn mạch không vốn có (non-inherently short-circuit proof transformer)

Máy biến áp chịu ngắn mạch được trang bị với thiết bị bảo vệ hoặc với một bộ phận yếu có chủ ý để ngắt mạch điện vào hoặc mạch điện ra, hoặc làm giảm dòng điện trong mạch điện vào hoặc mạch điện ra khi máy biến áp bị quá tải hoặc ngắn mạch, và tiếp tục đáp ứng tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn này sau khi giải trừ quá tải hoặc ngắn mạch.

3.1.9.1.1

Máy biến áp chịu ngắn mạch không vốn có với thiết bị bảo vệ có thể đặt lại, tự đặt lại hoặc thay thế được (non-inherently short-circuit proof transformer with resetable, sefl-resetting or replaceable protective device)

Máy biến áp chịu ngắn mạch được trang bị thiết bị bảo vệ mà sau khi đặt lại hoặc thay thế vẫn tiếp tục hoạt động.

CHÚ THÍCH 1: Ví dụ về thiết bị bảo vệ tự đặt lại hoặc không tự đặt lại là cầu chảy, rơle quá tải, cầu chảy nhiệt, dây chảy, thiết bị cắt theo nguyên lý nhiệt và điện tr PTC và các thiết bị cơ khí tự động ngắt.

3.1.9.1.2

Máy biến áp chịu ngắn mạch không vốn có với thiết bị bảo vệ không tự đặt lại hoặc không thể thay thế (non-inherently short-circuit proof transformer with non-sefl-resetting or non-replaceable protective device)

Máy biến áp chịu ngắn mạch được trang bị với thiết bị bảo vệ không tự đặt lại hoặc không thể thay thế hoặc với bộ phận yếu có chủ ý không th thay thế, vẫn đáp ứng được tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn này sau khi giải trừ quá tải hoặc ngắn mạch, nhưng không tiếp tục hoạt động sau khi quá tải hoặc ngắn mạch được giải trừ

3.1.9.2

Máy biến áp chịu ngắn mạch vốn có (inherently short-circuit proof transformer)

Máy biến áp chịu ngắn mạch không được trang bị bất cứ thiết bị nào để bảo vệ chống lại quá tải hoặc ngắn mạch.

CHÚ THÍCH 1: Máy biến áp, bằng kết cấu, không vượt quá giới hạn nhiệt độ quy định, tiếp tục hoạt động và đáp ứng tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn này sau khi giải trừ quá tải hoặc ngắn mạch.

3.1.10

Máy biến áp không chịu ngắn mạch (non-short-circuit proof transformer)

Máy biến áp được thiết kế để được bảo vệ chống lại sự quá nhiệt bằng một thiết bị bảo vệ, không được cung cấp cùng nhưng được quy định trên máy biến áp, và tiếp tục đáp ứng tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn này sau khi giải trừ quá tải hoặc ngắn mạch và, nếu có thể áp dụng, sau khi đặt lại hoặc thay thế thiết bị bảo vệ.

3.1.11

Máy biến áp hỏng một cách an toàn (fail-safe transformer)

Máy biến áp được trang bị thiết bị bảo vệ hoặc bộ phận yếu có chủ ý, mà sẽ không hoạt động vĩnh viễn bằng cách ngắt mạch điện vào khi máy biến áp bị quá tải hoặc ngắn mạch, nhưng không gây nguy hiểm gì cho ngưi sử dụng hoặc vùng xung quanh.

CHÚ THÍCH 1: Máy biến áp vẫn tiếp tục đáp ứng tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn này sau khi giải trừ quá tải hoặc ngắn mạch.

CHÚ THÍCH 2: Tiếp tục đáp ứng tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn này không hàm ý rằng máy biến áp hỏng một cách an toàn sẽ tiếp tục hoạt động. Sau sự cố máy biến áp đáp ứng thử nghiệm độ bền điện môi dựa trên 35 % các giá trị ban đầu (xem 15.5).

3.1.12

Máy biến áp di động (portable transformer)

Máy biến áp có thể di chuyển trong khi hoạt động hoặc có thể dễ dàng di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác khi đã kết nối với nguồn hoặc là máy biến áp loại cắm vào.

3.1.13

Máy biến áp kiểu lắp chìm (flush-type transformer)

Máy biến áp được thiết kế để được đặt trong một hộp kiểu lắp chìm.

3.1.14

Máy biến áp cố định (fixed transformer)

Máy biến áp được sử dụng trong khi gắn chặt với một cơ cấu đỡ ở tư thế có thể do nhà chế tạo quy định.

3.1.15

Máy biến áp tĩnh tại (stationary transformer)

Máy biến áp cố định hoặc máy biến áp có khối lượng vượt quá 18 kg và không có (các) tay cầm để di chuyển.

3.1.16

Máy biến áp cầm tay (hand-held transformer)

Máy biến áp di động được thiết kế để xách tay trong sử dụng bình thường.

3.1.17

Để trống.

3.1.18

Máy biến áp kiu khô (dry-type transformer)

Máy biến áp có điện môi không dạng lỏng, và các cuộn dây có thể được ngâm tẩm hoặc bọc kín.

3.1.19

Bộ cấp nguồn (power supply unit)

Thiết bị điện tử có (các) máy biến áp và (các) mạch điện tử, chuyển đổi nguồn điện thành một hoặc nhiều nguồn đầu ra.

CHÚ THÍCH 1: Cũng có thể cách ly mạch đầu vào với mạch đầu ra, và điều chỉnh và/hoặc chuyển đổi điện áp và dòng điện đầu ra. Thiết bị có thể chứa một hoặc nhiều đơn vị riêng với dạng sóng và tần số giống nhau hoặc khác nhau bao gồm đầu ra một chiều, và dạng sóng và tần số hoạt động nội khác với tần số và dạng sóng nguồn cp và tn số hoạt động nội không vượt quá 500 Hz.

3.1.20

Bộ cấp nguồn kiểu chuyển mạch (switch mode power supply unit)

Thiết bị điện tử hợp nhất máy biến áp và các mạch điện tử, mà nó chuyển đổi nguồn điện thành một hoặc nhiều nguồn đầu ra

CHÚ THÍCH: Bộ cấp nguồn này cũng có thể cách ly mạch đầu vào với mạch đu ra, và điều chỉnh và/hoặc chuyển đổi điện áp và dòng điện đầu ra. Bộ cấp nguồn có thể chứa một hoặc nhiều khối riêng rẽ có dạng sóng và tần số giống nhau hoặc khác nhau kể cả đầu ra một chiều, và tần số và dạng sóng hoạt động bên trong khác với tần số và dạng sóng của nguồn cấp và tần số hoạt động nội vượt quá 500 Hz nhưng không vượt quá 100 MHz.

3.1.21

Cuộn kháng (reactor)

Cụm lắp ráp gồm một hoặc nhiều cuộn dây có trở kháng phụ thuộc vào tần số, hoạt động theo nguyên lý tự cảm nhờ đó dòng từ hóa sinh ra từ trường, qua một lõi từ hoặc qua không khí.

CHÚ THÍCH: Cuộn kháng có các lõi hình xuyến cũng được thuộc định nghĩa này.

3.2  Thuật ngữ chung

3.2.1

Cáp mềm bên ngoài (external flexible cable)

Dây mềm bên ngoài (external flexible cord)

Cáp hoặc dây mềm dùng cho các đấu nối bên ngoài với mạch đầu vào hoặc đầu ra, được cố định hoặc lắp với máy biến áp theo đấu nối kiểu X, kiểu Y hoặc kiểu Z.

3.2.1.1

Đấu nối kiểu X (type X attachment)

Phương pháp đấu nối cho phép dễ dàng thay thế cáp hoặc dây nguồn thông thường hoặc được chuẩn bị đặc biệt.

3.2.1.2

Đấu nối kiểu Y (type Y attachment)

Phương pháp nối mà việc thay thế chỉ được thực hiện bởi nhà chế tạo, cơ sở dịch vụ của họ hoặc người có tư cách tương đương.

CHÚ THÍCH 1: Đấu ni kiểu Y có thể sử dụng với cáp hoặc dây nguồn mềm thông thường hoặc với cáp hoặc dây nguồn mềm được chuẩn bị đặc biệt.

3.2.1.3

Đấu nối kiểu Z (type Z attachment)

Phương pháp nối không cho phép thay thế cáp hoặc dây nguồn mềm khi không làm vỡ hoặc phá hủy một phần của máy biến áp.

3.2.2

Dây nguồn (power supply cord)

Dây hoặc cáp mềm bên ngoài được sử dụng để cấp nguồn cho mạch đầu vào.

CHÚ THÍCH: Dây nguồn được

- cố định hoặc lắp với máy biến áp theo kết nối kiểu X, kiểu Y hoặc kiểu Z, hoặc

- ni với máy biến áp bằng bộ nối thiết bị.

3.2.3

Dây nối (connecting lead)

Dây nối đầu cuối của cuộn dây tới đầu nối của máy biến áp.

CHÚ THÍCH 1: Dây nối được xem như dây dẫn bên trong.

3.2.4

Thân (body)

Bộ phận dẫn điện, trục, tay nắm, nút bấm, kẹp và tương tự tiếp cận được, vít c định kim loại bằng kim loại tiếp cận được và lá kim loại đặt trên các bề mặt tiếp cận được của vật liệu cách điện.

3.2.5

Bộ phận tiếp cận được (accessible part)

Các bộ phận mà có thể chạm tới bằng ngón tay thử nghiệm tiêu chuẩn sau khi máy biến áp đã được lắp đặt hoàn chỉnh.

3.2.6

Bộ phận tháo rời được (detachable part)

Bộ phận có thể tháo ra mà không cần sự tr giúp của dụng cụ.

3.2.7

Bộ phận không tháo rời được (non-detachable part)

Bộ phận mà có thể tháo ra chỉ khi có sự trợ giúp của dụng cụ.

3.2.8

Dụng cụ (tool)

Tuốcnơvít, đồng xu hoặc vật bất kỳ khác có thể được sử dụng để vặn vít hoặc phương tiện cố định tương tự.

3.2.9

V (enclosure)

V chứa tạo ra loại và cấp bảo vệ thích hợp đối với ứng dụng dự kiến.

CHÚ THÍCH: Bảo vệ chống lại ví dụ như các tác động cơ khí, ăn mòn, nấm, sâu bọ, bức xạ mặt trời, đóng băng và hơi m.

[NGUỒN: IEC 60050-195:1998, 195-02-35, có sửa đi - thêm CHÚ THÍCH]

3.2.10

Bộ phận dẫn trung gian (intermediate conductive part)

Bộ phận dẫn không tiếp cận được nằm giữa các bộ phận mang điện nguy hiểm hoặc giữa thân và bộ phận mang điện nguy hiểm khác.

3.2.11

Bộ phận dẫn (conductive part)

Bộ phận có thể mang dòng điện.

[NGUỒN: IEC 60050-195:1998, 195-01-06]

3.2.12

Thành phần điện t (electronic component)

Bộ phận mà khả năng dẫn điện đạt được chủ yếu bằng việc di chuyển của các điện tử qua chân không, khí hoặc chất bán dẫn.

CHÚ THÍCH: Bộ chỉ thị bằng khí neon không được xem là thành phần điện tử.

3.2.13

Mạch điện tử (electronic circuit)

Mạch điện có ít nhất một thành phần điện tử.

3.2.14

Để trống.

3.2.15

Phân cách về điện (electrical separation)

Việc tách riêng giữa các thành phần dẫn điện bởi các phương tiện cách điện khí và/hoặc rắn.

3.3  Vận hành và bảo vệ

3.3.1

Ngắt tất cả các cực (all pole disconnection)

Ngắt tất cả các dây dẫn mang điện bi một hành động chuyển mạch đơn lẻ

CHÚ THÍCH 1: Dây nối đt bảo vệ không được xem là dây dẫn cáp nguồn.

CHÚ THÍCH 2: Dây trung tính được xem là dây dẫn cấp nguồn.

CHÚ THÍCH 3: Các quy tắc đi dây quc gia có thể có hoặc không yêu cầu việc ngắt dây trung tính.

3.3.2

Cơ cấu cắt theo nguyên lý nhiệt (thermal cut-out)

Thiết bị nhạy với nhiệt độ để giới hạn nhiệt độ của máy biến áp, hoặc một bộ phận của máy biến áp, trong hoạt động bất thường bằng việc tự động hở mạch hoặc bằng việc giảm dòng điện, và có kết cấu sao cho người sử dụng không thể thay đổi cài đặt của nó.

3.3.3

Cơ cấu cắt theo nguyên lý nhiệt tự đặt lại (self-resetting thermal cut-out)

Cơ cu cắt theo nguyên lý nhiệt tự động phục hồi dòng điện sau khi bộ phận liên quan của máy biến áp đủ nguội, hoặc tải được loại bỏ.

3.3.4

Cơ cấu cắt theo nguyên lý nhiệt không tự đặt lại (non-self-resetting thermal cut-out)

Cơ cấu cắt theo nguyên lý nhiệt đòi hỏi đặt lại bằng tay hoặc thay một phần để phục hồi dòng điện.

3.3.5

Dây chảy (thermal-link)

Cơ cấu cắt theo nguyên lý nhiệt chỉ tác động một lần.

3.3.6

Rơle quá tải (overload relay)

Chuyển mạch tác động bằng dòng điện đ bảo vệ mạch điện khỏi quá tải bằng cách mở mạch khi dòng điện trong mạch đó đạt tới giá trị được xác định trước và giữ nguyên ở vị trí h mạch.

3.3.7

Bộ phận yếu có chủ ý (intentional weak part)

Bộ phận không phải thiết bị bảo vệ quá tải (cầu chảy, áptômát, cơ cấu cắt theo nguyên lý nhiệt, v.v...) được thiết kế để đứt trong các điều kiện hoạt động bất thường để tránh xảy ra tình trạng có thể làm mất sự phù hợp với tiêu chuẩn này.

CHÚ THÍCH: Bộ phận này có thể là bộ phận thay thế, ví dụ như điện tr hoặc tụ điện hoặc là bộ phận không thể thay thế của một bộ phận như là một điểm yếu không tiếp cận được trong cuộn dây.

3.3.8

Điện áp làm việc (working voltage)

Giá trị hiệu dụng lớn nhất của điện áp xoay chiều hoặc điện áp một chiều mà có thể xuất hiện (một cách cục bộ) trên cách điện bất kỳ trong các điều kiện làm việc không tải hoặc bình thường, bỏ qua điều kiện quá độ.

CHÚ THÍCH 1: Khi xem xét hệ thống cách điện giữa các cuộn dây không được thiết kế để được kết nối với nhau, điện áp làm việc được xem là điện áp lớn nhất xut hiện trên cuộn dây bất kỳ trong số các cuộn dây này.

CHÚ THÍCH 2: Trong hệ thống ba pha điện áp làm việc có thể khác với điện áp thông thường.

3.3.9

Điện áp ngắn mạch (short-circuit voltage)

Điện áp đặt trên cuộn dây đầu vào, khi các cuộn dây ở nhiệt độ môi trường, để tạo ra trong cuộn dây đầu ra bị ngắn mạch một dòng điện bằng với dòng điện ra danh định.

CHÚ THÍCH 1: Điện áp ngn mạch thường được biểu thị dưới dạng phần trăm (%) của điện áp nguồn danh định.

3.3.10

Chế độ làm việc (duty-type)

Chế độ làm việc liên tục hoặc chu kỳ theo quy ước bao gồm một hoặc nhiều bộ tải được giữ không đi trong các khoảng thời gian quy định.

3.3.10.1

Chế độ làm việc liên tục (continuous duty)

Hoạt động trong một giai đoạn không giới hạn.

3.3.10.2

Chế độ làm việc ngắn hạn (short-time duty cycle)

Hoạt động trong một giai đoạn quy định, bắt đầu từ khi nguội, các khoảng thời gian giữa mỗi chu kỳ hoạt động đủ để cho phép máy biến áp nguội xuống xấp xỉ nhiệt độ môi trường.

3.3.10.3

Chế độ làm việc gián đoạn (intermittent duty cycle)

Hoạt động trong một chuỗi các chu kỳ quy định giống hệt nhau.

3.3.11

Dây dẫn nối đất bảo vệ (protective earthing conductor)

PE

Dây dẫn bảo vệ dùng cho nối đất bảo vệ.

[NGUỒN: IEC 60050-195:1998, 195-02-11]

3.4  Mạch điện và cuộn dây

3.4.1

Mạch đầu vào (input circuit)

Mạch điện được thiết kế để nối với nguồn cung cấp bao gồm cuộn dây đầu vào và các mạch điện bên trong.

3.4.2

Mạch đầu ra (output circuit)

Mạch điện mà qua nó các mạch điện phân phối và các thiết bị được ni vào, bao gồm cuộn dây đầu ra và các mạch điện bên trong.

3.4.3

Cuộn dây đầu vào (input winding)

Cuộn dây nằm trong mạch đầu vào.

3.4.4

Cuộn dây đầu ra (output winding)

Cuộn dây nằm trong mạch đầu ra.

3.4.5

Mạch điện bên trong (internal circuit)

Mạch điện bao gồm các thành phần, các liên kết và các đu nối đến các đầu nối và các cuộn dây, không bao gồm mạch nối đất bảo vệ.

3.4.6

Dây quấn cách điện hoàn toàn (fully insulated winding wire)

FIW

Sợi dây phù hợp với IEC 60317-0-7, IEC 60317-56 và được thử nghiệm theo IEC 60851-5:2008, là một kết cấu sợi dây không bị sai lỗi.

3.4.7

Cấp FIW (grade of FIW)

Dãy đường kính ngoài của một sợi dây (FIW 3 đến FIW 9)

3.4.8

Dây quấn có cách điện (insulated winding wire)

Dây quấn dùng cho cách điện chính, cách điện phụ hoặc cách điện tăng cường.

CHÚ THÍCH: Các yêu cầu được nêu trong Phụ lục K.

3.4.9

Dây quấn có cách điện dạng đùn (extruded winding wire)

TIW

Dây qun có cách điện chính, cách điện phụ hoặc cách điện tăng cường đạt được bằng cách ép đùn.

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ TIW được sử dụng chung để đề cập đến tất cả các kiểu dây quấn được ép đùn.

3.5  Thông số danh định

3.5.1

Điện áp nguồn danh định (rated supply voltage)

Điện áp nguồn (đối với nguồn nhiều pha, điện áp pha-pha) do nhà chế tạo ấn định cho máy biến áp đối với các điều kiện làm việc quy định của máy biến áp.

3.5.2

Dải điện áp nguồn danh định (rated supply voltage range)

Dải điện áp nguồn do nhà chế tạo ấn định cho máy biến áp, được biểu thị bằng giới hạn trên và giới hạn dưới.

3.5.3

Tần số danh định (rated frequency)

Tần số do nhà chế tạo ấn định cho máy biến áp đối với các điều kiện làm việc quy định của máy biến áp.

3.5.3.1

Tần số nguồn danh định (rated supply frequency)

Tần số trên đầu vào của máy biến áp do nhà chế tạo ấn định.

3.5.3.2

Tần số hoạt động nội (internal operational frequency)

Tần số bên trong cao nhất do nhà chế tạo ấn định là tần số làm việc của máy biến áp hoặc thành phần khác được tích hợp trong bộ cấp nguồn.

3.5.4

Dòng điện đầu ra danh định (rated output current)

Dòng điện đầu ra ở điện áp nguồn danh định, tần số nguồn danh định và điện áp ra danh định và hệ số công suất danh định, được nhà chế tạo ấn định cho máy biến áp đối với các điều kiện làm việc quy định của máy biến áp

3.5.5

Điện áp ra danh định (rated output voltage)

Điện áp ra (đối với nguồn nhiều pha, điện áp pha-pha) điện áp nguồn danh định, tần số nguồn danh định và dòng điện đầu ra danh định, ở hệ số công suất danh định, được nhà chế tạo ấn định cho máy biến áp đối với các điều kiện làm việc quy định của máy biến áp.

3.5.6

Hệ số công suất danh định (rated power factor)

Hệ số công suất được nhà chế tạo ấn định cho máy biến áp đối với các điều kiện làm việc quy định của máy biến áp.

3.5.7

Công suất đầu ra danh định (rated output)

Tích của điện áp ra danh định và dòng điện đầu ra danh định hoặc, đối với máy biến áp ba pha, bằng  lần tích của điện áp ra danh định và dòng điện đầu ra danh định.

CHÚ THÍCH: Nếu máy biến áp có nhiều hơn một cuộn dây đầu ra hoặc một cuộn dây đầu ra có điều chỉnh, công suất đầu ra danh định biểu thị tổng lớn nhất của các tích giữa điện áp ra danh định và dòng điện đầu ra danh định đối với mạch đầu ra được thiết kế để chịu tải đồng thời.

3.5.8

Nhiệt độ môi trường danh định (rated ambient temperature)

ta

Nhiệt độ lớn nhất mà máy biến áp có thể hoạt động liên tục trong các điều kiện sử dụng bình thường.

CHÚ THÍCH: Giá trị của nhiệt độ môi trường danh định (ta) không loại trừ hoạt động nhất thời của máy biến áp tại nhiệt độ không vượt quá (ta + 10) °C.

3.5.9

Nhiệt độ môi trường danh định nhỏ nhất (rated minimum ambient temperature)

tamin

Nhiệt độ nhỏ nhất mà máy biến áp có thể hoạt động liên tục trong các điều kiện sử dụng bình thường.

3.5.10

Nhiệt độ danh định nhỏ nhất (rated minimum temperature)

tmin

Nhiệt độ nhỏ nhất chỉ đối với vận chuyển và lưu kho.

3.5.11

Cấp quá điện áp (overvoltage category)

Con số xác định tình trạng quá điện áp tức thời.

CHÚ THÍCH: Cấp quá điện áp I, II, III và IV được sử dụng, xem IEC 60644-1:2007, 4.3.3.2.

[NGUỒN: IEC 60050-581:2008, 581-21-02, có sửa đổi - bổ sung CHÚ THÍCH]

3.5.11.1

Quá điện áp cấp I (overvoltage category I)

OVC I

Thiết bị để đấu nối với các mạch điện trong đó có các biện pháp để giới hạn các quá điện áp quá độ một mức thấp thích hợp.

CHÚ THÍCH 1: Ví dụ về các thiết bị này là thiết bị chứa các mạch điện tử được bảo vệ mức này. Tuy nhiên, tr các mạch được thiết kế có tính đến quá điện áp quá độ, thiết bị quá điện áp cấp I không thể kết nối trực tiếp với nguồn lưới.

3.5.11.2

Quá điện áp cấp II (overvoltage category II)

OVC II

Thiết bị tiêu thụ năng lượng được cấp điện từ hệ thống lắp đặt cố định.

CHÚ THÍCH: Ví dụ về các thiết bị này là các máy biến áp dùng cho các thiết bị gia dụng, viễn thông, đồ chơi, và các tải tương tự.

3.5.11.3

Quá điện áp cấp III (overvoltage category III)

OVC III

Thiết bị được sử dụng trong hệ thống lắp đặt cố định và đối với các trường hợp mà độ tin cậy và khả năng sẵn có của thiết bị phải chịu các yêu cầu đặc biệt.

CHÚ THÍCH: Ví dụ về các thiết bị này là các máy biến áp dùng trong các hệ thống lắp đặt cố định và các máy biến áp sử dụng trong công nghiệp với đấu nối lâu dài với hệ thống lắp đặt cố định.

3.5.11.4

Quá điện áp cấp IV (overvoltage category IV)

OVC IV

Thiết bị được sử dụng ở gốc của hệ thống lắp đặt.

CHÚ THÍCH: Ví dụ về các thiết bị này là các máy biến áp trong hệ thống lắp đặt cố định của các nhà máy điện hoặc trực tiếp tới hệ thống lắp đặt đó.

3.6  Giá trị không tải

3.6.1

Đầu vào không tải (no-load input)

Đầu vào của máy biến áp khi được nối với điện áp nguồn danh định ở tần số nguồn danh định, với đầu ra không tải.

3.6.2

Điện áp ra không tải (no-load output voltage)

Điện áp ra khi máy biến áp được nối với điện áp nguồn danh định ở tần số nguồn danh định, với đầu ra không tải.

3.7  Cách điện

3.7.1

Cách điện chính (basic insulation)

Cách điện của các bộ phận mang điện tạo ra bảo vệ chính.

CHÚ THÍCH: Khái niệm này không áp dụng cho cách điện sử dụng riêng cho các mục đích chức năng, ví dụ như lớp emay của dây dẫn.

[NGUỒN: IEC 60050-195:1998, 195-06-06, có sửa đổi - xóa cụm từ “nguy hiểm” và bổ sung cụm từ “ví dụ như lớp emay của dây dẫn]

3.7.1.1

Cách điện chức năng (functional insulation)

Cách điện giữa các bộ phận dẫn, cần thiết cho hoạt động đúng của máy biến áp.

CHÚ THÍCH: Đối với máy biến áp, cách điện chức năng đúng có thể có ảnh hưởng đến an toàn. Cách điện chức năng được kiểm tra bi các yêu cầu của tiêu chuẩn này nhưng các yêu cầu bổ sung có thể có trong IEC 61558-2 (tất cả các phần).

[NGUỒN: IEC 60050-195:1998, 195-02-41, có sửa đổi - “máy biến áp” thay cho “thiết bị” và bổ sung CHÚ THÍCH]

3.7.2

Cách điện phụ (supplementary insulation)

Cách điện độc lập của các bộ phận mang điện nguy hiểm áp dụng bổ sung cho cách điện chính, để bảo vệ sự cố.

CHÚ THÍCH 1: Bảo vệ sự cố nghĩa là để cung cấp bảo vệ chống điện giật trong trường hợp xảy ra sự cố cách điện chính.

[NGUỒN: IEC 60050-195:1998, 195-06-07, chỉnh sửa - “bộ phận có điện nguy hiểm” và thêm CHÚ THÍCH]

3.7.3

Cách điện kép (double insulation)

Cách điện bao gồm cả cách điện chính và cách điện phụ.

[NGUỒN: IEC 60050-195:1998, 195-06-08]

3.7.4

Cách điện tăng cường (reinforced insulation)

Cách điện của các bộ phận mang điện nguy hiểm cung cấp mức bảo vệ chống điện giật tương đương với cách điện kép.

CHÚ THÍCH: Cách điện tăng cường có thể gồm vài lớp mà không thể thử nghiệm đơn lẻ như cách điện chính hoặc cách điện phụ.

[NGUỒN: IEC 60050-195:1998, 195-06-09]

3.7.5

Máy biến áp cấp I (class I transformer)

Máy biến áp mà trong đó việc bảo vệ chống điện giật không chỉ dựa vào cách điện chính, mà kể cả biện pháp an toàn bổ sung như đầu nối đất bảo vệ để nối các bộ phận dẫn tiếp cận được với đi dây cố định của hệ thống lắp đặt.

CHÚ THÍCH 1: Đấu nối nối đất bảo vệ ngăn các bộ phận dẫn tiếp cận được trở nên mang điện trong trường hợp cách điện chính bị hỏng.

CHÚ THÍCH 2: Máy biến áp cấp I có th có các bộ phận có cách điện kép hoặc cách điện tăng cường.

3.7.6

Máy biến áp cấp II (class II transformer)

Máy biến áp mà trong đó việc bảo vệ chống điện giật không chỉ dựa vào cách điện chính, mà có cả biện pháp an toàn bổ sung như cách điện kép hoặc cách điện tăng cường, không có quy định cho nối đất bảo vệ hoặc dựa vào điều kiện của hệ thống lắp đặt.

CHÚ THÍCH 1: Máy biến áp cp II có thể có phương tiện để duy trì tính liên tục của mạch nối đất bảo vệ, với điều kiện là các biện pháp này nằm bên trong máy biến áp, và được cách điện với bề mặt tiếp cận được theo các yêu cầu của cấp II.

CHÚ THÍCH 2: Trong một số trường hợp nhất định, có thể cần phân biệt giữa các máy biến áp cấp II được cách điện toàn bộ” và máy biến áp cấp II có vỏ kim loại”.

CHÚ THÍCH 3: Một máy biến áp có lớp vỏ bền và liên tục bằng vật liệu cách điện bao bọc tất cả các bộ phận dẫn điện, không kể các vật dẫn điện nhỏ như là tấm thông số, vít và đinh tán đã được cách ly với bộ phận mang điện nguy hiểm bằng cách điện tương đương với cách điện tăng cường, được gọi là máy biến áp cp II được cách điện toàn bộ.

CHÚ THÍCH 4: Máy biến áp có lớp vỏ kim loại về cơ bản là liên tục, trong đó cách điện kép được sử dụng xuyên suốt, trừ các bộ phận s dụng cách điện tăng cường vì việc sử dụng cách điện kép rõ ràng là không khả thi, được gọi là máy biến áp cấp II có vỏ kim loại.

CHÚ THÍCH 5: Nếu máy biến áp có cách điện kép và/hoặc cách điện tăng cường xuyên suốt có đầu nối đất bảo vệ, thì được coi là là có kết cấu cấp I.

CHÚ THÍCH 6: Máy biến áp cấp II có thể có mạch nối đất chức năng.

3.7.7

Máy biến áp cấp III (class III transformer)

Máy biến áp mà trong đó việc bảo vệ chống điện giật dựa vào nguồn cung cấp ở SELV, và ở đó không tạo ra các điện áp cao hơn điện áp của SELV.

CHÚ THÍCH: Việc phân cấp I, II hoặc III không đề cập đến hệ thống cách điện giữa các cuộn dây đầu vào và các cuộn dây đầu ra.

3.7.8

Khe hở không khí (clearance)

CL

Khoảng cách ngắn nhất trong không khí giữa hai bộ phận dẫn điện

CHÚ THÍCH: Để xác định khe hở không khí đến các bộ phận tiếp cận được, bề mặt tiếp cận được của vỏ cách điện được xem là dẫn điện như thể nó được bọc lá kim loại bất cứ nơi nào có thể chạm tới được bởi ngón tay thử nghiệm tiêu chuẩn (xem Hình 4).

[NGUỒN: IEC 60664-1:2007, 3.2, có sửa đổi - bổ sung CHÚ THÍCH]

3.7.9

Chiều dài đường rò (creepage distance)

CR

Khoảng cách ngắn nhất (qua không khí) dọc theo bề mặt của vật liệu cách điện giữa hai bộ phận dẫn điện.

CHÚ THÍCH 1: Để xác định chiều dài đường rò từ các bộ phận dẫn điện của máy biến áp đến các bộ phận tiếp cận được, bề mặt tiếp cận được của v bọc cách điện được xem là dẫn điện như thể nó được bọc bởi một lá kim loại ở bt cứ nơi nào có thể chạm tới được bằng ngón tay thử nghiệm tiêu chuẩn (xem Hình 4).

[NGUỒN: IEC 60050-151:2001, 151-15-50, có sửa đổi - “qua không khí” và bổ sung “CHÚ THÍCH”]

3.7.10

Nhiễm bẩn (pollution)

Tạp chất thêm vào bất kỳ ở dạng rắn, lỏng hoặc khí, có thể làm giảm độ bền điện hoặc điện trở suất bề mặt của vật liệu cách điện.

[NGUỒN: TCVN 10884-1:2015 (IEC 60664-1:2007), 3.11]

3.7.11

Môi trường vi mô (micro-enviroment)

Môi trường trực tiếp của cách điện ảnh hưởng cụ thể tới kích thước của chiều dài đường rò hoặc khe h không khí.

CHÚ THÍCH 1: Môi trường vi mô của chiều dài đường rò hoặc khe h không khí và không phải môi trường của thiết bị để xác định tác động lên cách điện. Môi trường vi mô có thể tốt hơn hoặc kém hơn môi trường của thiết bị. Môi trường vi mô bao gồm tất cả các hệ số ảnh hưng tới cách điện ví dụ khí hậu và các hệ số điện từ và việc phát sinh nhiễm bn, v.v...

[NGUỒN: IEC 60664-1:2007, 3.12.2, có sửa đổi - “hoặc khe hở không khí” và bổ sung “CHÚ THÍCH”]

3.7.12

Độ nhiễm bẩn (degree of pollution)

Độ nhiễm bẩn trong môi trường vi mô được thiết lập để đánh giá khe h không khí hoặc chiều dài đường rò.

3.7.12.1

Nhiễm bẩn độ 1 (pollution degree 1)

P1

Nhiễm bẩn trong đó không có nhiễm bẩn hoặc chỉ xảy ra nhiễm bẩn khô, không dẫn.

CHÚ THÍCH: Nhiễm bn không có ảnh hưởng.

3.7.12.2

Nhiễm bẩn độ 2 (pollution degree 2)

P2

Nhiễm bẩn trong đó chỉ xảy ra nhiễm bn không dẫn, ngoại trừ đôi khi tính dẫn điện tạm thời gây ra do ngưng tụ.

CHÚ THÍCH: Máy biến áp có vỏ kín hợp lý được xem là có nhiễm bn độ 2 (P2), không yêu cầu gioăng làm kín.

3.7.12.3

Nhiễm bẩn độ 3 (pollution degree 3)

P3

Nhiễm bn trong đó xảy ra nhiễm bẩn dẫn, hoặc nhiễm bẩn khô, không dẫn mà tr thành dẫn điện do ngưng tụ.

3.7.13

Phân cách bảo vệ (protective separation)

Phân cách giữa các mạch điện bi phương tiện bảo vệ chính và bảo vệ phụ (cách điện chính cộng thêm cách điện phụ hoặc màn chắn bảo vệ) hoặc bi một bảo vệ tương đương (ví dụ như cách điện tăng cường).

[NGUỒN: IEC 60050-195:1998, 195-06-19, có sửa đổi - bỏ “(bằng điện)” và biên soạn lại định nghĩa]

3.7.14

Màn chắn bảo vệ (protective screening)

Phân cách với các bộ phận mang điện nguy hiểm bằng một màn chắn dẫn điện được xen vào, được nối với các phương tiện đấu nối của dây dẫn nối đất bảo vệ bên ngoài.

[NGUỒN: IEC 60050-195:1998, 195-06-18, có sửa đổi - bỏ “bằng điện” và biên soạn lại định nghĩa]

3.7.15  

ELV

Điện áp cực thấp (extra-low voltage)

Điện áp không vượt quá 50 V xoay chiều hoặc 120 V một chiều không nhấp nhô giữa các dây dẫn hoặc giữa dây dẫn bất kỳ và nối đt bảo vệ.

3.7.16

SELV

Điện áp cực thấp an toàn (safety extra-low voltage)

Điện áp cực thấp trong mạch điện được cách ly với nguồn lưới bởi các phương tiện ví dụ như máy biến áp cách ly an toàn.

CHÚ THÍCH 1: Điện áp lớn nhất thấp hơn 50 V xoay chiều hoặc 120 V một chiều không nhấp nhô có th được quy định trong các yêu cầu riêng, đặc biệt khi cho phép tiếp xúc trực tiếp với các bộ phận mang điện.

CHÚ THÍCH 2: Giá trị đỉnh lớn nhất không vượt quá 140 V đối với hệ thống một chiều không nhp nhô có giá trị danh nghĩa 120 V và 70 V đối với hệ thống một chiều không nhấp nhô có giá trị danh nghĩa 60 V.

3.7.17

Mạch SELV (SELV-circuit)

Mạch điện áp cực thấp có phân cách bảo vệ với các mạch khác, và không có quy định đối với nối đất của mạch điện cũng như nối đất của các bộ phận dẫn điện để hở.

3.7.18

Mạch PELV (PELV-circuit)

Mạch điện áp cực thấp bảo vệ (protective extra low voltage-circuit)

Mạch điện áp cực thấp có phân cách bảo vệ với các mạch khác và, với các lý do chức năng, có thể được nối đất và/hoặc các bộ phận dẫn để hở của nó có thể được nối đt.

CHÚ THÍCH: Các mạch PELV được sử dụng trong trường hợp các mạch điện được ni đt và không yêu cầu điện áp cực thấp an toàn (SELV).

3.7.19

Mạch FELV (FELV-circuit)

Mạch điện áp cực thấp chức năng (functional extra low voltage-circuit)

Mạch điện áp cực thấp có điện áp ELV với các lý do chức năng và không thỏa mãn các yêu cầu đối với mạch điện áp cực thấp an toàn (SELV) hoặc mạch điện áp cực thấp bảo vệ (PELV).

3.7.20

Bộ phận mang điện (live part)

Dây dẫn hoặc bộ phận dẫn được thiết kế để được cấp điện trong hoạt động bình thường, kể c dây trung tính, nhưng thông thường không phi là dây dẫn PEN hoặc dây dẫn PEM hoặc dây dẫn PEL.

CHÚ THÍCH 1: Khái niệm này không nhất thiết bao hàm nguy cơ điện giật.

CHÚ THÍCH 2: Đối với các định nghĩa PEM và PEL xem trong IEC 60050-195:1998, 195-02-13 và 195-02-14. [NGUN: IEC 60050-195:1998, 195-02-19, có sửa đổi - bổ sung CHÚ THÍCH 2”]

3.7.21

Bộ phận mang điện nguy hiểm (hazardous-live-part)

Bộ phận mang điện mà, trong các điều kiện nhất định, có thể gây ra điện giật nguy hiểm.

CHÚ THÍCH: Trong trường hợp điện áp cao, điện áp nguy hiểm có thể xuất hiện trên bề mặt của cách điện rắn. Trong trường hợp đó, bề mặt đó được xem là bộ phận mang điện nguy hiểm.

[NGUỒN: IEC 60050-195:1998, 195-06-05, có sửa đổi - bổ sung “ CHÚ THÍCH”]

3.8  Dòng điện chạm và dòng điện dây dẫn nối đất bảo vệ

3.8.1

Dòng điện chạm (touch current)

Dòng điện chạy qua cơ thể người hoặc qua cơ thể động vật khi chạm vào một hoặc nhiều bộ phận tiếp cận được của hệ thống lắp đặt hoặc của thiết bị.

[NGUỒN: IEC 60050-195:1998, 195-05-21]

3.8.2

Dòng điện dây dẫn nối đt bảo vệ (protective earthing conductor current)

Dòng điện chạy trong dây dẫn nối đất bảo vệ.

CHÚ THÍCH: Dòng điện này có thể có ảnh hưng đến hoạt động của RCD (thiết bị bảo vệ dòng dư) được nối trong cùng một mạch điện.

4  Quy định chung

4.1  Máy biến áp phải được thiết kế và chế tạo sao cho khi sử dụng, lắp đặt và bảo trì theo hướng dẫn của nhà chế tạo, không gây ra nguy hiểm nào có thể được dự đoán trước hợp lý cho người hoặc môi trường xung quanh, ngay cả trong trường hợp sử dụng bất cẩn có thể xảy ra trong vận hành bình thường.

Nói chung, kiểm tra sự phù hợp bằng cách thực hiện tất cả các thử nghiệm liên quan.

4.2  Khi máy biến áp kết hợp được sử dụng trong thiết bị có tiêu chuẩn thiết bị liên quan, chúng có thể được thử nghiệm trong các điều kiện trong thiết bị mà nó được thiết kế để sử dụng.

Nếu máy biến áp được thử nghiệm trong các điều kiện hiện có trong thiết bị mà nó được thiết kế để sử dụng, nó phải phù hợp với các điều dưới đây của tiêu chuẩn này:

1 - 2 - 3 - 4 - 5.1 - 5.2 - 5.3 - 5.4 - 5.5 - 5.6 - 5.7 - 7.1 - 7.2 - 7.5 - 7.6 - 7.8 - 8.2 - 8.11 - 14.1 - ngoại trừ các yêu cầu trong Bảng 2 bắt đầu với: “vỏ bên ngoài”... 14.2 - 14.3 - 15.1, bị hạn chế trong ô đầu tiên của Bảng 5 - 18.1 - 18.2 - 18.3 chỉ giữa mạch đầu vào và mạch đầu ra - 18.4 - 19.1 - 19.12 - 20.10 - 26.1 - 26.2 - 26.3 - Phụ lục A, G, L, M, N, P

Các điều khoản khác phải được lấy từ tiêu chuẩn sản phẩm liên quan. Nếu tiêu chuẩn sản phẩm không đề cập đầy đủ các điều khoản còn lại, thì phải sử dụng các điều khoản còn thiếu của tiêu chuẩn máy biến áp này.

4.3  Đối với những mối nguy hiểm khác không đưc quy định bi tiêu chuẩn này (ví dụ EMF, an toàn chức năng được liên kết với nhiễu điện, nhiễu từ và nhiễu điện từ, v.v.), nhà chế tạo phải thực hiện việc đánh giá rủi ro.

5  Lưu ý chung đối với các thử nghiệm

5.1  Các thử nghiệm theo tiêu chuẩn này là:

- thử nghiệm điển hình (được xác định từ 8.1 đến Điều 28);

- thử nghiệm thường xuyên (được xác định trong Phụ lục L).

Mỗi máy biến áp mẫu phải tuân theo tất cả các thử nghiệm liên quan. Để làm giảm thời gian khởi động và cho phép thử nghiệm bất kỳ mà có thể bị phá hủy, nhà chế tạo có thể đưa bổ sung các máy biến áp hoặc các bộ phận của máy biến áp, miễn là chúng có cùng vật liệu và thiết kế với máy biến áp nguyên bản, và các kết quả thử nghiệm như thể được thực hiện trên máy biến áp giống hệt. Trong trường hp kiểm tra sự phù hợp được yêu cầu “bằng cách xem xét”, điều này bao gồm thao tác bằng tay bất kỳ.

Nếu không có quy định khác, các thử nghiệm phải được thực hiện trong điều kiện trạng thái ổn định.

Máy biến áp được thiết kế để sử dụng với cáp hoặc dây nguồn mềm không tháo rời được được thử nghiệm với cáp hoặc dây nguồn mềm nối vào máy biến áp.

5.2  Các thử nghiệm được thực hiện trên các mẫu như được giao và lắp đặt trong sử dụng bình thường có tính đến hướng dẫn lắp đặt của nhà chế tạo. Nếu không cần thiết thực hiện các thử nghiệm trong 14.3, 15.5, 16.4 và 26.2, số lượng mẫu là một đối với tất cả các đầu ra danh định.

Nếu cần thực hiện thử nghiệm 14.3, phải sử dụng thêm ba mẫu. Yêu cầu thêm ba mẫu nữa nếu thử nghiệm cần được lặp lại.

Nếu cần thực hiện thử nghiệm 15.5, phải sử dụng thêm ba mẫu. Các mẫu này chỉ được sử dụng cho thử nghiệm 15.5.

Nếu cần thực hiện thử nghiệm 16.4, chúng được thực hiện trên bốn mẫu bổ sung.

Nếu cần thực hiện thử nghiệm 26.2, chúng được thực hiện trên ba mẫu bổ sung.

Đối với thử nghiệm một dãy các máy biến áp, xem Phụ lục B.

Tất cả các mẫu phải chịu được tất cả các thử nghiệm liên quan, trừ trường hợp được đề cập trong 14.3.

CHÚ THÍCH 1: Đối với máy biến áp kết hợp, tiêu chuẩn thiết bị có thể quy định số lượng mẫu thử nghiệm khác.

CHÚ THÍCH 2: Trong trường hợp thiết bị bảo vệ không thể thay thế và không thể đặt lại, kiểm tra sự phù hợp trên mẫu được chuẩn bị đặc biệt.

5.3  Các thử nghiệm được thực hiện theo thứ tự của các điều, nếu không có quy định khác.

5.4  Nếu các kết quả thử nghiệm không bị ảnh hưng bi nhiệt độ không khí môi trường, nhiệt độ môi trường, nhìn chung, được duy trì (20 ± 5) °C. Nếu không và, tuy nhiên, nếu nhiệt độ đạt đưc ở phần bất kỳ được giới hạn bi thiết bị nhạy nhiệt độ, hoặc bị ảnh hưng bi nhiệt độ mà tại đó xảy ra sự thay đổi trạng thái, thì trong trường hợp nghi ngờ, nhiệt độ môi trường được duy trì (23 ± 2) °C hoặc (ta ± 2) °C đối với máy biến áp có ghi nhãn ta.

Các thử nghiệm được thực hiện với máy biến áp, hoặc bộ phận chuyển động bất kỳ của nó, được đặt ở vị trí bất lợi nhất có thể xảy ra trong sử dụng bình thường.

5.5  Đối với dòng xoay chiều, các điện áp thử nghiệm có dạng sóng hình sin đáng kể, và nếu không được xác định cách khác, có tần số 50 Hz hoặc 60 Hz.

5.6  Máy biến áp được thiết kế cho nhiều hơn một điện áp nguồn danh định, cho một dải điện áp nguồn danh định hoặc nhiều hơn một tần số nguồn danh định, được thử nghiệm ở điện áp nguồn hoặc tần số nguồn nào gây ra các điều kiện thử nghiệm khắc nghiệt nhất đối với máy biến áp, nếu không có quy định khác trong tiêu chuẩn này.

5.7  Các phép đo được thực hiện với các thiết bị đo càng không làm ảnh hưởng đến các giá trị được đo càng tốt; nếu cần, phải thực hiện các hiệu chỉnh.

5.8  Nếu không có quy định khác, máy biến áp được thiết kế để sử dụng với cáp hoặc dây nguồn mềm bên ngoài được thử nghiệm với (các) dây nguồn (xem 3.2.1) được nối với máy biến áp.

5.9  Nếu máy biến áp cấp I có các bộ phận dẫn tiếp cận được mà không được nối với đầu nối đất bảo vệ hoặc tiếp xúc nối đất bảo vệ, và không được phân cách với các bộ phận mang điện nguy hiểm bi bộ phận dẫn điện trung gian được nối với đầu nối đt bảo vệ hoặc tiếp xúc nối đất bảo vệ, những bộ phận đó được kiểm tra sự phù hợp với các yêu cầu thích hợp quy định cho máy biến áp cấp II trong tiêu chuẩn này.

5.10  Máy biến áp kiểu lắp chìm được thử nghiệm với một hộp được lắp chìm thích hợp bằng vật liệu cách điện. Hộp này được đặt trong vỏ bọc như thể hiện trên Hình 2, được làm từ gỗ dán có chiều dày 20 mm, bên trong được sơn màu đen mờ, và khoảng cách giữa mặt sau của hộp và mặt sau của vỏ bọc là 5 mm.

Hình 2 - Hộp lắp đặt cho máy biến áp kiểu lắp chìm

5.11  Đối với máy biến áp dùng cho mục đích cụ thể mà không có tiêu chuẩn thiết bị liên quan thì được thử nghiệm như máy biến áp dùng cho mục đích thông dụng, thông số đặc trưng của nó được xem xét là điện năng tiêu thụ và hệ số công suất của (các) thiết bị mà nó được thiết kế.

5.12  Để trống.

5.13  Máy biến áp có cấp bảo vệ IP00 và ứng dụng cuối chưa xác định thì được thử nghiệm mà không thêm vỏ bọc.

Đối với các máy biến áp này, không áp dụng các yêu cầu trong Điều 9. Ngoài ra, không thực hiện thử nghiệm trong 27.2 vì kết quả có thể bị ảnh hưng bi vỏ bọc trong ứng dụng cuối, ví dụ trên một điểm cố định của máy biến áp được cố định trên giá đỡ bằng chất dẻo. Đối với thử nghiệm điều kiện sự cố, nếu thuộc đối tượng áp dụng, áp dụng tiêu chuẩn sản phẩm cho sản phẩm cuối cùng.

5.14  Máy biến áp có cấp bảo vệ IP00 và ứng dụng cuối đã biết được lắp đặt và thử nghiệm theo hướng dẫn của nhà chế tạo.

5.15  Các thử nghiệm trong Điều 18 và Điều 26 đều ở độ cao 2 000 m so với mực nước biển. Nếu thử nghiệm ở độ cao vượt quá 2 000 m so với mực nước biển, áp dụng Phụ lục A của IEC 60664-1:2007.

6  Thông số đặc trưng

Các thông số đặc trưng được nêu trong phần liên quan của bộ tiêu chuẩn IEC 61558-2 đối với các kiểu máy biến áp khác nhau.

7  Phân loại

7.1  Máy biến áp được phân loại theo mức độ bảo vệ chống điện giật của nó

- máy biến áp cấp I;

- máy biến áp cấp II;

- máy biến áp cấp III,

CHÚ THÍCH: Máy biến áp hợp nhất không được phân loại; mức độ bảo vệ chống điện giật của nó được xác định bằng cách mà trong đó máy biến áp được hợp nht.

7.2  Máy biến áp được phân loại theo đặc tính ngắn mạch hoặc bảo vệ chống sử dụng bất thường:

- máy biến áp chịu ngắn mạch vốn có;

- máy biến áp chịu ngắn mạch không vốn có;

- máy biến áp không chịu ngắn mạch;

- máy biến áp hỏng một cách an toàn.

7.3  Máy biến áp được phân loại theo cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài và được xác định theo IEC 60529 (mã IP) ngoại trừ IP1X.

CHÚ THÍCH: Để có thêm thông tin, xem Phụ lục Q.

7.4  Máy biến áp được phân loại theo khả năng di chuyển của chúng:

- máy biến áp tĩnh tại;

- máy biến áp cố định;

- máy biến áp di động;

- máy biến áp cầm tay.

7.5  Máy biến áp được phân loại theo chế độ làm việc:

- chế độ làm việc liên tục;

- chế độ làm việc ngắn hạn;

- chế độ làm việc gián đoạn.

7.6  Máy biến áp được phân loại theo mục đích sử dụng:

7.6.1  Kết hợp

- hợp nhất;

- cho mục đích cụ thể.

7.6.2  Độc lập

7.7  Máy biến áp được phân loại theo điều kiện môi trường mà nó đưc định để sử dụng

- môi trường thông thường;

- môi trường đặc biệt (ví dụ Bắc cực).

7.8  Máy biến áp được phân loại theo điều kiện quá điện áp ngắn hạn của nó

- quá điện áp cấp I;

- quá điện áp cấp II;

- quá điện áp cấp III;

- quá điện áp cấp IV.

Máy biến áp cho mục đích thông dụng có quá điện áp cấp III hoặc cao hơn.

Máy biến áp ví dụ để sử dụng trong các thiết bị gia dụng hoặc audio/video, thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông có quá điện áp cấp II hoặc cao hơn.

8  Ghi nhãn và các thông tin khác

8.1  Máy biến áp phải được ghi nhãn như sau (đối với các ký hiệu xem trong Bảng 1):

a) (các) điện áp nguồn danh định hoặc (các) dải điện áp nguồn danh định tính bằng vôn:

Máy biến áp có một dải các giá trị danh định và có thể hoạt động không cần điều chỉnh trong suốt dải giá trị thì phải được ghi nhãn với giới hạn dưới và giới hạn trên của dải giá trị và được phân cách bằng dấu gạch ngang.

CHÚ THÍCH 1: Ví dụ 115 V - 230 V: máy biến áp chỉ thích hợp đối với giá trị bất kỳ trong khoảng từ 115 V đến 230 V.

Máy biến áp có các giá trị danh định khác nhau, và phải được người sử dụng hoặc người lắp đặt điều chỉnh để sử dụng giá trị cụ thể thì phải được ghi nhãn với các giá trị khác nhau và phân cách bằng dấu gạch chéo.

CHÚ THÍCH 2: Ví dụ 1: 115 V/230 V: máy biến áp ch phù hợp với điện áp 115 V hoặc 230 V (ví dụ máy biến áp có cơ cấu chuyển mạch lựa chọn hoặc các bộ đầu ra khác nhau).

CHÚ THÍCH 3: Ví dụ 2: 230 V/400 V: máy biến áp chỉ phù hợp với điện áp 230 V hoặc 400 V trong đó 230 V đối với một pha và 400 V đối vi ba pha (ví dụ máy biến áp có các đầu nối cho cả hai nguồn).

b) các điện áp ra danh định tính bằng vôn hoặc kilôvôn

Đối với máy biến áp có bộ chỉnh lưu, điện áp ra danh định sau bộ chỉnh lưu phải được ghi nhãn bằng giá trị trung bình cộng, hoặc điện áp ra trước bộ chỉnh lưu phải được biểu thị bằng giá trị hiệu dụng.

CHÚ THÍCH 4: Giá trị hiệu dụng được phân biệt với giá trị trung bình số học bằng cách s dụng ký hiệu RMS khi ghi nhãn.

c) công suất ra danh định tính bằng VA hoặc kVA và công suất phản kháng VAr hoặc kVAr;

CHÚ THÍCH 5: Đối với máy biến áp có bộ chỉnh lưu, công suất đầu ra danh định có th được biểu thị bằng oát thay vì VA hoặc kVA.

d) (các) dòng điện đầu ra, tính bằng A hoặc mA, như một thay thế cho việc ghi nhãn công suất đầu ra,

e) (các) tần số nguồn danh định, tính bằng Hz;

f) hệ số công suất danh định, nếu khác với một, của máy biến áp có công suất danh định lớn hơn 25 VA;

g) Ký hiệu hoặc chữ viết tắt AC đối với đầu ra dòng điện xoay chiều và DC đối với dòng điện một chiều;

h) ký hiệu chỉ ra kiểu máy biến áp như được nêu trong phần liên quan của bộ tiêu chuẩn IEC 61558-2, nếu một máy biến áp IP00 hoặc máy biến áp kết hợp có các mạch tương ứng với các phần khác nhau của bộ tiêu chuẩn IEC 61558-2 theo cùng một kết cu (ví dụ mạch đầu ra SELV theo IEC 61558-2-6 và mạch đầu ra 230 V theo IEC 61558-2-4) thì phải sử dụng các ký hiệu liên quan;

i) tên hoặc thương hiệu của nhà chế tạo hoặc nhà cung cấp chịu trách nhiệm;

j) model hoặc kiểu tham chiếu;

k) tổ nối dây phù hợp theo IEC 60076-1 (đối với máy biến áp ba pha nếu được yêu cầu);

l) ký hiệu kết cấu cấp II, chỉ đối với máy biến áp cấp II;

ký hiệu kết cấu cấp III, chỉ đối với máy biến áp cấp III;

m) chỉ số bảo vệ IP, nếu khác với IP00;

n) nhiệt độ môi trường danh định lớn nhất ta, nếu khác với 25 °C;

Khuyến cáo là các giá trị của ta được cho theo các bước 5 °C đối với ta 50 °C và theo các bước 10 °C đối với ta > 50 °C;

o) nhiệt độ môi trường danh định nhỏ nhất tamin, nếu nhỏ hơn +10 °C và nếu sử dụng thiết bị nhạy với nhiệt độ;

Khuyến cáo là các giá trị của tamin được cho theo các bước 5 °C;

p) chu kỳ làm việc, nếu cần, trừ khi thời gian hoạt động bị giới hạn bởi kết cấu của máy biến áp hoặc tương ứng với các điều kiện hoạt động được quy định trong phần liên quan của bộ tiêu chuẩn IEC 61558-2. Việc ghi nhãn chế độ làm việc ngắn hạn hoặc chế độ làm việc gián đoạn phải tương ứng với sử dụng bình thường. Thời gian hoạt động của máy biến áp chế độ ngắn hạn được tính bằng giây (s) hoặc bằng phút (min), phân cách bi dấu gạch chéo;

q) ký hiệu cấp quá điện áp, nếu khác với OVC II;

r) máy biến áp sử dụng với làm mát cưỡng bức trong đó quạt không phải là một bộ phận của máy biến áp thì phải được ghi nhãn với chữ “AF sau đó là tốc độ gió, tính bằng m/s;

s) ngoài ra, nhà chế tạo phải chuẩn bị để cung cấp tới khách hàng những thông tin sau (trong tài liệu hoặc cách khác):

- đối với máy biến áp tĩnh tại có công suất đầu ra danh định vượt quá 1 000 VA, điện áp ngắn mạch được tính bằng phần trăm của điện áp nguồn danh định;

- chức năng về điện của máy biến áp.

CHÚ THÍCH 6: Nếu máy biến áp có nhiều hơn một cuộn dây đầu ra, điện áp ngắn mạch được ghi nhãn là giá trị thấp nhất của các cuộn dây đó.

Cho phép ghi nhãn bổ sung miễn là chúng không gây ra hiểu lầm.

Tất cả các ghi nhãn trừ điểm i) và j) có thể được minh họa dưới dạng mã QR theo ISO/ IEC 18004.

t) ký hiệu chỉ thị độ cao lớn nhất của hệ thống lắp đặt, nếu cao hơn 2 000 m.

8.2  Máy biến áp có cấp bảo vệ IP00, hoặc máy biến áp kết hợp, có thể được ghi nhãn chỉ với tên (hoặc thương hiệu) của nhà chế tạo hoặc nhà cung cấp chịu trách nhiệm và kiểu tham chiếu (hoặc catalog tham chiếu). Khi đó, các đặc tính khác sẽ được cung cấp trong tờ thông số của máy biến áp hoặc trong tờ hướng dẫn của nhà chế tạo.

Tên của nhà chế tạo hoặc nhà cung cấp chịu trách nhiệm và kiểu tham chiếu có thể được thay thế bằng mã truy xuất.

Thông tin này phải cho phép thay máy biến áp nguyên bản bằng máy biến áp tương đương

CHÚ THÍCH: Tương đương ngụ ý là có thể lắp lẫn về điện, cơ, kích thước và chức năng.

8.3  Nếu máy biến áp có thể điều chỉnh đối với các điện áp nguồn danh định khác nhau, điện áp điều chỉnh phải có thể nhận thấy dễ dàng và rõ ràng.

8.4  Máy biến áp với các nấc điều chỉnh hoặc có nhiều cuộn dây đầu ra phải được ghi nhãn với:

- điện áp ra danh định đối với mỗi nấc điều chỉnh hoặc cuộn dây, trừ khi máy biến áp được thiết kế cho các mục đích đặc biệt liên quan tới những thay đổi thường xuyên của điện áp ra;

- điện áp ra danh định cho mỗi nấc điều chỉnh hoặc cuộn dây; nếu công suất ra danh định của tất cả các nấc điều chỉnh và cuộn dây là như nhau, phải ghi nhãn ít nhất một nấc điều chỉnh hoặc một cuộn dây.

Cách bố trí các đầu nối cần thiết để thu được các điện áp ra khác nhau phải được ghi rõ trên máy biến áp.

8.5  Máy biến áp chịu ngắn mạch không vốn có với việc kết hợp cầu chảy và máy biến áp không chịu ngắn mạch được thiết kế để được bảo vệ bằng cầu chảy phải được ghi nhãn thêm với dòng điện danh định (A hoặc mA) của liên kết cầu chảy bảo vệ, theo sau hoặc trước ký hiệu cho các đặc tính thời gian hiện tại của cầu chảy phù hợp với ấn phẩm liên quan, nếu có.

Máy biến áp chịu ngắn mạch không vốn có với việc kết hợp thiết bị bảo vệ có thể thay thế khác với cu chảy và máy biến áp không chịu ngắn mạch được thiết kế để được bảo vệ bằng thiết bị bảo vệ khác cầu chảy phải được ghi nhãn thêm với mẫu hoặc kiểu tham chiếu của nhà chế tạo của thiết bị bảo vệ, và/ hoặc các thông số danh định của thiết bị bảo vệ.

CHÚ THÍCH 1: Ngoài ra, có thể sử dụng ký hiệu phù hợp với Phụ lục V.

CHÚ THÍCH 2: Các máy biến áp chịu ngắn mạch không vốn có có các thiết bị bảo vệ không thể thay thế được không cần ghi nhãn thêm về thiết bị bảo vệ.

Ghi nhãn phải chứa đủ thông tin để đảm bảo rằng có thể thay thế thích hợp các thiết bị bảo vệ.

Khi sử dụng các thiết bị bảo vệ thay thế không phải cầu chảy, thông tin thích hợp về việc thay thế chúng phải được cung cấp trong tờ hướng dẫn hoặc tương đương, kèm theo máy biến áp.

8.6  Các đầu nối dành riêng cho dây trung tính phải được nhận biết bằng ký hiệu dành cho trung tính. Các đầu nối đất bảo vệ phải được nhận biết bằng ký hiệu cho nối đất bảo vệ.

Nếu bất cứ điểm nào của cuộn dây hoặc của đầu nối được kết nối với vỏ hoặc lõi, nó phải được ghi nhãn với ký hiệu liên quan.

8.7  Máy biến áp phải có ghi nhãn rõ ràng chỉ ra cách thức nối máy biến áp, trừ khi nó là hiển nhiên từ thiết kế của máy biến áp.

8.8  Đối với máy biến áp đấu nối kiểu X, Y và Z, tờ hướng dẫn phải chứa các thông tin sau hoặc thông tin tương đương:

- đối với đấu nối kiểu X có một dây dẫn được chuẩn bị đặc biệt:

“Nếu cáp hoặc dây nguồn mềm bên ngoài của máy biến áp bị hư hại, nó phải được thay bằng dây nguồn đặc biệt hoặc cụm lắp ráp có sẵn từ nhà chế tạo hoặc đại lý dịch vụ của họ”;

- đối với đấu nối kiểu Y:

“Nếu cáp hoặc dây nguồn mềm bên ngoài của máy biến áp bị hư hại, nó phải được thay thế bởi nhà chế tạo hoặc đại lý dịch vụ của họ hoặc người có trình độ tương đương để tránh nguy hiểm”

- đối với đấu ni kiểu Z:

Cáp hoặc dây nguồn mềm bên ngoài của máy biến áp không thể thay thế được; nếu dây nguồn bị hư hại, máy biến áp phải bị loại b”.

8.9  Máy biến áp để ch sử dụng trong nhà phải được ghi nhãn bằng ký hiệu liên quan.

8.10  Máy biến áp cp II phải được ghi nhãn bằng ký hiệu đồ họa IEC 60417-5172:2003-02 đặt cạnh thông tin về nguồn cung cấp (ví dụ trên tấm thông số), sao cho hiển nhiên ký hiệu là một phần của thông tin kỹ thuật và không thể nhầm lẫn với tên của nhà chế tạo hoặc bất kỳ nhận dạng nào khác (xem 7.4.4 của IEC 61140:2016).

Máy biến áp cấp II với các bphận được lắp trên đó phải được giao với tất cả các bộ phận làm cho chúng là cấp II sau khi lắp theo hướng dẫn lắp đặt của nhà chế tạo và phải được ghi nhãn bằng ký hiệu cấp II. Hơn nữa, nếu máy biến áp có thể được lắp mà không có vỏ bọc (ví dụ trên hộp phân phối), ghi nhãn cấp II phải được đặt lên một bộ phận cung cấp hiệu quả các đặc tính cấp II (ví dụ trên nắp dùng cho các đầu nối để nối với nguồn).

8.11  Khi sử dụng ký hiệu trên thiết bị hoặc trong hướng dẫn, chúng phải như sau:

Bảng 1 - Các ký hiệu được sử dụng trên thiết bị hoặc trong hướng dẫn

Ký hiệu hoặc ký hiệu đồ họa

Giải thích hoặc tiêu đề

Nhận biết

V a

vôn

 

A a

ampe

 

VA hoặc (VAR) a

vôn ampe (hoặc công suất phản kháng VAR cho cuộn kháng)

 

W a

oát

 

Hz a

héc

 

PRI

Đầu vào

 

SEC

Đầu ra

 

Điện một chiều

IEC 60417-5031:2002-10

N

Trung tính

 

Điện xoay chiều

IEC 60417-5032:2002-10

Điện xoay chiều ba pha

IEC 60417-5032-1:2002-10

Điện xoay chiều ba pha có dây trung tính

IEC 60417-5032-2:2002-10

cosφ

H số công suất

 

Thiết bị cấp II

IEC 60417-5172:2003-02

Thiết bị cấp III

IEC 60417-5180:2003-02

Thiết bị quá điện áp cấp I

IEC 60417-6348:2015-10

Thiết bị quá điện áp cấp II

IEC 60417-6349:2015-10

Thiết bị quá điện áp cấp III

IEC 60417-6350:2015-10

Thiết bị quá điện áp cp IV

IEC 60417-6351:2015-10

Cầu chảy (thêm ký hiệu cho đặc tính thời gian-dòng điện)

IEC 60417-5016:2002-10

ta

Nhiệt độ môi trường danh định lớn nhất

Nhiệt độ lớn nhất mà đó máy biến áp có thể hoạt động liên tục trong điu kiện sử dụng bình thường

 

tamin

Nhiệt độ môi trường danh định nhỏ nhất

Nhiệt độ nhỏ nhất mà đó máy biến áp có thể hoạt động liên tục trong điều kiện sử dụng bình thường

 

tmin

Nhiệt độ danh định nhỏ nht

Nhiệt độ nhỏ nht đối với vận chuyển và bảo quản

 

Khung hoặc bệ (hoặc đầu nối lõi)

IEC 60417-5020:2002-10

Nối đất bảo vệ

IEC 60417-5019:2006-08

IPXX

Mã IP b

 

Đất (hoặc chức năng nối đất)

IEC 60417-5017:2006-08

Chỉ sử dụng trong nhà

IEC 60417-5957:2004-12

Để cho biết thiết bị có thể sử dụng đưc độ cao tối đa 3 000 m.

Các ký hiệu chữ cái 3 000 có thể được thay bằng các ký hiệu cho một giá trị bằng số khác (tính bằng mét) theo thỏa thuận với các ứng dụng thực tế. Giá trị khuyến cáo là 2 000, 3 000, 4 000 hoặc 5 000 (mét).

IEC 60417-6343:2015-06

Để chỉ báo rằng không được sử dụng bộ cấp nguồn, nếu chân của phích cắm bị hỏng.

CHÚ THÍCH: Xem 8.8, đấu nối kiểu C

IEC 60417-6352:2015-10

a Cho phép sử dụng bội số hoặc ước số (ví dụ kV, mA ....)

b Chữ X sử dụng trong ch số IP để chỉ thị chữ s bị thiếu trong ví dụ, nhưng cả hai chữ số thích hợp phải được ghi nhãn trên máy biến áp, nếu thuộc đối tượng áp dụng. Các chữ cái bổ sung hoặc phụ thêm được đề cập trong IEC 60529 có th được sử dụng nếu cn thiết.

8.12  Các vị trí khác nhau của các thiết bị điều chỉnh và các vị trí khác nhau của thiết bị đóng cắt phải được hiển thị bằng chữ số, chữ cái hoặc các phương tiện trực quan khác.

Nếu các chữ số được sử dụng đ chỉ ra các vị trí khác nhau, vị trí off phải được chỉ thị bằng số 0 và v trí cho đầu ra, đầu vào lớn hơn, v.v. phải được chỉ thị bằng các chữ số lớn hơn.

Số “0” không được sử dụng để chỉ bất cứ du hiệu nào khác. Các chỉ dẫn được sử dụng phải dễ hiểu không dùng kiến thức ngôn ngữ, tiêu chuẩn quốc gia, vv.

8.13  Ghi nhãn không được đặt trên các vít và các bộ phận có thể dễ dàng tháo ra khác.

Ghi nhãn, trừ các trường hợp ngoại lệ được đề cập dưới đây, phải nhận thức rõ ràng khi máy biến áp sẵn sàng để sử dụng.

Ghi nhãn liên quan đến các đầu nối phải được định vị sao cho nhận thc rõ ràng, nếu cần thiết sau khi tháo nắp; ghi nhãn phải sao cho không có nhầm lẫn giữa các đầu nối vào và đầu nối ra.

Việc ghi nhãn liên quan đến các thiết bị bảo vệ có thể lắp lẫn phải được đặt sát với đế của các thiết bị này và phải nhận thức rõ ràng sau khi tháo nắp và thiết bị bảo vệ.

8.14  Phải có các thông tin (ký hiệu) nhìn thy được, khi cần tiến hành các biện pháp phòng ngừa đặc biệt khi lắp đặt, vận chuyển hoặc sử dụng (trong catalog, tờ thông số, bản hướng dẫn hoặc bao bì):

- máy biến áp chịu ngắn mạch không vốn có với thiết bị bảo vệ không tự đặt lại hoặc không thay thế được và bộ phận yếu có chủ ý không thay thế được thì phải có thông tin giải thích rằng các thiết bị bảo vệ không thể được đặt lại hoặc thay thế sau khi có ngắn mạch hoặc quá tải;

- đối với máy biến áp sinh ra dòng điện dây dẫn nối đất bảo vệ lớn hơn 10 mA và được thiết kế để kết nối vĩnh viễn, dòng điện dây dẫn nối đất bảo vệ phải được nêu rõ ràng trong hướng dẫn và và phải có chỉ dẫn sao cho việc lắp đặt phải được thực hiện theo các quy tắc đi dây;

- đối với máy biến áp tĩnh tại với công suất ra danh định vượt quá 1 000 VA, điện áp ngắn mạch tính bằng % điện áp nguồn danh định;

- chức năng về điện của máy biến áp;

- nhiệt độ giới hạn của cuộn dây ở các điều kiện bất thường phải được quan tâm khi máy biến áp được lắp trong thiết bị là thông tin để thiết kế thiết bị;

- đối với máy biến áp không được thiết kế cho đấu nối song song và/hoặc nối tiếp với nhiều hơn một cuộn dây đầu ra, máy biến áp không được thiết kế để đấu nối nối tiếp/song song.

Kiểm tra sự phù hợp với các yêu cầu từ 8.1 đến 8.14 bằng cách xem xét.

Đối với máy biến áp IP00, nếu thuộc đối tượng áp dụng, không thực hiện thử nghiệm trong 27.2 vì kết quả có thể bị ảnh hưng bi vỏ bọc trong ứng dụng cuối cùng.

8.15  Ghi nhãn phải bền và dễ đọc.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng cách chà xát nhãn bằng tay trong 15 s sử dụng một mảnh vải cotton thm đẫm nước và tiếp tc chà xát trong 15 s nữa sử dụng một mảnh vải cotton thấm đẫm xăng nhẹ.

Xăng nhẹ được sử dụng trong thử nghiệm này là dung môi béo hexan với hàm lượng chất béo thơm tối đa là 0,1 % theo thể tích, giá trị kauributanol là 29, điểm sôi ban đầu xấp xỉ 65 °C, điểm khô xấp xỉ 69 °C và khối lượng riêng là 0,68 g/cm3.

Ghi nhãn được thực hiện bằng cách đúc, ép hoặc khắc không phải chịu thử nghiệm này.

Sau tất cả các thử nghiệm trong tiêu chuẩn này, ghi nhãn vẫn phải dễ đọc, không được có khả năng bóc nhãn ra một các dễ dàng, và nhãn không được cong vênh.

8.16  Máy biến áp di động có các phích cắm tích hợp phù hợp với EN 50075 (phích cắm kiểu C) phải sử dụng ký hiệu IEC 60417-6352:2015-10.

Tờ hướng dẫn của phích cắm trong máy biến áp phải chứa các thông tin sau, hoặc thông tin tương đương:

nếu các chân cm của đu cm bị hư hại, phải loại bỏ máy biến áp loại cm vào.

CHÚ THÍCH: Các quốc gia sử dụng kiểu phích cắm này được nếu trong tài liệu về phích cắm kiểu C (có sẵn tại http://www.iec.ch/worldplugs/typeC.htm)

Kiểm tra sự phù hợp với các yêu cầu bằng cách xem xét.

9  Bảo vệ chống điện giật

9.1  Quy định chung

Máy biến áp phải được bọc kín và có đủ bảo vệ tránh tiếp xúc với các bộ phận mang điện nguy him và không được có rủi ro điện giật do điện tích được tích tụ trên các tụ điện.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng thử nghiệm ở 9.2.1, 9.2.2 và 9.3.

9.2  Bảo vệ tránh tiếp xúc với các bộ phận mang điện nguy hiểm

9.2.1  Xác định các bộ phận mang điện nguy hiểm

9.2.1.1  Bộ phận mang điện không phải bộ phận mang điện nguy hiểm nếu được cách ly với nguồn bằng cách điện kép hoặc cách điện tăng cường và đáp ứng các yêu cầu của 9.2.1.2 hoặc 9.2.1.3 khi máy biến áp được cấp nguồn ở điện áp nguồn danh định.

9.2.1.2  Điện áp không được vượt quá 35 V xoay chiều giá trị đỉnh hoặc 60 V một chiều không nhấp nhô.

9.2.1.3  Trong trường hợp điện áp vượt quá 35 V xoay chiều giá trị đỉnh hoặc 60 V một chiều không nhấp nhô, dòng điện chạm không được vượt quá:

- đối với điện xoay chiều : 0,7 mA (giá trị đỉnh);

- đối với điện một chiều : 2,0 mA.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách đo dòng điện chạm như quy định trong Phụ lục J.

Ngoài ra, khi tụ điện được nối với các bộ phận mang điện:

9.2.1.3.1  Phóng điện không được vượt quá 45 μC đối với các điện áp lưu trữ trong khoảng từ 60 V đến 15 kV, hoặc

9.2.1.3.2  Năng lượng phóng điện không được vượt quá 350 mJ đối vi các điện áp lưu trữ vượt quá 15 kV.

Kiểm tra sự phù hợp với 9.2.1.3.1 và 9.2.1.3.2 bằng các phép đo được thực hiện với tải 2 000 Ω.

9.2.2  Khả năng tiếp cận với các bộ phận mang điện nguy hiểm

Máy biến áp phải có kết cấu để cung cấp đ bảo vệ chống tiếp cận với các bộ phận mang điện nguy hiểm.

Máy biến áp cấp I và II phải có kết cấu và bọc kín sao cho có đủ bảo vệ chống tiếp xúc ngẫu nhiên với các bộ phận mang điện nguy hiểm.

Đối với máy biến áp cp I, các bộ phận tiếp cận được phải được tách khỏi các bộ phận mang điện nguy hiểm tối thiểu bằng cách điện chính.

Máy biến áp cấp II phải có kết cấu và bọc kín sao cho có đủ bảo vệ chống tiếp cận với cách điện chính và các bộ phận dẫn được cách ly với các bộ phận mang điện nguy hiểm chỉ bằng cách điện chính. Ch được tiếp cận với các bộ phận được cách ly với các bộ phận mang điện nguy hiểm bằng cách điện kép hoặc cách điện tăng cường.

Các bộ phận mang điện nguy hiểm không được có khả năng tiếp cận sau khi tháo các bộ phận tháo rời được ngoại trừ:

- bóng đèn có đầu đèn lớn hơn B9 và E10;

- giá đỡ cầu chảy loại D.

Máy biến áp IP00 phải phù hợp với tiêu chuẩn sản phẩm cuối cùng sau khi lắp vào sản phẩm cuối cùng.

Các đặc tính cách điện của sơn, men, giấy, cotton, màng oxit trên các bộ phận dẫn điện và hợp chất gắn không được coi là cung cấp bảo vệ cần thiết chống tiếp xúc ngẫu nhiên với các bộ phận mang điện nguy hiểm ngoại trừ dây quấn cách điện hoàn toàn (FIW).

CHÚ THÍCH 1: Các loại nhựa tự làm cứng có thể được sử dụng đ cung cp bảo vệ chống tiếp xúc ngẫu nhiên với các bộ phận mang điện nguy hiểm.

Trục, tay cầm, cần thao tác, nút bấm và các chi tiết tương tự không được là bộ phận mang điện nguy hiểm.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng các thử nghiệm liên quan của IEC 60529.

Ngoài ra, các lỗ hở trong máy biến áp cấp II, và các lỗ hở trong các máy biến áp cp I không phải loại lỗ hở trong các bộ phận dẫn được nối với đầu nối đất bảo vệ, được th nghiệm bằng chốt thử nghiệm như trên Hình 3.

Hình 3 - Chốt thử nghiệm (xem IEC 61032, đầu dò thử nghiệm 13)

Ngón tay thử nghiệm và chốt thử nghiệm được đặt với một lực không đáng kể và theo mọi vị trí có thể.

Ngón tay thử nghiệm trong Hình 4 được đặt với một lực không đáng kể vào máy biến áp theo mọi vị trí có thể, ngoài ra máy biến áp thường được sử dụng trên sàn và có khối lượng vượt quá 40 kg thì không được đặt nghiêng. Thông qua các lỗ hở, ngón tay thử nghiệm được đặt đến độ sâu bt kỳ mà ngón tay cho phép và được xoay hoặc gấp theo góc trước, trong và sau khi đưa vào vị trí bất kỳ. Nếu lỗ hở không cho phép ngón tay đi vào, lực đặt vào ngón tay thử nghiệm sẽ được tăng lên thành 20 N ở vị trí thẳng. Khi đó, nếu ngón tay đi được vào lỗ h, thử nghiệm được lặp lại với ngón tay vị trí gấp theo góc.

 

Vật liệu: kim loại, ngoại trừ chỗ được quy định khác.

Kích thước thẳng tính bằng milimét.

Dung sai trên các kích thước nhưng không có dung sai cụ thể:

Với góc: 0/-10°

Với kích thước thẳng:

- đến 25 mm: 0-0,05

- trên 25 mm: ± 0,2

Cả hai khớp nối phải cho phép di chuyển trên cùng mặt phng và cùng hướng qua góc 90° với dung sai từ 0° đến +10°.

Hình 4 - Ngón tay thử nghiệm tiêu chuẩn (xem IEC 61032, đầu dò thử nghiệm B)

Ngón tay thử nghiệm không được có khả năng chạm tới các bộ phận mang điện nguy hiểm để trần chỉ được bảo vệ bằng sơn, men, giấy, cotton, màng oxit trên các bộ phận dẫn điện và hợp chất gắn ngoại trừ dây quấn cách điện hoàn toàn (FIW).

Không thể có khả năng chạm tới các bộ phận dẫn điện của máy biến áp cấp II bằng ngón tay thử nghiệm, mà các bộ phận dẫn này chỉ được cách ly với các bộ phận nguy hiểm ch bằng cách điện chính.

Ngoài ra không được có khả năng chạm vào các bộ phận mang điện nguy hiểm để trần bằng chốt thử nghiệm.

CHÚ THÍCH 2: Yêu cầu này không áp dụng cho các đầu đèn hoặc ổ cắm.

Trong trường hợp có nghi ngờ, sử dụng thiết bị chỉ thị tiếp xúc điện, với điện áp không nhỏ hơn 40 V, được sử dụng với chốt thử nghiệm.

9.2.3  Khả năng tiếp cận với các bộ phận không phải bộ phận mang điện nguy him

Các bộ phận không phải bộ phận mang điện nguy hiểm của mạch đầu ra được cách ly với mạch đầu vào bằng cách điện kép hoặc cách điện tăng cường có thể tiếp cận được trong các điều kiện sau:

- đối với điện áp ra không tải không vượt quá 35 V xoay chiều giá trị đỉnh hoặc 60 V một chiều không nhấp nhô, cả hai cực đều có thể tiếp cận được;

- đối với điện áp ra không tải vượt quá 35 V xoay chiều giá trị đỉnh hoặc 60 V một chiều không nhấp nhô nhưng không vượt quá 250 V xoay chiều, thì chỉ có thể tiếp cận được một trong số các cực.

9.3  Bảo vệ chống phóng điện nguy hiểm

Đối với các máy biến áp có phích cắm cấp nguồn sơ cấp, các chân của phích cắm không được mang điện nguy hiểm được đo sau khi rút phích cắm trong 1 s.

Đối với máy biến áp không có phích cắm cấp nguồn sơ cấp, các đầu nối được cung cấp để kết nối máy biến áp với nguồn cấp không được mang điện nguy hiểm được đo sau khi ngắt kết nối với nguồn cấp trong 5 s.

CHÚ THÍCH: Với mục đích của điều này, bộ nối dạng phích cắm và đầu vào thiết bị được coi là phích cắm nguồn lưới. Kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm sau đây:

Nếu điện dung danh nghĩa đi qua các chốt không vượt quá 0,1 μF thì không thực hiện thử nghiệm.

Thiết bị đóng cắt nguồn sơ cấp của máy biến áp, nếu có, được đặt ở vị trí cắt, trừ khi nó không bt lợi hơn trạng thái đóng.

Thử nghiệm phải được thực hiện 10 lần hoặc với thiết bị được sử dụng để cắt góc điện bất lợi nhất của điện áp nguồn.

Điện áp được đo giữa các đầu vào hoặc giữa các dây nối nguồn hoặc giữa các chân của phích cắm nguồn được sử dụng để nối với nguồn sau 1 s hoặc 5 s.

Nếu điện áp vượt quá 60V một chiều không nhấp nhô, phóng điện được đo trong cùng điều kiện và không được vượt quá 45 μC.

10  Thay đổi cài đặt điện áp vào

Các máy biến áp có nhiều hơn một điện áp nguồn danh định phải có kết cấu sao cho không thể thay đi cài đặt điện áp nếu không sử dụng dụng cụ.

CHÚ THÍCH: Ví dụ, yêu cầu về cài đặt điện áp được đáp ứng nếu cần một dụng cụ để tháo nắp trước khi có thể thay đổi cài đặt điện áp.

Các máy biến áp có thể được cài đặt ở các điện áp nguồn danh định khác nhau phải có kết cấu sao cho chỉ thị điện áp mà máy biến áp cài đặt phải nhận biết được trên máy biến áp khi máy biến áp sẵn sàng cho sử dụng.

Máy biến áp được nối bằng phích cắm có thiết bị để lựa chọn các đấu nối đầu vào (ví dụ bằng các nấc điều chỉnh) để điều chỉnh điện áp nguồn trong phạm vi không quá 10 % giá trị ứng với điềm giữa của dãy đó, thì không được coi là máy biến áp có nhiều hơn một điện áp nguồn.

Máy biến áp ngăn cách an toàn được nối bằng phích cắm chỉ được có một điện áp nguồn danh định trừ khi máy biến áp không có khả năng tạo ra điện áp ra vượt quá giới hạn điện áp ra cho phép đối với máy biến áp ngăn cách an toàn nếu điện áp ghi nhãn cao hơn được nối với cuộn dây điện áp thấp hơn.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách đo và xem xét.

11  Điện áp ra và dòng điện đầu ra có tải

11.1  Khi máy biến áp được nối với điện áp nguồn danh định, ở tần số nguồn danh định, và mang tải là một trở kháng tạo ra công suất ra danh định ở điện áp ra danh định và, đối với điện xoay chiều, hệ số công suất danh định, điện áp ra phải khác với giá trị danh định nhiều hơn:

a) 10 % đối với điện áp ra của các máy biến áp chịu ngắn mạch vốn có với một điện áp ra danh định;

b) 10 % đối với điện áp ra cao nhất của các máy biến áp chịu ngắn mạch vốn có với nhiều hơn một điện áp ra danh định;

c) 15 % đối với điện áp ra khác của máy biến áp chịu ngắn mạch vốn có với nhiều hơn một điện áp ra danh định;

d) 5 % đối với các điện áp ra của các máy biến áp khác.

Đối với các máy biến áp có bộ chỉnh lưu, giá trị phần trăm trên được tăng thêm 5 %.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách đo điện áp ra khi thiết lập được điều kiện trạng thái ổn định, với máy biến áp được nối với điện áp nguồn danh định, tần số nguồn danh định, và được mang tải với tr kháng tạo ra công suất ra danh định, ở điện áp ra danh định và hệ s công suất danh định.

Đối với các máy biến áp có bộ chỉnh lưu, điện áp ra được đo tại các đầu nối của mạch một chiều bằng một vôn mét cho giá trị trung bình cộng, trừ khi giá trị hiệu dụng hiệu quả được nêu cụ thể (xem 8.1).

Đối với máy biến áp có nhiều hơn một điện áp nguồn danh định, yêu cầu này được áp dụng đối với từng điện áp nguồn danh định.

Đối với các máy biến áp có nhiều cuộn dây đầu ra, các tải trọng được đặt đồng thời lên mọi phần nếu không có công bố khác.

11.2  Nếu máy biến áp có ghi nhãn công suất đầu ra danh định, điện áp ra danh định, dòng điện đầu ra danh định và hệ số công suất danh định, các giá trị này về cơ bản phải thống nhất với nhau.

Nếu không ấn định dòng điện đầu ra danh định cho máy biến áp, thì dòng điện đầu ra danh định với mục đích của quy định kỹ thuật này có thể được tính từ công suất đu ra danh định và điện áp ra danh định.

Kiểm tra sự phù hp bằng cách tính toán.

12  Điện áp ra không tải

Các yêu cầu liên quan đối với giới hạn điện áp ra không tải được cho trong IEC 61558-2 đối với các loại máy biến áp khác nhau.

Đối với các máy biến áp kết hợp với bộ chỉnh lưu, điện áp ra được đo tại các đầu nối vào và ra của bộ chỉnh lưu nếu chúng được nối với các đầu nối hoặc đầu cốt. Phép đo tại các đầu ni vào của bộ chỉnh lưu được thực hiện nếu người sử dụng có thể tiếp cận đến chúng. Điện áp ra được đo tại các đầu nối của mạch điện bằng vôn mét cho giá trị trung bình cộng, trừ khi giá trị hiệu dụng hiệu quả được nêu cụ thể (xem 8.1).

13  Điện áp ngắn mạch

Nếu có ghi nhãn điện áp ngắn mạch, điện áp ngắn mạch đo được không được sai lệch quá 20 % so với giá trị ghi nhãn.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách đo điện áp ngắn mạch, máy biến áp nhiệt độ môi trường.

14  Phát nóng

14.1  Quy định chung

14.1.1  Thử nghiệm độ tăng nhiệt

Máy biến áp và giá đỡ không được có nhiệt độ quá mức trong sử dụng bình thường.

Nhà chế tạo có thể chọn các phương pháp tải mô phỏng theo 14.1.2.1 hoặc 14.1.2.2 thay vì phương pháp tải trực tiếp có thể được áp dụng.

CHÚ THÍCH 1: Các phương pháp tải mô phỏng theo IEC 60076-11: 2004, 23.2.1 và 23.2.2.

Nhiệt độ được xác định trong các điều kiện sau, khi thiết lập trạng thái ổn định.

Thử nghiệm và phép đo được thực hiện vị trí không có gió lùa, có kích thước sao cho kết quả thử nghiệm không bị ảnh hưởng. Nếu máy biến áp có thông số đặc trưng ta, thử nghiệm được thực hiện : (ta ± 5) °C.

CHÚ THÍCH 2: Thử nghiệm phát nóng được thực hiện chỉ tính đến ta (mà không tính đến tamin).

Máy biến áp di động được đặt trên một giá đỡ bằng gỗ dán sơn đen mờ. Máy biến áp tĩnh tại được lắp như trong sử dụng bình thường, trên giá đỡ bằng gỗ dán sơn đen mờ. Giá đỡ có chiều dày xấp xỉ 20 mm và có các kích thước vưt quá tối thiểu là 200 mm so với hình chiếu của mẫu lên giá đỡ.

Các máy biến áp có các chân tích hợp được thiết kế để cắm vào các ổ cắm cố định được thử nghiệm trong ổ cắm được lắp chìm trong hộp trên giá đỡ bằng gỗ dán sơn đen mờ như thể hiện trên Hình 2.

Biến áp kiểu lắp chìm đưc thử nghiệm như mô tả trong 5.10.

Máy biến áp có chỉ số bảo vệ khác với IP00 được thử nghiệm trong vỏ bọc của chúng.

Máy biến áp có chỉ số bảo vệ IP00, chưa biết ứng dụng của chúng, được thử nghiệm như mô tả trong 5.13.

CHÚ THÍCH 3: Trong trường hợp máy biến áp có chỉ số bo vệ IP00, đo nhiệt độ của giá đỡ, nhưng không xét đến các giá trị cho trong Bảng 2 và Bảng 5.

Các máy biến áp có các đầu nối dùng cho đấu nối kiểu X có dây nguồn được chuẩn bị đặc biệt và dùng cho đấu nối kiểu Y và đấu nối kiểu Z phải có các đấu nối chịu một lực kéo 5 N ngay trước khi thực hiện thử nghiệm phát nóng.

Các máy biến áp được cấp nguồn với điện áp nguồn danh định và được mang tải với trở kháng tạo ra công suất đầu ra danh định, ở điện áp ra danh định và, đối với dòng điện xoay chiều, ở hệ số công suất danh định. Giá trị của dòng điện đầu ra được đo khi thiết lập trạng thái ổn định. Sau đó điện áp nguồn được tăng thêm 10 % và dòng điện đầu ra được điều chỉnh đến giá trị bằng với giá trị đo được trước đó. Không điều chỉnh dòng điện đầu ra đối với máy biến áp độc lập. Sau đó không thực hiện thay đổi trong mạch điện. Thử nghiệm được lặp lại trong điều kiện không tải nếu đây không phải là tình huống bất lợi hơn.

Các máy biến áp kết hợp được vận hành trong các điều kiện xảy ra khi thiết bị được vận hành trong các điều kiện sử dụng bình thường như được nêu trong quy định kỹ thuật liên quan. Các máy biến áp có thông số đặc trưng rời rạc phải được thử nghiệm tại các thông số đặc trưng rời rạc đó, cho đến khi thiết lập các điều kiện trạng thái ổn định.

Nhiệt độ của cuộn dây được xác định bằng phương pháp thay đổi điện trở.

CHÚ THÍCH 4: Một trong các phương pháp bao gồm đo từng cuộn dây riêng r và xác định điện tr của cuộn dây đầu vào khi kết thúc thử nghiệm bằng cách thực hiện các phép đo điện trở ngay sau khi cắt điện, và sau đó ở các khoảng thời gian ngắn, sao cho đường cong điện tr theo thời gian có thể được vẽ ra để xác định điện trở ngay tại thời điểm cắt điện.

Độ tăng nhiệt của cuộn dây được tính theo công thức (1):

Một cách tính khác về nhiệt độ lớn nhất theo nhiệt độ môi trường được tính theo công thức (2) và (3):

trong đó:

x = 234,5 đối với đồng;

x = 225 đối với nhôm;

Δt là độ tăng nhiệt, lớn hơn t2 sao cho giá trị lớn nhất bằng ∆t + t2;

R1 là điện trở cuộn dây trước khi thử tại nhiệt độ t1;

R2 là điện trở cuộn dây sau khi thử, khi điều kiện ổn định được xác lập;

t1 là nhiệt độ môi trường trước khi thử;

t2 là nhiệt độ môi trường sau khi thử;

ta là nhiệt độ môi trường;

T là nhiệt độ lớn nhất

Khi bắt đầu thử nghiệm, các cuộn dây phải ở nhiệt độ môi trường.

Khi xác định nhiệt độ của cuộn dây, nhiệt độ môi trường được đo cách mẫu thử một khoảng cách sao cho không ảnh hưng đến số đọc nhiệt độ. Tại khoảng cách này, nhiệt độ môi trường không được thay đổi quá 10 °C trong quá trình thử nghiệm. Đối với máy biến áp ở nhiệt độ môi trường ta, nhiệt độ thử nghiệm bằng ∆t + ta.

Đi với các máy biến áp có nhiều hơn một cuộn dây đầu vào hoặc đầu ra, hoặc cuộn dây đầu vào hoặc đầu ra có nấc điều chỉnh, các kết quả này được xem là giá trị thể hiện nhiệt độ cao nhất.

Các máy biến áp có điện trở cuộn dây nhỏ hơn 50 mΩ có thể được đo bằng nhiệt ngẫu. Nhiệt ngẫu chỉ được gắn trên các bề mặt tiếp cận được của các cuộn dây máy biến áp. Các giá trị lớn nhất của Bảng 2 đối với các nhiệt độ cuộn dây phải bị giảm đi 10 °C trong phép đo bằng nhiệt ngẫu.

Các nhiệt độ khác được xác định bằng các nhiệt ngẫu được lựa chọn và định vị sao cho chúng ảnh hưng ít nhất đến nhiệt độ của phần cần thử nghiệm.

Các nhiệt ngẫu được sử dụng để xác định nhiệt độ bề mặt của các giá đỡ được gắn vào mặt sau của các đĩa nhỏ bằng đồng hoặc đồng thau được sơn đen có chiều dày 1 mm và đường kính 15 mm được lắp bằng mặt với bề mặt của giá đỡ.

Nhiệt độ cách điện (trừ nhiệt độ cuộn dây) được xác định trên bề mặt của cách điện những nơi mà hư hại có thể tạo ra tiếp xúc giữa các bộ phận mang điện nguy hiểm và bộ phận dẫn điện tiếp cận được, hoặc làm giảm chiều dài đường rò hoặc khe hở không khí xuống thấp hơn các giá trị quy định trong Điều 26. Ngoài ra, các nhiệt ngẫu phải được đặt ở các điểm nóng nhất của vật liệu cách điện để tránh nguy cơ cháy.

Trong quá trình thử nghiệm, nhiệt độ không được vượt quá các giá trị trong Bảng 2 khi máy biến áp được vận hành ở nhiệt độ môi trường danh định (25 °C hoặc ta). Trong những trường hợp khi nhiệt độ trong khu vực thử nghiệm khác với nhiệt độ môi trường danh định, sự khác biệt này phải được tính đến khi áp dụng các giới hạn trong Bảng 2 và khi thiết lập các nhiệt độ thử nghiệm trong 27.2 và 27.5.

14.1.2  Lựa chọn thử nghiệm độ tăng nhiệt

14.1.2.1  Phương pháp tải mô phỏng

Phương pháp này có thể áp dụng cho máy biến áp loại khô có vỏ hoặc không có vỏ hoặc được bọc kín hoàn toàn có làm mát bằng không khí tự nhiên hoặc làm mát bằng không khí cưỡng bức.

Độ tăng nhiệt được thiết lập bằng cách kết hợp thử nghiệm ngắn mạch (tổn thất tải) và thử nghiệm hở mạch (tổn thất không tải).

Nhiệt độ của máy biến áp phải được ổn định với nhiệt độ của môi trường phòng thử nghiệm. Phải đo điện tr của cuộn dây sơ cấp và thứ cấp, các giá trị này sẽ được sử dụng làm giá trị tham chiếu để tính độ tăng nhiệt của hai cuộn dây. Nhiệt độ môi trường của phòng thử nghiệm cũng phải được đo và ghi lại.

Đi với các máy biến áp ba pha, các phép đo điện trở phải được thực hiện giữa các đầu nối trung tâm và đầu ni pha bên ngoài.

Vị trí của các điểm đo (tức là vị trí của nhiệt ngẫu đo nhiệt độ môi trường và các cảm biến trên máy biến áp, nếu có) phải giống nhau cho cả phép đo tham chiếu và phép đo cuối cùng.

Thử nghiệm ngắn mạch cuộn dây phải được thực hiện với dòng điện danh định trong một cuộn dây và cuộn dây còn lại được ngắn mạch và phải tiếp tục cho đến khi đạt được điều kiện trạng thái ổn định của cuộn dây và lõi từ. Độ tăng nhiệt của cuộn dây, ∆θc, phải được xác định bằng phương pháp tăng điện trở hoặc bằng phương pháp xếp chồng.

Thử nghiệm hở mạch điện áp danh định và tần số danh định phải được tiếp tục đến khi cuộn dây và lõi từ đạt đến trạng thái ổn định, sau đó đo độ tăng nhiệt của từng cuộn dây, ∆θe..

Quy trình thử nghiệm được thực hiện theo một trong hai cách sau:

- thực hiện thử nghiệm ngắn mạch của cuộn dây cho đến khi nhiệt độ lõi và cuộn dây đt đến trạng thái ổn định. Sau đó, thực hiện thử nghiệm h mạch cho đến khi nhiệt độ lõi và nhiệt độ cuộn dây đạt đến trạng thái ổn định.

hoặc

- thực hiện thử nghiệm hở mạch cho đến khi nhiệt độ lõi và nhiệt độ cuộn dây đạt đến trạng thái ổn định. Sau đó, thực hiện thử nghiệm ngắn mạch cuộn dây cho đến khi nhiệt độ lõi và nhiệt độ cuộn dây đạt đến trạng thái ổn định.

Độ tăng nhiệt tổng của cuộn dây, ∆θ’c của mỗi cuộn dây, với dòng điện danh định trong cuộn dây và sự kích từ bình thường của lõi, sẽ được tính theo công thức (4):

trong đó

θ’c là độ tăng nhiệt tổng của cuộn dây;

θc là độ tăng nhiệt của cuộn dây thử nghiệm ngắn mạch;

θe là độ tăng nhiệt của từng cuộn dây thử nghiệm hở mạch;

K1 = 0,8 đi với làm mát bằng không khí tự nhiên và 0,9 đối với làm mát bằng không khí cưỡng bức.

14.1.2.2  Phương pháp tựa lưng

Phương pháp này phù hợp khi có hai máy biến áp giống nhau và có sẵn thiết bị thử nghiệm cần thiết. Phương pháp này có thể áp dụng cho máy biến áp loại khô có vỏ hoặc không vỏ với làm mát bằng không khí tự nhiên hoặc làm mát bằng không khí cưỡng bức.

Nhiệt độ của máy biến áp phải được ổn định với nhiệt độ môi trường của phòng thử nghiệm. Phải đo điện tr của cuộn dây điện áp cao và cuộn dây điện áp thấp, các giá trị này sẽ được sử dụng làm giá trị tham chiếu để tính độ tăng nhiệt của hai cuộn dây. Nhiệt độ môi trường của phòng thử nghiệm cũng phải được đo và ghi lại.

Vị trí các điểm đo phải giống nhau cho cả phép đo tham chiếu và phép đo cuối cùng.

Hai máy biến áp, trong đó một là máy biến áp cần thử nghiệm, được mắc song song với nhau, và tốt nhất là các cuộn dây bên trong được kích thích bằng điện áp danh định của máy biến áp cần thử nghiệm. Nhờ sử dụng các hệ số điện áp khác nhau hoặc nhờ điện áp được đưa vào, sẽ tạo ra dòng điện danh định chạy trong máy biến áp cần thử nghiệm cho đến khi nhiệt độ lõi và nhiệt độ cuộn dây đạt đến trạng thái ổn định. Xem Hình 5 và Hình 6.

Thời gian thử nghiệm có thể được giảm xuống bằng cách kích thích lõi từ trong một khoảng thời gian (tốt nhất là không ít hơn 12 h) trước khi cho dòng điện thử nghiệm chạy trong các cuộn dây.

CHÚ DẪN:

A là nguồn điện áp ở tần số danh định đối với tổn thất không tải

B là nguồn tạo dòng điện danh định tần số danh định đối với tổn thất có tải

C là máy biến áp tăng áp.

Hình 5 - Ví dụ về phương pháp tựa lưng - Một pha

CHÚ DẪN:

A là nguồn điện áp tần số danh định đối với tổn thất không tải

B là nguồn tạo dòng điện danh định ở tần số danh định đối với tổn thất có tải

C là máy biến áp tăng áp

Hình 6 - Ví dụ về phương pháp tựa lưng - Ba pha

14.1.3  Xác định tình trạng ổn định

Độ tăng nhiệt tới hạn đạt được khi độ tăng nhiệt trở nên không đổi; điều kiện này coi là đạt được khi độ tăng nhiệt không thay đổi quá 1 K trong một giờ.

Để xác định khi nào đạt đến tình trạng ổn định, các nhiệt ngẫu phải được đặt lên các bề mặt sau:

- Đối với các loại máy biến áp được định nghĩa ở Điều 3: đặt vào giữa gông từ phía trên và sát nhất có thể với dây dẫn của cuộn dây điện áp thấp trong cùng, ở phía trên cuộn dây này, đo trên trụ giữa của máy biến áp ba pha.

Bảng 2 - Các giá trị nhiệt độ lớn nhất trong s dụng bình thường

Các bộ phận a

Nhiệt độ

°C

Đối với các cuộn dây, nếu hệ thống cách điện (các lõi và vật liệu cách điện bất kỳ khác tiếp xúc với cuộn dây) là:

 

- cấp A b

100

- cấp E b

115

- cấp B b

120

- cấp F b

140

- cấp H b

165

- các cp khác c

-

Các vỏ bọc ngoài d,f (có th chạm được bằng ngón tay thử nghiệm tiêu chuẩn) của máy biến áp tĩnh tại, được làm từ:

 

- kim loại trần

65

- kim loại được phủ sơn hoặc véc ni

70

- các vật liệu khác

80

Các v bọc bên ngoài d,f (không thể chạm tới được bằng ngón tay thử nghiệm tiêu chuẩn) của máy biến áp tĩnh tại

85

Các vỏ bọc bên ngoài d,f, các tay cầm và các cơ cấu tương tự của máy biến áp di động:

 

- nếu, trong sử dụng bình thường, các bộ phận này được cầm nắm liên tục (ví dụ máy biến áp cầm tay) là:

 

• kim loại

48

• vật liệu khác

48

- nếu, trong sử dụng bình thường, các bộ phận này không được cầm nắm liên tục là:

 

• kim loại

60

• vật liệu khác

80

Các đầu nối dùng cho các ruột dẫn và đầu nối bên ngoài của thiết bị đóng cắt

70

Cách điện của đi dây bên trong và đi dây bên ngoài e:

 

- bằng cao su

65

• bằng PVC

70

Các bộ phận mà nếu hỏng có thể gây ảnh hưởng đến độ an toàn e:

 

- bằng cao su (không phải cách điện của cuộn dây)

75

• bằng nhựa of phenolformaldehyde

105

• bằng nhựa ureaformaldehyde

85

• bằng giấy và vải được ngâm tẩm

85

• bằng gỗ được ngâm tẩm

85

• bằng nhựa PVC (không phải là cách điện của cuộn dây), nhựa polystyrence và các chất liệu nhựa tương tự khác

65

• bằng vải lanh mịn tẩm vecni

75

Các giá đỡ

85

Các bảng mạch in e:

 

- liên kết vi nhựa phenol-formaldehyde, melamine-formaldehyde, phenol-furfural hoặc polyester

105

- liên kết với nhựa epoxy

140

a Nếu sử dụng các vật liệu khác, chúng không được tiếp xúc với nhiệt độ vượt quá nhiệt độ cho phép đối với các vật liệu đó.

b Việc phân loại phù hợp với IEC 60085 và IEC 60216 (tất cả các phần); tuy nhiên, các giá trị này đã được điều chỉnh có tính đến thực tế là, trong các thử nghiệm này, nhiệt độ là giá trị trung bình mà không phải giá trị những điểm nóng.

c Nếu sử dụng các vật liệu cách điện không phải loại vật liệu đề cập trong IEC 60085 và IEC 60216 (tt cả các phần), hệ thống cách điện phải chịu được thử nghim của 14.3.

d Nếu thành phần bất kỳ là bộ phận của bề mặt bên ngoài của máy biến áp, thì nhiệt độ của thành phần đó không được vượt quá giá trị quy định cho vỏ ngoài thích hợp.

e Các loại cách điện bằng cao su và nhựa PVC là loại được đề cập trong IEC 60245 (tất cả các phần) và IEC 60227 (tất cả các phần).

f Nếu giới hn nhiệt độ bề mt của các b phận tiếp cận đưc vưt quá các giá trị yêu cầu thì phải s dụng ký hiệu cảnh báo IEC 60417-5041 (2002-10).

Giải thích về việc giảm điểm nóng thích hợp đối với nhiệt độ lớn nhất của cuộn dây có thể xem trong Bảng 3 đối với từng cấp cách điện theo IEC 60085.

Bảng 3 - Giải thích về nhiệt độ lớn nhất của cuộn dây theo yêu cầu trong Bảng 2

Phân loại cách điện theo IEC 60085

Nhiệt độ lớn nhất của Bảng 2

Sự giảm điểm nóng

Nhiệt độ cuối cùng lớn nhất theo IEC 60085

 

°C

K

°C

Cấp A

100

5

105

Cấp E

115

5

120

Cấp B

120

10

130

Cấp F

140

15

155

Cấp H

165

15

180

Phép đo nhiệt độ cuộn dây dựa trên phương pháp điện trở. Do đó những giá trị đo được là giá trị trung bình của nhiệt độ các cuộn dây. Để bao trùm cả các giá trị đỉnh bên trong cuộn dây, việc giảm điểm nóng là cần thiết.

Độ tăng nhiệt trên các phần tử gia nhiệt của thiết bị bảo vệ có tiếp xúc với vật liệu cách điện cũng phải được đo.

Ngay sau khi thử nghiệm, mẫu thử phi chịu được thử nghiệm độ bền điện môi như được quy định trong 18.3, các giá trị được quy định trong Bảng 14 và điện áp thử nghiệm chỉ được đặt vào giữa các mạch đầu vào và mạch đầu ra.

Trong và sau thử nghiệm, các đấu nối điện không được bị nới lỏng, chiều dài đường rò và khe h không khí không được bị giảm xuống nh hơn giá trị quy định trong Điều 26, hợp chất gắn không bị chảy và thiết bị bảo vệ quá tải không được tác động.

CHÚ THÍCH: Theo IEC 60038, dung sai điện áp danh nghĩa ± 10% cũng đưc áp dụng cho giá trị điện áp xoay chiều đến 1 000 V và giá trị điện áp một chiều đến 1 415 V.

14.2  Áp dụng 14.1 hoặc 14.2 theo hệ thống cách điện

Áp dụng các nội dung dưới đây cho các cuộn dây.

14.2.1  Nếu nhà chế tạo đã nêu rõ sử dụng cấp cách điện nào, thì nhiệt độ đo được của cuộn dây không được vượt quá giá trị liên quan cho trong Bảng 2 (xét đến ta nếu được nêu).

14.2.2  Nếu nhà chế tạo không nêu rõ đã sử dụng cấp cách điện nào thì nhiệt độ đo được của cuộn dây không được vượt quá giá trị được cho trong Bảng 2 đối với hệ thống cách điện cấp A (xét đến ta nếu được nêu).

14.2.3  Nếu nhà chế tạo không nêu rõ đã sử dụng cp cách điện nào và nhiệt độ đo được của cuộn dây vượt quá giá trị trong Bảng 2 cho hệ thống cách điện cấp A (xét đến ta nếu được nêu), các bộ phận mang điện của máy biến áp (lõi và các cuộn dây) phải chịu các thử nghiệm của 14.3. Nhiệt độ của tủ gia nhiệt được chọn theo Bảng 4, có tính đến giá trị ta. Giá trị nhiệt độ cần chọn trong Bảng 4 là giá trị cao nhất tiếp theo của giá trị nhiệt độ tính được.

14.3  Thử nghiệm lão hóa gia tăng cho cấp cách điện không tuyên bố của hệ thống cách điện

14.3.1  Quy định chung

Nếu thuộc đối tượng áp dụng (xem 14.2, 19.12.3 và 26.3), các bộ phận mang điện của máy biến áp (lõi và cuộn dây) phải chịu thử nghiệm lão hóa sau đây, mỗi chu trình bao gồm quá trình nhiệt, rung và xử lý ẩm. Các phép đo được thực hiện theo 14.3.5.

Số lượng mẫu thử như được nêu trong 5.2. Các mẫu thử phải chịu 10 chu trình thử nghiệm.

14.3.2  Quá trình nhiệt

Tùy thuộc vào loại hệ thống cách điện, mẫu thử được giữ trong tủ nhiệt với các kết hợp với thời gian và nhiệt độ do nhà chế tạo khuyến cáo theo Bảng 4. Mười chu trình thử nghiệm được thực hiện với cùng một kết hợp.

Nhiệt độ trong tủ nhiệt được duy trì trong khoảng ± 3 °C.

Bảng 4 - Nhiệt độ thử nghiệm và thời gian thử nghiệm (tính bằng ngày) của mỗi chu trình

Nhiệt độ thử nghiệm

ºC

Thời gian thử nghiệm đối với cấp chịu nhiệt của hệ thống cách điện (ngày)

100 ºC

115 ºC

120 ºC

140 ºC

165 ºC

220

 

 

 

 

4

210

 

 

 

 

7

200

 

 

 

 

14

190

 

 

 

4

 

180

 

 

 

7

 

170

 

 

 

14

 

160

 

 

4

 

 

150

 

4

7

 

 

140

 

7

 

 

 

130

4

 

 

 

 

120

7

 

 

 

 

Phân loại tương ứng theo IEC 60085 và IEC 60216 (tất cả các phần)

A

E

B

F

H

Sau các thử nghiệm nhiệt, các mẫu thử được để nguội về nhiệt độ môi trường trước khi tiến hành thử nghiệm độ rung.

14.3.3  Rung

Các mẫu thử được gắn tư thế sử dụng bình thường của chúng vào bộ tạo rung, như quy định trong IEC 60068-2-6 bằng các quai quấn quanh vỏ bọc. Hướng rung theo chiều thẳng đứng và độ khắc nghiệt là:

- khoảng thời gian: 30 min;

- biên độ: 0,35 mm;

- dải tần số: 10 Hz, 55 Hz, 10 Hz;

- tốc độ quét: xấp xỉ 1 octave/min.

14.3.4  Xử lý ẩm

Các mẫu thử chịu xử lý ẩm theo 17.2 trong 2 ngày (48h).

14.3.5  Các phép đo

Tất cả các phép đo và các thử nghiệm sau được tạo nên và tiến hành trước một chu trình và sau mỗi chu trình hoàn chỉnh:

- dòng điện đầu vào không tải hoặc giá trị ôm của nó.

Dòng điện đầu vào không tải hoặc thành phần ôm của dòng điện đầu vào không tải không được lớn hơn giá trị tương ứng thu được trong phép đo ban đầu quá 30 %;

- điện trở cách điện được đo theo 18.1 và 18.2;

- thử nghiệm độ bền điện môi theo 18.3 và 18.4. Tuy nhiên, các giá trị của điện áp thử nghiệm giảm xuống còn 35 % so với các giá trị quy định và thời gian thử nghiệm tăng gấp đôi;

- thử nghiệm sau chỉ dành cho máy biến áp có tần số nguồn danh định là 50 Hz hoặc 60 Hz. Sau thử nghiệm độ bền điện môi, một mạch điện đầu vào được cấp điện áp thử nghiệm tối thiu bằng 1,2 lần điện áp nguồn danh định với tần số bằng hai lần tần số nguồn danh định trong 5 min. Máy biến áp không được nối với tải. Trong khi thử nghiệm, các cuộn dây nhiều sợi, nếu có, được nối nối tiếp. Cho phép sử dụng tần số thử nghiệm cao hơn hai lần tần số nguồn; khoảng thời gian đấu nối, tính bằng phút, bằng 10 lần tần số nguồn danh định chia cho tần số thử nghiệm, nhưng không nhỏ hơn 2 min.

Trong các thử nghiệm trên, không được có phóng điện đánh thủng cách điện giữa các vòng dây trong cuộn dây, giữa mạch điện đầu vào và mạch điện đầu ra, giữa các mạch điện đầu vào và mạch điện đầu ra liền kề, hoặc giữa các vòng dây và lõi dẫn điện bất kỳ.

Sau khi hoàn thành tất cả 10 chu trình, nếu một hoặc nhiều mẫu thử không đạt thì máy biến áp bị coi là chưa đáp ứng thử nghiệm lão hóa tăng tốc.

15  Bảo vệ quá tải và ngắn mạch

15.1  Yêu cầu chung

15.1.1  Phương pháp thử nghiệm ngắn mạch và quá tải

Các máy biến áp không được tr nên mất an toàn do ngắn mạch và quá tải có thể xảy ra trong khi sử dụng bình thường.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và các thử nghiệm sau, được thử nghiệm ngay sau thử nghiệm theo 14.1 cùng nhiệt độ môi trường, và không có sự thay đổi vị trí của máy biến áp, 1,1 lần điện áp nguồn danh định, hoặc đối với các máy biến áp chịu ngắn mạch không vốn có, giá trị bt kỳ của điện áp nguồn từ 0,9 lần đến 1,1 lần điện áp nguồn danh định:

- đối với các máy biến áp chịu ngắn mạch vốn có, bằng các thử nghiệm của 15.2;

- đối với các máy biến áp chịu ngắn mạch không vốn có, bằng các thử nghiệm của 15.3;

- đối với các máy biến áp không chịu ngắn mạch, bằng các thử nghiệm của 15.4;

- đối với các máy biến áp hỏng một cách an toàn, bằng các thử nghiệm của 15.5;

- đối với các máy biến áp kết hợp với bộ chỉnh lưu, các thử nghiệm của 15.2 hoặc 15.3 được thực hiện hai lần, một lần với ngắn mạch đặt vào các đầu nối vào của bộ chỉnh lưu, và một lần được thực hiện với ngắn mạch đặt lên các đầu nối ra của bộ chỉnh lưu.

- đối với các máy biến áp có nhiều hơn một cuộn dây đầu ra hoặc một cuộn dây đầu ra có điều chỉnh, kết quả được coi là cho nhiệt độ cao nht. Trong trường hợp đầu tiên, tất cả các cuộn dây được thiết kế để chịu tải cùng một lúc sẽ được mang tải ở công suất danh định và sau đó cuộn dây đầu ra được chọn sẽ đưc ngắn mạch.

Đối với các thử nghiệm của 15.2, 15.3 và 15.4, các nhiệt độ không được vượt quá các giá trị cho trong Bảng 5 khi máy biến áp được làm việc ở nhiệt độ môi trường danh định của nó (25 °C hoặc ta). Trong các trường hợp mà nhiệt độ trong khu vực thử nghiệm khác với nhiệt độ môi trường danh định, sự khác nhau này sẽ được tính đến khi áp dụng các giới hạn trong Bảng 5.

Bảng 5 - Giá trị lớn nhất của nhiệt độ trong điều kiện ngắn mạch hoặc quá tải

Cấp cách điện

A

E

B

F

H

Cuộn dây được bảo vệ vốn có

Mục 15.2

Nhiệt độ lớn nhất

 

 

°C

 

 

150

165

175

190

210

Cuộn dây được bảo vệ bằng thiết bị bảo vệ

a) Điều 15.3.2 - 15.3.3 - 15.3.4

 

 

 

 

 

- trong suốt thời gian được yêu cầu hoặc thời gian T được đưa ra trong Bảng 6 a

200

215

225

240

260

b) Điều 15.3.1

- trong giờ đầu tiên, giá trị đỉnh

200

215

225

240

260

- sau giờ đu tiên, giá trị đỉnh

175

190

200

215

235

- sau giờ đầu tiên, giá trị trung bình số học b

150

165

175

190

210

c) Điều 15.3.5

175

190

200

215

235

Vỏ bên ngoài (phn có thể chạm tới bằng ngón tay thử nghiệm tiêu chuẩn)

 

 

105

 

 

Cách điện cao su của cuộn dây

 

 

85

 

 

Cách điện PVC của cuộn dây

 

 

85

 

 

Giá đỡ (tức là vùng bất kỳ trên bề mặt tấm gỗ dán được che phủ bởi máy biến áp)

 

 

105

 

 

a Nhiệt độ lớn nhất cần được xem là nhiệt độ lớn nhất đạt được trong và sau thử nghiệm do quán tính nhiệt của máy biến áp.

b Giá trị trung bình số học được xác định như sau:

Đồ thị nhiệt độ theo thời gian, trong khi công suất của máy biến áp đang trong chu trình đóng và cắt, được vẽ trong giai đoạn thử nghiệm cần xét. Giá trị trung bình số học trung bình cộng nhiệt độ (U) được xác định bằng công thức (5):

tA = (tmax + tmin)/2                                                      (5)

trong đó

tmax là giá trị trung bình cộng của các giá trị cực đại;

tmin là giá trị trung bình cộng của các giá trị cực tiểu.

Trong quá trình thử nghiệm, máy biến áp không được phát ra ngọn lửa, kim loại nóng chảy, khí độc hoặc khí dễ cháy với lượng nguy hiểm, và nhiệt độ không được vượt quá các giá trị cho trong Bảng 5.

Trong và sau tất cả các thử nghiệm, máy biến áp phải phù hợp với Điều 9.

Sau các thử nghiệm, hệ thống cách điện, khi được để nguội đến xấp xỉ nhiệt độ môi trường, phải chịu được thử nghiệm độ bền điện môi trong 18.3.

CHÚ THÍCH: Xử lý m của 17.2 không thực hiện trước thử nghiệm độ bền điện môi này.

15.1.2  Phương pháp thử nghiệm quá tải và ngắn mạch thay thế

Nhà chế tạo có thể lựa chọn để áp dụng phương pháp bất kỳ dưới đây được mô t trong 14.1.2.1 và 14.1.2.2. Các quy trình thử nghiệm này là theo 23.2.1 và 23.2.2 của IEC 60076-11:2004.

15.2  Máy biến áp chịu ngắn mạch vốn có

Các máy biến áp chịu ngắn mạch vốn có được thử nghiệm bằng cách ngắn mạch các cuộn dây đầu ra cho đến khi đạt được điều kiện trạng thái ổn định.

15.3  Máy biến áp chịu ngắn mạch không vốn có

Máy biến áp chịu ngắn mạch không vốn có được thử nghiệm như sau:

15.3.1  Các đầu nối ra được ngắn mạch. Thiết bị bảo vệ quá tải được tích hợp phải tác động trước khi nhiệt độ vượt quá giá trị cho trong Bảng 5 đối vi giá trị bt kỳ của điện áp nguồn trong khoảng từ 0,9 lần tới 1,1 lần điện áp nguồn danh định

15.3.2  Mếu được bảo vệ bởi cầu chảy phù hợp với IEC 60269-2 hoặc IEC 60269-3, hoặc một cầu chảy tương đương về mặt kỹ thuật, máy biến áp được mang tải trong thời gian T với dòng điện bằng k lần dòng điện được ghi nhãn trên máy biến áp là dòng điện danh định của dây chảy bảo vệ, trong đó k và T có các giá trị được nêu trong Bảng 6. Dòng điện trong cầu chảy phải được giữ không đổi trong suốt thử nghiệm. Dây chảy được thay bằng một liên kết có tr kháng không đáng kể.

Bng 6 - Giá trị của T và k đối với cầu chảy

Các giá trị được ghi nhãn là dòng điện danh định In của liên kết cầu chảy bảo vệ đối với gG và gTr

T

k

A

h

 

In 4

1

2,1

4 < In 16

1

1,9

16 < In 63

1

1,6

63 < In 160

2

1,6

160 < In 200

3

1,6

200 < In 1 000

2

1,5

CHÚ THÍCH 1: Đối với cầu chảy hình trụ gG loại B để người không có kỹ năng sử dụng phù hợp với IEC 60269-3: 2010, và cầu chảy cho người có thm quyền sử dụng có các dây chảy dùng cho đầu nối bằng bulông theo IEC 60269-2:2013, giá trị k là 1,6 đối với In < 16 A.

CHÚ THÍCH 2: Đi với cầu chảy loại D để người không có kỹ năng sử dụng phù hợp với IEC 60269-3: 2010 dùng cho dòng diện danh định 16 A, giá trị k là 1,9.

15.3.3  Nếu được bảo vệ bằng các cầu chảy cỡ nhỏ theo như IEC 60127 (tt cả các phần), hoặc bởi dây chảy điện loại lưỡi dao dùng cho phương tiện giao thông đường bộ theo ISO 8820 (tất cả các phần), hoặc bằng cầu chảy tương đương về mặt kỹ thuật, máy biến áp được mang tải trong một khoảng thời gian tương ứng với thời gian chuẩn bị dài nhất với dòng điện liên quan như quy định trong tờ tiêu chuẩn thích hợp. Dòng điện trong cầu chảy này phải được giữ không đổi trong quá trình thử nghiệm. Dây chảy được thay bằng một liên kết có tr kháng không đáng kể.

CHÚ THÍCH  Một cầu chảy tương đương về mặt kỹ thuật là một liên kết cầu chảy có cùng các đặc tính dòng điện thời gian như một trong những đặc tính được ch ra trong IEC 60127 (tt cả các phần) hoặc trong ISO 8820 (tt cả các phần)

Nếu máy biến áp được bảo vệ bằng các cầu chảy cỡ nhỏ theo IEC 60127 (tất cả các phần), phải thực hiện thêm thử nghiệm quá tải ở 1,5 lần dòng điện gây chảy danh định cho đến khi đạt đến điều kiện trạng thái ổn định.

15.3.4  Nếu được bảo vệ bằng áptômát phù hợp với IEC 50898 (tất c các phần), hoặc áptômát tương đương về mặt kỹ thuật, máy biến áp được mang tải trong một khoảng thời gian được nêu trong IEC 60898 (tất cả các phần) với dòng điện bằng 1,45 lần giá trị dòng điện danh định của áptômát. Dòng điện trong cầu chảy phải được giữ không đổi trong thử nghiệm. Áptômát được thay bằng liên kết có tr kháng không đáng kể.

15.3.5  Nếu được bảo vệ bởi:

- thiết bị bảo vệ quá tải không phải cầu chảy theo IEC 60127 (tất cả các phần) hoặc IEC 60269 (tt cả các phần), hoặc một áptômát, hoặc

- bộ phận yếu có chủ ý

thì máy biến áp được mang tải bởi dòng điện bằng 0,95 lần giá trị dòng điện thấp nhất làm cho thiết bị bảo vệ tác động, cho đến khi đạt đến điều kiện trạng thái ổn định. Dòng điện thấp nhất làm cho thiết bị bảo vệ tác động được xác định bằng cách ban đầu cho máy biến áp làm việc với 100 % công suất danh định, và tăng dần dòng điện ra theo các nấc 2 % (mỗi nấc được duy trì cho đến khi đạt được điều kiện trạng thái ổn định) đến khi thiết bị bảo vệ tác động.

Nếu thiết bị bảo vệ là một bộ phận yếu có ch ý, thì các thử nghiệm trên được lặp lại trên hai mẫu mới. Trong khi thử nghiệm trên mẫu thứ nhất, bộ phận yếu phải hoạt động cùng một cách thức và vị trí như trên. Trong khi thử nghiệm trên mẫu thứ hai, nhiệt độ không được vượt quá các giá trị trong Bảng 5 ở điều kiện trạng thái ổn định.

15.4  Máy biến áp không chịu ngắn mạch

Máy biến áp không chịu ngắn mạch được thử nghiệm như chỉ ra trong 15.3 với thiết bị bảo vệ thích hợp do nhà chế tạo quy định được lắp trong mạch đầu ra và mạch đầu vào liên quan.

Các máy biến áp không chịu ngắn mạch kết hợp được thử nghiệm trong điều kiện bất lợi nhất trong sử dụng bình thường với thiết bị bảo vệ thích hợp được nhà chế tạo quy định được lắp đặt trong mạch đầu vào hoặc mạch đầu ra và trong điệu kiện tải bất lợi nhất đối với loại thiết bị hoặc mạch điện mà máy biến áp được thiết kế. Ví dụ về điều kiện tải bất lợi là: hoạt động liên tục, thời gian ngắn hoặc gián đoạn.

15.5  Máy biến áp hỏng một cách an toàn

15.5.1  Ba mẫu thử mới bổ sung được sử dụng chỉ cho các thử nghiệm sau.

Trong các thử nghiệm này khi máy biến áp hỏng, phải ngắt điện ở mạch đầu vào.

Mỗi trong ba mẫu thử được gắn như trong sử dụng bình thường trên bảng gỗ sơn đen mờ dày 20 mm và được gia nhiệt theo 14.1 cho đến khi nhiệt độ ổn định. Mỗi máy biến áp sau đó được cho làm việc ở 1,1 lần điện áp vào danh định, cuộn dây đầu ra nào tạo ra nhiệt độ cao nhất trong thử nghiệm 14.1 ban đầu được mang tải với 1,5 lần dòng điện ra danh định (hoặc, nếu không thể, giá trị lớn nhất có thể đạt được của dòng điện ra) cho đến khi đạt đến điều kiện trạng thái ổn định hoặc máy biến áp hỏng (chọn trường hợp nào xảy ra trước).

Nếu máy biến áp hỏng, máy biến áp phải phù hợp với tiêu chí cho trong 15.5.2, trong và sau quá trình thử nghiệm.

Nếu máy biến áp không hỏng, thời gian để đạt đến điều kiện trạng thái ổn định phải được ghi lại, và ngắn mạch cuộn dây đầu ra được chọn. Thử nghiệm được tiếp tục cho đến khi máy biến áp hỏng, đối với phần thử nghiệm này, mỗi mẫu th phải hỏng trong khoảng thời gian không quá thời gian cần thiết để. đạt đến trạng thái nhiệt độ ổn định, nhưng không quá 5 h.

Trong và sau các thử nghiệm, máy biến áp phải hỏng một cách an toàn và phải phù hợp với các tiêu chí cho trong 15.5.2.

15.5.2  Tại thời điểm bt kỳ trong các thử nghiệm của 15.5.1:

- nhiệt độ của phần bt kỳ của vỏ máy biến áp mà có thể chạm tới bằng ngón tay thử nghiệm tiêu chuẩn trên Hình 4 không được vượt quá 175 °C;

- nhiệt độ của giá đỡ bằng gỗ dán không chỗ nào được vượt quá 125 °C;

- máy biến áp không được phát ra ngọn la, vật liệu nóng chảy, hạt phát sáng, hoặc các giọt vật liệu cách điện cháy.

Sau các thử nghiệm của 15.5.1 và sau khi để nguội về nhiệt độ môi trường:

- máy biến áp phải chịu được thử nghiệm độ bền điện môi, điện áp thử nghiệm bằng 35 % các giá trị theo Điều 18, Bảng 14. Thử nghiệm được thực hiện giữa đầu vào và thân đối vi tất cả các loại máy biến áp và giữa đầu vào và đầu ra của các máy biến áp cách ly an toàn, máy biến áp cách ly và máy biến áp ngăn cách;

- các vỏ máy, nếu có, không được có lỗ h cho phép ngón tay thử nghiệm tiêu chuẩn (Hình 4) chạm tới các bộ phận mang điện nguy hiểm. Trong trường hợp có nghi ngờ, việc chạm đến các bộ phận mang điện nguy hiểm được phát hiện bằng bộ chỉ thị tiếp xúc điện, điện áp không nhỏ hơn 40 V.

Nếu máy biến áp không đạt bất kỳ phần nào của điều này, máy biến áp được xem là không đáp ứng thử nghiệm trên.

16  Độ bền cơ

16.1  Quy định chung

Máy biến áp phải có đ độ bền cơ, và có kết cấu để chịu được mang vác nặng tay có thể xảy ra trong sử dụng bình thường.

Kiểm tra sự phù hợp bằng các thử nghiệm 16.2 cho máy biến áp tĩnh tại và các thử nghiệm 16.2, 16.3 và 16.4, khi thích hợp, cho các máy biến áp di động.

Sau các thử nghiệm, máy biến áp không được có hư hại theo nghĩa của tiêu chuẩn này. Đặc biệt, các bộ phận mang điện nguy hiểm không được tr nên tiếp cận được, khi được kiểm tra như mô tả trong 9.2.2. Các tấm chắn cách điện không được bị hỏng và các tay cầm, cần gạt, nút bấm và các tương tự không được di chuyển trên trục của chúng.

CHÚ THÍCH 1: Thiệt hại đối với lớp hoàn thiện, các vết lõm nhỏ không làm giảm chiều dài đường rò hoặc khe h không khí xuống thấp hơn các giá trị quy định tại Điều 26 và các mnh nhỏ mà không ảnh hưởng xấu đến việc bảo vệ chống điện giật hoặc ẩm, được bỏ qua.

CHÚ THÍCH 2: Các vết nứt không nhìn thấy được bằng mắt thường hoặc có điều chỉnh nhưng không phóng đại, và các vết nứt bề mặt trong các khuôn đúc có sợi tăng cường và tương tự thì được bỏ qua.

Ngoài ra, đối với thử nghiệm của 16.4, việc uốn các chốt thử trong quá trình thử nghiệm được bỏ qua.

16.2  Máy biến áp tĩnh tại

Máy biến áp, có vỏ và tương tự được lắp cùng, được giữ chắc chắn dựa vào một bệ đỡ vững chắc và chịu ba cú đập từ búa va đập tác động bằng lò xo theo thử nghiệm Ehb của IEC 60068-2-75 với năng lượng (0,5 ± 0,05) J đặt vào mọi điểm bên ngoài để bảo vệ các bộ phận mang điện nguy hiểm và có nhiều khả năng yếu, kể cả tay cầm, đòn bẩy, nút bm và tương tự, bằng cách nhấn mũi búa vuông góc với bề mặt. Trước khi đặt va đập, các vít cố định của đế và vỏ được xiết chặt với mômen bằng hai phần ba giá trị quy định trong Bảng 18.

Nếu nghi ngờ việc xảy ra khuyết tật là do đặt các va đập trước đó thì bỏ qua các va đập này, và đặt một nhóm ba va đập vào cùng một vị trí trên mẫu mới và sau đó phải chịu được thử nghiệm này.

Các bộ phận của máy biến áp IP00 không tiếp cận được khi máy biến áp được lắp trong thiết bị thì không phải chịu thử nghiệm này.

16.3  Máy biến áp di động (trừ máy biến áp di động có chân tích hợp để cắm vào ổ cắm trong hệ thống đi dây cố định)

Máy biến áp di động trừ những máy biến áp có chân tích hợp để cm vào ổ cắm trong hệ thống đi dây cố định được giữ ở tư thế sử dụng bình thường của chúng, và sau đó để rơi từ độ cao 25 mm lên một tấm thép trơn dày ít nhất 5 mm, đặt trên một bệ đỡ bê tông phẳng. Thực hiện 100 lần rơi ở tốc độ không vượt quá một lần rơi trong 5 s.

Độ cao phải được đo từ phần của mẫu thử gần nht với bề mặt thử nghiệm khi mẫu thử được treo trước khi để rơi.

Phương pháp thả mẫu thử phải sao cho mẫu thử rơi tự do khỏi vị trí treo với nhiễu nhỏ nhất tại thời đim thả.

Nếu máy biến áp có cáp hoặc dây nguồn mềm cố định, chúng được cắt đến độ dài 100 mm.

16.4  Máy biến áp di động có chân tích hợp để cắm vào ổ cắm của hệ thống đi dây cố định

16.4.1  Yêu cầu chung

Máy biến áp di động có chân tích hợp để cắm vào ổ cắm trong hệ thống đi dây cố định phải có đủ độ bền cơ.

Bộ cấp nguồn dạng cắm có với phích cắm nguồn lưới tích hợp phù hp với IEC TR 60083, mà không có các phích cắm theo EN 50075 (tiêu chuẩn phích cắm loại C) phải được thử nghiệm theo 16.4.1.

Bộ cấp nguồn dạng cắm với phích cắm nguồn lưới tích hp phù hợp với EN 50075 (tiêu chuẩn phích cắm loại C) phải được thử nghiệm theo 16.4.2, nếu không có yêu cầu tiêu chuẩn quốc gia hoặc quy chuẩn bổ sung cho phích cắm phù hợp với IEC TR 60083.

CHÚ THÍCH 1: Các quốc gia sử dụng loại phích cắm này được đề cập trong phích cắm thế giới loại C (có sn tại http://www.iec.ch/worldplugs/typeC.htm).

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách thực hiện các thử nghiệm a), b) và c). Thử nghiệm a) được thực hiện trên ba mẫu thử mà tất cả phải chịu được các thử nghiệm. Cả hai thử nghiệm b) và c) phải được thực hiện trên mẫu th mới.

a) Thử nghiệm được thực hiện trong một trống quay như mô tả trong IEC 60068-2-31. Nếu máy biến áp có các dây nguồn bên ngoài cố định, dây nguồn được cắt thành đoạn 100 mm. Từng mẫu được thử nghiệm riêng rẽ.

Trống quay được quay với tốc độ 5 vòng/min, 10 lần rơi mỗi phút, do đó, số lần rơi là:

- 50 nếu khối lượng của mẫu thử không quá 250 g;

- 25 nếu khối lượng của mẫu thử vượt quá 250 g.

Sau thử nghiệm, mẫu th không được hư hại theo nghĩa của tiêu chuẩn này, nhưng mẫu không cần phải hoạt động được.

Những mảnh nhỏ có thể bị vỡ ra, miễn là không ảnh hưởng đến bảo vệ chống điện giật.

Việc biến dạng các chân và hỏng lớp hoàn thiện bề mặt và các vết lõm nhỏ không làm giảm chiều dài đường rò hoặc khe hở không khí thấp hơn các giá trị quy định trong 27.1 của IEC 60884-1:2002, IEC 60884-1:2002/AMD1:2006 và IEC 60884-1:2002/AMD2:2013 thì được bỏ qua.

b) Các chân không được xoay khi đặt vào một mômen xoắn 0,4 Nm, đầu tiên đặt theo một hướng trong 1 min và sau đó theo hướng ngược lại trong 1 min.

CHÚ THÍCH 2: Không cần thực hiện thử nghiệm này khi việc xoay các chân không làm mất an toàn theo nghĩa của tiêu chuẩn này.

c) Lực kéo như nêu trong Bảng 7 dược đặt vào nhưng không giật trong 1 min lần lượt lên mỗi chân, và theo hướng dọc trục của chân.

Lực kéo được áp dụng trong tủ nhiệt ở nhiệt độ (70 ± 2) °C, sau 1 h tính từ khi thiết bị được đặt vào tủ nhiệt.

Bảng 7 - Lực kéo trên các chân

Thông số đặc trưng của loại phích cắm tương đương

Số cực

Lực kéo

N

Đến 10 A 130/250 V

2

40

3

50

Trên 10 A đến 16A 130/250 V

2

50

3

54

Trên 10 A đến 16 A 440 V

3

54

Nhiều hơn 3

70

Với mục đích của thử nghiệm này, các tiếp điểm nối đất bảo vệ, bất kể số lượng của chúng, đều được coi là một cực.

Sau thử nghiệm này, và sau khi thiết bị được để nguội về nhiệt độ môi trường, không được có chân nào bị thay đổi vị trí trong thân của thiết bị quá hơn 1 mm.

16.4.2  Máy biến áp di động có các chân tích hợp theo EN 50075 (phích cắm IEC loại C) đ cắm vào ổ cắm của hệ thống đi dây cố định

Máy biến áp di động có chân tích hợp để cắm vào ổ cắm cố định phải có đủ độ bền cơ.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách thực hiện các thử nghiệm a) và b). Thử nghiệm được thực hiện trên ba mẫu thử và tất cả phải chịu được các thử nghiệm.

a) Thử nghiệm được thực hiện trong một trống quay như mô tả trong IEC 60068-2-31. Nếu máy biến áp có dây nguồn ngoài cố định, các dây nguồn này được cắt thành đoạn có độ dài 100 mm. Mỗi mẫu thử được thử nghiệm riêng rẽ.

Các trống quay được quay với tốc độ 5 vòng/min, 10 lần rơi mỗi phút, do đó số lần rơi là:

- 1 000 nếu khối lượng của mẫu thử không vượt quá 100 g;

- 500 nếu khối lượng của mẫu thử vượt quá 100 g nhưng không vượt quá 200 g:

- 100 nếu khối lượng của mẫu thử vượt quá 200 g.

Sau thử nghiệm các yêu cầu sau đây phải được đáp ứng:

1. Mẫu thử không được hư hại theo nghĩa của tiêu chuẩn này, nhưng không cần phải hoạt động được.

2. Các miếng nhỏ có thể bị vỡ ra, miễn là không ảnh hưng đến bảo vệ chống điện giật.

3. Chân của phích cắm không được bị gãy.

4. Việc biến dạng các chân và hư hại lớp hoàn thiện bề mặt và các vết lõm nhỏ được bỏ qua.

5. Thử nghiệm lực kéo phù hợp với IEC 60884-1:2002, 24.10 phải đưc thực hiện với cùng các mẫu đã được thử nghiệm trong trống quay. Đối với thử nghiệm kéo, các chân, nếu bị biến dạng, phải chính xác theo tư thế thẳng đứng. Chân không được bị gãy.

Lực kéo được đặt trong tủ nhiệt nhiệt độ (70 ± 2) °C, sau 1 h tính từ khi thiết bị được đặt trong tủ nhiệt. Sau khi thử nghiệm, và sau khi thiết bị đề nguội về nhiệt độ môi trường, không có chân nào bị di chuyển trong thân thiết bị quá hơn 1 mm.

b) Thử nghiệm mômen xoắn phải được thực hiện với các mẫu th mới. Các chân không được xoay khi đặt mômen xoắn 0,4 Nm, đầu tiên đặt theo một hướng trong 1 min và sau đó đặt theo hướng ngược lại trong 1 min.

CHÚ THÍCH: Thử nghiệm này không cần thực hiện khi việc quay các chân không làm mất an toàn theo nghĩa của tiêu chuẩn này.

16.5  Yêu cầu bổ sung đối với máy biến áp sử dụng trên tàu và xe

16.5.1  Máy biến áp được sử dụng trên tàu và xe

Phải thực hiện thử nghiệm bổ sung theo IEC 61373 với các điều kiện của Bảng 8 và Bảng 9 và các giá trị tần số tùy thuộc vào khối lượng của mẫu thử được xác định trong Bảng 10.

Bảng 8 - Điều kiện thử nghiệm rung (ngẫu nhiên)

Các hướng

Thử nghiệm độ bền

Giá trị RMS

m/s2

Dải tần số

X-Y-Z

5 h mỗi trục

5,72

Hình 7

Bảng 9 - Giá trị ASD mật độ phổ biến độ cho thử nghiệm tuổi thọ tăng tốc

Các hướng

Giá trị ASD

(m/s2)2/Hz

X-Y-Z

0,964

 

Hình 7 - Mật độ phổ biến độ đối với thử nghiệm ngẫu nhiên

Bảng 10 - Các giá trị tần số tùy thuộc vào khối lượng của mẫu thử

Giá trị tần số

 

 

Khối lượng 500 kg

f1 = 5 Hz

f2 = 150 Hz

Khối lượng > 500 kg và 1 250 kg

Khối lượng > 1 250 kg

f1 = 2 Hz

f2 = 60 Hz

16.5.2  Yêu cầu thử nghiệm đối với việc vận chuyển máy biến áp

Yêu cầu thử nghiệm xóc và rung mà máy biến áp phải chịu trong khi được vận chuyển theo IEC 60721-3-2 với các điều kiện theo Bảng 11 và Hình 8.

Bảng 11 - Các giá trị kích thích đối với thử nghiệm rung

Kiểu rung

Đơn vị

Giá trị

Hình sin

mm

3,5

 

 

m/s2

 

10

15

Hz

2 đến 9

9 đến 200

200 đến 500

Ngẫu nhiên

(m/s2)2/Hz

1

 

0,3

Hz

10 đến 200

 

200 đến 2 000

Xóc

Kiểu I m/s2

100

Kiểu II m/s2

300

 

Ví dụ dựa trên thờ gian xung nửa hình sin

Phổ I  Thời gian 11 ms

Phổ II  Thời gian 6 ms

Hình 8 - Phổ xóc chuẩn hóa

17  Bảo vệ chống thâm nhập có hại của bụi, vật rắn và ẩm

17.1  Cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài (mã IP)

17.1.1  Yêu cầu chung

Vỏ của máy biến áp phải cung cấp bảo vệ chống sự thâm nhập của bụi, vật rắn và m theo phân loại của máy biến áp và chữ số IP được ghi nhãn trên máy biến áp, ngoài ra IP1X phải được ghi nhãn và thử nghiệm như IP00.

CHÚ THÍCH 1: Giải thích về hệ thống mã IP được cho trong Phụ lục Q.

CHÚ THÍCH 2: Cấp bảo vệ của IP00 không được đề cập trong Điều 17.

Kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm thích hợp quy định trong 17.1.2, và đối với các thông số IP khác được kiểm tra bằng các thử nghiệm thích hợp quy định trong IEC 60529. Nếu sử dụng các ký tự bổ sung, thì máy biến áp phải tuân th các yêu cầu liên quan của IEC 60529 khi đó đầu dò thử nghiệm không được chạm tới các bộ phận mang điện nguy hiểm và các bộ phận chuyển động nguy him.

Trước khi thử nghiệm chữ số đặc trưng thứ hai, ngoại trừ IPX8 và lớn hơn, máy biến áp phải được đóng nguồn trong điều kiện công suất ra danh định và mang đến nhiệt độ hoạt động ổn định ở điện áp danh định.

Nước cho thử nghiệm phải nhiệt độ (15 ± 10) °C.

Các máy biến áp phải được lắp đặt và đi dây như trong sử dụng bình thường, trong trường hợp có liên quan, một phích cắm thích hợp được cắm vào mạch đầu ra.

Máy biến áp không có cáp hoặc dây nguồn mềm bên ngoài, được nối với hệ thống đi dây bên ngoài, như quy định tại Điều 22, sử dụng loại và tiết diện bất lợi nhất.

Đối với các thử nghiệm từ 17.1.2 A đến J, một máy biến áp cố định được thiết kế để lắp với thân của máy tiếp xúc với bề mặt phải đưc thử nghiệm trên một tấm bảng bằng hình chiếu của máy biến áp về mặt kích cỡ tổng thể, nếu không có quy định khác.

Máy biến áp có vỏ bọc có các lỗ để thoát nước phải được lắp đặt sao cho lỗ thoát nước thấp nhất được để h nếu không có quy định khác trong hướng dẫn lắp đặt của nhà chế tạo. Các lỗ thông gió được để m trong khi thử nghiệm.

Máy biến áp cầm tay có đi dây như trong sử dụng bình thường phải được đặt ở vị trí bất lợi nhất trong sử dụng bình thường.

Các mặt bích, nếu có, phải được siết chặt với một mômen xoắn bằng hai phần ba mômen được đặt vào các mặt bích trong thử nghiệm 25.6.

Sau khi hoàn thành các thử nghiệm, máy biến áp phải chịu được thử nghiệm độ bền điện môi quy định trong 18.3 và kiểm tra phải cho thấy:

a) không được tiếp cận với các bộ phận mang điện nguy hiểm hoặc các bộ phận chuyển động nguy hiểm bằng đầu dò thử nghiệm liên quan theo thử nghiệm được mô tả trong 17.1.2, các điểm A 1), B 1) và C

1) Ngón tay thử nghiệm có thể xuyên qua nhưng mặt chặn (Ø 50 × 20 mm) khônq được đi qua các khe h đối với vỏ bọc có chữ số đặt trưng đầu tiên là 2.

b) không có sự xâm nhập vào vỏ máy biến áp bằng đầu dò thử nghiệm liên quan đối với máy biến áp chống vật thể rắn theo thử nghiệm được mô tả trong 17.1.2, điểm A 2) và B 2). Việc bảo vệ là thỏa đáng nếu đường kính đầy đủ của đầu dò không đi qua bất kỳ khe hở nào;

c) không lắng đọng bột talc bên trong vỏ máy biến áp chống bụi đến mức nếu bột dẫn điện, vật liệu cách điện có thể không đáp ứng được các yêu cầu của tài liệu này (thử nghiệm được mô tả trong 17.1.2, điểm C 2);

d) không lắng đọng bột talc bên trong vỏ máy biến áp kín bụi (thử nghiệm được mô tả trong 17.1.2, điểm C 2);

e) không có vệt nước trên các bộ phận mang điện ngoại trừ các bộ phận SELV có điện áp dưới 15 V xoay chiều hoặc 25 V một chiều hoặc trên cách điện mà có thể trở nên nguy hiểm cho người hoặc môi trường xung quanh, ví dụ trong trường hợp có thể làm giảm chiều dài đường rò xuống thấp hơn các giá trị quy định trong Điều 26;

f) không tích tụ nước bên trong vỏ bọc của máy biến áp chống nhỏ giọt, chống tia nước, chống nước bắn tóe và chống nước phun, mà có thể làm mất an toàn;

g) không có nước hoặc vệt nước đi vào bên trong vỏ bọc của máy biến áp kín nước.

17.1.2  Thử nghiệm với máy biến áp có vỏ

A  Các máy biến áp chống sự thâm nhập có hại của vật rắn (chữ số đặc trưng đầu tiên của mã IP là 2) phải được thử nghiệm như sau:

1) ngón tay thử nghiệm tiêu chuẩn được quy định trong IEC 60529 được đặt vào bằng một lực 10 N với dung sai tương đối ± 10 % và chốt thử nghiệm được quy định ở Hình 3 theo các yêu cầu của Điều 9 và 26.2;

2) một khối cầu cứng không có tay cầm hoặc chi tiết bảo vệ có đường kính  mm được đặt vào bằng một lực 30 N với dung sai tương đối là ± 10%

B  Các máy biến áp chống sự thâm nhập có hại của vật rắn (chữ số đặc trưng đầu tiên của mã IP là 3 và 4) phải được thử nghim như sau:

1) tại mọi điểm có thể với đầu dò theo đầu dò thử nghiệm C hoặc D của IEC 61032, được đặt vào với một lực như nêu trong Bảng 12:

Bảng 12 - Thử nghiệm máy biến áp chống sự thâm nhập có hại của vật rắn

 

Đầu dò thử nghiệm theo IEC 61032

Đường kính dây dò

mm

Lực áp dụng

Số IP đầu tiên là 3

C

(3 ± 0,3) N

Số IP đầu tiên là 4

D

(1 ± 0,1) N

Đầu của đầu dò phải được cắt vuông góc với chiều dài của nó và không có bavie.

2) Một thanh thép cứng đường kính mm có các cạnh không có bavie được đặt vào bằng một lực 3 N, với dung sai tương đối ± 10 %, đối với vỏ bọc có chữ số đặc trưng đầu tiên của mã IP là 3 và một dây thép cứng có đường kính mm có các cạnh không có bavie được đặt vào bằng một lực 1 N, với dung sai tương đối ±10 %, đối với vỏ bọc có chữ số đặc trưng đầu tiên của mã IP là 4. Các đầu dò được thiết kế để mô phỏng các vật lạ có thể có dạng hình cầu. Trường hợp vỏ máy có đường dẫn gián tiếp hoặc quanh co và có bất kỳ nghi ngờ nào về sự xâm nhập của vật thể hình cầu có khả năng chuyển động, có thể cần phải kiểm tra bản vẽ hoặc tạo một lối vào đặc biệt cho đầu dò và đặt một lực như quy định vào các khe h để kiểm tra sự thâm nhập.

C  Máy biến áp chống bụi (chữ số đặc trưng đầu tiên của mã IP là 5) được kiểm tra như sau:

1. Tại mọi điểm có thể với đầu dò thử nghiệm D của B 1).

2. Trong tủ thử bụi tương tự như trong Hình 2 của IEC 60529:1989 và IEC 60529:1989 /AMD1: 1999, trong đó bột talc được duy trì trong trạng thái lơ lửng bằng dòng không khí; trong khi thử nghiệm, không được kết nối bơm chân không. T thử phải chứa 2 kg bột cho mỗi mét khối thể tích của nó. Bột talc được sử dụng phải đi qua một sàng lưới vuông có đường kính dây danh nghĩa là 50 μm và có khoảng cách danh nghĩa giữa các dây là 75 μm. Không nên sử dụng bột talc cho nhiều hơn 20 thử nghiệm.

Thử nghiệm phải được thực hiện như sau:

a) máy biến áp được treo bên ngoài tủ th bụi và hoạt động ở công suất ra danh định cho đến khi đạt đến nhiệt độ vận hành.

b) máy biến áp, trong khi vẫn hoạt động, được đặt vào tủ thử bụi với nhiễu nhỏ nhất;

c) cửa của tủ thử bụi phải được đóng lại;

d) quạt/máy thổi gió làm cho bột talc lơ lửng được bật;

e) sau 1 min tính từ khi tắt máy biến áp và để nguội trọng khoảng 3 h trong khi bột talc vẫn trong trạng thái lơ lửng.

CHÚ THÍCH 1: Khoảng thời gian 1 min giữa thời điểm bật quạt/máy thổi gió và tắt máy biến áp nhằm đảm bảo rằng bột talc ở trạng thái lơ lửng đúng cách xung quanh máy biến áp trong khi máy biến áp đang được làm mát, điều này là quan trọng với máy biến áp nhỏ hơn. Ban đầu máy biến áp được vận hành như trong điểm a) để đảm bảo tủ th không quá nóng.

CHÚ THÍCH 2: Việc xử lý điều kiện thử nghiệm này tương ứng với loại 1 của IEC 60529.

D  Máy biến áp kín bụi (chữ số đặc trưng đầu tiên của mã IP là 6) được thử nghim phù hợp với C.

E  Máy biến áp chống nước nhỏ giọt (chữ số đặc trưng thứ hai của mã IP là 1) phải chịu mưa nhân tạo mm/min, trong 10 min, bằng một thiết bị như trên Hình 3 của IEC 60529:1989, rơi theo chiều thẳng đứng từ độ cao 200 mm tính từ điểm cao nhất của máy biến áp.

F  Máy biến áp chống nước nhỏ giọt (chữ số đặc trưng thứ hai của mã IP là 2) được đặt nghiêng một góc đến 15° và chịu trong 10 min (2,5 min mỗi góc nghiêng của 4 vị trí cố định) mưa nhân tạo  mm/min bằng một thiết bị như trên Hình 3 của IEC 60529:1989, rơi theo chiều thẳng đứng từ độ cao 200 mm tính từ điểm cao nhất của máy biến áp.

G  Máy biến áp chống tia nước (chữ số đặc trưng thứ hai của mã IP là 3) được phun nước trong 10 min bằng một thiết, bị phun như trên Hình 4 của IEC 60529:1989. Bán kính của ống bán nguyệt phải càng nhỏ càng tốt và tương thích với kích thước và vị trí của máy biến áp.

Ống phải được đục lỗ để các tia nước hướng về tâm của vòng tròn, và tốc độ dòng nước phải là 0,07 L/min trên mỗi lỗ, với dung sai tương đối là ± 5% nhân với số lỗ (xấp xỉ 80 kN/m2).

ng được dao động thông qua một góc 120°, 60° ở hai cạnh theo chiều dọc, thời gian cho một dao động hoàn chỉnh (2 x 120°) là khoảng 4 s.

Máy biến áp phải được lắp phía trên đường trục của ống sao cho các đầu cuối của máy biến áp đều nhận được độ bao phủ thích hợp từ các tia nước. Máy biến áp phải được quay về trục thẳng đứng của nó như đã nêu trong IEC 60529.

Sau giai đoạn 10 min này, máy biến áp phải được ngắt và làm nguội tự nhiên trong khi vẫn tiếp tục phun nước hơn 10 min.

H  Máy biến áp chống nước bắn tóe (chữ số đặc trưng thứ hai của mã IP là 4)) được phun nước từ mọi hướng trong 10 min bằng một thiết bị phun như Hình 4 của IEC 60529:1989 và được mô tả trong G. Máy biến áp phải được lắp đường trục của ống sao cho các đầu cuối của máy biến áp nhận được độ bao phủ thích hợp từ các tia nước.

Ống sẽ được dao động thông qua một góc gần 360°, 180° hai cạnh theo chiều dọc, thời gian cho một dao động hoàn chnh (2 x 360°) là khoảng 12 s. Máy biến áp phải được quay về trục thẳng đứng của nó như đã nêu trong IEC 60529.

Bệ đỡ cho các thiết bị được thử nghiệm phải hình lưới để tránh việc hoạt động như một vách ngăn. Sau khoảng thời gian 10 min này, máy biến áp phải được tắt và để nguội tự nhiên, trong khi phun nước tiếp tục thêm 10 min nữa.

I  Máy biến áp chống tia nước phun (chữ số đặc trưng thứ hai của mã IP là 5) được tắt và ngay sau đó phải chịu phun nước trong 15 min từ mọi hướng bằng một vòi nước, miệng vòi có hình dạng và kích thước như Hình 6 của IEC 60529:1989, kích thước D’ là 6,3 mm. Miệng vòi được giữ cách 3 m với mẫu thử.

Tốc độ nước chảy phải là 12,5 l/min, với dung sai tương đối là ± 5%.

J  Máy biến áp chống tia nước phun có áp lực (chữ số đặc trưng thứ hai của mã IP là 6) được tắt và ngay sau đó phải chịu phun nước trong 3 min từ mọi hướng bằng một vòi nước, miệng vòi có hình dạng và kích thước như Hình 6 của IEC 60529:1989, kích thước D’ là 12 mm. Miệng vòi được giữ cách 3 m với mẫu thử.

Tốc độ nước chảy phải là 100 l/min, với dung sai tương đối là ± 5%.

K  Máy biến áp kín nước (chữ số đặc trưng thứ hai của mã IP là 7) được tắt và ngay lập tức để ngập trong nước trong 30 min, sao cho có ít nhất 150 mm nước trên đỉnh của máy biến áp, và phần thấp nhất phải chịu ít nhất cột nước 1m. Máy biến ấp phải giữ ở vị trí bằng cách thức cố định thông thường của chúng.

L  Máy biến áp kín nước có áp suất (chữ số đặc trưng thứ hai của mã IP là 8) được làm nóng bằng cách vận hành hoặc bằng các cách thức thích hợp khác, sao cho nhiệt độ của v máy biến áp vượt quá nhiệt độ của nước trong bể thử nghiệm từ 5 °C đến 10 °C.

Máy biến áp sau đó sẽ được tắt và chịu áp lực nước gấp 1,3 lần áp suất mà tương ứng với độ sâu nhấn chìm tối đa danh định trong khoảng thời gian 30 min.

17.2  Xử lý ẩm

Máy biến áp phải chống lại các điều kiện ẩm có thể xảy ra trong sử dụng bình thường

Kiểm tra sự phù hợp bằng phương pháp xử lý ẩm được mô tả trong điều này, ngay sau đó là các thử nghiệm của Điều 18.

Máy biến áp dùng để kết nối cố định với nguồn được thử nghiệm bằng cáp thích hợp nhưng với đầu nối cáp mở. Nếu một số chốt đẩy được cung cấp và và được đặt trên các vị trí khác nhau của vỏ máy, thì chốt đẩy mà gây ra điều kiện bất lợi nhất sẽ được mở ra. Máy biến áp dùng để sử dụng với cáp hoặc dây dẻo bên ngoài sẽ được kiểm tra với các dây và các đầu nối dây được lắp đúng cách.

Các linh kiện điện, vỏ và các bộ phận khác có thể được tháo ra mà không cần sự trợ giúp của một dụng cụ tháo và phải được xử lý ẩm bằng phần chính, nếu cần.

Xử lý ẩm được thực hiện trong buồng ẩm chứa không khí với một độ m tương đối duy trì giữa 91 % và 95 %. Nhiệt độ của không khí, tại tất cả các vị trí mà các mẫu thử có thể được đặt có thể duy trì trong vòng 1 °C của giá trị t thích hợp trong khoảng từ 20 °C đến 30 °C.

Trước khi được đặt buồng ẩm, mẫu thử được đặt nhiệt độ trong khoảng từ t đến (t + 4) °C.

Mu thử được giữ trong tủ trong thời gian:

- 2 ngày (48 h) đối với các máy biến áp với chỉ số bảo vệ IP20, hoặc thấp hơn;

- 7 ngày (168 h) đối với các máy biến áp với các ch số bảo vệ khác.

Trong hầu hết trường hợp, các mẫu thử có thể để ở nhiệt độ riêng bằng cách giữ chúng nhiệt độ này trong ít nhất 4 h trước khi xử lý m.

Độ ẩm tương đối trong khoảng từ 91 % đến 95 % có thể thu được bằng cách đặt một dung dịch bão hòa sodium sulphate (Na2SO4) hoặc kali nitrat (KNO3) trong nước, dung dịch có bề mặt tiếp xúc đủ lớn với không khí trong t ẩm. Để đạt được các điều kiện như chỉ định trong tủ, cần phải đảm không khí lưu thông liên tục và sử dụng một tủ cách nhiệt.

Sau quá trình xử lý này và các thử nghiệm của Điều 18, máy biến áp không được có hư hại theo nghĩa của tiêu chuẩn này.

18  Điện trở cách điện, độ bền điện môi và dòng điện rò

18.1  Quy định chung

Điện tr cách điện, độ bền điện môi và dòng điện rò của các máy biến áp phải thích hợp.

Sự phù hp được kiểm tra bằng các thử nghiệm của 18.2 và 18.5 được thực hiện ngay sau các thử nghiệm của 17.2, trong t ẩm hoặc trong phòng nơi các mẫu thử được đặt trong nhiệt độ quy định, sau khi lắp ráp các phần có thể đã được tháo ra.

Giảm cấp độ phân loại quá điện áp bằng khoảng một cấp thấp hơn sau khi phía thứ cấp của máy biến áp được cho phép, ngoại trừ máy biến áp tự động, trong các điều kiện sau:

- một màn chắn nối đất phải nằm giữa cuộn dây sơ cấp và thứ cấp hoặc mạch thứ cấp phải được nối với chức năng nối đất.

18.2  Điện trở cách điện

Điện trở cách điện không được nhỏ hơn giá trị cho trong Bảng 13.

Điện tr cách điện được đo với một điện áp một chiều được áp dụng xấp xỉ 500 V, phép đo được thực hiện 1 min sau khi áp dụng điện áp này.

Bảng 13 - Các giá trị của điện tr cách điện

Sự cách điện đưc thử nghiệm

Điện tr ch điện

Giữa các bộ phận mang điện nguy hiểm và phần thân

 

- đối với cách điện chính

2

- đối với cách điện tăng cường

7

Giữa các mạch đầu vào và mạch đầu ra (cách điện chính)

2

Giữa các mạch đầu vào và mạch đầu ra (cách điện kép hoặc cách điện tăng cường)

5

Giữa mỗi mạch đầu vào và tất cả các mạch đầu vào khác kết nối cùng nhau

2

Giữa mỗi mạch đầu ra và tất cả các mạch đầu ra khác kết nối cùng nhau

2

Giữa các bộ phận mang điện nguy hiểm và bộ phận dẫn điện của máy biến áp cấp 2, máy mà được cách ly với các bộ phận mang điện nguy hiểm chỉ bằng cách điện chính.

2

Giữa các bộ phận mang điện của máy biến áp cấp 2 được cách ly với các bộ phận mang điện nguy hiểm chỉ bằng cách điện chính, và phần thân.

5

Giữa hai lá kim loại tiếp xúc với bề mặt bên trong và bên ngoài của vỏ ngoài vật liệu cách điện của máy biến áp cp 2.

7

18.3  Thử nghiệm độ bền điện môi

Ngay sau khi thử nghiệm 18.2, vật liệu cách điện phải chịu trong 1 min cho điện áp độ bền điện môi của dạng sóng hình sin ở 50/60 Hz. Giá trị của điện áp thử nghiệm độ bền điện môi được đưa ra trong Bảng 14.

Điện tr, tụ điện và các thành phần khác bị ngắt kết nối trước khi thực hiện thử nghiệm.

Bảng 14 - Bảng điện áp thử nghiệm độ bền điện môi

Phân cấp quá điện áp

Loại cách điện

Điện áp làm việc, V

<50

100

150

300

600

1000

OVC I

Cách điện chức năng

250

350

Điện áp làm việc +500

Cách điện chính

250

350

700

1 100

1 500

2 250

Cách điện phụ

Cách điện kép hoặc cách điện tăng cường

500

700

1400

2 200

3 000

4 500

OVC II

Cách điện chức năng

250

350

Điện áp làm việc +500

Cách điện chính

250

500

1 250

1 500

2 100

2 500

Cách điện phụ

Cách điện kép hoặc cách điện tăng cường

500

1 000

2 500

3 000

4 200

5 000

OVC III

Cách điện chức năng

250

350

Điện áp làm việc +500

Cách điện chính

250

700

1 400

2 100

2 500

2 750

Cách điện phụ

Cách điện kép hoặc cách điện tăng cường

500

1 400

2 800

4 200

5 000

5 500

OVC IV

Cách điện chức năng

250

350

Điện áp làm việc +500

Cách điện chính

250

850

1 700

2 500

2 800

3 000

Cách điện phụ

Cách điện kép hoặc cách điện tăng cường

500

1 700

3 400

5 000

5 600

6 000

CHÚ THÍCH 1: Đối với kết cấu theo 19.12.3 b) và 26.2.5.1, thử nghiệm B, điện áp được nhân với hệ số 1,25. Đối với kết cấu theo 26.2.5.2, điện áp được nhân với hệ số 1,35. Việc nhân hệ số này không áp dụng cho các thử nghiệm độ bền điện môi thường xuyên theo L.4.

CHÚ THÍCH 2: Các giá trị điện áp thử nghiệm đối với các giá trị điện áp làm việc trung gian có được bằng cách nội suy tuyến tính giữa các giá trị trong bảng.

Không có tia lửa hoặc sự cố của các cht liệu dẫn điện và/hoặc hệ thống xảy ra trong khi thử nghiệm, các hiệu ứng điện hoa và các hiện tượng tương tự không đáng chú ý. Sơ đồ cho thấy các ví dụ của việc áp dụng các điện áp thử nghiệm được trình bày trong Phụ lục N.

Chi tiết của phương pháp thử nghiệm sử dụng được cho trong IEC 61180.

Máy biến áp điện áp cao sử dụng cho thử nghiệm phải có khả năng cung cấp một dòng điện tối thiểu 200 mA khi các đầu nối ra bị ngắn mạch.

Chú ý rằng điện áp điện môi áp dụng giữa các mạch vào và ra không quá mức các quá trình cách điện khác. Nếu nhà chế tạo tuyên bố rằng hệ thống cách điện kép tồn tại giữa các mạch vào và ra, ví dụ từ mạch vào đến lõi và từ lõi đến mạch ra, lỗi lớp cách điện sau đó được thử nghiệm riêng theo 19.1 và Bảng 14. Cũng áp dụng đối với cách điện kép giữa đầu vào và thân may.

Đối với trường hợp máy cấp II kết hợp cả cách điện tăng cường và cách điện kép, chú ý rằng điện áp thử nghiệm điện môi được áp dụng cho cách điện tăng cường không được quá mức cách điện chính hoặc bổ sung.

18.3.1  Thử nghiệm phóng điện cục bộ theo IEC 60664-1, (xem mô tả thử nghiệm bên dưới) phải được thực hiện, nếu dây FIW hoặc dây TIW được sử dụng và nếu điện áp làm việc định kỳ lớn nhất Ut trên toàn bộ lớp cách điện lớn hơn 750 V. Điện áp định k lớn nhất thích hợp là điện áp tối đa được đo giữa mạch vào và mạch ra, nếu mặt thứ cấp được nối đất. Phép đo phải được thực hiện tại 1,0 điện áp vào danh định tối đa.

Thử nghiệm phóng điện cục bộ phải đưc thực hiện ở máy biến áp với điện áp tối đa định kỳ được đo Ut lớn hơn 750 V giá trị đỉnh.

trong đó

Ut là điện áp làm việc lớn nhất (V);

t1 là khoảng thời gian 5 s;

t2 là khoảng thời gian 15 s;

Phóng điện cục bộ phải ít hơn hoặc bằng 10 pC tại thời điểm t2. Thử nghiệm phải được thực hiện theo Hình 9. Đối với các ứng dụng khác các giá trị cao hơn có thể được yêu cầu ( dụ IEC 61800-5-1)

Hình 9 - Trình tự điện áp thử nghiệm

18.4  Cách điện giữa các cuộn dây và trong các cuộn dây

Sau thử nghiệm 18.3, một mạch đầu vào được kết nối với một điện áp bằng gấp đôi điện áp nguồn danh định, tại tần số nguồn danh định gấp đôi trong 5 min. Không tải được kết nối với máy biến áp. Trong khi các cuộn dây nhiều sợi thử nghiệm, nếu có, được kết nối trong các chuỗi. Thử nghiệm này chỉ áp dụng cho các máy biến áp với tần số nguồn danh định thấp hơn 500 Hz.

Tần số thử nghiệm cao hơn tần số nguồn gấp đôi có thể được sử dụng: khoảng thời gian của giai đoạn kết nối, tính bằng phút, sau đó bằng 10 lần tần số nguồn danh định được chia cho tần số thử nghiệm, nhưng không ít hơn 2 min.

Trong khi thử nghiệm, không được có sự cố của sự cách điện giữa các vòng của cuộn dây, giữa các mạch vào và ra, giữa các mạch vào và ra lân cận, hoặc giữa các cuộn dây và bất kì lõi mang điện nào.

18.5  Dòng điện chạm và dòng điện dẫn nối đất bảo vệ

18.5.1  Quy định chung

Dòng điện chạm và dòng điện dẫn nối đất bảo vệ được đo như mô tả trong 18.5.2 và 18.5.3 sau.

Đối với các máy biến áp biến đổi hoặc máy biến áp có nấc điều chỉnh, phải thiết lập một cài đặt bất lợi nhất.

Đối với các máy biến áp nhiều hơn một cuộn dây đầu vào hoặc ra, phải chọn sự kết hợp bất lợi nhất.

Phương pháp đo được mô tả ở đây dựa trên giả định rằng biến áp được sử dụng trong hệ thống TN hoặc TT sao, tức là máy biến áp được kết ni giữa dây pha (L) và dây trung tính (N). Đối với các hệ thống khác, xem các điều khoản liên quan của IEC 60990.

Trong trường hợp kết nối đa pha thì sử dụng cùng một quy trình, nhưng (các) phép đo được thực hiện trên một pha tại thời điểm đó. Các giới hạn tương tự áp dụng cho từng giai đoạn.

Dòng điện chạm và dòng điện dẫn nối đất bảo vệ được đo với máy biến áp có tải như mô tả trong Điều 14 và các phép đo được thực hiện điều kiện trạng thái ổn định.

Để tránh thử nghiệm không cần thiết, phương pháp đo này được khuyến nghị thực hiện liên quan với thử nghiệm nhiệt trong Điều 14.

18.5.2  Dòng điện chạm

Trong trường hợp các vỏ máy được chế tạo bằng vật liệu cách điện, một lá kim loại có kích thước 10 cm x 20 cm được đặt tiếp xúc với các bề mặt tiếp cận được và phép đo được thực hiện với lá kim loại này. Trong trường hợp máy biến áp cấp II các bộ phận cách điện trên máy biến áp cấp I dòng điện chạm phải được đo đồng thời trên 2 bộ phận.

Trong các phép đo, phải sử dụng mạch thử nghiệm theo Hình 10. Mạch thử nghiệm phải bao gồm một máy biến áp cách ly và dây dẫn trung tính” được nối với hệ thống đo phải được nối đt chắc chắn vì lý do an toàn. Đối với máy biến áp cấp II, dây dẫn nối đất bảo vệ được bỏ qua. Hệ thống đo được ch ra là hệ thống được mô tả trong Hình J.1. Tuy nhiên, nếu các tần số trên 30 kHz có liên quan, việc đo dòng điện chạm phải bao gồm phép đo liên quan đến hiệu ứng cháy điện ngoài các phép đo trong Hình J.1. Đối với các hiệu ứng cháy, giá trị hiệu dụng không bị quá tải của dòng điện chạm là phù hợp. Dòng điện chạm không quá tải được tính từ điện áp hiệu dụng U1, được đo trên điện tr 500Ω của Hình J.1.

Thiết bị đầu nối điện cực A phải được áp dụng lần lượt cho từng phần có thể tiếp xúc được.

Với mỗi lần áp dụng đầu nối điện cực A, đầu nối điện cực B phải được áp dụng nối đất bảo vệ, sau đó áp dụng lần lượt với mỗi phần còn lại có thể tiếp xúc được.

Các phép đo:

Dòng điện chạm được đo với công tắc p cả hai vị trí và tổ hợp sau của các công tắc e và n:

- các công tắc n và e vị trí bật;

- công tắc n vị trí tắt và công tắc e ở v trí bật;

- công tắc n ở vị trí bật và công tắc e vị trí tắt.

Với mỗi lần áp dụng các đầu nối điện cực A và B và mỗi tổ hợp công tắc p, e và n, dòng điện chạm đo được phải bằng hoặc nhỏ hơn giá trị cho trong Bảng 15.

 

Hình 10 - Cấu hình thử nghiệm: Thiết bị một pha trên hệ thống TN hoặc TT

18.5.3  Dòng điện dây dẫn nối đất bảo vệ

Dòng điện dây dẫn nối đất bảo vệ được đo với một máy biến áp được kết nối như mô tả trong Điều 14. Ngoài ra một ampe kế có trở kháng không đáng kể (ít hơn 0,5 Ω) được kết nối giữa thiết bị đầu cuối nối đất của máy biến áp và dây dẫn nối đất bảo vệ.

(Các) dòng điện dây dẫn nối đất bảo vệ không được vượt quá các giá trị trong Bảng 15

Bảng 15 - Các giới hạn cho dòng diện

Loại dòng điện

Dòng điện danh định

Giới hạn tối đa (giá trị hiệu dụng)

Dòng điện chạm:

Tất cả các máy biến áp cấp I và cấp II được trang bị với một phích cắm theo IEC TR 60083

-

0,5 mA

Dòng điện dây dẫn bảo vệ:

- Các máy biến áp cấp I được lắp với nguồn một pha hoặc nhiều pha danh định từ 32 A trở lên

- Các máy biến áp cấp I nhằm mục đích kết nối vĩnh viễn

< 4 A

2mA

>4 A nhưng < 10 A

0,5 mA/A

> 10 A

5 mA

< 7 A

3,5 mA

> 7 A nhưng < 20 A

0,5 mA/A

> 20 A

10 mA

Giá trị được quan sát trong quá trình đo là giá trị đỉnh. Giá trị đỉnh có thể được chuyển đổi thành giá trị hiệu dụng đúng bằng cách sử dụng một máy hiện sóng chất lượng tốt.

CHÚ THÍCH: Các giải thích thêm về việc đo dòng điện chạm và dòng dẫn bảo vệ có thể được tìm thấy trong IEC 60990 và IEC 61140: 2016 (7.6).

19  Kết cấu

19.1  Kết cấu chung

19.1.1  Quy định chung

Các mạch điện đầu vào và đầu ra phải được phân cách về điện với nhau như quy định trong phần liên quan của IEC 61558-2. Kết cấu phải sao cho không có khả năng đấu nối bất kỳ giữa các mạch điện này, trực tiếp hoặc gián tiếp, bởi các phần mang điện khác, trừ khi bằng hành động có chủ ý.

CHÚ THÍCH: Để thể hiện các kiểu máy biến áp khác nhau, điều này đưc chia thành ba phần:

19.1.2  Mấy biến áp tự ngẫu

19.1.3  Máy biến áp ngăn cách

19.1.4  Máy biến áp cách ly và máy biến áp cách ly an toàn

19.1.2  Máy biến áp tự ngẫu

19.1.2.1  Máy biến áp tự ngẫu nối bằng phích cắm trong đó điện áp vào danh định cao hơn điện áp ra danh định, không được có điện thế bất kỳ với nối đt bảo vệ ở ổ cắm đầu ra cao hơn điện áp ra danh định.

Yêu cầu này phải được đáp ứng bằng cách sử dụng một trong các phương pháp sau:

19.1.2.2  Hệ thống phích cắm và ổ cắm đầu vào và đầu ra phân cực

Trong trường hợp này, hướng dẫn phải có nội dung không được sử dụng máy biến áp kiểu này với hệ thống phích cắm và ổ cắm không phân cực.

19.1.2.3  Thiết bị phát hiện cực tính (đi với hệ thống phích cắm và ổ cắm đầu vào và đầu ra phân cực)

Thiết bị phát hiện cực tính chỉ được cấp điện cho mạch điện đầu ra khi điện thế với đất bảo vệ các cực của ổ cắm không vượt quá điện áp ra danh định. Phân cách tiếp điểm của thiết bị cắt phải tối thiểu là 3 mm trong từng cực.

CHÚ THÍCH: Rơle từ là một ví dụ của thiết bị phát hiện cực tính.

Kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm sau:

Máy biến áp tự ngẫu được nối với điện lưới có điện áp bằng 1,1 lần điện áp vào danh định trong điều kiện bất lợi nhất của tải và điện áp ra. Thử nghiệm được lặp lại với cc tính đầu vào được đảo ngược lại. Trong thử nghiệm này, điện thế đo được với đất bảo vệ của từng cực không được vượt quá điện áp ra lớn nhất trong điều kiện tải (1,1 lần điện áp ra danh định có tính đến các sai lệch cho phép của Điều 11).

Kiểm tra sự phù hợp bằng phép đo.

Nếu thiết bị phát hiện cực tính sử dụng dòng điện chạy qua đất bảo vệ để phát hiện thì dòng điện này không được vượt quá 0,75 mA và chỉ chạy qua trong khoảng thời gian đó cho đến khi cực tính đảo ngược.

Kiểm tra sự phù hợp bằng phép đo.

Tt cả các thử nghiệm được lặp lại trong các điều kiện sự cố của H.3.3. Trong trường hợp này, điện thế với đất bảo vệ của từng cực không được vượt quá 1,1 lần điện áp ra lớn nhất khi có tải trong lớn hơn 5 s.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách đo.

Ngoài ra, áp dụng các yêu cầu sau:

- đối với máy biến áp cấp I, cách điện giữa cuộn dây đầu vào/đầu ra và thân phải tối thiểu là cách điện chính (phù hợp với điện áp làm việc);

- đối với máy biến áp cp II, cách điện giữa cuộn dây đầu vào/đầu ra và thân phải là cách điện kép hoặc cách điện tăng cưng (phù hợp với điện áp làm việc).

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

19.1.3  Máy biến áp ngăn cách

19.1.3.1  Mạch điện đầu vào và đầu ra phải được phân cách về điện với nhau và kết cấu phải sao cho không có khả năng có đấu nối bất kỳ giữa các mạch điện này, trực tiếp hoặc gián tiếp, thông qua các phần dẫn khác, trừ khi bằng hành động có chủ ý.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và phép đo, có tính đến Điều 18 và Điều 26.

19.1.3.2  Cách điện giữa (các) cuộn dây đầu ra và đầu vào phải tối thiểu là cách điện chính (phù hợp với điện áp làm việc).

Ngoài ra, áp dụng các yêu cầu sau:

- đối với máy biến áp cp I, cách điện giữa cuộn dây đầu vào và thân, và cách điện giữa cuộn dây đầu ra và thân phải tối thiểu là cách điện chính (cả hai cách điện chính phải phù hợp với điện áp làm việc);

- đối với máy biến áp cấp II, cách điện giữa cuộn dây đầu vào và thân, và cách điện giữa cuộn dây đầu ra và thân phải là cách điện kép hoặc cách điện tăng cường (cách điện kép hoặc cách điện tăng cường phù hợp với điện áp làm việc).

19.1.3.3  Đối với máy biến áp có các bộ phận dẫn trung gian (ví dụ lõi từ) không được ni với thân và nằm giữa các cuộn dây đầu vào và cuộn dây đầu ra, cách điện giữa các bộ phận dẫn trung gian và các cuộn dây đầu vào hoặc giữa các bộ phận dẫn trung gian và các cuộn dây đầu ra phải tối thiểu là cách điện chính (phù hợp với điện áp làm việc).

CHÚ THÍCH: Bộ phận dẫn trung gian không cách ly với với các cuộn dây đầu vào hoặc cuộn dây đầu ra hoặc thân bởi tối thiểu cách điện chính, được coi là nối với (các) bộ phận liên quan.

Nếu lõi không được nối đất và không được thiết kế để nối đất, các giá trị đối với cách điện chính (chiều dài đường rò và khe h không khí) giữa cuộn dây và lõi có thể được chia nhỏ, nhưng tổng các khoảng cách được chia nhỏ đó không được nhỏ hơn chiều dài đường rò và khe hở không khí trong Điều 26.

Ngoài ra, áp dụng các yêu cầu sau:

- đi với máy biến áp cấp I, cách điện giữa cuộn dây đầu vào và cuộn dây đầu ra thông qua các phần dẫn trung gian phải tối thiểu là cách điện chính (phù hợp với điện áp làm việc);

- đối với máy biến áp cấp II, cách điện giữa cuộn dây đầu vào và thân, và cách điện giữa cuộn dây đầu ra và thân, thông qua phần dẫn trung gian phải là cách điện kép hoặc cách điện tăng cường (phù hợp với điện áp làm việc).

19.1.3.4  Các bộ phận của mạch điện đầu ra có thể được nối với nối đất bảo vệ.

19.1.3.5  Không được có đấu nối trực tiếp giữa các mạch đầu ra và thân, trừ khi - đối với máy biến áp kết hợp - được cho phép trong tiêu chuẩn thiết bị liên quan.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

19.1.4  Máy biến áp cách ly và máy biến áp cách ly an toàn

19.1.4.1  Mạch điện đầu vào và mạch điện đầu ra phải được cách điện với nhau và kết cấu phải sao cho không có khả năng có đấu nối bất kỳ giữa các mạch điện này, trực tiếp hoặc gián tiếp, thông qua các bộ phận dẫn khác, ngoại trừ bằng các hoạt động có chủ ý.

Kiểm tra sự phù hợp bằng các xem xét và bằng phép đo có tính đến Điều 18 và Điều 26.

19.1.4.2  Cách điện giữa (các) cuộn dây đầu vào và cuộn dây đầu ra phải là cách điện kép hoặc cách điện tăng cường (phù hợp điện áp làm việc), trừ khi đáp ứng các điều kiện trong 19.1.4.4:

Ngoài ra áp dụng các yêu cầu sau:

- đối với máy biến áp cấp I không được thiết kế để nối với nguồn điện lưới bằng phích cắm, cách điện giữa các cuộn dây đầu vào và thân được nối với đất bảo vệ phải tối thiểu là cách điện chính vi điện áp vào phù hợp, và cách điện giữa các cuộn dây đầu ra và thân được nối với đất bảo vệ phải tối thiểu là cách điện chính (với điện áp ra phù hợp);

- đối vi máy biến áp cấp I được thiết kế để nối với nguồn điện lưới bằng phích cắm, cách điện giữa các cuộn dây đầu vào và thân phải tối thiểu là cách điện chính, và cách điện giữa các cuộn dây đầu ra và thân phải tối thiểu là cách điện phụ (cả cách điện chính và cách điện phụ đều phù hợp với điện áp làm việc);

- đối với máy biến áp cấp II, cách điện giữa cuộn dây đầu vào và thân phải là cách điện kép hoặc cách điện tăng cường (phù hợp với điện áp vào). Cách điện giữa cuộn dây đầu ra và thân phải là cách điện kép hoặc cách điện tăng cường (phù hợp với điện áp ra).

19.1.4.3  Đối với máy biến áp có các bộ phận dẫn trung gian (ví dụ lõi từ) không được nối với thân và nằm giữa các cuộn dây đầu vào và cuộn dây đầu ra, thì áp dụng các yêu cầu dưới đây.

19.1.4.3.1  Đối với máy biến áp cấp I và cấp II, cách điện giữa các cuộn dây đầu vào và cuộn dây đầu ra thông qua các bộ phận dẫn điện trung gian phải là cách điện kép hoặc cách điện tăng cường (phù hợp với điện áp làm việc):

- đối với máy biến áp cấp II, cách điện giữa cuộn dây đầu vào và thân và giữa cuộn dây đầu ra và thân thông qua các bộ phận dẫn trung gian phải là cách điện kép hoặc cách điện tăng cường (phù hợp với điện áp vào và điện áp ra), đối với mạch SELV thì chỉ yêu cầu cách điện chính;

- đối với máy biến áp không phải loại độc lập (ví dụ IP00), cách điện giữa cuộn dây đầu vào và cuộn dây đầu ra thông qua các bộ phận dẫn trung gian phải là cách điện kép hoặc cách điện tăng cường (phù hợp với điện áp làm việc).

19.1.4.3.2  Đối với máy biến áp cấp I không được thiết kế để nối bằng phích cắm và đối với máy biến áp không phải loại độc lập (ví dụ IP00) thì thay cho 19.1.4.3.1, nếu kết cấu đảm bảo rằng tất cả các tấm ghép của lõi từ được nối với đất bảo vệ (ví dụ bằng cách hàn) và nếu tờ dữ liệu hoặc tờ hướng dẫn nêu rõ rằng an toàn của máy biến áp phụ thuộc vào đấu nối đất và nêu rõ không thể sử dụng nó trong thiết bị cấp II, khi đó áp dụng:

- cách điện giữa các cuộn dây đầu vào và bộ phận dẫn điện trung gian được nối với đất bảo vệ, và giữa các cuộn dây đầu ra và bộ phận dẫn trung gian được nối với đất bảo vệ, phải tối thiểu là cách điện chính (phù hợp với điện áp vào và điện áp ra);

19.1.4.3.3  Ngoài 19.1.4.3.1 và 19.1.4.3.2, cách điện giữa các bộ phận dẫn trung gian và cuộn dây đầu vào, và giữa các bộ phận dẫn trung gian và các cuộn dây đầu ra phải tối thiểu là cách điện chính (phù hợp với điện áp vào và điện áp ra). Bộ phận dẫn trung gian không phân cách với các cuộn dây đầu vào và cuộn dây đầu ra bằng tối thiểu là cách điện chính được xem là nối với (các) bộ phận liên quan.

CHÚ THÍCH: Bộ phận kim loại trung gian được cách ly với một trong các cuộn dây bằng cách điện kép hoặc cách điện tăng cường được xem là được nối với cuộn dây còn lại.

19.1.4.4  Đối với máy biến áp cấp I, không được thiết kế để nối với nguồn điện lưới bằng phích cắm, cách điện giữa các cuộn dây đầu vào và cuộn dây đầu ra có thể là cách điện chính cộng với màn chắn bảo vệ thay vì cách điện kép hoặc cách điện tăng cường với điều kiện đáp ứng các điều kiện sau:

- cách điện giữa cuộn dây đầu vào và màn chắn bảo vệ phải phù hợp với các yêu cầu đối với cách điện chính (phù hợp với điện áp vào);

- cách điện giữa cuộn dây đầu ra và màn chắn bảo vệ phải phù hợp với các yêu cầu của cách điện chính (phù hợp với điện áp ra);

- màn chắn bảo vệ phải, trừ khi có quy định khác, là một lá kim loại hoặc màn chắn bằng cách quấn dây vượt quá tối thiểu toàn bộ chiều rộng của một trong các cuộn dây đầu vào và không được có khe h hoặc không được có các lỗ;

- trong trường hợp màn chắn bảo vệ không che hết toàn bộ chiều rộng của cuộn dây đầu vào, phải sử dụng thêm các băng hoặc cách điện tương đương để đảm bảo cách điện kép trong khu vực này;

- nếu màn chắn bảo vệ là lá kim loại, các vòng dây phải được cách điện với nhau. Trong trường hợp ch có một vòng, cách điện phải chờm lên nhau tối thiểu 3 mm;

- sợi dây của màn chắn bằng cách quấn dây và sợi dây đi ra của màn chắn bảo vệ phải có tiết diện tối thiểu ứng với dòng điện danh định của thiết bị bo vệ quá tải để đảm bảo rằng, nếu xảy ra đánh thng của cách điện thì thiết bị bảo vệ quá tải cắt mạch điện trước khi sợi dây đầu ra bị phá hủy khi có đánh thủng hệ thống cách điện;

- sợi dây đầu ra phải được hàn vào màn chắn bảo vệ hoặc cố định theo cách tin cậy tương tự.

Đối với máy biến áp đ nối với nguồn điện lưới bằng phích cắm loại bất kỳ (tích hợp hoặc không), không cho phép thay bằng cách điện chính cộng với màn chắn bảo vệ.

CHÚ THÍCH: Với mục đích của điều này, thuật ngữ cuộn dây” không bao gồm các mạch điện bên trong.

Ví dụ về kết cấu các cuộn dây được cho trong Phụ lục M.

19.1.4.5  Không được có đấu nối giữa các mạch điện đầu ra và nối đất bảo vệ, trừ khi điều này được cho phép đối với với các máy biến áp kết hợp trong tiêu chuẩn thiết bị liên quan, hoặc đáp ứng 19.8.

19.1.4.6  Không được có đu nối trực tiếp giữa các mạch điện đầu ra và thân, trừ khi điều này được cho phép đối với với các máy biến áp kết hợp trong tiêu chuẩn thiết bị liên quan, hoặc đáp ứng 19.8.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

19.1.4.7  Đối với máy biến áp cách ly và máy biến áp cách ly an toàn, các đầu nối ra và đầu nối vào đối với đấu nối đi dây bên ngoài phải được định vị sao cho khoảng cách đo được tại điểm các dây dẫn đi vào các đầu nối này, không được nhỏ hơn 25 mm. Nếu sử dụng tấm chắn để đạt được khoảng cách này, phép đo phải được thực hiện vòng trên hoặc xung quang tấm chắn mà phải bằng vật liệu cách điện và được cố định vĩnh viễn vào máy biến áp.

Kiểm tra sự phù hp bằng cách xem xét và bằng phép đo bất kể các bộ phận dẫn điện trung gian.

19.1.4.8  Máy biến áp di động có đầu ra danh định không vượt quá 630 VA phải là cấp II.

19.1.4.9  Không được có đấu nối giữa các mạch điện đầu ra và thân, trừ khi đối với máy biến áp kết hợp được cho phép trong tiêu chuẩn thiết bị liên quan.

19.1.4.10  Đối với máy biến áp để đấu nối với các nguồn điện lưới bằng phích cắm nhiều kiểu (tích hợp hoặc không), không cho phép thay bằng cách điện chính cộng với màn chắn bảo vệ.

19.2  Khả năng cháy của vật liệu

Vật liệu có khả năng cháy cao ví dụ như xenlulô không được sử dụng trong kết cấu máy biến áp.

Cotton, lụa, giấy và vật liệu sợi tương tự không được sử dụng làm cách điện, trừ khi được ngâm tẩm.

Không được sử dụng sáp hoặc chất ngâm tẩm tương tự, trừ khi được giữ không cho dịch chuyển.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và, trong trường hợp có nghi ngờ liên quan đến vật liệu dễ cháy, thử nghiệm bằng sợi dây nóng đỏ trong 27.4 550 °C.

CHÚ THÍCH: Vật liệu cách điện được xem là có ngâm tm nếu khoảng cách giữa các sợi vật liệu về cơ bản được điền đầy bi lớp phủ cách điện thích hợp (tức là nhựa epoxy, véc ni, v.v...)

Gỗ ngay cả khi được ngâm tm cũng không được sử dụng làm cách điện phụ hoặc cách điện tăng cường.

19.3  Đặc tính ngắn mạch của máy biến áp di động

Máy biến áp di động phải là loại chịu đưc ngắn mạch hoặc là loại hỏng một cách an toàn.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

19.4  Ngăn ngừa tiếp xúc giữa máy biến áp cấp II và bộ phận dẫn tiếp cận được

Phải có phương tiện để ngăn ngừa tiếp xúc với giữa các bộ phận dẫn tiếp cận được và ống dẫn hoặc vỏ kim loại của dây dẫn nguồn đối với máy biến áp cấp II.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

19.5  Lắp ráp lại cách điện của máy biến áp cấp II sau khi vận hành

Các bộ phận của máy biến áp cấp II đóng vai trò cách điện phụ hoặc cách điện tăng cường mà có thể bị bỏ qua trong quá trình lắp ráp sau khi vận hành, phải

- được cố định theo cách để các bộ phận này không thể bị tháo ra mà không bị hỏng nghiêm trọng: hoặc

- được thiết kế sao cho chúng không thể bị thay thế vào những vị trí không đúng và, nếu chúng bị bỏ qua, máy biến áp sẽ bị giữ không cho hoạt động hoặc hiển nhiên là chưa hoàn chỉnh.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng thử nghiệm bằng tay.

Tuy nhiên, các ống lót có thể được sử dụng làm cách điện phụ trên các dây dẫn bên trong, nếu chúng được giữa đúng vị trí bằng phương tiện chắc chắn.

CHÚ THÍCH 1: ng lót được xem là cố định bằng phương tiện chắc chắn nếu nó chỉ tháo rời được ra bằng cách cắt hoặc nếu được kẹp ở cả hai đầu.

CHÚ THÍCH 2: Vận hành bao gồm cả việc thay công tắc, thiết bị bảo vệ và thay dây nguồn khi kiểu đấu nối cho phép việc này.

CHÚ THÍCH 3: Việc lót vỏ bọc kim loại bằng lp ph hoặc sơn phủ hoặc vi vật liệu ở dạng lớp phủ mà chưa chịu thử nghiệm trong 19.10 thì không được xem là thích hợp cho mục đích của các yêu cầu này.

19.6  Nới lỏng dây dẫn, vít hoặc bộ phận tương tự

Máy biến áp cấp I và cấp II phải có kết cấu sao cho, nếu chẳng may sợi dây, vít, đai ốc, vòng đệm, lò xo hoặc bộ phận tương tự bất kỳ bị nới lỏng hoặc rơi khỏi vị trí thì chúng không thể, trong sử dụng bình thường, ở vị trí sao cho chiều dài đường rò hoặc khe hở không khí qua cách điện phụ hoặc cách điện tăng cường hoặc khoảng cách giữa các đầu nối vào và ra giảm xuống dưới 50 % giá trị quy định trong Điều 26.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét, bằng phép đo và bằng thử nghiệm bằng tay.

Đối với mục đích của yêu cầu này:

- không kỳ vọng rằng hai cơ cấu cố định độc lập sẽ tr nên bị nới lỏng đồng thời;

- các bộ phận được cố định bằng vít hoặc đai ốc được cung cấp cùng với vòng đệm hãm được coi là không có nhiều khả năng trở nên bị nới lỏng, với điều kiện vít hoặc đai ốc này không đưc tháo ra trong khi thay cáp hoặc dây nguồn mềm, hoặc vận hành khác;

- các ruột dẫn được nối bằng cách hàn không được xem là được cố định đủ trừ khi các ruột dẫn được giữ đúng vị trí gần với đầu cuối bằng phương tiện như móc treo, không phụ thuộc vào chất hàn;

- các đầu nối không bắt ren phù hợp với IEC 60998-2-2 được xem là đủ cố định ruột dẫn mà không cần phương tiện bổ sung khác;

- sợi dây được nối với các đầu nối không được xem là đủ chắc chắn, trừ khi cơ cấu cố định bổ sung có kiểu thích hợp được cung cp gần với đầu nối. Trong trường hợp ruột dẫn bện, cơ cu cố định bổ sung này chỉ dùng để kẹp cách điện mà không kẹp ruột dẫn.

- các sợi dây cứng ngắn không được coi là dễ có khả năng bị tuột ra khỏi đầu nối nếu chúng vẫn được giữ đúng vị trí khi vít đầu nối bị nới lỏng.

19.7  Đấu nối giữa điện trở hoặc tụ điện với các bộ phận dẫn tiếp cận được

Các bộ phận dẫn được nối với các bộ phận dẫn tiếp cận được bằng điện tr hoặc tụ điện phải được phân cách với các bộ phận mang điện nguy hiểm bằng cách điện kép hoặc cách điện tăng cường.

Kiểm tra sự phù hợp bằng tất cả các yêu cầu liên quan và các thử nghiệm đối với cách điện kép hoặc cách điện tăng cường.

19.8  Bắc cầu các bộ phận dẫn được cách ly bằng điện trừ hoặc tụ điện

Các bộ phận dẫn được cách ly bằng cách điện kép hoặc cách điện tăng cường ví dụ các bộ phận mang điện và thân hoặc các mạch điện sơ cấp và thứ cấp, có thể bị bắc cầu (bắc cầu dẫn) bằng điện trhoặc tụ điện Y2 với điều kiện chúng có tối thiểu hai thành phần riêng rẽ có điện trở ít có khả năng thay đổi đáng kể trong vòng đời của máy biến áp.

Nếu sử dụng điện tr thì chúng phải phù hợp với các yêu cầu của thử nghiệm a) trong 14.2 của IEC 60065:2014. Nếu sử dụng tụ điện thì chúng phải phù hợp với các yêu cầu liên quan của IEC 60384-14:2013, kể cả 3.4.2.

Trong trường hợp sử dụng hai tụ điện song song mắc nối tiếp, từng tụ điện phải có thông số phù hợp với điện áp làm việc tổng trên cả hai tụ điện và phải có giá trị điện dung danh định giống nhau. Nếu một trong hai thành phần này bị ngắn mạch hoặc hở mạch thì không đưc vượt quá các giá trị quy định trong Điều 9.

Ngoài ra, nếu điện áp làm việc không vượt quá 250 V xoay chiều, các bộ phận dẫn được cách ly bằng cách điện kép hoặc cách điện tăng cường (ví dụ các bộ phận mang điện và thân hoặc các mạch điện sơ cấp và thứ cấp) có thể bị bắc cầu bi tụ điện Y1 riêng rẽ phù hợp với các yêu cầu liên quan của 60384-14:2013, kể cả 3.4.2. Các yêu cầu này áp dụng cho cấp quá điện áp đến cấp III.

Đối với điện áp làm việc lớn hơn 250 V xoay chiều và không quá 500 V xoay chiều và quá cách điện cấp III, yêu cầu hai tụ điện Y1.

CHÚ THÍCH: Tụ điện Y1 được xem là có cách điện tăng cường.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng phép đo.

19.9  Vật liệu cách điện phân cách các cuộn dây đầu vào và đầu ra

Vật liệu cách điện phân cách các cuộn dây đầu vào và đầu ra, và các bộ phận bằng cao su tự nhiên hoặc cao su tổng hợp làm cách điện phụ trong máy biến áp cấp II, phải chịu được lão hóa hoặc có bố trí và kích thước sao cho, nếu bị nứt thì chiều dài đường rò không bị giảm xuống thấp hơn các giá trị quy định trong Điều 26.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét, bằng phép đo và, trong trường hợp có nghi ngờ liên quan đến tính năng lão hóa của cao su, bằng thử nghiệm sau.

Các bộ phận cao su được lão hóa trong khí quyển chứa oxy có áp suất. Các mẫu được treo tự do trong bình oxy, dung tích hữu ích của bình tối thiểu bằng 10 lần thể tích mẫu. Bình được bơm oxy thương mại có độ tinh khiết không nhỏ hơn 97 %, áp suất (2100+1) N/cm2.

Các mẫu được giữ trong bình ở nhiệt độ (700+1) °C trong bốn ngày (96 h). Ngay sau đó, chúng được lấy ra khỏi bình và để ở nhiệt độ môi trường trong tối thiểu 16 h, tránh ánh nắng trực tiếp.

Sau thử nghim, các mẫu được kiểm tra và không được có các vết nứt với khi xem xét bằng mắt thường hoặc được điều chỉnh nhưng không khuếch đại.

Trong trường hợp có nghi ngờ liên quan đến vật liệu không phải cao su, phải sử dng phương pháp thay thế (xem 14.3 và 26.3).

Việc sử dụng bình oxy cũng có một số nguy hiểm, trừ khi được thực hiện cẩn thận, cần thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa để tránh rủi ro nổ do oxy hóa đột ngột.

19.10  Bảo vệ chống tiếp xúc ngẫu nhiên với các bộ phận mang điện nguy hiểm bằng lớp phủ cách ly

Khi việc bảo vệ chống chống tiếp xúc ngẫu nhiên các bộ phận mang điện nguy hiểm được đảm bảo bằng lớp phủ cách điện thì lớp phủ này phải có khả năng chịu đựng các thử nghiệm sau.

a) Thử nghiệm lão hóa

Bộ phận có phủ được cho chịu các điều kiện mô tả trong mục một (thử nghiệm Na) của IEC 60068-2-14 ở nhiệt độ (70 ± 2) °C trong thời gian bảy ngày (168 h).

Sau xử lý này, bộ phận được để nguội về nhiệt độ môi trường và xem xét phải cho thy lớp phủ không bị bong tróc hoặc co ngót khỏi vật liệu nền.

b) Thử nghiệm va đập

Sau đó bộ phận đưc ổn định trong 4 h nhiệt độ (-10 ± 2) °C. Trong khi vẫn đặt ở nhiệt độ này, lớp phủ được cho chịu va đập đặt vào điểm bất kỳ của lớp có nhiều khả năng bị yếu bằng cách sử dụng búa va đập tác động bằng lò xo theo IEC 60068-2-75 với năng lượng va đập là (0,5 ± 0,05) J.

Sau thử nghiệm này, lớp phủ không được bị hỏng. Cụ thể, lớp phủ không được có những vết nứt nhìn thấy được bằng mắt thường hoặc có hiệu chnh nhưng không phóng đại.

c) Thử nghiệm cào xước

Cuối cùng, bộ phận ở nhiệt độ cao nhất đạt được trong các điều kiện làm việc bình thường được cho chịu thử nghiệm cào xước. Các vết cào được thực hiện bằng đinh thép được làm cứng, một đầu có dạng hình nón có góc 40°, đu của nó được làm tròn với bán kính (0,25 ± 0,02) mm.

Các vết cào được thực hiện bằng cách vẽ đinh thép dọc theo bề mặt với tốc độ khoảng 20 mm/s như thể hiện trên Hình 11. Đinh được đặt tải sao cho lực đặt vào dọc trục là (10 ± 0,5). Các vết cào cách nhau tối thiểu 5 mm và cách mép của mẫu tối thiểu 5 mm.

Sau thử nghiệm này, lớp phủ không được bong tróc hoặc bị chọc thng, và vẫn phải chịu đưc thử nghiệm độ bền điện môi như quy định trong 18.3, điện áp thử nghiệm được đặt vào giữa vật liệu nền và lá thép tiếp xúc với lớp phủ.

Thử nghiệm có thể được thực hiện trên mẫu riêng rẽ của bộ phận được phủ.

CHÚ THÍCH: Đinh nằm trong mặt phẳng ABCD vuông góc với mẫu cần thử nghiệm.

Hình 11 - Thử nghiệm chịu mài mòn đối với các lớp phủ cách điện

19.11  Vật liệu cách điện của tay cầm, cần gạt, nút bấm và các bộ phận tương tự

Tay cầm, cần gạt, nút bấm và các bộ phận tương tự phải bằng vật liệu cách điện hoặc được phủ đầy đủ bằng cách điện phụ, hoặc được phân cách với trục của chúng hoặc cơ cấu cố định bằng cách điện này trong trường hợp các trục hoặc cơ cấu cố định có nhiều khả năng tr nên mang điện trong quá trình đánh thủng cách điện.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và, nếu cần, bằng các yêu cầu quy định đối với cách điện phụ.

19.12  Kết cấu cuộn dây

19.12.1  Trong tất cả các kiểu máy biến áp, phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhằm ngăn ngừa:

- dịch chuyển quá mức các cuộn dây đầu vào hoặc cuộn dây đầu ra hoặc các vòng dây của chúng;

- dịch chuyển quá mức đi dây hoặc các sợi dây bên trong đối với các đấu nối bên ngoài;

- dịch chuyển quá mức các bộ phận của cuộn dây hoặc của đi dây bên trong, khi sợi dây bị đứt hoặc nới lỏng các đu nối.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng các thử nghiệm của Điều 16.

Vòng cuối cùng của từng cuộn dây phải được ngăn ngừa để tránh bị dịch chuyển.

Biện pháp phòng ngừa có thể là:

- phương tiện chắc chắn như băng, chất gắn kết thích hợp hoặc cơ cấu chặn dây;

- hoặc công nghệ quá trình (ví dụ các quy trình chế tạo).

Màn chắn bảo vệ, nếu cn, để ngăn ngừa tổn hao dòng điện xoáy do tạo ra vòng dây ngn cn được b trí sao cho cả hai mép không thể chạm vào nhau hoặc chạm vào lõi từ một cách đồng thời.

19.12.2  Trong trường hợp sử dụng băng dạng răng cưa làm cách điện, giả thiết rằng răng cưa của các lớp khác nhau sẽ đồng nhất với nhau. Đối với khoảng cách thông qua cách điện (DTI), có thể sử dụng các giá trị giảm trong Bảng 22 nếu sử dụng một lớp bổ sung của băng răng cưa và một lớp bổ sung mà không có răng cưa được đặt ở vị trí của răng cưa.

CHÚ THÍCH: Ví dụ được cho trên Hình M.3.

Trong trường hợp sử dụng các cuộn dây không có mặt bích, các vòng dây cuối của từng lớp phải đưc ngăn không cho xê dịch.

Từng lớp có thể, ví dụ, được xen kẽ bằng vật liệu cách điện thích hợp nhô ra khỏi các vòng dây cuối đối với từng lớp và, ngoài ra:

- (các) cuộn dây có thể được ngâm tẩm với vật liệu sấy nóng hoặc vật liệu kết tinh, về cơ bản chứa các khoảng không xen kẽ và gắn kín hiệu quả các vòng dây cuối;

- hoặc (các) cuộn dây có thể được giữ với nhau bằng vật liệu cách điện hoặc bằng công nghệ quá trình.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng các thnghiệm trong Điều 16, Điều 17 và Điều 18.

19.12.3  Các sợi dây của cuộn dây có cách điện, trong hệ thống cách điện cung cấp cách điện chính, phụ và tăng cường, phải đáp ứng các yêu cầu sau.

Sợi dây có cách điện được quấn xoắn ốc hoặc được đùn nhiều lớp (trường hợp chỉ có thể thử nghiệm sợi dây hoàn chỉnh) và đạt các thử nghiệm trong Phụ lục K.

Số lượng tối thiểu các lớp kết cấu đặt vào ruột dẫn phải như sau:

- cách điện chính: hai lớp quấn hoặc một lớp đùn;

- cách điện phụ: hai lớp, quấn hoặc đùn;

- cách điện tăng cường: ba lớp quấn hoặc đùn.

Đối với cách điện dạng quấn xoắn ốc trong đó chiều dài đường rò giữa các lớp, khi được qun, nhỏ hơn chiều dài cho trong Điều 26. Đối với độ nhiễm bẩn 1, tuyến giữa các lớp phải được gắn kín như thể mối ghép gắn kín trong 26.2.4. Thử nghiệm A và các điện áp thử nghiệm của thử nghiệm điển hình trong Điều K.2 được tăng lên 1,35 lần các giá trị bình thường của chúng.

Một lớp vật liệu được quấn chờm lên nhau quá 50 % được coi là hai lớp.

Linh kiện hoàn chỉnh phải đạt thử nghiệm thường xuyên về độ bền điện môi sử dụng giá trị điện áp thử nghiệm thích hợp trong 18.3.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và phép đo và, nếu thuộc đối tượng áp dụng, như quy định trong Phụ lục K.

a) Trong trường hợp cách điện trên dây quấn được sử dụng làm cách điện chính hoặc cách điện phụ trong bộ phận quấn dây:

- sợi dây có cách điện (ví dụ polyimide hoặc cách điện có chất lượng tương đương) phải phù hợp với Phụ lục K;

- cách điện của một dây quấn có cách điện phi có tối thiểu hai lớp đối với cách điện phụ;

- cách điện của một dây qun có cách điện phải có tối thiểu một lớp đối với cách điện chính;

- cách điện đối với phân cách cơ khí đáp ứng thử nghiệm độ bền điện đối với cách điện chính phải được cung cấp giữa các sợi dây có cách điện và sợi dây tráng men.

Đối với cách điện chính hoặc cách điện phụ, nếu sử dụng sợi dây cách điện ba lớp kết hợp với sợi dây tráng men, không yêu cầu cách điện xen kẽ bổ sung (phân cách cơ khí).

b) Trong trường hợp cách điện trên dây quấn được sử dụng để cung cấp cách điện tăng cường trong bộ phận qun dây:

- sợi dây có cách điện (ví dụ polyimide hoặc cách điện có chất lượng tương đương) phải phù hợp với Phụ lục K;

- cách điện của một dây quấn có cách điện phải có tối thiểu ba lớp;

- cách điện chịu thử nghiệm độ bền điện môi liên quan trong 18.3.

Trong trường hợp dây quấn có cách điện được quấn:

- trên lõi kim loại hoặc sắt từ; hoặc

- trên sợi dây tráng men;

- dưới sợi dây tráng men,

cách điện đối với phân cách cơ khí đáp ứng thử nghiệm độ bền điện môi đối với cách điện chính phải được cung cấp giữa các dây quấn có cách điện và lõi hoặc giữa các sợi dây có cách điện và các sợi dây có tráng men. Các cuộn dây độc lập này không được có khả năng tiếp xúc với nhau hoặc với lõi.

CHÚ THÍCH 1: Yêu cầu này có tính đến ứng suất cơ đặt lên dây qun có cách điện.

Nhà chế tạo máy biến áp phải chứng minh rằng dây quấn đã chịu 100 % thử nghiệm thường xuyên về độ bền điện môi như trong Điều K.3.

Không áp dụng các yêu cầu về chiều dài đường rò và khe hở không khí cho các dây quấn có cách diện.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét bộ phận và công bố của nhà chế tạo dây quấn.

c) Các lõi hình xuyến được sử dụng với sợi dây TIW đối với cách điện kép hoặc cách điện tăng cường giữa mạch điện sơ cấp và mạch điện thứ cấp phải phù hợp với:

1) Lõi hình xuyến phải có lớp ph, đáp ứng các yêu cầu của cách điện chính giữa cuộn dây và lõi.

2) Cuộn dây sơ cấp là sợi dây TIW có 3 lớp (cách điện tăng cường) và cuộn dây thứ cấp là sợi dây tráng men. Các cuộn dây độc lập này không được có khả năng tiếp xúc với nhau bằng phân cách cơ khí hoặc khe h đáp ứng các thử nghiệm độ bền điện môi đối với cách điện chính.

3) Đối với các cuộn dây nhiều sợi (cuộn dây sơ cấp và thứ cp tiếp xúc vi nhau), cuộn dây sơ cấp là sợi dây TIW với 3 lớp và cuộn dây thứ cp là sợi dây TIW với 1 lớp (các yêu cầu đối với các cuộn dây sơ cấp và th cấp có thể thay đổi). Kết cấu này cũng được phép sử dụng với các lõi EE hoặc tương tự.

d) Các lõi hình xuyến được sử dụng với các sợi dây FIW đối với cách điện kép hoặc cách điện tăng cường giữa các cuộn dây sơ cấp và cuộn dây thứ cấp phải phù hợp với:

1) Lõi hình xuyến phải có lớp phủ, đáp ứng các yêu cầu của cách điện chính.

2) Cuộn dây sơ cấp là sợi dây FIW đối với cách điện tăng cường và cuộn dây thứ cấp là sợi dây FIW của cách điện chính. Các cuộn dây độc lập này không được có khả năng tiếp xúc với nhau bằng phân cách cơ khí hoặc khe hở đáp ứng thử nghiệm độ bền điện môi đối với cách điện chính.

3) Đối với các cuộn dây nhiều sợi (cuộn dây sơ cấp và thứ cấp tiếp xúc với nhau), cuộn dây sơ cấp và cuộn dây thứ cấp là sợi dây FIW đối với cách điện tăng cường. Kết cấu này cũng đưc phép sử dụng với các lõi EE hoặc tương tự.

e) Các lõi hình xuyến được sử dụng với TIW kết hợp với sợi dây FIW, đối với cách điện kép hoặc cách điện tăng cường giữa các mạch sơ cấp và mạch thứ cấp phải phù hợp với các yêu cầu sau:

1) Lõi hình xuyến phải có lớp phủ, đáp ứng các yêu cầu của cách điện chính.

2) Cuộn dây sơ cp là sợi dây FIW đối với cách điện tăng cường và cuộn dây thứ cấp là sợi dây TIW của cách điện chính (1 lớp). Các cuộn dây độc lập này không được có khả năng tiếp xúc với nhau bằng phân cách cơ khí hoặc khe h đáp ứng thử nghiệm độ bền điện môi đối với cách điện chính.

3) Đối với các cuộn dây nhiều sợi (cuộn dây sơ cấp và thử cấp tiếp xúc với nhau), cuộn dây sơ cấp là sợi dây TIW đối với cách điện tăng cường (3 lớp) và cuộn dây thứ cp là sợi dây FIW đối với cách điện tăng cường. Kết cấu này cũng được phép sử dụng với các lõi EE hoặc tương tự.

f) Các lõi hình xuyến được sử dụng với TIW kết hợp với sợi dây FIW, đối với cách điện chính giữa các mạch sơ cấp và mạch thứ cấp phải phù hợp với các yêu cầu sau:

1) Lõi hình xuyến phải có lớp phủ, đáp ứng các yêu cầu của cách điện chính.

2) Cuộn dây sơ cấp là sợi dây FIW đối với cách điện chính và cuộn dây thứ cấp là sợi dây TIW đối với cách điện chính (1 lớp). Các cuộn dây độc lập này không được có kh năng tiếp xúc với nhau bằng phân cách cơ khí hoặc khe h đáp ứng thử nghiệm độ bền điện môi đối với cách điện chính.

CHÚ THÍCH 2: Thay vì FIW đối với cách điện chính, cũng chp nhận cả sợi dây có tráng men.

3) Đối với các cuộn dây nhiều sợi (cuộn dây sơ cấp và thứ cp tiếp xúc với nhau), cuộn dây sơ cấp là sợi dây TIW đối với cách điện phụ (2 lp) và cuộn dây thứ cấp là sợi dây FIW đối với cách điện chính.

Kết cấu này cũng được phép sử dụng với các lõi EE hoặc tương tự.

3.1) Đối với các cuộn dây nhiều sợi (cuộn dây sơ cấp và thứ cấp tiếp xúc với nhau), cuộn dây sơ cấp là sợi dây TIW đối với cách điện chính (1 lớp) và cuộn dây thứ cấp là sợi dây TIW đối với cách điện chính (1 lớp).

4) Đối với các cuộn dây nhiều sợi (cuộn dây sơ cấp và thứ cấp tiếp xúc với nhau), cuộn dây sơ cấp là sợi dây TIW đối với cách điện phụ (2 lp) và cuộn dây thứ cấp là sợi dây FIW đối với cách điện chính. Kết cấu này cũng được phép sử dụng với các lõi EE hoặc tương tự.

4.1) Cuộn dây sơ cấp là sợi dây có tráng men, cuộn dây thứ cấp là sợi dây FIW đối với cách điện tăng cường.

4.2) Cuộn dây sơ cấp là sợi dây có tráng men, cuộn dây thứ cấp là sợi dây TIW đối với cách điện tăng cường.

19.12.3.1  Máy biến áp sử dụng dây quấn cách điện hoàn toàn (FIW) chỉ được sử dụng đến và cả cách điện cấp F.

19.12.3.2  Dây quấn cách điện hoàn toàn (FIW) phải phù hợp với IEC 60851-5:2008, IEC 60317-0-7 và IEC 60317-56. Nếu sợi dây có đường kính danh nghĩa khác với các giá trị xác định trong Bảng 24, giá trị độ bền điện áp cao tối thiểu có thể được tính theo công thức (6) trong 26.3.5:

• Các sợi dây FIW được sử dụng cho cách điện chính hoặc cách điện phụ đối với máy biến áp theo 19.1.3:

- điện áp thử nghiệm yêu cầu trong Bảng 14 đối với cách điện chính/phụ theo điện áp làm việc của máy biến áp, phải phù hợp với độ bền điện áp tối thiểu của cách điện chính đối với sợi dây FIW theo Bảng 24;

- giữa sợi dây FIW có cách điện chính và sợi dây có tráng men, phải sử dụng cách điện đối với phân cách cơ khí. Cả hai cuộn dây không được chạm nhau. Cách điện dùng cho phân cách cơ khí phải đáp ứng thử nghiệm điện áp cao của cách điện chính. Không yêu cầu chiều dài đường rò và khe hở không khí đối với FIW.

• Các sợi dây FIW được sử dụng cho cách điện kép hoặc cách điện tăng cường đối với máy biến áp theo 19.1.4:

- điện áp thử nghiệm yêu cầu trong Bảng 14 đối với cách điện chính/phụ theo điện áp làm việc của máy biến áp, phải phù hợp với độ bền điện áp tối thiểu của cách điện chính đối với sợi dây FIW theo Bảng 24. Đối với cuộn dây sơ cấp và cuộn dây thứ cấp, phải sử dụng dây dẫn FIW có cách điện chính;

- giữa hai sợi dây FIW có cách điện chính, phải sử dụng cách điện đối với phân cách cơ khí. Các cuộn dây độc lập này không được có khả năng tiếp xúc với nhau. Cách điện dùng cho phân cách cơ khí phải đáp ứng thử nghiệm điện áp cao của cách điện chính. Không yêu cầu chiều dài đường rò và khe hở không khí đối với FIW.

• Kết cấu thay thế với các sợi dây FIW có cách điện tăng cường:

- điện áp thử nghiệm yêu cầu trong Bảng 14 đối với cách điện tăng cường theo điện áp làm việc của máy biến áp, phải phù hợp với độ bền điện áp tối thiểu của cách điện chính đi với sợi dây FIW theo Bảng 24;

- giữa sợi dây FIW có cách điện tăng cường và sợi dây có tráng men, phải sử dụng cách điện đối với phân cách cơ khí. Các cuộn dây độc lập này không được có khả năng tiếp xúc với nhau. Cách điện dùng cho phân cách cơ khí phải đáp ứng thử nghiệm điện áp cao của cách điện chính. Không yêu cầu chiều dài đường rò và khe h không khí đối với FIW.

• Kết cấu thay thế với các sợi dây FIW có cách điện chính hoặc phụ đối với máy biến áp với cách điện kép hoặc cách điện tăng cường:

- điện áp thử nghiệm yêu cầu trong Bảng 14 đối với cách điện chính/phụ theo điện áp làm việc của máy biến áp, phải phù hợp với độ bền điện áp tối thiểu của cách điện chính đối với sợi dây FIW theo Bảng 24. Đối với cuộn dây sơ cấp và cuộn dây th cấp, phải sử dụng dây dẫn FIW có cách điện chính. Đối với cuộn dây không có FIW, có thể sử dụng sợi dây có tráng men;

- giữa sợi dây FIW có cách điện chính và sợi dây có tráng men, yêu cầu cách điện phụ theo điện áp làm việc. Yêu cầu chiều dài đường rò và khe hở không khí giữa sợi dây FIW và si dây có tráng men đối với cách điện phụ.

• Trong trường hợp sợi dây FIW được quấn:

- trên lõi kim loại hoặc lõi sắt từ, cách điện đối với phân cách cơ khí đáp ứng thử nghiệm độ bền điện môi đối với cách điện chính phải được cung cp giữa các sợi dây FIW và lõi. Sợi dây FIW và sợi dây có tráng men (nếu có sử dụng) không được chạm vào lõi kim loại hoặc lõi sắt từ.

19.13  Cơ cấu cố định của tay cầm, cần gạt và các bộ phận tương tự

Tay cầm, cần gạt và các bộ phận tương tự phải được cố định theo cách tin cậy sao cho chúng sẽ không tr nên bị nới lỏng do nhiệt, rung, v.v. có thể xảy ra trong sử dụng bình thường.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng các thử nghiệm của Điều 14 và Điều 16.

19.14  Cơ cấu cố định các nắp tạo ra bảo vệ chống điện giật

Các nắp tạo ra bảo vệ chống điện giật phải được cố định chắc chắn. Cơ cấu c định phải đạt được bằng tối thiểu hai phương tiện độc lập, một trong hai phương tiện này tối thiểu phải đòi hỏi sử dụng dụng cụ.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng thử nghiệm bằng tay.

Nắp này có thể có phương tiện, ví dụ rãnh hoặc gờ, tạo ra một trong các phương tiện cố định yêu cầu.

Vít có thể được sử dụng làm phương tiện đòi hỏi sử dụng dụng cụ nhưng đai ốc hoặc vít có rãnh, ngay cả khi chúng có chi tiết để gắn kín, là không thích hợp.

19.15  Sức căng lên các ổ cắm cố định tạo ra bởi đấu nối chân cắm-máy biến áp

Máy biến áp có các chân được thiết kế để cắm vào các ổ cắm cố định không được gây sức căng quá mức lên các ổ cắm này.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách cắm máy biến áp, như trong sử dụng bình thường, vào ổ cắm cố định phù hợp với IEC TR 60083, ổ cắm cần được chốt xung quanh trục nằm ngang thông qua các đường thẳng qua tâm của ống tiếp xúc ở khoảng cách 8 mm phía sau bề mặt tiếp giáp của ổ cắm.

Mômen bổ sung phải được đặt vào ổ cắm để giữ mặt tiếp giáp của ổ cắm trong mặt phẳng thẳng đứng không được vượt quá 0,25 Nm.

19.16  Máy biến áp di động để sử dụng trong các điều kiện không bình thường hoặc điều kiện nặng nề

Máy biến áp di động có khối lượng không quá 18 kg để sử dụng trong các điều kiện không bình thường hoặc điều kiện nặng nề, ví dụ tại các công trường xây dựng nặng nề trong nhà hoặc ngoài trời, phơi nhiễm với các mức bụi, đá hoặc hơi m phải có cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài IPX4 hoặc tốt hơn.

CHÚ THÍCH: IEC 61558-2-23 được m rộng để bao trùm các loại bốc dỡ nặng tay khác.

19.17  Lỗ thoát của máy biến áp được bảo vệ chống sự thâm nhập của nước

Máy biến áp có cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài từ IPX1 đến và bằng IPX6 phải có lỗ thoát hiệu quả tối thiểu có đường kính 5 mm hoặc diện tích 20 mm2, với chiều rộng tối thiu 3 mm.

Không yêu cầu lỗ thoát nếu máy biến áp, kể cả các cuộn dây và lõi và tất cả các bộ phận mang điện không có cách điện, được ngâm hoàn toàn trong vật liệu đúc kín.

19.18  Máy biến áp được nối bằng phích cắm có bảo vệ chống thâm nhập của nước

Máy biến áp đưc phân loại theo mã bảo vệ bằng vỏ ngoài cao hơn IPX1 và có dây nguồn có phích cắm; phích cắm phải là loại đúc.

19.19  Đấu nối cáp mềm và dây nguồn mềm đối với máy biến áp di động cấp I

Máy biến áp di động cấp I được thiết kế để nối bằng cáp hoặc dây nguồn mềm phải được cung cấp cáp hoặc dây nguồn mềm không tháo rời được với dây dẫn nối đất bảo vệ và phích cắm có tiếp điểm nối đất bảo vệ.

Nếu máy biến áp tĩnh tại cấp I có trang bị cáp hoặc dây nguồn mềm không tháo rời được phải có dây dẫn nối đất bảo vệ và phích cắm phải có tiếp điểm nối đất bảo vệ.

Kim tra sự phù hợp với các yêu cầu của 19.16 đến 19.19 bằng cách xem xét, bằng phép đo và bằng các thử nghiệm của 17.1.

19.20  Phân cách với các bộ phận mang điện của mạch SELV và mạch PELV

Các bộ phận của mạch SELV và mạch PELV phải được phân cách điện với nhau và với các mạch khác. Phải đáp ứng các yêu cầu dưới đây, có tính đến điện áp làm việc:

- các mạch điện đầu ra SELV phải được phân cách về điện với tất cả các mạch điện không phải mạch SELV và PELV bằng cách điện kép hoặc cách điện tăng cường.

- các mạch điện đầu ra SELV phải được phân cách về điện vi các mạch SELV và PELV khác bằng cách điện chính.

Yêu cầu này không loại trừ mạch PELV cần được nối đất bảo vệ.

Kiểm tra sự phù hợp bằng sự phù hợp với 19.20.1 đối với mạch SELV và 19.20.2 đối với mạch PELV.

19.20.1  Các bộ phận mang điện của mạch SELV không được ni với nối đt bảo vệ, với các bộ phận mang điện hoặc dây dẫn nối đất bảo vệ tạo thành một phần của các mạch điện khác.

Các bộ phận dẫn để hở của mạch điện SELV không được nối với:

- đất bảo vệ, hoặc

- dây dẫn nối đất bảo vệ hoặc các bộ phận dẫn để trên của mạch điện khác.

Nếu điện áp danh nghĩa vượt quá 25 V xoay chiều hoặc 60 V một chiều không nhấp nhô, bảo vệ chống tiếp xúc với các bộ phận mang điện phải đưc cung cấp bằng cách điện có khả năng chịu được điện áp thử nghiệm đối với cách điện kép hoặc cách điện tăng cường theo Bảng 14.

Nếu điện áp danh nghĩa không vượt quá 25 V xoay chiều hoặc 60 V một chiều không nhp nhô, bảo vệ chống tiếp xúc với các bộ phận mang điện nhìn chung là không cần thiết. Tuy nhiên, trong một số điều kiện nhất định của ảnh hưởng từ bên ngoài (xem phần liên quan của bộ tiêu chuẩn IEC 61558-2), có thể cần bảo vệ này.

19.20.2  Đối với mạch điện PELV, phải đáp ứng các yêu cầu sau.

Bảo vệ chng tiếp xúc với các bộ phận mang điện phải được đảm bảo bằng cách điện có khả năng chịu được điện áp thử nghiệm đối với cách điện kép hoặc cách điện tăng cường theo Bảng 14.

Yêu cầu này ngụ ý rằng các mạch PELV phải được cách điện ngay cả với các điện áp thấp hơn 25 V xoay chiều hoặc 60 V một chiều không nhấp nhô. Yêu cầu này không xét đến các bộ phận mang điện được nối trực tiếp với nối đất bảo vệ.

19.21  Bảo vệ chống tiếp xúc đối với mạch FELV

Đối với mạch FELV, các yêu cầu dưới đây phải được đáp ứng để đảm bảo bảo vệ chống cả tiếp xúc trực tiếp và tiếp xúc gián tiếp.

Các điều kiện này có thể, ví dụ, để đảm bảo khi mạch điện cha các thiết bị (ví dụ máy biến áp, rơle, thiết bị đóng cắt điều khiển từ xa, côngtắctơ) được cách điện không đủ với các mạch điện có điện áp cao hơn.

Bảo vệ chống tiếp xúc gián tiếp phải đưc cung cấp bằng cách điện ứng với điện áp thử nghiệm nhỏ nhất yêu cầu đối với mạch sơ cấp.

19.22  Nối đất bảo vệ liên quan đến máy biến áp cấp II

Máy biến áp cấp II không được có phương tiện để nối với nối đất bảo vệ.

Tuy nhiên, máy biến áp cấp II được thiết kế luồn dây qua lõi thép mạch từ được phép có đầu nối bên trong để duy trì kết nối điện của dây dẫn nối đất bảo vệ không kết thúc trong máy biến áp, với điều kiện là đầu nối được cách điện với các bộ phận dẫn bởi cách điện cấp II.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

19.23  Nối đất bảo vệ liên quan đến máy biến áp cấp III

Máy biến áp cấp III không được có phương tiện để nối đất bảo vệ.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

20  Linh kiện

20.1  Các linh kiện như thiết bị đóng cắt, phích cắm, cầu chảy, đui đèn, tụ điện và cáp và dây nguồn mềm phải phù hợp với tiêu chuẩn IEC liên quan trong chừng mực áp dụng hợp lý.

Các linh kiện được lắp trong hoặc cung cấp cùng với máy biến áp phải chịu tất cả các thử nghiệm của tiêu chuẩn này như một phần của máy biến áp.

Sự phù hợp với tiêu chuẩn IEC đi với linh kiện liên quan không nhất thiết đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

Thử nghiệm các linh kiện này nhìn chung được thực hiện riêng rẽ theo tiêu chuẩn liên quan, như sau:

- các linh kiện được ghi nhãn các thông số đặc trưng riêng được kim tra để thiết lập rằng chúng phù hợp với các điều kiện có thể xảy ra trong máy biến áp, kể cả dòng điện khởi động. Khi đó linh kiện được thử nghiệm theo ghi nhãn của nó, số lượng mẫu theo yêu cầu trong tiêu chun liên quan;

- các linh kiện không được ghi nhãn các thông số đặc trưng riêng được thử nghiệm trong các điều kiện xảy ra trong máy biến áp, kể cả dòng điện khởi động, số lượng mẫu nhìn chung theo yêu cầu trong tiêu chuẩn liên quan;

- trong trường hợp không có tiêu chuẩn cho linh kiện liên quan, hoặc khi linh kiện không được ghi nhãn, hoặc khi linh kiện không được sử dụng theo ghi nhãn, linh kiện được thử nghiệm trong các điều kiện xảy ra trong máy biến áp; số mẫu nhìn chung theo yêu cầu của quy định kỹ thuật tương tự.

20.2  Bộ ghép nối thiết bị với nguồn điện lưới phải phù hợp với IEC 60320 (tất cả các phần) đối với máy biến áp IPX0 và IEC 60320-2-3 hoặc IEC 60309 (tất cả các phần) đối với các máy biến áp khác.

20.3  Cơ cấu điều khiển tự động phải phù hp với IEC 60730 (tất cả các phần) và các phần thích hợp của IEC 61558-2 trừ khi chúng đưc thử nghiệm với máy biến áp.

20.4  Dây chảy phải phù hợp với IEC 60901 trong chừng mực hợp lý.

20.5  Thiết bị tạo ra một phần của cụm máy biến áp phải phù hợp với Phụ lục F.

Ngoài ra, thiết bị đóng cắt được thiết kế để ngắt máy biến áp khỏi nguồn phải ngắt tất cả các cực và phải tạo ra ngắt đầy đủ trong cấp quá điện áp liên quan. Các yêu cầu liên quan đến ngắt tất cả các cực và ngắt đầy đủ không áp dụng cho các máy biến áp được thiết kế để được nối với nguồn bằng cáp hoặc dây nguồn mềm và phích cắm, hoặc với máy biến áp có cung cấp kèm tờ hướng dẫn nêu rõ các biện pháp ngắt này phải được lắp trong hệ thống đi dây cố định.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

20.6  Không được có sự tương thích không an toàn giữa các ổ cắm trong mạch điện đầu ra và phích cắm được thiết kế để nối trực tiếp với ổ cắm mà có thể được s dụng cho mạch điện đầu vào liên quan đến các quy tắc lắp đặt, điện áp và tần số.

Phích cắm và ổ cắm đối với hệ thống SELV phải phù hợp với các yêu cầu của IEC 60906-3 và IEC 60884-2-4. Tuy nhiên, phích cắm và ổ cắm đối với các hệ thống SELV với dòng điện danh định 3 A và điện áp lớn hơn 24 V xoay chiều hoặc 60 V một chiều, công suất không vượt quá 72 W là được phép chỉ khi phù hợp với các yêu cầu sau:

- phích cắm không được có khả năng cắm vào ổ cm của hệ thống điện áp tiêu chuẩn khác;

- ổ cắm không được tiếp nhận các phích cắm đối với điện áp tiêu chuẩn khác;

- ổ cắm không được có tiếp điểm nối đất bảo vệ.

Vì IEC 60906-3 chỉ đề cập đến máy biến áp 6 V, 12 V, 24 V và 48 V, máy biến áp có điện áp nguồn trung gian cần chịu được điện áp cao hơn tiếp theo. Hệ thống phích cắm và ổ cắm khác ch được phép sử dụng đối với các máy biến áp kết hợp.

Phích cắm và ổ cắm đối với các hệ thống PELV phải phù hợp với các yêu cầu sau:

- phích cắm không được có khả năng cắm vào ổ cắm của hệ thống điện áp tiêu chuẩn khác;

- ổ cắm không được tiếp nhận các phích cắm đối với điện áp tiêu chuẩn khác;

- ổ cắm không được có tiếp điểm nối đất bảo vệ.

Điều này không loại trừ việc sử dụng các ổ cắm có tiếp điểm liên kết chức năng.

Phích cắm và ổ cắm đối với các hệ thống FELV phải phù hợp với các yêu cầu sau:

- phích cắm không được có khả năng cắm vào ổ cắm của hệ thống điện áp tiêu chuẩn khác; và

- ổ cắm không được tiếp nhận các phích cắm đối với điện áp tiêu chuẩn khác.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng thử nghiệm bằng tay.

20.7  Cơ cấu cắt theo nguyên lý nhiệt, dây chảy, rơle quá tải, cầu chảy và các cơ cu bảo vệ quá tải khác phải có đ khả năng cắt.

Kiểm tra sự phù hợp của khả năng cắt của cơ cấu cắt theo nguyên lý nhiệt được kim tra bằng cách thử nghiệm liên quan trong 20.8 và 20.9.

Kiểm tra sự phù hợp của khả năng cắt của dây chảy được kiểm tra bằng thử nghiệm liên quan trong 20.9.

Khả năng ct của cầu chảy phải theo tiêu chuẩn cầu chảy liên quan.

Cầu chảy theo IEC 60127 (tất c các phần) và IEC 60269 (tất cả các phần) được phép tiếp tục mang tải bằng dòng điện không qua 1,1 lần giá trị danh định.

20.8  Cơ cấu cắt theo nguyên lý nhiệt phải đáp ứng các yêu cầu của 20.8.1.1 và 20.8.2, hoặc 20.8.1.2 và 20.8.2.

20.8.1  Các yêu cầu theo IEC 60730-1.

20.8.1.1  Cơ cấu cắt theo nguyên lý nhiệt khi được thử nghiệm như các linh kiện riêng rẽ phải phù hp với các yêu cầu và thử nghiệm thích hợp của IEC 60730-1.

Trong tiêu chuẩn này áp dụng như sau.

a) Cơ cấu cắt theo nguyên lý nhiệt phải là loại 1 hoặc loại 2 (xem 6.4 của IEC 60730-1:2013).

b) Cơ cấu cắt theo nguyên lý nhiệt tối thiểu phải có gián đoạn vi mô (loại 1.C hoặc 2.C) (xem 6.4.3.3 và 6.9.3 của IEC 60730-1:2013), hoặc phải có ngắt vi mô (loại 1.B hoặc 2.B) (xem 6.4.3.2 và 6.9.2 của IEC 60730-1:2013).

c) Cơ cấu cắt theo nguyên lý nhiệt với cơ cấu đặt lại bằng tay phải có cơ cấu tác động kiểu tự rơi có các tiếp điểm mà không thể ngăn ngừa việc ngắt khi có sự cố (kiểu 1.E và 2.E) (xem 6.4.3.5 của IEC 60730-1:2013).

d) Số lượng chu kỳ hoạt động tự động phải là

- 3 000 chu kỳ đối với cơ cấu cắt theo nguyên lý nhiệt tự đặt lại,

- 300 chu kỳ đi với cơ cấu cắt theo nguyên lý nhiệt không tự đặt lại mà có thể đặt lại bằng tay mà không cần sử dụng dụng cụ (xem 6.11.10 của IEC 60730-1:2013),

- 300 chu kỳ đối với cơ cấu cắt theo nguyên lý nhiệt không tự đặt lại mà có thể đặt lại bằng tay khi máy biến áp được ngắt (xem 6.11.10 của IEC 60730-1:2013),

- 30 chu kỳ đối với cơ cấu cắt theo nguyên lý nhiệt không tự đặt lại mà chỉ có thể được đặt lại bằng cách sử dụng dụng cụ (xem 6.11.11 của IEC 60730-1:2013).

e) Cơ cấu cắt theo nguyên lý nhiệt phải được thiết kế để chịu được các ứng suất điện trên các phần cách điện của chúng trong thời gian dài và phải được thử nghiệm tương ứng (xem 6.14.2 của IEC 60730-1:2013).

f) Đặc tính của cơ cấu cắt theo nguyên lý nhiệt liên quan đến:

- thông số đặc trưng của chúng (xem Điều 5 của IEC 60730-1:2013);

- phân loại của chúng theo:

1) bản chất của nguồn (xem 6.1 của IEC 60730-1:2013),

2) kiểu tải cần khống chế (xem 6.2 của IEC 60730-1:2013),

3) cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài chống lại sự thâm nhập của các vật thể rắn và bụi (xem 6.5.1 của IEC 60730-1:2013),

4) cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài chống sự thâm nhập có hại của nước (xem 6.5.2 của IEC 60730- 1:2013),

5) cấp bảo vệ (xem 6.5.3 của IEC 60730-1:2013),

6) chỉ số phóng điện tương đối (xem 6.13 của IEC 60730-1:2013), và

7) giới hạn nhiệt độ môi trường lớn nhất (xem 6.7 của IEC 60730-1:2013),

phải thích hợp với ứng dụng trong máy biến áp trong các điều kiện làm việc bình thường và trong các điều kiện sự cố (ví dụ ngắn mạch các đầu nối ra).

20.8.1.2  Cơ cấu cắt theo nguyên lý nhiệt khi được thử nghiệm như một phần của máy biến áp phải

- có tối thiểu là gián đoạn vi mô (kiểu 1.C hoặc kiểu 2.C) hoặc ngắt vi mô (kiểu 1 .B hoặc kiểu 2.B) theo IEC 60730-1:2013;

- được luyện trong 300 h ở nhiệt độ ứng với nhiệt độ môi trường của cơ cấu cắt theo nguyên lý nhiệt khi máy biến áp được làm việc trong các điều kiện làm việc bình thường ở nhiệt độ 35 °C hoặc, trường hợp có liên quan, ở (ta + 10) °C;

- chịu một số chu kỳ làm việc tự động như quy định trong 20.8.1.1 đối với cơ cấu cắt theo nguyên lý nhiệt được thử nghiệm như linh kiện riêng rẽ, bằng cách thiết lập (các) điều kiện sự cố liên quan.

Các thử nghiệm được thực hiện trên ba mẫu.

CHÚ THÍCH: Mẫu là máy biến áp có cơ cấu cắt theo nguyên lý nhiệt lắp cùng.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng các thử nghiệm quy định.

Trong các thử nghiệm, không được có hồ quang kéo dài, và không được có hư hại do các nguyên nhân khác.

Sau các thử nghiệm này, không được có hư hại đến cơ cấu cắt theo nguyên lý nhiệt và máy biến áp theo nghĩa của tiêu chuẩn này, đặc biệt vỏ bọc không được bị biến dạng, không được làm giảm chiều dài đường rò và khe h không khí, và không được nới lỏng các đấu nối điện hoặc các phương tiện giữ bằng cơ khí.

20.8.2  Cơ cấu cắt theo nguyên lý nhiệt phải có đủ khả năng cắt.

20.8.2.1  Máy biến áp có cơ cấu cắt theo nguyên lý nhiệt không tự đặt lại được cấp nguồn 1,1 lần điện áp vào danh định và các đầu ra được nối tắt cho đến khi cơ cu cắt theo nguyên lý nhiệt tác động. Sau đó ngắt điện áp nguồn cho đến khi máy biến áp nguội xuống xp xỉ nhiệt độ phòng. Điện áp nguồn được bật lại (các đầu nối ra vẫn được nối tắt).

Chu kỳ hoạt động này được thực hiện:

- 3 lần ở nhiệt độ phòng (25 ± 10) °C đối với các máy biến áp không có ghi nhãn tamin;

- 3 lần ở nhiệt độ môi trường nhỏ nht tamin đối với máy biến áp có ghi nhãn tamin.

Sau thử nghiệm chu kỳ, máy biến áp được cấp điện 1,1 lần điện áp nguồn danh định trong 48 h với các đầu ra được nối tắt.

20.8.2.2  Máy biến áp có cơ cấu cắt theo nguyên lý nhiệt tự đặt lại được cấp điện 1,1 lần điện áp vào danh định với các đầu ra được nối tắt.

Thao tác này được thực hiện:

- 48 h nhiệt độ môi trường (25 ± 10) °C đối với máy biến áp không có ghi nhãn tamin;

- 24 h nhiệt độ môi trường (25 ± 10) °C và 24 h ở nhiệt độ môi trường nhỏ nhất tamin đối với máy biến áp có ghi nhãn tamin;

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng các thử nghiệm quy định theo thứ tự cho trước.

Trong các thử nghiệm này, không được xảy ra hồ quang kéo dài.

Sau thử nghiệm, máy biến áp phải:

- chịu được thử nghiệm của Điều 18;

- không được cho thấy có hư hại theo nghĩa của tiêu chuẩn này, và

- vẫn hoạt động.

20.8.3  Điện trở PTC loại gia nhiệt gián tiếp được coi là cơ cấu cắt theo nguyên lý nhiệt không tự đặt lại trong tiêu chuẩn này.

Kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm sau:

Máy biến áp được cấp điện ở 1,1 lần điện áp vào danh định trong 48 h (hai ngày) với đầu ra nối tắt.

- Sau 48 h, máy biến áp phải được để nguội xuống xấp xỉ nhiệt độ môi trường; thử nghiệm này phải được lặp lại năm lần ở nhiệt độ môi trường lớn nhất theo công bố của nhà chế tạo máy biến áp.

- Phải lặp lại các chu kỳ thử nghiệm tương tự, ngoại trừ ở 0,9 lần điện áp vào danh định và nhiệt độ môi trường nhỏ nhất theo công bố của nhà chế tạo máy biến áp.

Trong phần chu kỳ mà máy biến áp mang tải, PTC phải làm việc và giữ ở vị trí trở kháng cao cho đến khi cắt nguồn. Khi kết thúc thử nghiệm, máy biến áp phải chịu được thử nghiệm của Điều 18 và phải cho thấy không có hư hại và vẫn phải làm việc.

20.9  Dây chảy phải được thử nghiệm theo một trong các cách sau.

20.9.1  Dây chảy, khi được th nghiệm như các linh kiện riêng rẽ, phải phù hợp với các yêu cầu và thử nghiệm trong IEC 60691.

Khi dây chảy được thử nghiệm theo IEC 60691, áp dụng như sau:

- các điều kiện về điện (xem 6.1 của IEC 60691:2015);

- các điều kiện về nhiệt (xem 6.2 của IEC 60691:2015);

- thông số đặc trưng của dây chảy (xem 8 b) của IEC 60691:2015); và

- tính thích hợp của hợp chất gắn, và môi chất ngâm tm hoặc dung dịch làm sạch (xem 8 c) của IEC 60691:2015)

phải thích hợp để áp dụng trong các điều kiện vận hành bình thường, và điều kiện ngắn mạch và quá tải.

Kiểm tra sự phù hp theo quy định kỹ thuật về thử nghiệm của IEC 60691, bằng cách xem xét và phép đo.

20.9.2  Dây chảy khi được thử nghiệm như một phần của máy biến áp:

- phải được luyện trong 300 h ở nhiệt độ ứng với nhiệt độ môi trường của dây chảy khi máy biến áp được cho làm việc trong các điều kiện làm việc bình thường ở nhiệt độ môi trường 35 °C hoặc khi có liên quan, ở (ta + 10) °C;

- phải chịu được các điều kiện sự c của máy biến áp làm cho dây chảy tác động. Không được có hồ quang kéo dài trong các thử nghiệm, và không được có hư hại theo nghĩa của tiêu chuẩn này;

- phải có khả năng chịu được 2 lần điện áp danh định trên phần ngắt nối, và có điện trở cách điện ti thiểu 0,2 MΩ khi được đo với điện áp một chiu bằng 2 lần điện áp danh định trên phần ngắt nối.

Thử nghiệm được thực hiện 3 lần; không được có hư hại. Thử nghiệm này không áp dụng cho máy biến áp hng một cách an toàn.

Dây chảy được thay, một phần hoặc hoàn toàn, sau mỗi thử nghiệm.

Trong trường hợp không thể thay dây chảy, th nghiệm được thực hiện trên ba mẫu mới.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng các thử nghiệm quy định theo thứ tự cho trước.

20.10  Thiết bị bảo vệ nhiệt tự đặt lại không được sử dụng trừ khi các nguy hiểm về cơ, điện hoặc các nguy hiểm khác xảy ra từ hoạt động ca nó trong và sau các thử nghiệm của tiêu chuẩn này.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

20.11  Cơ cấu cắt theo nguyên lý được thiết kế để đặt lại bằng thao tác hàn không được sử dụng làm bảo vệ quá tải.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

20.12  Thiết bị bảo vệ quá tải không được tác động khi đóng điện áp nguồn.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách thực hiện th nghiệm sau.

Máy biến áp không mang tải được cấp nguồn có điện áp bằng 1,1 lần điện áp nguồn danh định. Điện áp nguồn được đóng điện và cắt điện 20 lần các khoảng xấp xỉ 10 s hoặc ở điểm trên sóng điện áp sao cho dòng điện khởi động là lớn nhất.

Đóng và cắt có thể được thực hiện chỉ hai lần nếu thiết bị được sử dụng để đóng điện góc điện bất lợi nhất của điện áp nguồn.

Nguồn cung cp phải sao cho điện áp rơi không quá 2 % do dòng điện khởi động.

CHÚ THÍCH: Điều này không yêu cầu đối với máy biến áp liên kết.

21  Dây dẫn bên trong

21.1  Dây dẫn bên trong và các đấu nối điện giữa các phần khác nhau của máy biến áp phải được bảo vệ và che chắn thích hợp.

Các tuyến đi dây phải trơn tru và không có các cạnh sắc, bavia, rìa sờm, v.v. mà có thể làm hư hại cách điện ca ruột dẫn.

21.2  Các lỗ h trên tấm kim loại mà các sợi dây có cách điện đi qua phải có các mép được lượn tròn có bán kính không nhỏ hơn 1,5 mm, hoặc các lỗ h phải có ống lót bằng vật liệu cách điện.

21.3  Các ruột dẫn không có cách điện phải được cố định sao cho khoảng cách ca chúng với nhau và với vỏ bọc phải được duy trì đủ.

Kiểm tra sự phù hợp với các yêu cầu của 21.1 đến 21.3 bằng cách xem xét.

21.4  Dây dẫn bên trong không được lỏng ra khi các sợi dây bên ngoài được nối với đầu nối vào và ra.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng cách thực hiện thử nghiệm trong 23.3.

21.5  Ruột dẫn có cách điện chịu các nhiệt độ vượt quá giới hạn trong 14.1 trong sử dụng bình thường phải có các vật liệu cách điện chịu nhiệt và không hút ẩm.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và, nếu cần, bằng cách thực hiện các thử nghiệm bổ sung; nhiệt độ được xác định trong thử nghiệm mô tả trong 14.1.

22  Đấu nối nguồn, cáp hoặc dây nguồn mềm bên ngoài khác

22.1  Tất cả các cáp, dây nguồn mềm và phương tiện đấu nối được nêu trong điều này phải có thông số đặc trưng dòng điện và điện áp thích hợp phù hợp với các thông số của máy biến áp mà nó được nối vào.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

22.2  Phải có các lối vào riêng cho dây dẫn vào và dây dẫn ra.

Lỗ hở đi vào và đi ra cho các dây dẫn bên ngoài phải được thiết kế sao cho vỏ bọc bảo vệ của dây nguồn có thể đi vào mà không có rủi ro hư hại.

Lỗ hở đi vào và đi ra cho các cáp hoặc dây nguồn mềm phải có vật liệu cách điện, hoặc có ống lót bằng vật liệu cách điện về cơ bản không bị hiệu ứng lão hóa trong các điều kiện có thể xảy ra trong vận hành. Các lỗ h ca ống lót phải có hình dạng sao cho ngăn ngừa được hư hại dây nguồn.

ng lót dùng cho dây dẫn bên ngoài phải được cố định tin cậy, và phải sao cho chúng không có khả năng bị hư hại do vật liệu mà chúng được lắp vào.

Ống lót không được làm bằng cao su tự nhiên trừ khi chúng là tạo thành một phần của cơ cấu bảo vệ dây nguồn (xem 22.9).

CHÚ THÍCH: Các yêu cầu này không loại trừ việc sử dụng các ống lót tháo ra được.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

22.3  Máy biến áp cố định phải được thiết kế sao cho, sau khi máy biến áp được cố định vào giá đỡ theo cách bình thường, phải có thể nối ruột dẫn cứng và mềm ca dây dẫn bên ngoài.

Máy biến áp không phải loại được thiết kế để nối vĩnh viễn với hệ thống đi dây cố định có thể có lối vào thiết bị trên phía đầu vào.

Không gian cho dây dẫn bên trong máy biến áp phải đủ để cho phép ruột dẫn dễ dàng luồn vào và nối, và vỏ bọc, nếu có, được lắp mà không có rủi ro hư hại đến ruột dẫn hoặc cách điện của chúng.

Phải có thể nối sợi dây nguồn bên ngoài với các đầu nối mà cách điện của chúng không tiếp xúc với các bộ phận mang điện nguy hiểm có cực tính khác nhau, kể cả các bộ phận mang điện của mạch điện đầu ra.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng thử nghiệm lắp đặt với các ruột dẫn có tiết diện lớn nhất ứng với khả năng đấu nối danh định của đầu nối.

22.4  Đối với máy biến áp di động có dây nguồn, chiều dài của dây nguồn phải:

- không quá 2 m đối với tiết diện 0,5 mm2;

- nhiều hơn 2 m đối với tiết diện lớn hơn 0,5 mm2.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

22.5  Dây nguồn lắp trong máy biến áp có bo vệ bằng vỏ ngoài IP20 hoặc lớn hơn và máy biến áp “chỉ sử dụng trong nhà” với bảo vệ bằng vỏ ngoài IP20 hoặc lớn hơn phải như sau:

- đối với máy biến áp có khối lượng không quá 3 kg, cáp hoặc dây nguồn tối thiểu phải là cáp hoặc dây nguồn mềm có vỏ bọc PVC nhẹ theo IEC 60227-5:2011 - kiểu 60227 IEC 52 hoặc cáp hoặc dây nguồn mềm bọc cao su dai thông thường theo IEC 60245-4:2011 - kiểu 60245 IEC 53.

- đối với máy biến áp có khối lượng lớn hơn 3 kg, cáp hoặc dây nguồn mềm tối thiểu phải là cáp hoặc dây nguồn mềm có vỏ bọc PVC thông thường theo IEC 60227-5:2011 - kiểu 60227 IEC 53 hoặc cáp hoặc dây nguồn mềm bọc cao su dai thông thường theo IEC 60245-4:2011 - kiểu 60245 IEC 53.

Cáp hoặc dây nguồn mềm của máy biến áp có mã bảo vệ bằng vỏ ngoài lớn hơn IPX0, ngoại trừ đối với máy biến áp “ch sử dụng trong nhà” phải là dây nguồn bọc polycloropen và tối thiểu là dây nguồn bọc polycloropen thông thường theo IEC 60245-4:2011 - kiểu 60245 IEC 57.

22.6  Dây nguồn có thể là bộ dây nguồn lắp với bộ ghép nối thiết bị theo IEC 60320 (tất cả các phần) với điều kiện máy biến áp là loại một pha xách tay có dòng điện vào không lớn hơn 16 A công suất ra danh định.

22.7  Tiết diện danh nghĩa của cáp hoặc dây nguồn mềm không được nhỏ hơn các giá trị cho trong Bảng 16.

Bảng 16 - Tiết diện danh nghĩa của cáp và dây nguồn mềm

Dòng điện đầu vào và đầu ra công suất ra danh định

Tiết diện danh nghĩa

A

mm2

Đến và bằng 3 a

0,5

Lớn hơn 3 đến và bằng 6

0,75

Lớn hơn 6 đến và bằng 10

1

Lớn hơn 10 đến và bằng 16

1,5

Lớn hơn 16 đến và bằng 32

4

Lớn hơn 32 đến và bằng 40

6

Lớn hơn 40 đến và bằng 63

10

CHÚ THÍCH: Ở Nhật, dây nguồn mềm có tiết diện danh nghĩa 0,5 mm2 không được phép đối với dây nguồn bên ngoài.

a Các dây nguồn này có thể được sử dụng làm dây nguồn nếu chiều dài của chúng không vượt quá 2 m giữa điểm dây nguồn hoặc cơ cấu bảo vệ dây nguồn đi vào máy biến áp và đầu vào ca phích cắm.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng phép đo.

22.8  Mỗi dây nguồn của máy biến áp cấp I phải có dây nguồn có màu xanh lá cây/vàng được nối với đầu nối đất bảo vệ của máy biến áp và với tiếp điểm nối đất bảo vệ của phích cắm, nếu có.

Dây nguồn của máy biến áp một pha xách tay có dòng điện đầu vào công suất ra danh định không quá 16 A phải có các phích cắm phù hợp với IEC TR 60083 hoặc IEC 60906-1. Các máy biến áp di động khác có thể có các phích cắm phù hợp với IEC 60309 (tất cả các phần).

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

22.9  Cáp và dây nguồn mềm bên ngoài phải gắn với máy biến áp bởi các đấu nối kiểu X, Y hoặc Z trừ khi có quy định khác trong phần liên quan của IEC 61558-2.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và, nếu cần, bằng thử nghiệm bằng tay.

22.9.1  Đối với đu nối kiểu Z, việc đúc vỏ bọc của máy biến áp và cáp hoặc dây nguồn mềm cùng nhau không được ảnh hưởng đến cách điện của dây nguồn.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

22.9.2  Các lỗ h đi vào phải được thiết kế và có hình dạng, hoặc được cung cấp ống lót đầu vào sao cho vỏ bọc bảo vệ của cáp hoặc dây nguồn mềm bên ngoài có thể đưa vào mà không có rủi ro bị hỏng.

Cách điện giữa ruột dẫn và vỏ bọc phải là cách điện của ruột dẫn và, ngoài ra:

- đối với máy biến áp cấp I, tối thiểu phải là các điện chính; và

- đối với máy biến áp cấp II, tối thiểu phải là cách điện kép hoặc cách điện tăng cường.

Vỏ bọc của cáp và dây nguồn mềm bên ngoài tương ứng với tối thiểu là vỏ bọc của dây nguồn phù hợp với IEC 60227 (tất cả các phần) hoặc IEC 60245 (tất cả các phần) được coi là cách điện chính.

Tấm lót hoặc ống lót bằng vật liệu cách điện trong vỏ bọc kim loại chỉ được coi là cách điện phụ nếu phù hợp với các yêu cầu liên quan.

V bọc bằng vật liệu cách điện được coi là cách điện tăng cường, trong trường hợp đó không cần hai cách điện riêng rẽ.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng cách thực hiện thử nghiệm bằng tay.

22.9.3  Ống lót đầu vào phải

- có hình dạng sao cho ngăn ngừa hư hại đến cáp hoặc dây nguồn mềm bên ngoài;

- được cố định tin cậy;

- không tháo ra được mà không có dụng cụ; và

- không được bằng cao su tự nhiên, ngoại trừ nếu là bộ phận tích hợp của vỏ bọc cao su của cáp hoặc dây nguồn mềm bên ngoài đối với đấu nối kiu X với dây nguồn đặc biệt, đấu nối kiểu Y và kiểu Z đối với máy biến áp cấp I.

Kiểm tra sự phù hợp bằng các xem xét và bằng cách thực hiện thử nghiệm bằng tay.

22.9.4  Máy biến áp có các dây nguồn được di chuyển trong khi làm việc phải có kết cấu sao cho dây nguồn được bảo vệ đủ chống bị uốn quá mức tại nơi đi vào máy biến áp. Cơ cấu bảo vệ dây nguồn, nếu có, phải bằng vật liệu cách điện và được cố định theo cách tin cậy.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách thực hiện thử nghiệm sau, và được thực hiện trên thiết bị có cơ cấu dao động như thể hiện trên Hình 12.

Bộ phận ca máy biến áp gồm bao gồm lối vào dây nguồn, cơ cấu bảo vệ dây nguồn, nếu có, và cáp hoặc dây nguồn mềm bên ngoài được cố định với thành phần dao động sao cho khi thành phần dao động vị trí giữa ca hành trình, trục của dây nguồn nơi đi vào cơ cấu bảo vệ dây hoặc lối vào nằm theo chiều dọc và đi qua trục dao động. Trục chính của phần dây nguồn dẹt phải song song với trục dao động.

Dây nguồn được mang tải sao cho lực đặt vào là:

- 10 N đối với dây nguồn có tiết diện vượt quá 0,75 mm2; và

- 5 N đối với các dây nguồn khác.

Khoảng cách A thể hiện trên Hình 12, giữa trục dao động và điểm cơ cấu bảo vệ dây nguồn đi vào máy biến áp, được điều chnh sao cho khi thành phần dao động đi hết hành trình của nó, dây nguồn và tải tạo thành dịch chuyển bên ít nhất.

Thành phần dao động được di chuyển một góc 90° (45° trên mỗi phía của trục dọc), số lượng uốn đối với đấu nối kiểu Z phải là 20 000 lần, và đối với các đấu nối kiểu khác là 10 000 lần. Tốc độ uốn phải là 60 lần/min.

CHÚ THÍCH 1: Một lần uốn là một di chuyển một góc 90°.

Dây nguồn và các bộ phận đi kèm được xoay một góc 90° sau một nửa s lần uốn, trừ khi lắp với dây nguồn dẹt.

Trong thử nghiệm, các ruột dẫn được mang tải với dòng điện danh định lớn nhất của mạch điện cần thử nghiệm, và điện áp danh định.

CHÚ THÍCH 2: Dòng điện không đi qua ruột dẫn ni đất bảo vệ.

Thử nghiệm không được gây ra:

- ngắn mạch giữa các ruột dẫn;

- đứt nhiều hơn 10 % s sợi bện của ruột dẫn bất kỳ;

- tách ruột dẫn khỏi đầu nối;

- nới lỏng cơ cấu bảo vệ dây nguồn bất kỳ;

- hư hại, theo nghĩa của tiêu chuẩn này, đến dây nguồn hoặc cơ cấu bảo vệ dây nguồn; và

- các sợi bện bị đứt chọc thủng cách điện và tr nên tiếp cận được.

CHÚ THÍCH 3: Ruột dẫn bao gồm cả ruột dẫn nối đất bảo vệ.

CHÚ THÍCH 4: Ngắn mạch giữa các ruột dẫn của dây nguồn được xem là xảy ra nếu dòng điện vượt quá giá trị bằng hai lần dòng điện danh định lớn nhất của mạch điện đang xét.

Hình 12 - Thiết bị thử nghiệm uốn

22.9.5  Máy biến áp tĩnh tại được thiết kế để sử dụng với cáp và dây nguồn mềm bên ngoài và máy biến áp di động phải có cơ cấu chặn dây để giảm sức căng kể cả xoắn khi tại vị trí chúng nối với máy biến áp, và để bảo vệ cách điện của các ruột dẫn chống mài mòn.

Đối với đấu nối kiểu X, vòng đệm không được sử dụng làm cơ cấu chặn dây trong máy biến áp xách tay trừ khi chúng có chi tiết để kẹp tất c các loại và cỡ cáp và dây nguồn có thể được sử dụng làm cáp và dây nguồn mềm bên ngoài. Phương pháp chế tạo, ví dụ như các thiết kế đúc sẵn, buộc dây nguồn thành nút, buộc các đầu dây bằng dải, là không được phép; tuyến ziczac hoặc tương tự là được phép, với điều kiện rõ ràng cách sắp xếp cáp hoặc dây nguồn mềm.

Đối với đấu nối kiểu X, cơ cấu chặn dây phải được thiết kế và bố trí sao cho:

- dễ dàng thay dây nguồn;

- thể hiện rõ ràng cách đ đạt được việc giảm sức căng và ngăn ngừa việc xoắn;

- thích hợp để nối các kiểu dây nguồn khác nhau, trừ khi máy biến áp được thiết kế chỉ để chứa loại dây nguồn cụ thể;

- toàn bộ cáp hoặc dây nguồn mềm với vỏ bọc, nếu có, có khả năng lắp vào cơ cấu chặn dây;

- không làm hỏng dây nguồn và ít có khả năng bị hỏng khi được xiết hoặc nới lỏng trong sử dụng bình thường; và

- dây nguồn không thể chạm đến các vít kẹp của cơ cấu chặn dây nếu các vít này tiếp cận được hoặc tiếp xúc với các bộ phận dẫn tiếp cận được.

Đối với đu nối kiểu X với dây nguồn đặc biệt, và các đấu nối kiểu Y và z, các lõi của cáp và dây nguồn mềm bên ngoài phải được cách điện với các phần mang điện tiếp cận được bằng cách điện phù hợp với các yêu cầu đối với cách điện chính của máy biến áp cp I, và các yêu cầu đối với cách điện phụ của máy biến áp cấp II.

Cách điện này có thể là:

- tấm cách điện riêng cố định với cơ cấu chặn dây;

- tấm lót đặc biệt cố định với dây nguồn; hoặc

- máy biến áp cấp I, vỏ bọc của dây nguồn có vỏ bọc.

Đối với đấu nối kiểu X với dây nguồn đặc biệt, và đấu nối kiểu Y, cơ cấu chặn dây phải được thiết kế sao cho:

- việc thay cáp hoặc dây nguồn mềm bên ngoài không được ảnh hưởng đến sự phù hợp với tiêu chuẩn này;

- toàn bộ cáp hoặc dây nguồn mềm với vỏ bọc, nếu có, có khả năng lắp vào cơ cấu chặn dây;

- không làm hỏng dây nguồn và ít có khả năng bị hỏng khi được xiết hoặc nới lỏng trong sử dụng bình thường; và

- dây nguồn không thể chạm đến các vít kẹp của cơ cấu chặn dây nếu các vít này tiếp cận được hoặc tiếp xúc với các bộ phận dẫn tiếp cận được.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng các thử nghiệm sau.

Đối với đấu nối kiểu X, ngoại trừ dây nguồn đặc biệt, máy biến áp phải lắp với cáp hoặc dây nguồn mềm bên ngoài thích hợp. Các ruột dẫn phải được đưa vào đầu nối, và các vít đầu nối, nếu có, phải được xiết đủ để ngăn các ruột dẫn khỏi bị dịch chuyển. Cơ cấu chặn dây phải được sử dụng theo cách bình thường, các vít kẹp của nó được xiết chặt với mômen bằng hai phần ba mômen quy định trong Bảng 18.

Ban đầu, các thử nghiệm được thực hiện với kiểu dây nguồn nhẹ nhất cho phép có tiết diện nhỏ nht quy định trong Bảng 16 và sau đó với kiểu dây nguồn nặng hơn tiếp theo có tiết diện lớn nhất quy định, trừ khi máy biến áp được thiết kế để chỉ chứa kiểu dây nguồn cụ thể.

Đối với đấu nối kiểu X có dây nguồn đặc biệt, và đấu nối kiểu Y và Z, máy biến áp được thử nghiệm với dây nguồn đúng vị trí.

Không được có thể ấn dây nguồn vào máy biến áp đến mức dây hoặc các bộ phận bên trong ca máy biến áp có thể bị hỏng.

Sau đó dây nguồn phải chịu 25 lần lực kéo có giá trị thể hiện trong Bảng 17. Lực kéo phải được đặt theo hướng bất lợi nhất nhưng không giật, mỗi lần trong 1 s.

Ngay sau các thử nghiệm kéo, dây nguồn chịu mômen có giá trị thể hiện trong Bảng 17 trong 1 min.

Bảng 17 - Lực kéo và mômen cần đặt vào cáp hoặc dây nguồn mềm bên ngoài cố định vào máy biến áp tĩnh tại và máy biến áp di động

Khối lượng máy biến áp

Lực kéo

Mômen

kg

N

Nm

Đến và bằng 1

30

0,1

Lớn hơn 1 đến và bằng 4

60

0,25

Lớn hơn 4

100

0,35

Dây nguồn không được bị hỏng trong các thử nghiệm.

Sau các thử nghiệm, dây nguồn không được dịch chuyển theo chiều dọc quá 2 mm, mà các ruột dẫn không được dịch chuyển một đoạn quá 1 mm trong các đầu nối, và cũng không được gây sức căng đáng kể tại điểm đấu nối.

Chiều dài đường rò và khe hở không khí không được giảm xuống thp hơn các giá trị quy định trong Điều 26.

Để đo độ dịch chuyển theo chiều dọc, thực hiện ghi nhãn trên dây nguồn ở khoảng cách xấp xỉ 20 mm từ cơ cấu chặn dây hoặc điểm thích hợp khác trước khi bắt đầu các thử nghiệm.

Sau thử nghiệm, độ dịch chuyển của du trên dây nguồn so với cơ cấu chặn dây hoặc điểm được chọn khác được đo trong khi dây nguồn vẫn được đặt lực kéo.

22.9.6  Không gian chứa cáp nguồn hoặc cáp và dây nguồn mềm bên ngoài được cung cấp bên trong để đấu nối

a) với dây dẫn cố định và đối với đấu nối kiểu X và kiểu Y phải được thiết kế để

- cho phép kiểm tra đấu nối đúng và bố trí đúng các ruột dẫn trước khi lắp vỏ bọc, nếu có;

- đảm bảo các vỏ, nếu có, có thể được lắp đặt mà không có rủi ro hư hại ruột dẫn hoặc cách điện ca chúng;

- đối với máy biến áp di động, ngăn ngừa đầu không bọc cách điện của ruột dn, nếu chẳng may kéo tuột khỏi đầu nối, sẽ không trở nên tiếp xúc với các bộ phận dẫn tiếp cận được, trừ khi, đối với đấu nối kiểu X và kiểu Y, dây nguồn có các đầu cuối mà ít có khả năng bị tuột khỏi ruột dẫn; và

b) với dây dẫn cố định và đối với đấu nối kiểu X phải

- thích hợp để cho phép luồn và nối ruột dẫn một cách dễ dàng;

- được thiết kế sao cho vỏ bọc, nếu có, tạo tiếp cận với các đầu nối đối với các ruột dẫn bên ngoài chỉ tháo rời được ra được khi có dụng cụ.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng các thử nghiệm bằng tay.

23  Đầu nối cho ruột dẫn bên ngoài

23.1  Máy biến áp được thiết kế để nối vĩnh viễn với đi dây cố định, và các máy biến áp không phải loại có dây nguồn mềm bên ngoài với đu nối kiểu Y hoặc Z phải có các đầu nối trong đó việc đấu nối được thực hiện bi các vít, đai ốc hoặc thiết bị có hiệu quả tương đương.

Các đầu nối là một phần tích hợp của máy biến áp phù hợp với IEC 60999-1 trong các điều kiện chiếm ưu thế trong máy biến áp.

Các đầu nối khác phải

- được kiểm tra riêng rẽ theo IEC 60998-2-1, IEC 60998-2-2 hoặc IEC 60947-7-1, và được sử dụng theo ghi nhãn của chúng, hoặc

- được kiểm tra theo IEC 60999-1 trong các điều kiện chiếm ưu thế trong máy biến áp.

Đối với máy biến áp có đấu nối kiểu X, các mối nối được hàn có thể được sử dụng cho các ruột dẫn bên ngoài, với điều kiện ruột dẫn được định vị hoặc cố định sao cho việc giữ ruột dẫn đúng vị trí không chỉ nhờ vào việc hàn, trừ khi có các tấm chắn sao cho chiều dài đường rò và khe h không khí giữa các bộ phận mang điện nguy hiểm và các phần dẫn khác không thể giảm xuống thấp hơn 50 % giá trị quy định trong Điều 26, khi ruột dẫn bị bung ra khỏi khớp nối được hàn.

Đối với các máy biến áp có đấu nối kiểu Y và Z, cho phép sử dụng các mối nối kiểu hàn, kẹp hoặc tương tự cho các ruột dẫn bên ngoài.

Đối với máy biến áp cấp II, ruột dẫn phải được bố trí hoặc cố định sao cho việc giữ ruột dẫn đúng vị trí không chỉ nhờ vào việc hàn thiếc, kẹp, hoặc hàn điện trừ khi có các tấm chắn sao cho chiều dài đường rò và khe h không khí giữa các bộ phận mang điện nguy hiểm và các phần dẫn khác không thể giảm xuống thp hơn 50 % giá trị quy định trong Điều 26, khi ruột dẫn bị bung ra khỏi khớp nối được hàn hoặc tuột ra khỏi các đấu nối được kẹp.

CHÚ THÍCH: Nhìn chung, móc vào trước khi hàn được coi là phương pháp thích hợp để giữ ruột dẫn ca cáp hoặc dây mềm đúng vị trí, với điều kiện lỗ luồn ruột dẫn không quá rộng.

23.2  Đầu nối đối với đấu nối kiểu X có dây nguồn đặc biệt, và đấu nối kiểu Y và Z phải phù hợp với mục đích ca chúng.

Kim tra sự phù hợp với các yêu cầu trong 23.1 và 23.2 bằng cách xem xét và bằng cách đặt lực kéo 5 N vào đấu nối ngay trước khi thực hiện thử nghiệm của 14.1

23.3  Đầu nối, không phải loại có đấu nối kiểu Y hoặc Z phải được cố định sao cho khi phương tiện kẹp được xiết chặt hoặc nới lỏng, đầu nối không được lỏng ra, dây dẫn bên trong không phải chịu ứng suất, và chiều dài đường rò và khe hở không khí không được giảm xuống thấp hơn các giá trị quy định trong Điều 26.

23.4  Đầu nối, không phải loại có đấu nối kiểu Y hoặc Z phải được thiết kế sao cho chúng kẹp ruột dẫn giữa các bề mặt kim loại với áp lực tiếp xúc đủ, và không làm hỏng ruột dẫn.

Kiểm tra sự phù hợp với các yêu cầu trong 23.3 và 23.4 bằng cách xem xét và bằng phép đo sau khi xiết chặt và nới lỏng 10 lần ruột dẫn có tiết diện lớn nhất ứng với khả năng ni danh định ca đầu nối, và mômen đặt vào phải bằng hai phần ba của mômen quy định trong Điều 25.

Việc giữ chặt bằng hợp chất gắn mà không có phương tiện kẹp khác không được coi là đủ. Tuy nhiên, Chất dẻo tự cứng có thể được sử dụng để giữ chắc đầu nối nào không phải chịu xoắn trong sử dụng bình thường.

23.5  Các đầu nối để nối với dây dẫn cố định, và các đầu nối có đu ni kiểu X phải nằm gần với các đầu nối liên kết của chúng có các cực tính khác nhau và đầu nối nối đất bảo vệ, nếu có.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

23.6  Các khối đầu nối và thiết bị tương tự không được tiếp cận được mà không có sự hỗ trợ của dụng cụ, ngay cả khi không tiếp cận được các bộ phận mang điện nguy hiểm.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng cách thực hiện thử nghiệm bằng tay.

23.7  Đầu nối và các đầu cuối của máy biến áp có đấu nối kiểu X phải được bố trí hoặc che chắn sao cho, nếu có sợi bện của dây dẫn từ ruột dẫn bện bị tuột ra khi lắp các ruột dẫn, không được có rủi ro đấu nối ngẫu nhiên giữa các bộ phận mang điện và bộ phận dẫn tiếp cận được, và trong trường hợp máy biến áp cấp II, giữa các bộ phận mang điện và bộ phận dẫn được phân cách với bộ phận dẫn tiếp cận được chỉ bằng cách điện phụ.

23.8  Đầu nối không có tấm ép phải có tối thiểu hai vít kẹp nếu dòng điện lớn hơn 25 A.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

23.9  Các vít đầu nối, không phải loại vít ca đầu nối để đấu nối các ruột dẫn nối đất bảo vệ không được trở nên tiếp xúc với các bộ phận dẫn tiếp cận được bất kỳ. Đối với máy biến áp cấp II, chúng cũng không được chạm tới các bộ phận dẫn bất kỳ được cách ly với các bộ phận dẫn tiếp cận được chỉ bằng cách điện chính hoặc cách điện phụ khi vít bị nới lỏng hết mức có thể.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét trong thử nghiệm của 23.2.

24  Quy định đối với nối đất bảo vệ

24.1  Các bộ phận dẫn tiếp cận được của máy biến áp cấp I mà có thể tr nên mang điện khi có sự cố cách điện phải được nối vĩnh viễn và tin cậy với đầu nối đất bảo vệ trong máy biến áp.

Máy biến áp cp II không được có phương tiện cho nối đất bảo vệ máy biến áp trừ khi dùng cho mục đích chức năng.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

CHÚ THÍCH: Nếu các bộ phận dẫn tiếp cận được được phân cách với các bộ phận mang điện nguy hiểm bi màn chắn dẫn điện nối với đầu nối đất bảo vệ, hoặc nếu chúng được phân cách với các bộ phận mang điện nguy hiểm bi cách điện kép hoặc cách điện tăng cường, thì với mục đích của tiêu chuẩn này, chúng không được coi là có nhiều khả năng mang điện khi có sự cố cách điện.

24.2  Đầu nối đất bảo vệ để nối với đi dây cố định, và đầu nối đất bảo vệ vi đấu nối kiểu X phải phù hợp với các yêu cầu của Điều 23. Phương tiện kẹp của chúng phải được giữ đủ tránh nới lỏng ngẫu nhiên và không được có khả năng nới lỏng chúng mà không sử dụng dụng cụ.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét, bằng thử nghiệm bằng tay và bằng các thử nghiệm của Điều 23.

CHÚ THÍCH: Một số đầu nối đặc biệt là kiểu trụ có thể đòi hỏi các chi tiết quan trọng ví dụ một bộ phận đủ đàn hồi không có khả năng tháo một cách không chủ ý.

24.3  Tất cả các bộ phận của đầu nối đất bảo vệ phải sao cho không có rủi ro ăn mòn do tiếp xúc giữa các bộ phận này và đồng của ruột dẫn nối đất bảo vệ, hoặc kim loại khác bất kỳ tiếp xúc với các bộ phận này.

Nếu thân của đầu nối đất bảo vệ là một phần của khung hoặc vỏ bằng nhôm hoặc hợp kim nhôm, phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh rủi ro ăn mòn do tiếp xúc giữa đồng và nhôm hoặc hợp kim nhôm.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

Nếu thân của đầu nối đất bảo vệ phải bằng đồng thau hoặc kim loại khác khả năng chịu ăn mòn kém hơn, trừ khi nó là một phần của khung hoặc vỏ kim loại, trong trường hợp này, vít hoặc đai ốc phải là đồng thau hoặc kim loại khác có khả năng chịu ăn mòn tương đương.

24.4  Đấu nối giữa đầu nối đất bảo vệ và các bộ phận đòi hi được nối với thêm vào phải có điện tr thấp.

Kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm sau.

Dòng điện lấy từ nguồn xoay chiều, có điện áp không tải không lớn hơn 12 V và bằng 1,5 lần dòng điện vào danh định hoặc 25 A, chọn giá trị lớn hơn, đặt trong 1 min giữa đầu nối đất bảo vệ và lần lượt từng phần dẫn tiếp cận được.

CHÚ THÍCH: Dòng điện vào danh định được xác định là thương số giữa công suất ra danh định và điện áp nguồn danh định, hoặc đối với máy biển áp nhiều pha, bằng  lần điện áp nguồn danh định, n là số pha.

Đo điện áp rơi giữa đầu nối đất bo vệ và phần dẫn tiếp cận được và tính toán điện trở từ dòng điện và điện áp rơi này.

Trong mọi trường hợp, điện tr không được vượt quá 0,1 Ω.

Trong trường hợp có nghi ngờ, sau 1 min, thử nghiệm phải được thực hiện cho đến khi thiết lập các điều kiện ổn định.

CHÚ THÍCH 2: Cần thận trọng để đảm bảo rằng điện trở tiếp xúc giữa điểm đầu của đầu đo và phần dẫn cần thử nghiệm không ảnh hưng đến các kết quả th nghiệm.

CHÚ THÍCH 3: Điện tr của cáp hoặc dây nguồn mềm của nguồn cung cấp, nếu được sử dụng để thuận tiện cho thử nghiệm, không được tính đến trong phép đo điện trở.

CHÚ THÍCH 4: Lõi của máy biến áp IP00 được coi là không tiếp cận được.

24.5  Đối với các máy biến áp cp I có cáp hoặc dây nguồn mềm bên ngoài, bố trí đầu nối, hoặc chiều dài ruột dẫn giữa cơ cấu chặn dây và các đầu nối, phải sao cho ruột dẫn mang dòng được kéo căng trước ruột dẫn nối đất bảo vệ nếu dây nguồn bị kéo ra khỏi cơ cấu chặn dây.

25  Vít và các mối nối

25.1  Mối nối bắt vít, mối nối điện hoặc mối nối không phải điện, phải chịu được các ứng sut cơ xảy ra trong sử dụng bình thường.

Các vít truyền áp lực tiếp xúc, và các vít có nhiều khả năng bị xiết bởi người sử dụng và có đường kính danh nghĩa nhỏ hơn 2,8 mm phải vít vào kim loại.

Các vít không được bằng kim loại mềm có nhiều khả năng bị dão ví dụ như thiếc hoặc nhôm.

Các vít làm bằng vật liệu cách điện không được sử dụng cho đu nối điện bt kỳ.

Các vít không được bằng vật liệu cách điện nếu việc thay thế chúng bằng vít kim loại gây ảnh hưởng xấu đến cách điện chính giữa mạch đầu vào và mạch đầu ra, cách điện phụ hoặc cách điện tăng cường, và các vít có thể được tháo ra khi thay dây nguồn cũng không được bằng vật liệu cách điện nếu việc thay chúng bằng vít kim loại gây ảnh hưng xấu đến cách điện chính.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và, đối với các vít và và đai ốc truyền lực ép tiếp điểm hoặc có nhiều khả năng bị xiết bởi người sử dụng thì kiểm tra sự phù hợp bằng th nghiệm sau.

Vít hoặc đai ốc được xiết và nới lỏng:

- 10 lần đối với vít có ren bằng vật liệu cách điện, và

- 5 lần đối với đai ốc và các vít khác.

Vít bắt vào ren bằng vật liệu cách điện được vặn ra hoàn toàn và vặn lại sau mỗi lần.

Khi thử nghiệm vít và đai ốc của đầu nối, cáp hoặc dây nguồn mềm có tiết diện lớn nhất được quy định trong Bảng 16 được đặt vào đầu nối và được đặt lại trước mỗi lần xiết.

Thử nghiệm được thực hiện bằng tuốcnơvít thử nghiệm thích hợp, chìa vặn hoặc chìa khóa, đặt mômen như thể hiện trong Bảng 18, cột thích hợp phải như sau:

a) đối với các vít kim loại không có mũ vít, nếu vít được xiết không nhô ra khỏi lỗ ………………I

b) đối với các vít kim loại khác và đối với đai ốc ………………………………………………………II

c) đối với các vít bằng vật liệu cách điện:

- có mũ vít hình lục giác với kích thước qua các phần phẳng vượt quá đường kính ren tổng, hoặc

- với mũ vít hình trụ và có khe dùng cho chìa khóa, khe có kích thước ngang qua các phần phẳng không nhỏ hơn 0,83 lần đường kính ren tổng, hoặc

- với ren có khe hoặc các khe cắt nhau, chiều dài của chúng không được vượt quá 1,5 lần đường kính ren tổng ……………………………………………………………………………………II

d) đối với các vít bằng vật liệu cách điện khác ……………………………………………………..III

Bảng 18 - Mômen cần đặt vào vít hoặc các đấu nối

Đường kính danh nghĩa của vít

mm

Mômen

nm

I

II

III

Đến và bằng 2,8

0,2

0,4

0,4

Lớn hơn 2,8 đến và bằng 3,0

0,25

0,5

0,5

Lớn hơn 3,0 đến và bằng 3,2

0,3

0,6

0,6

Lớn hơn 3,2 đến và bằng 3,6

0,4

0,8

0,6

Lớn hơn 3,6 đến và bằng 4,1

0,7

1,2

0,6

Lớn hơn 4,1 đến và bằng 4,7

0,8

1,8

0,9

Lớn hơn 4,7 đến và bằng 5,3

0,8

2,0

1,0

Lớn hơn 5,3 đến và bằng 6,0

-

2,5

1,25

Ruột dẫn được rút ra và luồn lại mỗi lần nới lỏng cơ cấu xiết.

Trong quá trình thử nghiệm, không được xảy ra hư hại ảnh hưng đến sử dụng sau này của các mối nối bắt vít.

CHÚ THÍCH: Vít hoặc đai ốc có nhiều khả năng được xiết bi người sử dụng kể cả vít được thiết kế để thao tác khi thay dây nguồn có đấu nối kiểu X.

Lưỡi của tuốcnơvít thử nghiệm phải vừa với đu của vít cn thử nghiệm. Các vít và đai ốc cần được xiết chặt không giật.

25.2  Vít bắt vào ren bằng vật liệu cách điện phải có chiều dài gài vào tối thiểu 3 mm cộng với một phần ba đường kính vít danh nghĩa hoặc 8 mm, chọn giá trị nhỏ hơn.

Phải đảm bảo việc đưa vít vào đúng lỗ vít hoặc đai ốc.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và thực hiện thử nghiệm trong 25.1, và mômen đặt vào phải tăng đến 1,2 lần mômen quy định.

Yêu cầu về việc bắt vít đúng được đáp ứng nếu ngăn ngừa được việc bắt vít này xiên (ví dụ bằng cách dẫn hướng cho vít sử dụng bộ phận cố định, bằng hốc trong ren cái hoặc bằng cách sử dụng vít với ren dẫn hướng được lấy ra).

25.3  Các mối nối điện phải được thiết kế sao cho áp lực tiếp điểm không truyền qua vật liệu cách điện không phải bằng gốm hoặc mica tinh khiết, ngoài ra vật liệu cách điện đáp ứng các th nghiệm theo 14.3, trừ khi có đủ độ đàn hồi trong các phần kim loại bù cho phần co ngót hoặc biến dạng bất kỳ có thể có của vật liệu cách điện.

25.4  Các vít tạo ren (vít bắt vào các tấm kim loại) không được sử dụng để nối các bộ phận mang dòng, trừ khi chúng kẹp các bộ phận tiếp xúc trực tiếp với nhau, và có phương tiện hãm thích hợp.

Vít cắt ren (vít tự taro) không được sử dụng để nối các bộ phận mang dòng trừ khi chúng tạo ra dạng ren đầy đủ như máy tạo ren tiêu chuẩn. Tuy nhiên, các vít này không được không được sử dụng nếu chúng có nhiều khả năng được thao tác bởi người s dụng hoặc người lắp đặt trừ khi ren được hình thành trên một đoạn vật liệu có được từ trước bằng cách dập nóng.

Vít cắt ren và vít tạo ren, khi được sử dụng để cung cấp nối đất bảo vệ liên tục phải sao cho nó không cần tác động đến đấu nối trong sử dụng bình thường, và tối thiểu hai vít được sử dụng cho mỗi đấu nối.

Kiểm tra sự phù hợp với các yêu cầu của 25.3 và 25.4 bằng cách xem xét.

25.5  Vít tạo ra các đu nối cơ khí giữa các bộ phận khác nhau của máy biến áp phải được giữ không bị nới lỏng nếu đấu nối mang dòng hoặc tạo thành một phần của mạch nối đất bảo vệ.

Đinh tán được sử dụng cho các đấu ni mang dòng phải được giữ không bị nới lỏng nếu các đấu nối này phải chịu xoắn trong sử dụng bình thường.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng cách thực hiện thử nghiệm sau.

CHÚ THÍCH 1: Vòng đệm lò xo và chi tiết tương tự có thể tạo ra hãm thỏa đáng.

CHÚ THÍCH 2: Đối với đinh tán, thân đinh không tròn hoặc rãnh khía thích hợp có thể là đủ.

CHÚ THÍCH 3: Hợp chất gắn chy mềm do nhiệt ch tạo ra hãm thỏa đáng đối với các đấu nối bằng vít không chịu xoắn trong sử dụng bình thường.

25.6  Vòng đệm phải phù hp với thử nghiệm sau:

Vòng đệm được bắt vít không được lắp với thanh kim loại hình trụ có đường kính bằng số nguyên milimét gần nhất nhỏ hơn đường kính bên trong của vòng bít. Khi đó vòng đệm được xiết chặt bằng chìa vặn thích hợp, và lực xiết được th hiện trong Bảng 19 phải được đặt vào chìa vặn trong 1 min điểm 250 mm tính từ trục của vòng đệm.

Bảng 19 - Thử nghiệm xoắn trên vòng đệm

Đường kính thanh kim loại

Lực

Vòng đệm kim loại

Vòng đệm bằng vật liệu đúc

mm

N

N

Đến và bằng 14

25

15

Lớn hơn 14 đến và bằng 20

30

20

Lớn hơn 20

40

30

Sau thử nghiệm, máy biến áp và vòng đệm không được cho thấy hư hại.

26  Chiều dài đường rò, khe hở không khí và khoảng cách qua cách điện

26.1  Quy định chung

Chiều dài đường rò (CR), khe h không khí (CL) và khoảng cách qua cách điện không được nhỏ hơn các giá trị thể hiện trong Bảng 20, Bảng 21 và Bảng 22 liên quan đối với vật liệu cách điện liên quan (xem IEC 60664-1).

Kiểm tra sự phù hợp bằng phép đo trong 26.2 và 26.3.

CHÚ THÍCH 1: Bảng 20, Bảng 21 và Bảng 22 chỉ áp dụng cho các tần số đến và bằng 30 kHz.

Đo chiều dài đường rò và khe h không khí, bằng cách sử dụng cáp và dây nguồn để nối với đi dây cố định và cáp và dây nguồn dùng cho đu nối kiểu X có các ruột dẫn cỡ lớn nhất và nhỏ nhất tương ứng với khả năng nối danh định của đầu nối. Đối với đấu nối kiểu X có dây nguồn đặc biệt, kiểu Y và kiểu Z, sử dụng cáp và dây nguồn như được giao.

Trong trường hợp sử dụng các lớp băng có răng cưa, giá trị chiều dài đường rò và khe hở không khí được xác định với giá thiết lớp răng cưa trùng nhau.

CHÚ THÍCH 2: Các đường kính thể hiện một số ví dụ về phương pháp đo chiều dài đường rò và khe h không khí được cho trong Phụ lục A.

CHÚ THÍCH 3: Sơ đồ thể hiện một số ví dụ về điểm đo chiều dài đường rò và khe hở không khí được cho trong Phụ lục P.

CHÚ THÍCH 4: Chi tiết về các th nghiệm cần thiết để xác định khoảng phân cách ca nhóm vật liệu được cho trong Phụ lục G.

Các giá trị s dụng cho bảng mạch in trong đó hỏng có thể gây ra nguy hiểm theo nghĩa của tiêu chuẩn này phải bằng các giá trị chưa giảm dùng cho các bộ phận mang điện như trong Bảng 20 và Bảng 21, ngoài ra bảng mạch in phù hợp với các yêu cầu của IEC 60664-3.

Nếu nhiễm bẩn dẫn đến độ dẫn điện duy trì và cao, ví dụ, gây ra bởi bụi dẫn, mưa hoặc tuyến, chiều dài đường rò và khe hở không khí, như cho trước đối với nhiễm bẩn độ 3, phải được tăng thêm với khe h không khí nhỏ nhất là 1,6 mm và giá trị X trong Phụ lục A là 4,0 mm.

26.2  Chiều dài đường rò và khe hở không khí

26.2.1  Quy định chung

Các giá trị chiều dài đường rò và khe hở không khí được thể hiện trong Bảng 20 và Bảng 21.

26.2.2  Dây quấn được bọc băng

Đối với các dây qun được bọc bằng băng liên kết dính chặt vào các mặt bích của khuôn cuộn dây, các giá trị tuyến rò được coi là nằm dọc theo bề mặt liên kết của băng. Các giá trị giảm là các giá trị được quy định đối với nhiễm bẩn độ 1 (P1) với điều kiện:

- tất cả các vật liệu cách điện được phân loại theo IEC 60085 và IEC 60216 (tất cả các phần);

- đáp ứng th nghiệm điện môi điện áp xung trong 6.1.2.2.1 ca IEC 60664-1:2007;

- đáp ứng thử nghiệm A của 26.2.4.

CHÚ THÍCH: Giải thích việc ứng dụng 6.1.2.2.1 của IEC 60664-1:2007 được cho trong Phụ lục R.

Không yêu cầu các giá trị của khe h không khí.

26.2.3  Các bộ phận cách điện không gắn kín

Trong trường hợp sử dụng tấm chắn cách điện là một vách ngăn lắp vào mà không được gắn kín thì chiều dài đường rò và khe hở không khí được đo qua khớp nối. Nếu khớp nối bị phủ bởi băng theo IEC 60454 (tt cả các phần) thì yêu cầu một lớp băng trên mỗi phía của vách để giảm rủi ro băng bị gập lên trong quá trình sản xuất.

Vật liệu được sử dụng phải được phân loại theo IEC 60085 và IEC 60216 (tất cả các phần).

Không áp dụng các giá trị quy định dùng cho nhiễm bẩn độ 1 (P1).

26.2.4  Các bộ phận cách điện có gắn kín

Đối với các máy biến áp có các bộ phận cách điện được gắn kín với nhau, không yêu cầu chiều dài đường rò và khe hở không khí tối thiểu xuyên qua khớp nối. Chỉ áp dụng các giá trị đối với khoảng cách qua cách điện (DTI). Trong trường hợp này, phải đáp ứng thêm thử nghiệm độ bền điện môi điện áp xung của 6.1.2.2.1 trong IEC 60664-1:2007.

CHÚ THÍCH: Giải thích việc ứng dụng 6.1.2.2.1 ca IEC 60664-1:2007 được cho trong Phụ lục R.

Vật liệu được sử dụng phải được phân loại theo IEC 60085 và IEC 60216 (tất cả các phần).

Để kiểm tra xem các bộ phận này có được chất gắn hoặc chắt keo đủ không, thực hiện các thử nghiệm dưới đây khi thích hợp:

Thử nghiệm A

Ba mẫu được chuẩn bị đặc biệt với sợi dây của dây quấn được thay bằng sợi dây không bọc cách điện mà không yêu cầu ngâm tẩm hoặc bọc. Dây quấn phải có kết cấu sao cho không có phóng điện bề mặt có thể có nào giữa các dây quấn đầu vào và dây quấn đầu ra ngoại trừ tại các mối ghép gắn kín cần thử nghiệm.

Mẫu phải cho chịu 10 lần trình tự chu kỳ nhiệt độ như sau:

68 h ở nhiệt độ dây quấn cao nhất ± 2 °C được đo trong s dụng bình thường cộng với 10 K với giá trị nhỏ nhất là 85 °C;

1 h (25 ± 2) °C;

2 h (0 ± 2) °C;

1 h ở (25 ± 2) °C.

Sau đo hai trong ba mẫu phải chịu xử lý ẩm của 17.2 (xử lý 48 h) và thử nghiệm độ bền điện môi liên quan của 18.3 nhưng với điện áp thử nghiệm được nhân với 1,35.

Một trong ba mẫu phải cho chịu thử nghiệm độ bền điện môi liên quan trong 18.3 ngay sau giai đoạn cuối cùng ở nhiệt độ cao nhất trong thử nghiệm chu kỳ nhiệt, nhưng với điện áp thử nghiệm được nhân với 1,35.

CHÚ THÍCH: Điện áp thử nghiệm đặt vào mẫu đối với các bộ phận được gắn kín cao hơn điện áp thử nghiệm bình thường để đảm bảo rằng phóng điện đánh thủng xảy ra nếu các bề mặt không được gắn kín với nhau.

26.2.5  Bộ phận được bọc kín (ví dụ bằng cách ngâm tẩm hoặc đúc kín)

26.2.5.1  Đối với máy biến áp có các bộ phận được bọc kín hoặc gắn kín khí chống sự thâm nhập của bụi và hơi ẩm, và đáp ứng các thử nghiệm dưới đây, thì chiều dài đường rò nhỏ nhất yêu cầu có thể là các giá trị được giảm như quy định đối với nhiễm bẩn độ 1 (P1). Trong trường hợp này, cũng phải đáp ứng th nghiệm điện môi điện áp xung của 6.1.2.2.1 trong IEC 60664-1:2007.

CHÚ THÍCH: Giải thích việc ứng dụng 6.1.2.2.1 của IEC 60664-1:2007 được cho trong Phụ lục R.

Không yêu cầu các giá trị khe h không khí.

Vật liệu được s dụng phải được phân loại theo IEC 60085 và IEC 60216 (tt cả các phần).

Để kiểm tra xem các bộ phận này có được ngâm tẩm hoặc đúc kín đủ không, thực hiện các thử nghiệm dưới đây khi thích hợp:

Th nghiệm B

Để thử nghiệm việc đúc kín hoặc ngâm tẩm, sử dụng ba mẫu được chuẩn bị như sau. Đối với các thành phần chịu ngâm tẩm hoặc đúc kín, độ tin cậy của khớp nối được kiểm tra bằng cách cho các mẫu chịu thử nghiệm cường độ điện môi chỉ đặt trực tiếp lên khớp nối.

Mu phải cho chịu 10 lần trình tự chu kỳ nhiệt độ như sau:

68 h nhiệt độ dây quấn cao nhất ± 2 °C được đo trong sử dụng bình thường cộng với 10 K với giá trị nhỏ nhất là 85 °C;

1 h ở (25 ± 2) °C;

2 h ở (0 ± 2) °C;

1 h ở (25 ± 2) °C.

Trong mỗi thử nghiệm chu kỳ nhiệt, điện áp thử nghiệm 500 V hoặc điện áp làm việc, chọn giá trị lớn hơn, 50 Hz hoặc 60 Hz phải được đặt vào các mẫu giữa các dây quấn nơi áp dụng các giá trị giảm.

Sau đo hai trong ba mẫu phải chịu xử lý ẩm của 17.2 (xử lý 48 h) và thử nghiệm độ bền điện môi liên quan của 18.3 nhưng với điện áp thử nghiệm được nhân với 1,25.

Một trong ba mẫu phải cho chịu thử nghiệm độ bền điện môi liên quan trong 18.3 ngay sau giai đoạn cuối cùng ở nhiệt độ cao nhất trong thử nghiệm chu kỳ nhiệt, nhưng với điện áp thử nghiệm được nhân với 1,25.

26.2.5.2  Đối với máy biến áp có các bộ phận được bọc hoặc gắn kín khí chống sự thâm nhập ca bụi hoặc hơi ẩm, và đáp ứng các thử nghiệm dưới đây, thì không yêu cầu chiều dài đường rò và khe hở không khí nhỏ nhất. Chỉ áp dụng các giá trị đối với khoảng cách qua cáp điện (DTI). Trong trường hợp này, cũng phải đáp ứng thử nghiệm điện môi điện áp xung của 6.1.2.2.1 trong IEC 60664-1:2007.

CHÚ THÍCH: Giải thích việc ứng dụng 6.1.2.2.1 ca IEC 60664-1:2007 được cho trong Phụ lục R.

Để kiểm tra xem các bộ phận này có được ngâm tẩm hoặc đúc kín đủ không, thực hiện các thử nghiệm dưới đây khi thích hợp:

Thử nghiệm C

Để thử nghiệm việc đúc kín hoặc ngâm tẩm, phải sử dụng ba mẫu thử.

Đối với các thành phần mà hợp chất cách điện tạo thành cách điện rắn giữa các bộ phận dẫn điện, phải thử nghiệm các thành phần hoàn chỉnh. Không được có vết nứt hoặc lỗ trống trong các hợp chất cách điện.

Mu phải cho chịu 10 lần trình tự chu kỳ nhiệt độ như sau:

68 h nhiệt độ dây quấn cao nhất ± 2 °C được đo trong sử dụng bình thường cộng với 10 K với giá trị nhỏ nht là 85 °C;

1 h(25 ± 2) °C;

2 h (0 ± 2) °C;

1 h ở (25 ± 2) °C.

Trong mỗi thử nghiệm chu kỳ nhiệt, điện áp thử nghiệm 500 V hoặc điện áp làm việc, chọn giá trị lớn hơn, ở 50 Hz hoặc 60 Hz phải được đặt vào các mẫu giữa các dây quấn nơi áp dụng các giá trị giảm.

Sau đó hai trong ba mẫu phải chịu xử lý ẩm của 17.2 (xử lý 48 h) và thử nghiệm độ bền điện môi liên quan ca 18.3 nhưng với điện áp thử nghiệm được nhân với 1,35.

Một trong ba mẫu phải cho chịu th nghiệm độ bền điện môi liên quan trong 18.3 ngay sau giai đoạn cuối cùng nhiệt độ cao nhất trong thử nghiệm chu kỳ nhiệt, nhưng với điện áp thử nghiệm được nhân với 1,35.

26.3  Khoảng cách qua cách điện

26.3.1  Khoảng cách qua cách điện (DTI) được yêu cầu chỉ với cách điện phụ, cách điện kép hoặc cách điện tăng cường như thể hiện trong Bng 22.

Cách điện phải đáp ứng phân loại vật liệu như cho trong IEC 60085 và IEC 60216 (tất cả các phần) hoặc thử nghiệm 14.3.

CHÚ THÍCH: Vật liệu được coi là có độ bền cơ và khả năng chịu lão hóa đủ nếu đáp ứng thử nghiệm 14.3.

Các yêu cầu liên quan đến khoảng cách qua cách điện (DTI) không ngụ ý là khoảng cách quy định chỉ xuyên qua cách điện rắn hoặc cách điện tấm mỏng. Khoảng cách này là chiều dày của cách điện rắn hoặc cách điện tm mỏng cộng với chiều dài đường rò quy định.

26.3.2  Trường hợp cách điện rắn, các giá trị yêu cầu được quy định trong Bảng 22. Đối với các vật liệu được phân loại theo IEC 60085 và IEC 60216 (tất cả các phần), có thể sử dụng khoảng cách xuyên qua cách điện được nhân với 0,4 với giá trị nhỏ nhất là 0,2 mm đối với cách điện tăng cường và 0,1 mm đối với cách điện phụ dùng cho điện áp làm việc lớn hơn 25 V nếu đáp ứng thử nghiệm 14.3.

26.3.3  Trong trường hợp cách điện có kết cấu dạng tấm vật liệu cách điện mỏng, cách điện phải sao cho ở vị trí bất kỳ, tối thiểu có số lớp cần thiết và DTI như sau:

- nếu các lớp không tách ra được (được gắn keo với nhau):

• yêu cầu 3 lớp;

• toàn bộ tám tổ hợp phải đáp ứng thử nghiệm cuốn trên trục của 26.3.4 với lực kéo là (150 ± 10) N;

• các giá trị yêu cầu đối với DTI của các lớp mỏng trong Bảng 22;

- nếu các lớp có thể tách ra được:

• yêu cầu 2 lớp; đối với các lớp có răng cưa tách rời, yêu cầu một lớp bổ sung (băng có răng cưa) cộng với một lớp không có răng cưa (ví dụ chất gắn);

• từng lớp phải đáp ứng thử nghiệm cuốn trên trục của 26.3.4 với lực kéo là (50 ± 5) N;

• các giá trị yêu cầu đối với DTI của các lớp mỏng trong Bảng 22;

- nếu các lớp có thể tách ra được (một cách lựa chọn khác):

• yêu cầu tối thiểu 3 lớp; đối với các lớp có răng cưa tách rời, yêu cầu một lớp bổ sung (băng răng cưa) cộng với một lớp không có răng cưa (ví dụ chất gắn);

• hai phần ba số lớp phải đáp ứng thử nghiệm cuốn trên trục của 26.3.4 với lực kéo là (100 ± 5) N;

• các giá trị yêu cầu đối với DTI của các lớp mỏng trong Bảng 22.

Yêu cầu các lớp bổ sung trong trường hợp sử dụng các lớp có răng cưa vì giả thiết là các lớp răng cưa khác nhau có thể trùng nhau.

Đối với các vật liệu được phân loại theo IEC 60085 và IEC 60216 (tất cả các phần), không có yêu cầu đối với khoảng cách qua cách điện nếu đáp ứng th nghiệm 14.3.

Các giá trị yêu cầu của Bảng 22 đối với các lớp mỏng phải được sử dụng như sau:

- đi với máy biến áp có công suất ra danh định lớn hơn 100 VA, áp dụng giá trị đối với các lớp mỏng;

- đi với máy biến áp có công suất ra danh định bằng 25 VA đến và bằng 100 kVA, cho phép giảm giá trị đối với các lớp mỏng xuống còn hai phần ba giá trị của nó;

- đi với máy biến áp có công suất ra danh định nhỏ hơn 25 VA, cho phép giảm giá trị đối với các lớp mng xuống còn một phần ba giá trị của nó.

26.3.4  Đối với thử nghiệm cuốn trên trục, nhà chế tạo phải cung cấp ba mẫu thử nghiệm riêng rẽ của các tấm mỏng có chiều rộng (70 ± 0,5) mm.

Thử nghiệm phải được thực hiện bằng cách cố định các mẫu là các tấm mỏng lên trục bằng theo mạ niken hoặc đồng có bề mặt nhẵn như thể hiện trên Hình 13.

Lá kim loại (nhôm hoặc đồng) dày 0,035 ± 0,005 mm phải được đặt sát với bề mặt của mẫu và chịu lực kéo (1 ± 0,1) N. Lá kim loại phải được đặt sao cho các đường biên của lá cách các đường biên của mẫu 20 mm, và khi trục nằm ở vị trí cuối cùng của nó, lá kim loại sẽ che phủ các mép mà mẫu dựa lên tối thiểu 10 mm.

Mẫu được giữ đúng vị trí tại đầu tự do bằng cơ cu kẹp thích hợp và cho chịu:

- lực kéo (150 ± 10) N đối với mẫu gồm một vài lớp không tách rời nhau;

- lực kéo (100 ± 5) N đối với mẫu gồm hai phần ba số lớp tách rời nhau (có hoặc không có răng cưa); và

- lực kéo (50 ± 5) N đối với mẫu gồm một lớp (có hoặc không có răng cưa).

Trục phải được quay chậm tiến và lùi 3 lần một góc 230° nhưng không giật. Nếu mẫu bị đứt tại chỗ cơ cấu kẹp trong quá trình quay thì thử nghiệm phải đưc lặp lại. Nếu một hoặc nhiều mẫu đứt chỗ khác bất kỳ thì th nghiệm không đạt. Trong khi trục vị trí cuối cùng của nó, trong vòng 1 min sau khi đạt đến vị trí cuối cùng này, điện áp thử nghiệm độ bền điện môi phải được đặt vào trong 1 min như mô tả trong 18.3 giữa trục và lá kim loại như sau:

- điện áp thử nghiệm tối thiểu là 5 kV hoặc điện áp thử nghiệm áp dụng được trong 18.3 nhân với 1,35 lần đối với mẫu gồm một vài lớp có thể phân tách (tối thiểu 3 lớp), chọn giá trị nào lớn hơn;

- điện áp th nghiệm tối thiểu là 5 kV hoặc điện áp thử nghiệm áp dụng được trong 18.3 nhân với 1,25 đối với mẫu gồm 2/3 số lưng lớp với tối thiểu là 3 lớp có thể phân tách, chn giá tr nào lớn hơn;

- điện áp thử nghiệm tối thiểu là 5 kV hoặc điện áp thử nghiệm áp dụng được trong 18.3 nhân với 1,25 đối với mẫu là một lớp gồm hai lớp có thể phân tách, chọn giá trị nào lớn hơn;

Không được có phóng điện bề mặt hoặc phóng điện đánh thủng xảy ra trong thử nghiệm, và bỏ qua hiệu ng vầng quang và hiện tượng tương tự.

Hình 13 - Bố trí thử nghiệm để kiểm tra khả năng chịu cơ của vật liệu cách điện trong các lớp dạng tấm mỏng

Bảng 20 - Khe hở không khí, tính bằng milimét

Cấp quá điện áp

Cách điện của phần dẫn điện

Độ nhiễm bẩn

Điện áp làm việc (V)

25

50

100

150

300

600

1 000

OVC I

Cách điện chính

P1

-

-

-

-

-

-

P2

0,2

0,2

0,2

0,5

1,5

3,0

P3

0,8

0,8

0,8

0,8

1,5

3,0

Cách điện phụ

P1

-

-

-

-

-

-

P2

0,2

0,2

0,2

0,5

1,5

3,0

P3

0,8

0,8

0,8

0,8

1,5

3,0

Cách điện kép hoặc cách điện tăng cường

P1

-

-

-

-

-

-

P2

0,2

0,2

0,5

1,5

3,0

5,5

P3

0,8

0,8

0,8

1,5

3,0

5,5

OVC II

Cách điện chính

P1

-

-

-

-

-

-

P2

0,2

0,2

0,5

1,5

3,0

5,5

P3

0,8

0,8

0,8

1,5

3,0

5,5

Cách điện phụ

P1

-

-

-

-

-

-

P2

0,2

0,2

0,5

1,5

3,0

5,5

P3

08

0,8

0,8

1,5

3,0

5,5

Cách điện kép hoặc cách điện tăng cường

P1

-

-

-

-

-

-

P2

0,2

0,5

1,5

3,0

5,5

8,0

P3

0,8

0,8

1,5

3,0

5,5

8,0

OVC III

Cách điện chính

P1

-

-

-

-

-

-

P2

0,2

0,5

1,5

3,0

5,5

8,0

P3

0,8

0 8

1,5

3,0

5,5

8,0

Cách điện phụ

P1

-

-

-

-

-

-

P2

0,2

0,5

1,5

3,0

5,5

8,0

P3

0,8

0,8

1,5

3,0

5,5

8,0

Cách điện kép hoặc cách điện tăng cường

P1

-

-

-

-

-

-

P2

0,5

1,5

3,0

5,5

8,0

14,0

P3

0,8

1,5

3,0

5,5

8,0

14,0

OVC IV

Cách điện chính

P1

-

-

-

-

-

-

P2

0,5

1,5

3,0

5,5

8,0

14,0

P3

0,8

1,5

3,0

5,5

8,0

14,0

Cách điện phụ

P1

-

-

-

-

-

-

P2

0,5

1,5

3,0

5,5

8,0

14,0

P3

0,8

1,5

3,0

5,5

8,0

14,0

Cách điện kép hoặc cách điện tăng cường

P1

-

-

-

-

-

-

P2

1,5

3,0

5,5

8,0

14,0

25,0

P3

1,5

3,0

5,5

8,0

14,0

25,0

Đối với cách điện chức năng không yêu cầu khe h không khí.

Không được nội suy các giá trị của khe h không khí giữa các giá trị trong bảng.

Không yêu cu các giá trị khe hở không khí đối với các điện áp làm việc nhỏ hơn 25 V xoay chiều hoặc 60 V một chiều vì thử nghiệm độ bền điện môi của Bảng 14 được coi là đ.

Các giá trị này không áp dụng

- bên trong từng cuộn dây hoặc giữa các nhóm cuộn dây được thiết kế để nối cố định với nhau, với điều kiện đầu cuối của cuộn dây được nối với nhau có cùng một điện thế.

- trường hợp điện áp làm việc không vượt quá 300 V và dây quấn cuộn dây tối thiểu phù hợp với cấp 1 của IEC 60317 (tất cả các phần), nếu chỉ các cuộn dây được thiết kế để nối nối tiếp hoặc song song (ví dụ điện áp vào là 115/230 V).

Đối với cách điện giữa các mạch SELV và các mạch điện liền kề không phải SELV hoặc PELV, cách điện phải đáp ứng các yêu cầu của cách điện kép hoặc cách điện tăng cường (theo 19.1).

CHÚ THÍCH 1: Khi chữ số được thay bằng dấu gạch ngang trong cột ca bảng thì nó có nghĩa là không yêu cầu giá trị.

CHÚ THÍCH 2: P1 = nhiễm bẩn độ 1; P2 = nhiễm bẩn độ 2; P3 = nhiễm bẩn độ 3.

CHÚ THÍCH 3: Các giá trị tối thiểu đối với khe hở không khí trong bảng này áp dụng trong không khí đến 2 000 m cao hơn mực nước biển. Đối với các giá trị cao hơn, sử dụng IEC 60664-1:2007 Bảng A.2.

Bảng 21 - Chiều dài đường rò, tính bằng milimét

Nhóm vật liệu (giá trị CTI)

Cách điện của phần dẫn điện

Độ nhiễm bn

Điện áp làm việc (V)

25

50

100

150

300

600

1 000

I (CTI600)

Cách điện chính

P1

0,18

0,25

0,3

0,7

1,7

3,2

P2

0,6

0,7

0,8

1,5

3,0

5,5

P3

1,5

1,8

2,0

3,9

7,7

12,5

Cách điện phụ

P1

0,18

0,25

0,3

0,7

1,7

3,2

P2

0,6

0,7

0,8

1,5

3,0

5,5

P3

1,5

1,8

2,0

3,9

7,7

12,5

Cách điện kép hoặc cách điện tăng cường

P1

0,25

0,4

0,7

1,7

4,0

7,5

P2

0,7

1,0

1,6

3,0

6,0

10,0

P3

1,8

2,5

4,2

7,7

16,0

25,0

II (400 CTI < 600)

Cách điện chính

P1

0,18

0,25

0,3

0,7

1,7

3,2

P2

0,9

1,0

1,1

2,1

4,3

7,1

P3

1,7

2,0

2,2

4,2

8,6

14,0

Cách điện phụ

P1

0,18

0,25

0,3

0,7

1,7

3,2

P2

0,9

1,0

1,1

2,1

4,3

7,1

P3

1,7

2,0

2,2

4,2

8,6

14,0

Cách điện kép hoặc cách điện tăng cường

P1

0,25

0,4

0,7

1,7

4,0

7,5

P2

1,0

1,4

2,0

4,3

8,6

14,0

P3

2,0

2,8

4,2

8,6

17,2

28,0

IIIa (175 CTI < 400)

Cách điện chính

P1

0,18

0,25

0,3

0,7

1,7

3,2

P2

1,2

1,4

1,6

3,0

6,0

10,0

P3

1,9

2,2

2,5

4,7

9,5

16,0

Cách điện phụ

P1

0,18

0,25

0,3

0,7

1,7

3,2

P2

1,2

1,4

1,6

3,0

6,0

10,0

P3

1,9

2,2

2,5

4,7

9,5

16,0

Cách điện kép hoặc cách điện tăng cường

P1

0,25

0,4

0,7

1,7

4,0

7,5

P2

1,4

2,0

3,0

6,0

12,0

20,0

P3

2,2

3,0

4,7

9,5

19,2

32,0

IIIb (100 CTI < 175)

Cách điện chính

P1

0,18

0,25

0,3

0,7

1,7

3,2

P2

1,2

1,4

1,6

3,0

6,0

10,0

P3

1,9

2,2

2,5

4,7

9,5

16,0

Cách điện phụ

P1

0,18

0,25

0,3

0,7

1,7

3,2

P2

1,2

1,4

1,6

3,0

6,0

10,0

P3

1,9

2,2

2,5

4,7

9,5

16,0

Cách điện kép hoặc cách điện tăng cường

P1

0,36

0,5

0,7

1,7

4,0

7,5

P2

2,4

2,8

3,2

6,0

12,0

20,0

P3

3,8

4,4

5,0

9,5

19,2

32,0

Đối với cách điện chức năng không yêu cầu chiều dài đường rò.

Các giá trị chiều dài đường rò ứng các điện áp làm việc trung gian có thể có được bằng cách nội suy.

Không yêu cầu các giá trị chiều dài đường rò đối với các điện áp làm việc nhỏ hơn 25 V xoay chiu hoặc 60 V một chiều vì thử nghiệm độ bền điện môi của Bảng 14 được coi là đủ.

Các giá trị này không áp dụng

- bên trong từng cuộn dây hoặc giữa các nhóm cuộn dây được thiết kế để nối cố định với nhau, với điều kiện đầu cuối của cuộn dây được nối với nhau có cùng một điện thế.

- trường hợp điện áp làm việc không vượt quá 300 V và dây quấn cuộn dây tối thiểu phù hợp với cấp 1 ca IEC 60317 (tất cả các phần), nếu ch các cuộn dây được thiết kế để nối nối tiếp hoặc song song (ví dụ điện áp vào là 115/230 V).

Đối với cách điện giữa các mạch SELV và các mạch điện liền kề không phải SELV hoặc PELV, cách điện phải đáp ứng các yêu cầu của cách điện kép hoặc cách điện tăng cường (theo 19.1).

CHÚ THÍCH 1: Khi chữ số được thay bằng dấu gạch ngang trong cột của bảng thì nó có nghĩa là không yêu cầu giá trị.

CHÚ THÍCH 2: P1 = nhiễm bẩn độ 1; P2 = nhiễm bẩn độ 2; P3 = nhiễm bẩn độ 3.

Chiều dài đường rò không được nhỏ hơn khe h không khí.

Vật liệu nhóm IIIb (100 CTI < 175) không được khuyến cáo đối với ứng dụng trong nhiễm bẩn độ 3 trên 630 V. Giải thích việc xác định ch số phóng điện tương đối (CTI) được định nghĩa trong IEC 60112 và được cho trong Phụ lục G.

Bảng 22 - Khoảng cách qua cách điện tính bằng mm

Cách điện của phần dẫn điện

Điện áp làm việc (V)

25

50

100

150

300

600

1 000

Cách điện chính

Một lớp

-

-

-

-

-

-

Nhiều lớp mỏng

-

-

-

-

-

-

Cách điện phụ

Một lớp

0,1

0,15

0,25

0,5

0,75

1,0

Nhiều lớp mỏng

0,05

0,05

0,08

0,15

0,2

0,25

Cách điện kép hoặc cách điện tăng cường

Một lớp

0,2

0,3

0,5

1,0

1,5

2,0

Nhiều lớp mỏng

0,1

0,1

0,15

0,3

0,4

0,5

Đối với cách điện chức năng không yêu cầu khoảng cách qua cách điện (DTI).

Các giá trị khoảng cách qua cách điện (DTI) ứng các điện áp làm việc trung gian có thể có được bằng cách nội suy.

Không yêu cầu các giá trị khoảng cách qua cách điện đối với các điện áp làm việc nhỏ hơn 25 V xoay chiều hoặc 60 V một chiều vì thử nghiệm độ bền điện môi của Bảng 14 được coi là đủ.

Các giá trị này không áp dụng

- bên trong từng cuộn dây hoặc giữa các nhóm cuộn dây được thiết kế để nối cố định với nhau, với điều kiện đầu cuối của cuộn dây được nối với nhau có cùng một điện thế.

- trường hợp điện áp làm việc không vượt quá 300 V và dây quấn cuộn dây tối thiểu phù hợp với cấp 1 của IEC 60317 (tất cả cảc phần), nếu chỉ các cuộn dây được thiết kế để nối nối tiếp hoặc song song (ví dụ điện áp vào là 115/230 V).

Đối với cách điện giữa các mạch SELV và các mạch điện liền kề không phải SELV hoặc PELV, cách điện phải đáp ứng các yêu cầu ca cách điện kép hoặc cách điện tăng cường (theo 19.1).

CHÚ THÍCH 1: Khi chữ số được thay bằng dấu gạch ngang trong cột của bảng thì nó có nghĩa là không yêu cầu giá trị.

Khi yêu cầu cách điện kép giữa cuộn dây đầu vào và cuộn dây đầu ra, tổng chiều dày qua cách điện phải được đo trực tiếp hoặc qua các phần kim loại, ngoại trừ các dây dẫn có cách điện (xem 19.12).

CHÚ THÍCH 2: Trường hợp đánh thủng vật lý của cách điện chính hoặc cách điện phụ, chiều dày ca cách điện được cộng vào khe hở không khí.

Cho phép giảm các giá trị này trong trường hợp các lớp khác nhau theo 26.3.3.

Bảng 23 - Chiều dài đường rò và khe hở không khí giữa các đầu nối dùng cho đấu nối ngoài

 

Giá tr dòng đin [A]

Điện áp làm việc (V)

25

50

100

150

300

600

1 000

Chiều dài đường rò và khe hở không khí giữa các đầu nối hoặc đấu nối của cáp và dây nguồn bên ngoài không kể giữa các đầu nối có ren dùng cho đầu vào và đầu ra

6

 

 

 

 

 

 

> 6 và 16

 

 

 

 

 

 

> 6 và 16

 

 

 

 

 

 

CHÚ THÍCH 1: Các giá trị khoảng cách qua cách điện (DTI) ứng các điện áp làm việc trung gian có thể có được bằng cách nội suy.

CHÚ THÍCH 2: Không yêu cầu các giá trị khoảng cách qua cách điện đối với các điện áp làm việc nhỏ hơn 25 V xoay chiều hoặc 60 V một chiều vì th nghiệm độ bền điện môi của Bảng 14 được coi là đ. Các giá trị này không áp dụng

- bên trong từng cuộn dây hoặc giữa các nhóm cuộn dây được thiết kế để nối cố định với nhau, với điều kiện đầu cuối của cuộn dây được nối với nhau có cùng một điện thế.

- trường hợp điện áp làm việc không vượt quá 300 V và dây quấn cuộn dây tối thiểu phù hợp với cấp 1 của IEC 60317 (tất cả cảc phần), nếu chỉ các cuộn dây được thiết kế để nối nối tiếp hoặc song song (ví dụ điện áp vào là 115/230 V).

Đối với cách điện giữa các mạch SELV và các mạch điện liền kề không phải SELV hoặc PELV, cách điện phải đáp ứng các yêu cầu ca cách điện kép hoặc cách điện tăng cường (theo 19.1).

26.3.5  Đối với máy biến áp có dây dẫn FIW, yêu cầu thử nghiệm sau:

Để thử nghiệm cuộn dây FIW máy biến áp hoàn chỉnh, phải sử dụng ba mẫu. Các mẫu phải cho chịu 10 lần trình tự chu kỳ nhiệt độ như sau:

68 h nhiệt độ dây quấn cao nhất ± 2 °C được đo trong sử dụng bình thường cộng với 10 K với giá trị nhỏ nhất là 85 °C;

1 h (25 ± 2) °C;

2 h ở (0 ± 2) °C;

1 h ở (25 ± 2) °C.

Trong mỗi thử nghiệm chu kỳ nhiệt, điện áp thử nghiệm 500 V hoặc điện áp làm việc, chọn giá trị lớn hơn, ở 50 Hz hoặc 60 Hz phải được đặt vào mẫu giữa các cuộn dây nơi áp dụng các giá trị giảm thấp.

Sau đó hai trong ba mẫu phải chịu xử lý ẩm của 17.2 (xử lý 48 h) và thử nghiệm độ bền điện môi liên quan của 18.3.

Một trong ba mẫu phải cho chịu thử nghiệm độ bền điện môi liên quan trong 18.3 ngay sau giai đoạn cuối cùng ở nhiệt độ cao nhất trong th nghiệm chu kỳ nhiệt.

Thử nghiệm phóng điện cục bộ phải được thực hiện vào cuối thử nghiệm chu kỳ nhiệt độ phòng bình thường như thực hiện trong 18.3.1.

CHÚ THÍCH: Giá trị nhỏ nhất phụ thuộc vào độ tăng của đường kính ở nhiệt độ 180 °C. Các giá trị điện áp là đúng cho tất cả các đường kính cp FIW. Mu phải chịu thử nghiệm độ bền điện môi trong tối thiểu 60 s.

Các giá trị độ bền điện áp cho phép đối với các kích thước FIW khác với giá trị xác định trong Bảng 24 được tính toán theo công thức sau:

Us = (do - dCu) × Ub × 0,85 × 103

trong đó

do  đường kính tổng nhỏ nhất (mm);

dCu  đường kính ruột dẫn danh nghĩa (đường kính phần đồng) (mm);

Ub  điện áp đánh thng đặc trưng nhỏ nhất (V/μm);

Us  điện áp độ bền điện môi cho phép đối với FIW (V) (trong thời gian 60 s).

 

Bảng 24 - Các giá trị sợi dây FIW có đường kính tổng nhỏ nhất và điện áp thử nghiệm nhỏ nhất theo độ tăng lớp men tng

Đường kính sợi dây danh nghĩa

dCU [mm]

Điện áp đánh thng nhỏ nhất a

Ub [Vm]

Đường kính FIW tổng nhỏ nht do [mm]

Điện áp thử nghiệm độ bền điện môi nhỏ nhất đối với cách điện chính hoặc tăng cường ở đường kính tổng U[V] (60s)

FIW cấp 3

FIW cấp 4

FIW cp 5

FIW cp 6

FIW cấp 7

FIW cấp 8

FIW cấp 9

FIW cấp 3

FIW cấp 4

FIW cấp 5

FIW cấp 6

FIW cấp 7

FIW cấp 8

FIW cấp 9

0.04

56

0,055

0,059

0,070

0,080

0,090

0,100

 

714

904

1 428

1 904

2 380

2 856

 

0.045

56

0,062

0,067

0,079

0,090

0,101

0,112

 

809

1 047

1 618

2 142

2 666

3 189

 

0.05

56

0,067

0,073

0,084

0,095

0,106

0,117

 

809

1 095

1 618

2 142

2 666

3 189

 

0.056

56

0,075

0,082

0,093

0,105

0,117

0,129

 

904

1 238

1 761

2 332

2 904

3 475

 

0.063

56

0,084

0,090

0,103

0,116

0,129

0,142

 

1 000

1 285

1 904

2 523

3 142

3 760

 

0.071

56

0,092

0,098

0,111

0,124

0,137

0,150

0,163

1 000

1 285

1 904

2 523

3 142

3 760

4 379

0.08

56

0,102

0,109

0,123

0,137

0,151

0,165

0,179

1 047

1 380

2 047

2 713

3 380

4 046

4 712

0.09

56

0,114

0,121

0,135

0,149

0,163

0,177

0,191

1 142

1 475

2 142

2 808

3 475

4 141

4 808

0.1

56

0,126

0,133

0,149

0,165

0,181

0,197

0,213

1 238

1 571

2 332

3 094

3 856

4 617

5 379

0.112

53

0,140

0,148

0,165

0,182

0,199

0,216

0,233

1 261

1 622

2 388

3 154

3 919

4 685

5 451

0.125

53

0,155

0,164

0,182

0,200

0,218

0,236

0,254

1 352

1 757

2 568

3 379

4 190

5 001

5 811

0.14

53

0,172

0,182

0,202

0,222

0,242

0,262

0,282

1 442

1 892

2 793

3 694

4 595

5 496

6 397

0.16

53

0,195

0,206

0,228

0,250

0,272

0,294

0,316

1 577

2 072

3 063

4 055

5 046

6 037

7 028

0.18

53

0,218

0,230

0,254

0,278

0,302

0,326

0,350

1 712

2 253

3 334

4 415

5 496

6 577

7 659

0.2

53

0,240

0,253

0,278

0,303

0,328

0,353

0,378

1 802

2 388

3 514

4 640

5 756

6 893

8 019

0.224

53

0,267

0,281

0,308

0,335

0,362

0,389

0,416

1 937

2 568

3 784

5 001

6 217

7 433

8 650

0.25

53

0,298

0,313

0,343

0,373

0,403

0,433

0,463

2 162

2 838

4 190

5 541

6 893

8 244

9 596

0.28

53

0,330

0,346

0,377

0,408

0,439

0,470

0,501

2 253

2 973

4 370

5 766

7 163

8 560

9 956

0.315

53

0,368

0,385

0,416

0,447

0,478

0,509

0,540

2 388

3 154

4 550

5 947

7 343

8 740

10 136

0.355

53

0.412

0,429

0,460

0,491

0,522

0,553

0,584

2 568

3 334

4 730

6 127

7 523

8 920

10 316

0.4

49

0,460

0,479

0,510

0,541

0,572

0,603

 

2 499

3 290

4 582

5 873

7 164

8 455

 

0.45

49

0,514

0,534

0,565

0,596

0,627

0,658

 

2 666

3 499

4 790

6 081

7 372

 

 

0.5

49

0,567

0,588

0,629

0,670

0,711

 

 

2 791

3 665

5 373

7 081

8 788

 

 

0.56

37

0,631

0,654

0,695

0,736

0,777

 

 

2 233

2 956

4 246

5 535

6 825

 

 

0.63

37

0,705

0,729

0,770

0,811

0,852

 

 

2 359

3 114

4 403

5 692

6 982

 

 

0.71

37

0,790

0,815

0,856

0,897

0,938

 

 

2 516

3 302

4 592

5 881

7 171

 

 

0.8

37

0,885

0,912

0,963

1,014

 

 

 

2 673

3 522

5 126

6 730

 

 

 

0.9

37

0,990

1,019

1,070

1,121

 

 

 

2 831

3 743

5 347

6 950

 

 

 

1

37

1,095

1,125

1,176

1,227

 

 

 

2 988

3 931

5 535

7 139

 

 

 

1.12

33

1,218

1,249

1,310

 

 

 

 

2 749

3 618

5 330

 

 

 

 

1.25

33

1,350

1,382

1,443

 

 

 

 

2 805

3 703

5 414

 

 

 

 

1.4

33

1,503

1,536

1,597

 

 

 

 

2 889

3 815

5 526

 

 

 

 

1.6

33

1,707

1,741

1,802

 

 

 

 

3 001

3 955

5 666

 

 

 

 

a  Giá trị theo Bảng 7 của IEC 60317-0-7:2012

 

27  Khả năng chịu nhiệt, cháy và phóng điện tạo vết

27.1  Quy định chung

Đối với các linh kiện đã được thử nghiệm trước đó theo các tiêu chuẩn liên quan, các yêu cầu và thử nghiệm có mức khắc nghiệt như các yêu cầu và thử nghiệm của tiêu chuẩn này, cho phép bỏ qua các thử nghiệm sau.

27.2  Khả năng chịu nhiệt

27.2.1  Quy định chung

Tất cả các bộ phận của máy biến áp được làm bằng vật liệu cách điện phải có khả năng chịu nhiệt.

Các thử nghiệm sau không áp dụng cho các bộ phận bằng cao su tự nhiên hoặc cao su tổng hợp mà phải thử nghiệm theo 19.9. Ngoài ra các thử nghiệm này không áp dụng cho các bộ phận bằng vật liệu gốm.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách cho các bộ phận làm bằng vật liệu cách điện chịu thử nghiệm ép viên bi theo 27.2.2 và 27.2.3 khi thích hợp bằng thiết bị thể hiện trên Hình 14.

Không thực hiện thử nghiệm với các cáp và bộ ni nhỏ có dòng điện danh định 3 A và điện áp danh định 24 V xoay chiều hoặc 60 V một chiều và công suất không lớn hơn 72 W.

Thử nghiệm phải được thực hiện trong tủ nhiệt nhiệt độ quy định dưới đây.

CHÚ THÍCH: Chi tiết về quy trình thử nghiệm ép viên bi được mô tả trong IEC 60695-10-2.

Bề mặt của bộ phận cần thử nghiệm phải được đặt ở vị trí nằm ngang và viên bi thép có đường kính (5 ± 0,05) mm phải ép lên bề mặt với một lực (20 ± 0,2) N.

Sau 1 h, viên bi được lấy ra khỏi mẫu, và mẫu được để nguội trong 10 s xuống xấp xỉ nhiệt độ môi trường bằng cách ngâm mẫu trong nước lạnh. Đường kính của vết lõm do viên bi gây ra được đo và không được lớn hơn 2 mm.

Kích thước tính bằng milimét

Hình 14 - Thiết bị ép viên bi

27.2.2  Bộ phận tiếp cận được từ bên ngoài

Các bộ phận tiếp cận được từ bên ngoài bằng vật liệu cách điện phải có khả năng chịu nhiệt.

Kim tra sự phù hợp bằng thử nghiệm sau.

Thử nghiệm được thực hiện ở nhiệt độ (70 ± 2) °C, hoặc nhiệt độ (T + 15 ± 2) °C trong đó T là nhiệt độ của phần liên quan trong thử nghiệm 14.1, chọn giá trị nào lớn hơn.

Nhiệt độ của phần liên quan phải được đo ở điểm nóng nhất, thường xảy ra bên trong vỏ bọc.

CHÚ THÍCH: Hằng s 15 °C là biên an toàn.

27.2.3  Các bộ phận bên trong

Các bộ phận bên trong bằng vật liệu cách điện giữ các bộ phận mang dòng đúng vị trí phải có khả năng chịu nhiệt.

Kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm sau.

Thử nghiệm phải được thực hiện nhiệt độ (125 ± 2) °C, hoặc ở nhiệt độ (T + 15 ± 2) °C trong đó T là nhiệt độ của phần liên quan trong thử nghiệm 14.1, chọn giá trị nào lớn hơn.

CHÚ THÍCH 1: Hằng số 15 °C là biên an toàn.

CHÚ THÍCH 2: Thử nghiệm không được thực hiện trên các bộ phận bằng vật liệu gốm hoặc thủy tinh.

27.3  Khả năng chịu nhiệt bất thường trong các điều kiện sự cố

27.3.1  Máy biến áp có bảo vệ IP20 hoặc tốt hơn, trong các điều kiện sự cố không được trở thành nguồn mồi cháy, và các điện giữa các cuộn dây không được gây ra phóng điện đánh thủng; ngoài ra, các bộ phận mang điện nguy hiểm không được tr nên tiếp cận được.

Kiểm tra sự phù hợp bằng các thử nghiệm trong 27.3.2 và 27.3.3. Thử nghiệm này không yêu cầu với máy biến áp hỏng một cách an toàn vì chúng đã được nêu trong 15.5.

Đối với thử nghiệm này, cần một hoặc hai mẫu bổ sung được chuẩn bị đặc biệt. Ngắn mạch trong các cuộn dây phải là dạng gắn liền hoặc có thể thực hiện bằng cách ngắn mạch dây dẫn được nối với (các) cuộn dây do nhà chế tạo cung cấp.

Nếu máy biến áp có cơ cấu bảo vệ nhiệt trong mạch đầu vào, ngắn mạch phải được đưa vào cuộn dây đầu ra và ngược lại.

Nếu máy biến áp có cơ cấu bảo vệ nhiệt trong c mạch đầu vào và mạch đầu ra, ngắn mạch phải được đưa vào từng cuộn dây trong hai mẫu riêng rẽ.

Ngắn mạch phải được thực hiện giữa của cuộn dây. Trường hợp nhiều hơn một cuộn dây, ngắn mạch phải được đưa vào cuộn dây cách xa cơ cấu điều khiển nhiệt nhất.

Phần trăm vòng dây bị ngắn mạch phải bằng điện áp ngắn mạch thể hiện bằng phần trăm của điện áp nguồn danh định. Mu bị ngắn mạch sau đo sẽ được kiểm tra như sau.

Máy biến áp chưa nạp tải phải được cấp nguồn 1,1 ln điện áp vào danh định ở nhiệt độ môi trường và công suất vào (W) đo được phải bằng giá trị công suất ra danh định với dung sai ± 20 %. Trong phép đo, không thực hiện điều chỉnh.

27.3.2  Máy biến áp di động phải được đặt trên giá đỡ là tấm gỗ dán sơn đen mờ như mô tả trong 14.1.1.

Máy biến áp tĩnh tại, không được thiết kế để lắp trong, phải được lắp ở vị trí bất lợi nhất trong sử dụng bình thường vào giá đỡ là tấm gỗ dán sơn đen mờ như mô tả trong 14.1.1. Khi vị trí sử dụng bất lợi nhất là thẳng đứng hoặc trên trần nhà thì máy biến áp tĩnh tại và giá đỡ được đặt ở tư thế này, ở cách một khoảng là (200 ± 5) mm phía trên tấm bảng gỗ thông trắng dày xấp xỉ 10 mm, được phủ một lớp giấy lụa.

Đối với thử nghiệm này, mạch điện đầu vào phải được bảo vệ bằng cầu chảy hoặc áptômát có dòng điện danh định bằng 10 lần dòng điện danh định của máy biến áp nhưng tối thiểu là 16 A.

Máy biến áp, với cơ cấu bo vệ của nó nếu có, phải được thử nghiệm như quy định nêu trên trong 15 ngày nhưng không tải. Kết quả phải là ngắt dứt khoát trong mạch điện. Nếu xảy ra ngắt dứt khoát sau thời gian này, cắt nguồn cung cấp.

Đối với máy biến áp có cơ cấu bảo vệ tự đặt lại, tất cả các cơ cấu bảo vệ phải được ngắn mạch.

Nếu cơ cấu bảo vệ là loại không tự đặt lại hoặc không thay được, nếu có, làm ngắt mạch điện thì nguồn phải được cắt và máy biến áp phải được để nguội trong 2 h. Sau đó cơ cấu bo vệ phải được đặt lại hoặc thay, và đóng nguồn cho đến khi cơ cấu ngắt mạch điện hoặc xảy ngắt mạch trong máy biến áp. Nếu không xảy ra ngắt mạch trong máy biến áp thì phải thực hiện 30 chu kỳ trong trường hợp cơ cấu bảo vệ là loại tự đặt lại hoặc 10 chu kỳ trong trường hợp cơ cấu là loại thay được. Mỗi chu kỳ gồm cấp nguồn cho máy biến áp cho đến khi cơ cấu bảo vệ ngắt mạch điện và giữ cắt nguồn trong 2 h.

Trong thử nghiệm, không được xảy ra ngọn lửa, và máy biến áp không được đóng vai trở là nguồn mồi cháy xung quanh. Nhiệt độ ca giá đỡ không được vượt quá 125 °C. Nếu máy biến áp tĩnh tại được đặt tư thế thẳng đứng hoặc trên trần nhà, tàn lửa rơi xuống, nếu có, không được mồi cháy giấy lụa hoặc làm cháy sém tấm gỗ thông.

27.3.3  Sau thử nghiệm của 27.3.2 và sau khi để nguội về nhiệt độ phòng, áp dụng như sau.

a) Máy biến áp xảy ra ngắt dứt khoát mạch điện đầu vào phải chịu được thử nghiệm độ bền điện môi, điện áp thử nghiệm là 35 % giá trị theo Bảng 14 của Điều 18.

b) Máy biến áp không xảy ra ngắt dứt khoát sau thử nghim chu kỳ phải chịu các điện áp thử nghiệm theo Bảng 14 của Điều 18.

Máy biến áp có cấp bảo vệ IP20 và tốt hơn không được để ngón tay thử nghiệm tiêu chuẩn chạm đến các bộ phận mang điện nguy hiểm khi không đặt vào một lực đáng kể. Trong trường hợp có nghi ngờ, việc chạm đến các bộ phận mang điện nguy hiểm được thể hiện bằng cơ cấu chỉ thị tiếp xúc điện, điện áp không nhỏ hơn 40 V. Nếu một mẫu không đạt thử nghiệm, toàn bộ thử nghiệm sẽ không đạt.

27.4  Khả năng chịu cháy

27.4.1  Quy định chung

Tất cả các bộ phận của máy biến áp làm bằng vật liệu cách điện phải chịu được mồi cháy và cháy lan ngọn lửa.

Yêu cầu này không áp dụng cho vật trang trí, nút bấm hoặc các bộ phận khác ít có khả năng bị mồi cháy hoặc chịu ngọn lửa cháy lan gây ra từ bên trong máy biến áp.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách cho các bộ phận bằng vật liệu cách điện chịu thử nghiệm sợi dây nóng đỏ quy định trong IEC 60695-2-10 và được sửa đổi trong Phụ lục E của tiêu chuẩn này.

Thử nghiệm phải được thực hiện trên máy biến áp hoàn chỉnh. Nếu không thể thực hiện điều này, phải sử dụng mẫu thích hợp của phần cần thử nghiệm.

Nếu cần, các phần ca vỏ bọc tháo rời được ra hoặc mẫu thích hợp có thể cắt ra để thực hiện thử nghiệm. Tuy nhiên, phải thận trọng để đảm bảo rằng các điều kiện thử nghiệm tiêu chuẩn không khác đáng kể các điều kiện xảy ra trong sử dụng bình thường, liên quan đến hình dạng, thông gió và các ảnh hưng của ứng suất nhiệt và của ngọn lửa có thể có, tàn lửa rơi xuống hoặc các vật nóng đỏ rơi gần mẫu.

Ngọn la bt kỳ hoặc vật nóng đỏ bất kỳ của mẫu phải dập tắt trong vòng 30 s sau khi rút sợi dây nóng đỏ. Cháy hoặc giọt nóng chảy, nếu có, không được gây mồi cháy giấy lụa, như quy định trong IEC 60695-2-10:2013 (ISO 4046-4:2016), trải nằm ngang một lớp bên dưới và cách mẫu (200 ± 5) mm.

Chỉ phải thử nghiệm một mẫu. Trường hợp các kết quả chưa thể kết luận, thử nghiệm được lặp lại trên hai mẫu bổ sung và cả hai đều phải đạt thử nghiệm này.

27.4.2  Các bộ phận tiếp cận được từ bên ngoài

Các bộ phận bên ngoài bằng vật liệu cách điện phải chịu được mồi cháy và ngọn lửa cháy lan.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách cho vỏ bọc và các bộ phận tiếp cận được từ bên ngoài khác chịu thử nghiệm sợi dây nóng đỏ có nhiệt độ sợi dây như sau:

- 650 °C đối với vỏ bọc;

- 650 °C đối với các phần giữ bộ phận mang dòng đúng vị trí và các đầu nối dùng cho các ruột dẫn bên ngoài mang dòng điện đến 0,2 A trong vận hành bình thường;

- 750 °C đối với các phần giữ các bộ phận mang điện đúng vị trí và các đầu nối dùng cho các ruột dẫn bên ngoài có đấu nối cố định (ví dụ bằng cách hàn) mang dòng điện lớn hơn 0,2 A trong vận hành bình thường;

- 850 °C đối với các phần giữ các bộ phận mang điện đúng vị trí và các đầu nối dùng cho ruột dẫn bên ngoài có đấu nối không cố định mang dòng điện lớn hơn 0,2 A trong vận hành bình thường.

Không yêu cầu thử nghiệm sợi dây nóng đ đối với các lá dạng tấm mỏng chiều dày đến 0,2 mm.

27.4.3  Các bộ phận bên trong

Các bộ phận bằng vật liệu cách điện giữ các bộ phận mang dòng đúng vị trí phải có khả năng chịu mồi cháy và ngọn lửa cháy lan.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách cho các bộ phận bằng vật liệu cách điện chịu thử nghiệm sợi dây nóng đỏ với nhiệt độ sợi dây như sau:

- 550 °C đối với các phần không giữ các bộ phận mang dòng đúng vị trí;

- 650 °C đối với các lõi cuộn dây;

- 650 °C đối với các phần giữ bộ phận mang dòng đúng vị trí và các đầu nối dùng cho các ruột dẫn bên ngoài mang dòng điện đến 0,2 A trong vận hành bình thường;

- 750 °C đối với các phần giữ các bộ phận mang điện đúng vị trí và các đầu nối dùng cho các ruột dẫn bên ngoài có đấu nối cố đnh (ví d bằng cách hàn) mang dòng đin lớn hơn 0,2 A trong vn hành bình thường;

- 850 °C đối vi các phần giữ các bộ phận mang điện đúng vị trí và các đầu nối dùng cho ruột dẫn bên ngoài có đấu nối không c định mang dòng điện lớn hơn 0,2 A trong vận hành bình thường.

Không yêu cầu thử nghiệm sợi dây nóng đỏ đối với các lá dạng tấm mỏng có chiều dày đến 0,2 mm.

27.5  Khả năng chịu phóng điện tạo vết

Đối với máy biến áp có cấp bảo vệ IP khác với IPX0, các phần cách điện giữ các bộ phận mang điện đúng vị trí phải có khả năng chịu phóng điện tạo vết tối thiểu ứng với vật liệu nhóm IIIb nếu chúng chịu nhiễm bẩn độ 3.

Vật liệu nhóm IIIb (100 CTI < 175) không được khuyến cáo cho các ứng dụng trong nhiễm bẩn độ 3 có điện áp lớn hơn 630 V.

Đối với vật liệu không phải gốm, kiểm tra sự phù hợp bằng các thử nghiệm trong Phụ lục G.

Không được xảy ra phóng điện bề mặt hoặc phóng điện đánh thủng trước khí có 50 giọt nóng chảy rơi xuống.

28  Khả năng chống gỉ

Các phần bằng sắt mà việc gỉ có làm cho máy biến áp trở nên không an toàn phải có đủ bảo vệ chống gỉ.

Yêu cầu này áp dụng cho các bề mặt bên ngoài ca các lõi sắt, trong trường hợp đó thì bảo vệ bằng lớp phủ vani được coi là đ.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và trong trường hợp có nghi ngờ bằng thử nghiệm sau.

Tất cả các mỡ phải được lấy đi khỏi các bộ phận cần thử nghiệm bằng cách ngâm trong dung dịch tricloetan trong 10 min. Sau đó các phần này đưc ngâm 10 min trong dung dịch 10 % amonium clorid trong nước nhiệt độ (20 ± 5) °C. Không làm khô, sau khi lắc để loại bỏ các giọt dung dịch bất kỳ, các bộ phận này phải đưc đặt 10 min trong hộp có chứa không khí bão hòa ẩm ở nhiệt độ (20 ± 5) °C.

Sau khi tất cả các bộ phận đã được để khô 10 min trong tủ nhiệt ở nhiệt độ (100 ± 5) °C, các bề mặt của chúng không được có dấu hiệu gỉ.

CHÚ THÍCH: Các vết gỉ trên mép sắc và các màng màu nâu vàng bất kỳ có thể lấy đi được bằng cách chà xát thì được bỏ qua.

 

Phụ lục A

(quy định)

Đo khe hở không khí và chiều dài đường rò

Chiều rộng X” ca các rãnh quy định trong Hình A.1 đến Hình A.8 áp dụng cho tất cả các ví dụ, là hàm của độ nhiễm bẩn như sau:

Bảng A.1 - Chiều rộng của rãnh phụ thuộc vào độ nhiễm bẩn

Độ nhiễm bẩn

Giá trị nhỏ nhất ca chiều rộng "X"

mm

1

0,25

2

1,0

3

1,5

CHÚ THÍCH: Nếu khe h không khí kết hợp nhỏ hơn 3 mm thì chiều rộng rãnh nhỏ nhất có thể giảm xuống một phần ba khoảng cách này.

Kích thước X, được quy định trong các ví dụ A.1 đến A.8 có giá trị nhỏ nhất phụ thuộc vào độ nhiễm bẩn theo Bảng A.1.

Phương pháp đo chiều dài đường rò và khe h không khí được thể hiện trong các hình từ Hình A.1 đến Hình A.8. Các trường hợp này là giống nhau giữa khe hở và rãnh hoặc giữa các loại cách điện.

Chấp nhận các giả thiết sau:

- góc bất kỳ được giả thiết bắc một cầu ni cách điện có chiều rộng bằng chiều rộng quy định X và được đặt ở vị trí bất lợi nht (xem Hình A.3);

- khi khoảng cách qua rãnh bằng chiều rộng quy định X hoặc lớn hơn, chiều dài đường rò được đo theo đường viền ca rãnh (xem Hình A.2);

- khe h không khí và chiều dài đường rò được đo giữa các phần có thể là giả thiết là có các vị trí khác nhau so với nhau, được đo khi các phần này nằm ở vị trí bất lợi nhất.

Diễn giải cho các ví dụ từ 1 đến 11:

  khe hở không khí

  chiều dài đường rò

 

Điều kiện: Đường rò ở đây bao gồm rãnh có các mặt song song hoặc rãnh có các mặt bên hẹp dần lại có độ sâu bất kỳ, với chiều rộng nhỏ hơn X mm.

Qui tắc: Chiều dài đường rò và khe hở được đo trực tiếp qua rãnh như đã ch ra.

Hình A.1 - Ví dụ 1

 

Điều kiện: Đường rò đây bao gồm rãnh có các mặt bên song song có độ sâu bất kỳ và có chiều rộng bằng hoặc lớn hơn X mm.

Qui tắc: Khe hở không khí là khoảng cách theo đường thẳng. Đường rò theo đường viền của rãnh.

Hình A.2 - Ví dụ 2

Điều kiện: Đường rò ở đây bao gồm rãnh có hình chữ V có góc bên trong nhỏ hơn 80° và chiều rộng lớn hơn X mm.

Qui tắc: Khe hở không khí là khoảng cách theo đường thẳng. Đường rò men theo đường viền của rãnh nhưng nối tắt ở đáy rãnh bởi cầu nối "X" mm.

Hình A.3 - Ví dụ 3

 

Điều kiện: Đường rò đây bao gồm đường gân.

Qui tắc: Khe hở không khí là đường thẳng ngắn nhất qua đỉnh của gân. Đường rò men theo đường viền của gân.

Hình A.4 - Ví dụ 4

 

Điều kiện: Đường rò đây bao gồm phần mối ghép không gắn kín có rãnh ở hai bên, chiều rộng mỗi rãnh nhỏ hơn X mm.

Qui tắc: Đường rò và khe hở đo theo đường thẳng như chỉ ra trên hình vẽ.

Hình A.5 - Ví dụ 5

 

Điều kiện: Đường rò ở đây bao gồm phần mối ghép không gắn kín, hai bên có rãnh, chiều rộng mỗi rãnh lớn hơn hoặc bằng X mm.

Qui tắc: Khe hở không khí là khoảng cách theo đường thẳng. Đường rò men theo đường viền của rãnh.

Hình A.6 - Ví dụ 6

 

Khe h giữa mũ vít và mặt bên của hốc đủ rộng để đưa vào tính toán.

Hình A.7 - Ví dụ 7

 

Khe hở giữa mũ vít và mặt bên của hốc quá hẹp, không xét đến.

Hình A.8 - Ví dụ 8

 

Phụ lục B

(quy định)

Thử nghiệm loạt máy biến áp

B.1  Quy định chung

Yêu cầu trong phụ lục này được thiết kế nhằm tạo thuận lợi cho việc thử nghiệm loạt máy biến áp.

Nếu cần thử nghiệm loạt máy biến áp thì số lượng mẫu cần thử có thể giảm xuống.

Máy biến áp có thể được xem là một loạt nếu:

a) chúng thuộc cùng một họ, điều này có nghĩa là chúng được được đề cập trong cùng một phần của bộ tiêu chuẩn IEC 61558-2;

b) chúng có cùng kết cu, có nghĩa là:

1) chúng có các lớp hoặc lõi từ cùng một dải mẫu giống nhau và làm từ cùng một vật liệu,

2) sử dụng cùng công nghệ quấn dây (ví dụ đồng tâm hoặc xen kẽ, cùng hệ thống cách điện, v.v.),

3) sử dụng cùng công nghệ lắp ráp (ví dụ kiểu h, kiểu kín, ngâm tẩm, bọc kín, v.v.),

4) sử dụng cùng kiểu bảo vệ chống quá tải (ví dụ cầu chảy, cơ cấu cắt theo nguyên lý nhiệt, v.v.),

c) chúng được thiết kế cho các nhiệt độ môi trường nhỏ nhất và lớn nht giống nhau.

Cho phép có những thay đổi trong các tham số dưới đây, với điều kiện là các máy biến áp phù hợp với các quy tắc nêu trên trong tất cả các khía cạnh:

- dải điện áp vào;

- dải điện áp ra;

- s lần điều chỉnh điện áp và/hoặc số cuộn dây;

- tần số nguồn trong dải tần số công bố;

- công suất danh định.

B.2  Yêu cầu

Số lượng mẫu cần thiết trong trường hợp thử nghiệm một loạt máy biến áp như xác định ở trên phải:

a) đối với các tham số 1) 2) và 3): tối thiểu hai mẫu nhưng không nhiều hơn bốn, được chọn để đảm bảo rằng chúng đại diện cho trường hợp bất lợi nhất trong họ máy biến áp cần thử nghiệm;

Các mẫu cần được chọn theo quy tắc sau:

- một mẫu có công suất danh định thp nhất, với các điện áp cao nhất và số lượng điều chỉnh điện áp thấp nhất;

- một mẫu có công suất danh định cao nhất, với các điện áp thp nhất và số lần điều chỉnh điện áp thấp nhất;

- một mẫu có công suất dạnh định thấp nhất, với số lần điều chỉnh điện áp cao nhất và chênh lệch điện - áp lớn nhất giữa các cuộn dây liền kề;

- một mẫu có công suất danh định trung bình, với các điện áp trung bình và số lần điều chỉnh điện áp trung bình;

- một mẫu có công suất danh định cao nhất, với các điện áp thấp nhất và số lần điều chỉnh điện áp cao nhất.

Khi chỉ chọn hai mẫu thì cần sử dụng hai lần lựa chọn đầu tiên.

b) đối với tham số 4): một mẫu có tần số nguồn thấp nhất và, trong trường hợp có nghi ngờ, một mẫu có tần số nguồn cao nhất trong dải;

Nếu có thể, mẫu có thể là mẫu thứ hai được chọn cho các tham số 1), 2) và 3).

c) đối với tham số 5): tối thiểu hai mẫu được lấy từ các đầu cực của dải.

Các mẫu cần được chọn theo quy tắc sau:

- một mẫu có công suất danh định nhỏ nhất, với chênh lệch phần trăm giữa giá trị dòng điện của máy biến áp và giá trị dòng điện của cơ cấu bảo vệ liên quan, nếu có, là lớn nhất;

- một mẫu có công sut danh định lớn nhất, với chênh lệch phần trăm giữa giá trị dòng điện của máy biến áp và giá trị dòng điện của cơ cấu bảo vệ liên quan, nếu có, là lớn nht;

- một mẫu đại diện cho điều kiện bất lợi nht của nhiệt độ ca cuộn dây và lõi;

- một mẫu đại diện cho điều kiện bất lợi nhất của độ tăng nhiệt của vỏ ngoài.

Để đảm bảo rằng trong trường hợp bất kỳ, đều đề cập đến trường hợp bất lợi nhất, nhà chế tạo phải công bố kiểu trong loạt máy biến áp có tổn hao lớn nhất trong điều kiện bình thường; kiểu này phải được chọn làm một trong các mẫu thử nghiệm.

Các điều kiện nêu trên có thể được đề cập đến bởi tối thiểu hai mẫu.

Số mẫu đối với mỗi thử nghiệm phải theo 5.2, ngoại trừ:

- thử nghiệm trong 14.3 khi chỉ cần hai mẫu trong tổng số ba mẫu đối với loạt máy biến áp, các mẫu được lấy là hai mẫu đầu tiên của tham số 5;

- thử nghiệm trong 15.5 khi chỉ cần hai mẫu trong tổng số ba mẫu đối với loạt máy biến áp, các mẫu được lấy là hai mẫu đầu tiên của tham số 5;

- thử nghiệm trong 16.4 khi chỉ cần tổng ba mẫu đối với loạt máy biến áp, chọn kiểu nặng nề nhất.

B.3  Kiểm tra kết cấu

Tối thiểu một mẫu trong mỗi cỡ các lớp hoặc lõi phải được cung cấp đối với khe h kết cấu, độ bền cơ, v.v.

Các mẫu yêu cầu trong B.3 phải bao gồm các mẫu được sử dụng trong B.2.

 

Phụ lục C

(để trống)

 

Phụ lục D

(để trống)

 

Phụ lục E

(quy định)

Thử nghiệm sợi dây nóng đỏ

E.1  Quy định chung

Thử nghiệm sợi dây nóng đỏ được thực hiện theo IEC 60695-2-10 và IEC 60695-2-11.

Đối với mục đích của tiêu chuẩn này, áp dụng các yêu cầu dưới đây có tham chiếu đến các điều liên quan của IEC 60695-2-11.

E.2  Độ khắc nghiệt

Áp dụng các yêu cầu trong 8.2 “Nhiệt độ thử nghiệm ca IEC 60695-2-11:2014, ngoại trừ nhiệt độ ca đầu sợi dây nóng đỏ được nêu trong 27.2.

E.3  Ổn định

Áp dụng các yêu cầu trong Điều 7 “n định của IEC 60695-2-11:2014, nhưng không yêu cầu ổn định trước.

E.4  Quy trình thử nghiệm

Áp dụng các yêu cầu của Điều 8, “Quy trình thử nghiệm” của IEC 60695-2-11:2014 với bổ sung dưới đây vào 8.1:

“Nếu có thể, đầu sợi dây nóng đỏ được đặt vào các bề mặt phẳng và không có rãnh, lỗ đột, hốc hẹp hoặc mép sắc”.

 

Phụ lục F

(quy định)

Yêu cầu đối với thiết bị đóng cắt thao tác bằng tay là một phần của cụm máy biến áp

F.1  Quy định chung

Các thử nghiệm trên thiết bị đóng cắt được tích hợp hoặc lắp trong máy biến áp được thực hiện theo IEC 61058-1 như nêu trong F.2 hoặc F.3.

Thiết bị đóng cắt thao tác bằng tay phải phù hợp với các yêu cầu của F.2 hoặc F.3.

F.2  Thiết bị đóng cắt được thử nghiệm như một linh kiện riêng rẽ

Thiết bị đóng cắt, được thử nghiệm như một linh kiện riêng rẽ, phải phù hợp với các yêu cầu và thử nghiệm của IEC 61058-1:2016, với sửa đổi như sau:

- 7.9: thiết bị đóng cắt phải thích hợp cho sử dụng trong trường hợp độ nhiễm bẩn liên quan;

- 7.11.3: thiết bị đóng cắt phải chịu được nhiệt độ sợi dây nóng đỏ 850 °C liên quan đến khả năng chịu nhiệt và chịu cháy.

Ngoài ra, đặc tính của thiết bị đóng cắt như mô tả trong IEC 61058-1:2016 phải thích hợp đối với chức năng của thiết bị đóng cắt trong các điều kiện làm việc bình thường liên quan đến:

a) Điều 6: thông số đặc trưng của thiết bị đóng cắt;

b) Phân loại thiết bị đóng cắt theo:

- 7.1: bản chất của nguồn;

- 7.2: loại tải cần kiểm soát bi thiết bị đóng cắt;

- 7.3: nhiệt độ không khí môi trường.

Nếu thiết bị đóng cắt cấp điện hoặc không cấp điện cho (các) ổ cắm trong mạch thứ cấp, dòng điện ra danh định và dòng điện đột biến đỉnh danh định của (các) ổ cắm trong bảng F.1 phải được tính đến như quy định trong F.3.3.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng phép đo theo quy định thử nghiệm của IEC 61058-1.

F.3  Thiết bị đóng cắt được thử nghiệm như một phần của máy biến áp

F.3.1  Thiết bị đóng cắt, được thử nghiệm như một phần của máy biến áp làm việc trong các điều kiện vận hành bình thường, phải đáp ứng các yêu cầu của F.3.2, F.3.3 và F.3.4.

F.3.2  Thiết bị đóng cắt phải chịu được mà không bị mài mòn quá mức hoặc các ảnh hưng có hại khác, các ứng suất điện, nhiệt và cơ xảy ra trong sử dụng bình thường, và phải có cơ cấu phù hợp với Điều 13 của IEC 61058-1:2016 đối với thiết bị đóng cắt.

Kiểm tra sự phù hợp theo Điều 13 của IEC 61058-1:2016 và bằng thử nghiệm độ bền sau:

Thiết bị đóng cắt chịu 10 000 chu kỳ thao tác với trình tự theo 17.1.2 của IEC 61058-1:2016, ngoại trừ thử nghiệm điện áp tăng cao ở tốc độ gia tốc quy định trong 17.5.1 của IEC 61058-1:2016, và trong các điều kiện về điện và nhiệt cho bi điều kiện vận hành bình thường của thiết bị.

Thử nghiệm được thực hiện trên ba mẫu, không được có mẫu nào không đạt.

F.3.3  Nếu thiết bị đóng cắt cấp điện hoặc không cấp điện cho (các) ổ cắm trong mạch thứ cấp, thử nghiệm độ bền được thực hiện với tải bổ sung được nối với (các) ổ cắm, tạo thành mạch điện thử nghiệm thể hiện trên Hình 8 của IEC 61058-1:2016, có tính đến Hình 10 của IEC 61058-1:2016.

Dòng điện danh định I của tải bổ sung phải tương ứng với ghi nhãn của (các) ở cắm (xem điểm d) của 8.1). Dòng điện đột biến đỉnh của tải bổ sung phải có giá trị như thể hiện trong Bảng F.1.

Bảng F.1 - Dòng điện đột biến đỉnh của các tải bổ sung

Dòng điện danh định I của (các) ổ cắm

A

Dòng diện đột biến đỉnh

A

I0,5

20

0,5 < I1,0

50

1,0 < I

100

Nếu (các) ổ cắm được ghi nhãn dòng điện có thể lấy ra, (các) giá trị này được chọn đối với dòng điện danh điện I của (các) ổ cắm.

Nếu (các) ổ cắm được ghi nhãn công suất có thể lấy ra, dòng điện danh định của (các) ổ cắm được tính từ (các) giá trị này.

Sau thử nghiệm, thiết bị đóng cắt không cho thấy hư hại theo nghĩa của tiêu chuẩn này. Cụ thể, vỏ bọc không được bị hư hại, không giảm chiều dài đường rò và khe hở không khí và không được nới lỏng các mối nối điện có cơ cấu cố định bằng cơ khí.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng các thử nghiệm quy định trong F.3.4 và F.3.5 tương ứng, theo thứ tự cho trước.

F.3.4  Thiết bị đóng cắt phải có kết cấu sao cho không đạt đến các nhiệt độ quá mức trong sử dụng bình thường. Vật liệu được sử dụng phải sao cho tính năng của thiết bị đóng cắt không bị ảnh hưng bất lợi bởi vận hành trong sử dụng bình thường trong của thiết bị. Cụ thể, vật liệu và thiết kế các tiếp điểm và đầu nối phải sao cho vận hành và tính năng của thiết bị đóng cắt không bị ảnh hưng bất lợi bởi ôxy hóa hoặc các hư hại khác.

Kiểm tra sự phù hợp ở vị trí ON trong các điều kiện vận hành bình thường và theo 16.4 e) và q) của IEC 61058-1:2016, có tính đến dòng điện danh định của (các) ổ cắm, nếu có, kể cả dòng điện đột biến đỉnh theo Điều F.3.

F.3.5  Thiết bị đóng cắt phải có đủ độ bền điện môi

Kiểm tra sự phù hợp bằng các thử nghiệm sau:

Thiết bị đóng cắt phải chịu được thử nghiệm độ bền điện môi như quy định trong 18.3, không chịu xử lý m trước, điện áp thử nghiệm được giảm còn 75 % điện áp thử nghiệm tương ứng quy định trong 18.3, nhưng không nhỏ hơn 500 V hiệu dụng (700 V đỉnh).

- Điện áp thử nghiệm được đặt vào vị trí “ON” giữa các bộ phận mang điện nguy hiểm và các phần dẫn tiếp cận được, và, ngoài ra giữa các cực trong trường hợp thiết bị đóng cắt nhiều cực.

- Điện áp thử nghiệm được đặt vào vị trí “OFF” giữa từng khe h tiếp điểm. Trong thử nghiệm này, điện trở và tụ điện song song với khe hở tiếp điểm có thể được ngắt ra.

 

Phụ lục G

(quy định)

Thử nghiệm phóng điện tạo vết

G.1  Quy định chung

Các thử nghiệm phóng điện tạo vết trên máy biến áp được thực hiện theo IEC 60112 như sau:

Đối với mục đích của tiêu chuẩn này, vật liệu được phân loại thành bốn nhóm bởi chỉ số phóng điện so sánh (CTI) như sau:

- vật liệu nhóm I             600 (CTI)

- vật liệu nhóm II            400 (CTI) < 600

- vật liệu nhóm IIIa 175 (CTI) < 400

- vật liệu nhóm IIIb 100 (CTI) < 175

Sự phân tách các nhóm vật liệu được xác định bằng sự phù hợp với thử nghiệm chỉ số phóng điện so sánh được thực hiện theo IEC 60112.

Thử nghiệm được thực hiện trên ba mẫu riêng rẽ hoặc trên ba mẫu được cắt ra từ thành phần liên quan, cần thận trọng để các điện cực là sạch, có hình dạng đúng và bố trí đúng trước khi bắt đầu mỗi thử nghiệm. Trong trường hp có nghi ngờ, thử nghiệm được lặp lại, nếu cần, trên mẫu mới.

Với mục đích của tiêu chuẩn này, áp dụng các điều dưới đáy có tham chiếu đến các điều liên quan trong IEC 60112.

G.2  Mu thử nghiệm

Áp dụng yêu cầu ca Điều 5 “Mu thử nghiệm” của IEC 60112:2003 ngoại trừ yêu cầu về chiều dày phải tối thiểu là 3 mm.

G.3  Thiết bị thử nghiệm

Áp dụng yêu cầu của Điều 7 “Thiết bị thử nghiệm” của IEC 60112:2003 nhưng phải sử dụng dung dịch thử nghiệm A như mô tả trong 7.3 của IEC 60112:2003.

G.4  Quy trình

Áp dụng yêu cầu của Điều 8 “Quy trình thử nghiệm cơ bản” của IEC 60112:2003 ngoài ra:

- đối với thử nghiệm CTI của Điều 11, áp dụng thêm chú thích 3 và đoạn cuối cùng của Điều 5;

- không áp dụng Điều 10.

 

Phụ lục H

(quy định)

Mạch điện tử

H.1  Quy định chung

Đối với máy biến áp có mạch điện tử, áp dụng các yêu cầu dưới đây bổ sung cho các yêu cầu trong Điều 5, Điều 15 và Điều 26.

Phụ lục này không yêu cầu đối với máy biến áp kết hợp.

H.2  Lưu ý chung đối với các thử nghiệm (bổ sung cho Điều 5)

H.2.1  Tất cả các điều của tiêu chuẩn này, khi được sửa đổi trong phụ lục này, và các phần của bộ tiêu chuẩn IEC 61558-2 đối với các máy biến áp cụ thể, đều áp dụng cho mạch điện tử.

H.2.2  Nên tránh sự tích lũy ứng suất gây ra do các thử nghiệm liên tiếp. Có thể cần thay các thành phần hoặc sử dụng các mẫu b sung.

Số lượng mẫu bổ sung cần được giữ ở mức tối thiểu bằng cách đánh giá các mạch liên quan.

H.3  Bảo vệ ngắn mạch và bảo vệ quá tải (bổ sung cho Điều 15)

H.3.1  Mạch điện tử phải có thiết kế và ứng dụng sao cho điều kiện sự cố sẽ không làm máy biến áp trở nên mất an toàn liên quan đến điện giật, nguy cơ cháy hoặc hoạt động sai nguy hiểm.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách đánh giá các điều kiện sự cố quy định trong H.3.3 đối với tất cả các mạch hoặc các phần của mạch điện, trừ khi chúng đã phù hợp với các điều kiện quy định trong H.3.2.

Nếu an toàn của máy biến áp trong điều kiện sự c bất kỳ phụ thuộc vào tác động của dây chảy thì thực hiện thử nghiệm H.3.4.

Trong và sau từng thử nghiệm, các nhiệt độ không được vượt quá các giá trị quy định trong Bảng 5 và máy biến áp phải phù hợp với các điều kiện quy định trong 15.1.

Nếu ruột dẫn của tấm mạch in trở nên hở mạch, máy biến áp được coi là chịu được thử nghiệm cụ thể, với điều kiện tất cả sau điều kiện dưới đây đều được đáp ứng:

- tấm mạch in phù hợp với các yêu cầu của FV1;

- các ruột dẫn bị ngắt không được bong ra quá 2 mm trên mỗi phía;

- việc ngắt xảy ra trong mạch công suất thấp như mô tả trong H.3.2, và ngoài ra điện áp khi ngắt không được vượt quá 50 V;

- máy biến áp phù hợp với các yêu cầu của điều này với các ruột dẫn bị ngắt được bắc cầu;

- không có ruột dẫn nào được bị lỏng ra trên đoạn chiều dài quá 5 mm;

- ruột dẫn bị bong hoặc lỏng bt kỳ không được làm giảm chiều dài đường rò và khe hở không khí giữa các phần mang điện nguy hiểm và các phần tiếp cận được xuống thp hơn các giá trị quy định trong Điều 26.

Trừ khi cần thay các thành phần sau thử nghiệm bất kỳ, thử nghiệm độ bền điện môi trong 18.3 chỉ cần thực hiện sau thử nghiệm cuối cùng trên mạch điện tử.

Nhìn chung, việc kiểm tra máy biến áp và sơ đồ mạch điện của nó sẽ phát hiện ra các điều kiện sự cố mà phải được mô phỏng sao cho thử nghiệm có thể được giới hạn những trường hợp có thể dự kiến là tạo ra kết quả bất lợi nhất.

H.3.2  Điều kiện sự cố a) đến f) quy định trong H.3.3 không áp dụng cho các mạch điện hoặc các phần của mạch điện trong trường hợp đáp ứng cả hai điều kiện dưới đây:

- mạch điện t là mạch công suất thấp như mô tả dưới đây;

- bảo vệ chống điện giật, nguy cơ cháy hoặc sử dụng sai nguy hiểm trong các phần khác của máy biến áp không dựa vào hoạt động đúng của mạch điện tử.

Mạch công suất thấp được xác định như sau (ví dụ được cho trên Hình H.1):

Máy biến áp được cho làm việc điện áp danh định và biến tr được điều chỉnh đến tr kháng lớn nhất, được nối giữa điểm cần nghiên cứu và cực đối diện của ngun cung cấp đến mạch điện tử.

Sau đó tr kháng được giảm cho đến khi công suất tiêu thụ bởi điện trở đạt đến giá trị lớn nhất. Điểm bất kỳ gần nguồn cung cấp tại đo công suất lớn nhất cung cấp cho điện trở này không được vượt quá 15 W khi kết thúc 5 s được gọi là điểm công suất thấp. Phần của mạch điện cách nguồn cung cấp xa hơn khoảng cách đến điểm công suất thấp được gọi là mạch công suất thấp.

Các phép đo được thực hiện chỉ trên một cực của nguồn cung cấp đến mạch điện tử, ưu tiên phép đo nào cho ít điểm công suất thấp nhất.

Khi xác định các điểm công sut thấp, nên bắt đầu với các điểm gần nguồn cung cấp.

CHÚ THÍCH: Công suất tiêu thụ bởi biến tr được đo bằng oát mét.

H.3.3  Các điều kiện sự cố dưới đây được xem xét và, nếu cần, áp dụng mỗi lần một lần. Cần xem xét các sự cố tạo ra.

a) Ngắn mạch của chiều dài đường rò và khe hở không khí giữa các phần mang điện có cực tính khác nhau, nếu khoảng cách này nhỏ hơn giá trị trong Điều 26.

b) H mạch ở các đầu nối của thành phn bt kỳ.

c) Ngắn mạch tụ điện, trừ khi chúng phù hợp với IEC 60384-14.

d) Ngắn mạch của hai đầu nối bất kỳ của linh kiện điện tử, không phải các mạch tích hợp. Điều kiện sự cố này không áp dụng giữa hai mạch điện của bộ ghép quang.

e) H mạch hoặc ngắn mạch bên trong mạch tích hợp. Trong trường hợp đó, các tình huống, nguy hiểm có thể có của máy biến áp được đánh giá để đảm bảo rằng an toàn không chỉ dựa vào hoạt động đúng ca các linh kiện này.

Tất cả các tín hiệu ra có thể có của mạch tích hợp được xem xét trong kết quả. Nếu có thể cho thấy rằng tín hiệu ra cụ thể ít có khả năng xảy ra thì không cần xem xét đến sự cố liên quan.

Vi xử lý được thử nghiệm như với các mạch tích hợp.

Các linh kiện bán dẫn như thyristor và triac phải chịu các điều kiện sự cố b) và d).

f) Ngoài ra, từng mạch điện công suất thấp được ngắn mạch bằng cách nối điểm công suất với cực của nguồn cung cấp từ đó thực hiện phép đo.

Đối với mô phỏng của các điều kiện sự cố, máy biến áp được cho làm việc ở điện áp nguồn bất kỳ từ 0,9 đến 1,1 lần điện áp nguồn danh định.

Trong trường hợp mô phỏng các điều kiện sự cố bất kỳ, thử nghiệm được tiếp tục cho đến khi thiết lập các điều kiện trạng thái ổn định.

Trong mỗi trường hợp, thử nghiệm được kết thúc nếu việc ngắt nguồn xảy ra trong máy biến áp.

Nếu máy biến áp có mạch điện tử hoạt động để đảm bảo sự phù hợp với Điều 15, thử nghiệm liên quan được lặp lại vi một sự cố duy nhất được mô phng, như chỉ ra trong a) đến e) nêu trên.

Điều kiện sự cố e) được đặt vào các linh kiện bao gói hoặc tương tự nếu mạch điện không thể được đánh giá bằng các phương pháp khác.

Điện trở có hệ số nhiệt độ dương (PTC) và điện trở có hệ số nhiệt độ âm (NTC) không được nối tắt nếu chúng được sử dụng trong quy định kỹ thuật do nhà chế tạo công bố.

H.3.4  Đối với điều kiện sự cố bất kỳ được quy định trong H.3.3, nếu an toàn của máy biến áp phụ thuộc vào tác động của dây chảy, thử nghiệm được lặp lại nhưng với dây chảy được thay bằng ampe mét.

Trường hợp có nghi ngờ, tr kháng lớn nhất của dây chảy phải được tính đến khi xác định dòng điện.

Đối với các dây chảy cỡ nhỏ phù hợp với IEC 60127-3, áp dụng như sau.

Nếu dòng điện được đo không vượt quá 2,1 lần dòng điện danh định của dây chảy, mạch điện không được coi là được bảo vệ đủ, và thử nghiệm được thực hiện với dây chảy được ngắn mạch.

Nếu dòng điện tối thiểu là 2,75 lần dòng điện danh định của dây chảy, mạch điện được coi là bảo vệ đủ.

Nếu dòng điện được đo vượt quá 2,1 lần dòng điện danh định của dây chảy, nhưng nhỏ hơn 2,75 lần dòng điện danh định, dây chảy được ngắn mạch và thử nghiệm được thực hiện:

- đối với các dây chảy tác động nhanh trong thời gian liên quan hoặc trong 30 min, chọn thời gian nào ngắn hơn;

- đối với các dây chảy có trễ thời gian, trong thời gian liên quan hoặc trong 2 min, chọn thời gian nào ngắn hơn.

Việc kiểm tra xem dây chảy có làm việc như một thiết bị bảo v dựa trên các đặc tính chảy quy định trong IEC 60127-3 cũng cho các thông tin cần thiết để tính tr kháng lớn nhất của dây chảy.

Đi với các cầu chy không phải loại phù hợp với IEC 60127-3, thử nghiệm được thực hiện như quy định trong các điều từ 15.3.2 đến 15.3.5.

H.4  Chiều dài đường rò, khe h không khí và khoảng cách qua cách điện (bổ sung cho Điều 26)

H.4.1  Đối với các bộ phận mang điện có cực tính khác nhau được phân cách chỉ bi cách điện chính, cho phép các chiều dài đường rò và khe hở không khí nhỏ hơn giá trị quy định trong Điều 26 với điều kiện đáp ứng các yêu cầu của Điều H.3 nếu lần lượt nối tắt chiều dài đường rò và khe h không khí.

Chiều dài đường rò và khe hở không khí trong bộ ghép quang không cần đo nếu cách điện riêng được gắn kín thích hợp, và nếu không khí được loại trừ giữa các lớp của vật liệu.

Nếu sử dụng các lớp phủ trên tấm mạch in để bảo vệ môi trường vi mô hoặc để cung cấp cách điện chính, áp dụng Phụ lục W. Áp dụng các chiều dài đường rò nhỏ hơn như yêu cầu trong Điều 4 của IEC 60664-3:2016 (bảo vệ Kiểu 1: giá trị P1; bảo vệ Kiểu 2: các khoảng cách đến cách điện).

Đối với các thử nghiệm chu kỳ với các máy biến áp đúc kín, xem 26.2.

H.4.2  Đối với bộ ghép quang, quy trình ổn định được thực hiện ở nhiệt độ cao hơn 50 K so với nhiệt độ lớn nhất đo được trên bề mặt của bộ ghép quang trong các thử nghiệm của Điều 14 hoặc Điều 15, bộ ghép quang được làm việc trong các điều kiện bất lợi nhất xảy ra trong các thử nghiệm này.

D là điểm xa nhất tính từ nguồn khi công suất lớn nhất được cấp cho tải bên ngoài vượt quá 15 W.

A và B là các điểm gần nhất với nguồn cung cấp khi công suất lớn nhất được cấp cho tải bên ngoài không vượt quá 15 W. Đây là các điểm công suất thấp.

Các điểm A và B được ngắn mạch riêng rẽ với C.

Các điều kiện sự cố từ a) đến e) quy định trong H.3.3 được đặt riêng rẽ đến Z1, Z2, Z3, Z6 và Z7.

Hình H.1 - Ví dụ về mạch điện tử có các điểm công suất thấp

 

Phụ lục I

(tham khảo)

Kích thước của các bộ nối có tiết diện chữ nhật của máy biến áp, kích thước cơ bản và phối hợp

Nếu kích thước A trong Bảng I.1 không lớn hơn 400 mm, kích thước của tiết diện mặt cắt chữ nhật tối thiểu phải là 50 % giá trị tiết diện đối với sợi dây của dây quấn hoặc lá kim loại.

Khi kích thước A trong Bảng I.1 lớn hơn 400 mm, các tham số kích thước phải theo DIN 43671 đối với bộ nối bằng đồng tiết diện chữ nhật, DIN 43670 đối với bộ nối bằng nhôm có tiết diện chữ nhật và DIN 43670 phần 2 đối với bộ nối bằng nhôm phủ đồng hoặc tối thiểu bằng giá trị tiết diện đối với sợi dây của dây quấn hoặc lá kim loại.

Mật độ dòng điện của bộ nối của bộ nối tiết diện ch nhật không được vượt quá 4,0 A/mm2. Các kích thước và lỗ lắp đặt của bề mặt lắp đặt phải phù hợp với các giá trị nêu trong Bảng I.1.

Đối với các giá trị dòng điện cao hơn hoặc bi các lý do về kết cấu, bộ nối tiết diện chữ nhật có thể được sử dụng trong đu nối song song nếu giá trị tương tự của tiết diện được đáp ứng.

CHÚ THÍCH: Các giá trị này có thể được giảm xuống khi bộ nối tiết diện chữ nhật được làm mát bi các phương pháp bổ sung và đảm bảo sự kết nối. Các phương pháp ví dụ như làm mát bằng chất lỏng.

Bộ nối tiết diện chữ nhật phải có độ bền cơ đủ để tránh vặn xoắn hoặc đứt gây ra do, ví dụ, bởi các dòng điện ngắn mạch cao và đấu nối với các bó dây.

Bảng I.1 chỉ cần thiết để đảm bảo đấu nối với thanh dẫn.

Bảng I.1 - Các kích thước của bộ nối bằng đồng tiết diện chữ nhật

Kích thước

Dòng điện

A

A

mm

B

mm

C

mm

D

mm

E

mm

F

mm

Vít lp đặt

145

15

12

6

5,5

/

/

M5

215

18

15

7,5

6,6

 

 

M6

365

23

20

10

9

 

 

M8

430

28

25

12,5

11

 

 

M10

760

35

30

15

11

 

 

M10

950

45

40

20

13,5

 

 

M12

≤ 1 130

85

50

20

13,5

40

/

M12

≤ 1 305

65

60

17

13,5

26

26

M12

≤ 1 645

85

80

20

13,5

40

40

M12

≤ 1 975

85

100

20

13,5

40

50

M12

≤ 2 305

85

120

20

13,5

40

60

M12

≤ 2 940

85

160

20

13,5

40

40

M12

≤ 3 565

85

200

20

13,5

40

50

M12

CHÚ THÍCH 1: Đối với bộ nối bằng nhôm tiết diện chữ nhật, giá trị dòng điện có thể được giảm xuống còn 78 % giá trị quy định.

CHÚ THÍCH 2: Đối với bộ nối bằng nhôm phủ đồng có tiết diện chữ nhật, giá trị dòng điện có thể được giảm xuống còn 83 % giá trị quy định.

 

Phụ lục J

(quy định)

Mạng đo dòng điện chạm

 

Nguồn: Hình 4 của IEC 60990:2016

Giá trị đọc hiệu dụng thực

Độ không đảm bảo đo: 2 %

Trở kháng đầu vào: 0,1 MΩ

Dung kháng đầu vào: 200pF

Dải tần số nguồn: 15 Hz đến 1 MHz

Hình J.1 - Mạng đo dòng điện chạm

 

Phụ lục K

(quy định)

Dây quấn có cách điện

K.1  Quy định chung

Phụ lục này quy định các dây quấn có cách điện có thể được sử dụng để cung cấp cách điện chính, cách điện phụ, cách điện kép hoặc cách điện tăng cường trong các thành phần có quấn dây. Chi tiết về kết cấu, xem 19.12.3.

Phụ lục này áp dụng cho dây quấn có tiết diện tròn một sợi và dây qun bện có đường kính trong khoảng từ 0,05 mm đến 5,0 mm và dây quấn tiết diện vuông một sợi và tiết diện chữ nhật một sợi (uốn dẹt) với tiết diện tương đương (0,002 mm2 đến 19,6 mm2).

Nếu sợi dây có cách điện với hai hoặc nhiều lớp băng quấn xoắn ốc, việc xếp chồng các lớp phải đủ để đảm bảo việc xếp chồng là liên tục trong quá trình tạo ra thành phần có quấn dây. Các lớp cách điện của dây quấn xoắn c phải giữ đủ để duy trì lượng xếp chồng.

K.2  Thử nghiệm điển hình

K.2.1  Quy định chung

Dây quấn phải đạt các thử nghiệm điển hình sau, được thực hiện ở nhiệt độ từ 15 °C đến 35 °C và độ ẩm tương đối từ 25 % đến 75 %, nếu không có quy định khác.

K.2.2  Thử nghiệm độ bền điện môi

K.2.2.1  Dây quấn một sợi tiết diện tròn và dây quấn bện

Mu thử nghiệm được chuẩn bị theo 4.4.1 của IEC 60851-5:2008 (cặp xoắn). Sau đó mẫu được cho chịu thử nghiệm độ bền điện môi của 18.3 trong tiêu chuẩn này với tiêu chuẩn điện áp thử nghiệm, với giá trị tối thiểu là

- 5,5 kV hiệu dụng đối với cách điện tăng cường, hoặc

- 2,75 kV hiệu dụng đối với cách điện chính hoặc cách điện phụ.

K.2.3  Độ mềm dẻo và độ dính

Thử nghiệm quấn dây trên trục 5.1 (trong Bảng 8) của IEC 60851-3:2009 phải được sử dụng, với đường kính trục trong Bảng K.1. Điện áp thử nghiệm được đặt giữa sợi dây và trục quấn.

Mu thử nghiệm sau đó được kiểm tra theo 5.1.1.4 của IEC 60851-3:2009, theo sau là thử nghiệm độ bền điện môi của 18.3 với điện áp nhỏ nht là

- 5,5 kV hiệu dụng đối với cách điện tăng cường, hoặc

- 2,75 kV hiệu dụng đối với cách điện chính hoặc cách điện phụ.

Điện áp thử nghiệm được đặt vào giữa sợi dây và trục quấn.

Bảng K.1 - Đường kính trục quấn

Đường kính hoặc chiều dày danh nghĩa của ruột dẫn

Đường kính trục quấn

mm

mm

< 0,35

4,0 ± 0,2

< 0,50

6,0 ± 0,2

< 0,75

8,0 ± 0,2

< 2,50

10,0 ± 0,2

< 5,00

4 lần đường kính hoặc chiều dày ruột dẫn b

a Đến nhưng không kể giá trị này.

b Theo IEC 60317-43.

Mômen xoắn cần đặt vào sợi dây trong khi quấn lên trục quấn được tính từ đường kính sợi dây tương đương với 118 MPa, với dung sai tương đối ± 10 % (118 N/mm2, với dung sai tương đối ± 10 %).

Uốn trên cạnh có kích thước nhỏ hơn (chiều rộng) không yêu cầu đối với si dây chữ nhật. Đối với thử nghim quấn trên trục quấn của sợi dây tiết diện vuông và chữ nhật, hai vòng liền kề không nhất thiết phải tiếp xúc với nhau.

K.2.4  Sốc nhiệt

Mu thử nghiệm phải được chuẩn bị theo 3.2.1 (theo Thử nghiệm 9) của IEC 60851-6:2012, sau đó là thử nghiệm độ bền điện môi của 18.3 với điện áp thử nghiệm nhỏ nhất là

- 5,5 kV hiệu dụng đối với cách điện tăng cường, hoặc

- 2,75 kV hiệu dụng đối với cách điện chính hoặc cách điện phụ.

Điện áp thử nghiệm được đặt vào giữa sợi dây và trục quấn. Nhiệt độ lò là nhiệt độ liên quan đến cấp nhiệt độ của các điện trong Bảng K.2. Đưng kính trục quấn và mômen xoắn đặt vào sợi dây trong quá trình qun trên trục quấn như nêu trong Bảng K.1. Điện áp thử nghiệm đưc đặt vào giữa sợi dây và trục qun.

Thử nghiệm độ bền điện môi được thực hiện ở nhiệt độ phòng sau khi ly khỏi lò.

 

Bảng K.2 - Nhiệt độ lò

Cấp nhiệt

Cấp 105 (A)

Cấp 120 (E)

Cấp 130 (B)

Cấp 155 (F)

Cấp 180 (H)

Nhiệt độ lò, °C

200

215

225

250

275

Uốn theo cạnh có kích thước nhỏ hơn (chiều rộng) không yêu cầu đối với sợi dây hình chữ nhật.

CHÚ THÍCH: 3.2.2 trong Thử nghim 9 của IEC 60851-6:2012 không được sử dụng cho các dây quấn một sợi hình vuông hoặc một sợi hình chữ nhật.

K.2.5  Duy trì độ bền điện môi sau khi uốn

Chuẩn bị năm mẫu trong K.2.3 và thử nghiệm như dưới đây. Mỗi mẫu được lấy khỏi trục quấn, đặt trong hộp chứa và được đặt sao cho có thể bao quanh bởi tối thiểu 5 mm viên bi kim loại. Các đầu của ruột dẫn trong mẫu phải đủ dài để tránh phóng điện bề mặt. Viên bi phải có đường kính lớn hơn hơn 2 mm và phải gồm các viên bi thép không gỉ, niken hoặc thép mạ niken. Bi được đổ từ từ vào hộp chứa cho đến khi mẫu cần thử nghiệm được phủ bởi tối thiểu 5 mm viên bi. Viên bi phải được làm sạch định kỳ bằng dung dịch thích hợp.

CHÚ THÍCH: Quy trình thử nghiệm nêu trên được tái lập từ 4.6.1 c) của IEC 60851-5:1988 nhưng không đề cập trong phiên bn 4 (năm 2008) ca tiêu chun này.

Các mẫu phải chịu thử nghiệm độ bền điện môi ca 18.3 với điện áp thử nghiệm nhỏ nhất là

- 5,5 kV hiệu dụng đối với cách điện tăng cường, hoặc

- 2,75 kV hiệu dụng đối với cách điện chính hoặc cách điện phụ.

Đường kính của trục quấn và mômen xoắn đặt vào sợi dây trong quá trình quấn trên trục qun như nêu trong Điều K.2.3.

K.3  Thử nghiệm trong quá trình chế tạo

K.3.1  Quy định chung

Sợi dây phải chịu các thử nghiệm độ bền điện môi trong quá trình chế tạo như quy định trong K.3.2 và K.3.3 do nhà chế tạo sợi dây thực hiện.

K.3.2  Thử nghiệm thường xuyên

Điện áp thử nghiệm dùng cho thử nghiệm thường xuyên phải theo thử nghiệm độ bền điện môi trong 18.3, với giá trị nhỏ nhất là:

- 4,2 kV hiệu dụng đối với cách điện tăng cường, hoặc

- 2,1 kV hiệu dụng đối với cách điện chính hoặc cách điện phụ.

K.3.3  Thử nghiệm lấy mẫu

K.3.3.1  Dây quấn có tiết diện tròn một sợi và dây quấn bện

Điện áp thử nghiệm dùng cho thử nghiệm thường xuyên phải theo thử nghiệm độ bền điện môi trong 18.3, với giá trị nhỏ nhất là:

- 6 kV hiệu dụng đối với cách điện tăng cường, hoặc

- 3 kV hiệu dụng đối vi cách điện chính hoặc cách điện phụ.

K.3.3.2  Sợi dây hình vuông hoặc hình chữ nhật

Mu thử nghiệm được chuẩn bị theo 4.7.1 của IEC 60851-5:2008. Sau đó mẫu được cho chịu thử nghiệm độ bền điện môi của 18.3. Điện áp thử nghiệm phải theo thử nghiệm độ bền điện môi trong 18.3, với giá trị nhỏ nhất là

- 5,5 kV hiệu dụng đối với cách điện tăng cường, hoặc

- 3 kV hiệu dụng đối với cách điện chính hoặc cách điện phụ.

 

Phụ lục L

(quy định)

Thử nghiệm thường xuyên (thử nghiệm trong sản xuất)

L.1  Quy định chung

Các thử nghiệm trong phụ lục này được thiết kế nhằm phát hiện, liên quan đến an toàn, những thay đổi không chấp nhận được về vật liệu hoặc chế tạo. Các thử nghiệm này được thiết kế không nhằm làm giảm đặc tính và độ tin cậy của máy biến áp. Việc kiểm tra được thực hiện sao cho các yêu cầu dưới đây được thực hiện trên 100 % các sản phẩm của hệ thống sản xuất.

Các thử nghiệm này cần được thực hiện ở nhiệt độ của dây chuyền sản xuất.

Các thử nghiệm bổ sung phải được thực hiện để đảm bảo tất cả các máy biến áp đều phù hợp với các mẫu đã chịu các thử nghiệm của tiêu chuẩn này, tùy thuộc vào kinh nghiệm của nhà chế tạo.

Các thử nghiệm thường xuyên này về nguyên tắc phải được thực hiện khi kết thúc quá trình sản xuất. Tuy nhiên các thử nghiệm này có thể được thực hiện ở giai đoạn sớm hơn nếu có thể chứng tỏ rằng quy trình cung cấp cấp an toàn tương đương.

L.2  Thử nghiệm liên tục nối đất bảo vệ

Đối với máy biến áp cấp I, dòng điện tối thiểu là 10 A, được cung cấp từ nguồn có điện áp không ti không quá 12 V, cho chạy qua lần lượt giữa đầu nối đất bảo vệ và từng phần dẫn tiếp cận được mà phải nối đất vì lý do an toàn.

Trong thử nghiệm này, không được xảy ra ngắt các đấu nối hoặc giảm đáng kể dòng điện giữa đầu nối đất bảo vệ và các phần dẫn kim loại tiếp cận được liên quan.

L.3  Kiểm tra điện áp ra không tải

Điện áp ra không tải phải phù hợp với giá trị và dung sai công bố bi nhà chế tạo và ngoài ra không được vượt quá điện áp ra không tải lớn nhất theo yêu cầu của IEC 61558-2.

L.4  Thử nghiệm độ bền điện môi

Thử nghiệm được thực hiện theo Bảng 14 ở nhiệt độ môi trường và không có xử lý ẩm trong 17.2.

Điện áp thử nghiệm quy định được đặt vào trong 1 s.

Các thử nghiệm được thực hiện giữa:

a) bộ phận mang điện của mạch điện vào và các phần dẫn tiếp cận được của máy biến áp;

b) mạch đầu vào và mạch đầu ra.

Trong quá trình thử nghiệm không được xảy ra phóng điện bề mặt hoặc phóng điện đánh thủng.

Các thử nghiệm b sung có thể được yêu cầu đối với các máy biến áp mức cách điện cao và máy biến áp ngăn cách có điện áp làm việc lớn hơn 1 000 V.

L.5  Kiểm tra việc lắp đặt cấu bảo vệ

Hoạt động của cơ cấu bảo vệ, nếu có, không được bị ngăn cản bi lắp đặt không đúng của cơ cấu trong máy biến áp.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

L.6  Kiểm tra bằng cách xem xét

Kiểm tra bằng cách xem xét phải đảm bảo rằng phải có tất cả các ghi nhãn yêu cầu và ghi nhãn liên quan.

L.7  Thử nghiệm lặp lại sau thử nghiệm độ bền điện môi thường xuyên

Thử nghim lặp lại bất kỳ đối với thử nghiệm độ bền điện môi phải bằng 80 % giá trị điện áp thử nghim yêu cầu theo Bảng 14.

 

Phụ lục M

(tham khảo)

Ví dụ được sử dụng làm hướng dẫn cho 19.1

M.1  Quy định chung

Các ví dụ trên Hình M.1, Hình M.2, Hình M.3, Hình M.4 và Hình M.5 có thể được sử dụng làm hướng dẫn cho 19.1.

CHÚ DẪN

R*

Một mẫu có chiều dày quy định hoặc tối thiểu ba lớp băng

CR

Chiều dài đường rò

 

 

 

 

R**

Một mẫu có chiều dày quy định cộng với băng hoặc chèn cách điện hoặc tối thiểu ba lớp băng cộng với, ví dụ, bằng dính hoặc tối thiểu bốn lớp băng có răng cưa

CL

Khe hở không khí

 

 

B

Cách điện chính

 

 

S

Cách điện phụ

1

Một ống có chiều dày quy định dùng cho cách điện phụ hoặc tối thiểu ba lớp băng (xem Điều 26)

R

Cách điện tăng cường hoặc cách điện kép

2

Phần định hình có chiều dày như quy định đối với cách điện phụ trong Điều 26

I

Cuộn dây đầu vào hoặc cuộn dây đầu tiên

3

Vòng cuối cùng của dây quấn được ngăn không cho dịch chuyển. Ví dụ, băng hoặc chất liên kết

O

Cuộn dây đầu ra hoặc cuộn dây thứ hai

 M.2  Dưỡng cuộn dây

M.2.1  Kiểu đồng tâm

Hình M.1 - Ví dụ về các kết cấu kiểu đồng tâm

M.2.2  Kiểu side-by-side

Hình M.2 - Ví dụ về các kết cấu kiểu side-by-side

M.3  Dây quấn

M.3.1  Không có màn chắn

Hình M.3 - Ví dụ về các kết cấu dây quấn không có màn chắn

Hình M.4 - Ví dụ về các kết cấu dây quấn có bọc

M.3.2  Có màn chắn

Hình M.5 - Ví dụ về các kết cấu dây quấn có màn chắn

CHÚ THÍCH: Đối với kết cấu cấp II, những từ viết tắt được cho trong ngoặc.

 

Phụ lục N

(tham khảo)

Ví dụ kiểm tra các điểm điện áp thử nghiệm độ bền điện môi

Hình N.1, Hình N.2 và Hình N.3 được quy định cho máy biến áp ngăn cách theo IEC 61558-2-1.

Việc giải thích các yêu cầu về giá trị điện áp thử nghiệm đối với các loại cách điện khác nhau sử dụng ví dụ về máy biến áp ngăn cách (xem 19.1.3).

Cách điện chức năng (ví dụ dùng cho các cuộn dây nhiều sợi theo Bảng 20, Bng 21 và Bảng 22)

Cách điện chính

Cách điện chính (dùng cho mức điện áp đặt vào cuộn dây đầu ra)

Cách điện phụ

Cách điện kép hoặc tăng cường

 

Hình N.1 - Máy biến áp có kết cấu cấp I có vỏ bọc kim loại

 

Hình N.2 - Máy biến áp có kết cấu cấp II có vỏ bọc kim loại

 

Hình N.3 - Máy biến áp có kết cấu cấp II có vỏ bọc bằng vật liệu cách điện


Phụ lục O

(để trống)

 

Phụ lục P

(tham khảo)

Ví dụ về các điểm đo chiều dài đường rò và khe hở không khí

Hình P.1, Hình P.2, Hình P.3 và Hình P.4 được quy định cho máy biến áp ngăn cách theo IEC 61558-2-1.

Việc giải thích các yêu cầu về giá trị điện áp thử nghim đối với các loại cách điện khác nhau sử dụng ví dụ về máy biến áp ngăn cách (xem 19.1.3).

Cách điện chức năng (ví dụ dùng cho các cuộn dây nhiều sợi theo Bảng 20, Bảng 21 và Bng 22)

Cách điện chính

Cách điện chính (dùng cho mức điện áp đặt vào cuộn dây đầu ra)

Cách điện phụ

Cách điện kép hoặc tăng cường

Giữa các đầu nối dùng cho các đấu nối (xem Bảng 23)

 

Hình P.1 - Máy biến áp có kết cu cấp I

 

Hình P.2 - Máy biến áp có kết cấu cấp I có màn chắn kim loại nối đất

 

Hình P.3 - Máy biến áp có kết cấu cấp II có vỏ kim loại

 

Hình P.4 - Máy biến áp có kết cấu cấp II có vỏ bằng vật liệu kim loại

 

Phụ lục Q

(tham khảo)

Giải thích các chữ số IP đối với cấp bảo vệ

Q.1  Quy định chung

Xem IEC 60529 để có nội dung đầy đủ, dưới đây chỉ là một số trích lược.

Ký hiệu chỉ thị cấp bảo vệ gồm các chữ cái IP theo sau là chữ số (các chữ số đặc trưng) phù hợp với các điều kiện trong Bảng Q.1, Bảng Q.2 và Bảng Q.3 tương ứng. Chữ số đầu tiên chỉ ra cấp bảo vệ được mô t trong mục Q.2 a) và b) và chữ số thứ hai chỉ ra cấp bảo vệ mô tả trong Q.3.

Chữ cái bổ sung (tùy chọn) có thể được sử dụng để chỉ thị cấp bo vệ chống sự tiếp cận đến các bộ phận nguy hiểm được chi tiết hơn (xem IEC 60529:1989, Điều 7).

Chữ cái phụ (tùy chọn) có thể được sử dụng cho các thông tin bổ sung (xem IEC 60529:1989, Điều 8).

Q.2  Cấp bảo vệ chống tiếp cận đến các bộ phận nguy hiểm và chống sự thâm nhập có hại của vật rắn từ bên ngoài

Kiểu bảo vệ được đề cập trong hệ thống phân loại này như sau:

a) bảo vệ con người khỏi tiếp xúc với, hoặc tiếp cận đến, các bộ phận mang điện và chng tiếp xúc với các bộ phận chuyển động (không phải các trục quay trơn và tương tự) bên trong vỏ bọc;

b) bảo vệ thiết bị chống sự thâm nhập của vật rắn bên ngoài.

Bảng Q.1 - Cấp bảo vệ chống tiếp cận với các bộ phận nguy hiểm thể hiện bằng chữ số đặc trưng thứ nhất

Chữ số đặc trưng thứ nhất

Cấp bảo vệ

Mô tả tóm tắt

Định nghĩa

0

Không có bảo vệ

-

1

Bảo vệ mu bàn tay chống tiếp cận đến bộ phận nguy hiểm

Đầu dò tiếp cận, viên bi có đường kính 50 mm, phải có khe h không khí thích hợp đến các bộ phận nguy hiểm

2

Bảo vệ ngón tay chống tiếp cận đến bộ phận nguy hiểm

Ngón tay thử nghiệm có khớp đường kính 12 mm, dài 8… mm phải có khe h không khí thích hợp đến các bộ phận nguy hiểm

3

Bảo vệ dụng cụ chống tiếp cận đến bộ phận nguy hiểm

Đầu dò tiếp cận có đường kính 2,5 mm không được lọt qua

4

Bảo vệ sợi dây chống tiếp cận đến bộ phận nguy hiểm

Đầu dò tiếp cận có đường kính 1,0 mm không được lọt qua

5

Bảo vệ sợi dây chống tiếp cận đến bộ phận nguy hiểm

Đầu dò tiếp cận có đường kính 1,0 mm không được lọt qua

6

Bảo vệ sợi dây chống tiếp cận đến bộ phận nguy hiểm

Đầu dò tiếp cận có đường kính 1,0 mm không được lọt qua

Do yêu cầu đồng thời được quy định trong Bng Q.2, định nghĩa “không được lọt qua” được nêu trong Bảng Q.2

CHÚ THÍCH: Trong trường hợp chữ số đặc trưng thứ nhất là 3, 4, 5 và 6, bảo vệ chống tiếp cận đến bộ phận nguy hiểm là thỏa mãn nếu duy trì được khe h không khí thích hợp.

Bảng Q.2 - Cấp bảo vệ chống sự thâm nhập có hại của vật rắn từ bên ngoài thể hiện bằng chữ số đặc trưng thứ nhất

Chữ số đặc trưng thứ nhất

Cấp bảo vệ

Mô t tóm tắt

Định nghĩa

0

Không có bảo vệ

-

1

Bảo vệ chống sự xâm nhập của vật rắn bên ngoài có đường kính lớn hơn hoặc bằng 50 mm

Đầu dò, viên bi đường kính 50 mm, không được lọt hoàn toàn1)

2

Bảo vệ chống sự xâm nhập của vật rắn bên ngoài có đường kính lớn hơn hoặc bằng 12,5 mm

Đầu dò, viên bi đường kính 12,5 mm, không được lọt hoàn toàn1)

3

Bảo vệ chống sự xâm nhập của vật rắn bên ngoài có đường kính lớn hơn hoặc bằng 2,5 mm

Đầu dò, viên bi đường kính 2,5 mm, không được lọt hoàn toàn1)

4

Bảo vệ chống sự xâm nhập của vật rắn bên ngoài có đường kính lớn hơn hoặc bằng 1,0 mm

Đầu dò, viên bi đường kính 1,0 mm, phải không lọt hoàn toàn1)

5

Bảo vệ chống bụi

Không ngăn ngừa hoàn toàn sự xâm nhập ca bụi nhưng lượng bụi xâm nhập chỉ mức vừa phải để máy điện vẫn làm việc thỏa đáng

6

Kín bụi

Không có bụi xâm nhập

1) Đường kính lớn nht của đầu dò không được lọt qua lỗ hở của vỏ ngoài.

Q.3  Cấp bảo vệ chng sự thâm nhập của nước

Bảo vệ thiết bị bên trong vỏ bọc chống sự thâm nhập có hại của nước.

Bảng Q.3 - Cấp bảo vệ được th hiện bằng chữ s đặc trưng thứ hai

Chữ số đặc trưng thứ hai

Cấp bảo vệ

Mô tả tóm tắt

Định nghĩa

0

Không có bảo vệ

-

1

Bảo vệ chống giọt nước rơi thẳng đứng

Giọt nước rơi thẳng đứng không gây ảnh hưởng có hại

2

Bảo vệ chống giọt nước rơi thẳng khi vỏ nghiêng đi 15°

Giọt nước rơi thẳng đứng không gây ảnh hưng có hại khi vỏ nghiêng một góc 15° về cả hai phía của phương thẳng đứng

3

Bảo vệ chống tia nưc

Nước rơi dưới dạng tia nước ở góc đến 60° cả về hai phía của phương thẳng đứng không gây ảnh hưởng có hại

4

Bảo vệ chống tóe nước

Nước bắn tóe vào vỏ từ mọi hướng không gây ảnh hưởng có hại

5

Bảo vệ chống phun nước

Nước được phun vào vỏ theo mọi hướng không gây ảnh hưởng có hại

6

Bảo vệ chống phun nước mạnh

Nước được phun dưới dạng luồng mạnh vào vỏ từ mọi hướng không gây ảnh hưng có hại

7

Bảo vệ chống ảnh hưởng của ngâm nước tức thời

Nước không được xâm nhập vào vỏ ngoài với lượng có hại khi vỏ bị ngâm nước tạm thời trong điều kiện tiêu chuẩn về áp suất và thời gian

8

Bảo vệ chống lại ảnh hưởng của ngâm nước liên tục

Nước không được xâm nhập vào vỏ ngoài với lượng có hại khi vỏ bị ngâm nước liên tục trong điều kiện được thỏa thuận giữa nhà chế tạo và người sử dụng nhưng khắc nghiệt hơn điều kiện đối với chữ số đặc trưng là 7

9

Bảo vệ chống tia nước áp suất và nhiệt độ cao

Nước được phun với áp suất cao và nhiệt độ cao vào vỏ bọc từ hướng bất kỳ không được có ảnh hưởng có hại.

 

Phụ lục R

(quy định)

Giải thích việc áp dụng 6.1.2.2.1 của IEC 60664-1:2007

R.1  Thử nghiệm điện môi điện áp xung

- dạng sóng: 1,2/50 μs

- ba xung trên mỗi cực tính

- khoảng thời gian giữa các xung tối thiểu là 1 s

- điện áp xung theo Bảng F.5 ca IEC 60664-1:2007

- điện áp xung danh định theo điện áp làm việc và cấp quá điện áp trong Bảng F.1 của IEC 60664 - 1:2007.

- đối với cách điện kép hoặc cách điện tăng cường, giá trị cao hơn tiếp theo trong 4.2.3 của IEC 60664-1:2007 được sử dụng (xem 5.1.6 của IEC 60664-1:2007). Với giá trị này, có th tìm được điện áp xung áp dụng được trong bảng F.5 của IEC 60664-1:2007.

Tóm tắt về điện áp thử nghiệm xung theo 6.1.2.2.1 của IEC 60664-1:2007 có thể xem trong Bảng R.1.

R.2  Ví dụ

Điện áp làm việc: 300 V hiệu dụng OVC III

=> theo Bảng F.1: 4 000 V (điện áp xung danh định)

=> cách điện kép => 6 000 V (giá trị cao hơn tiếp theo theo 4.2.3 điện áp xung danh định)

=> theo Bảng F.5 (6 000 V) = 7,385 kV (điện áp thử nghiệm xung ở mực nước biển)

Bảng R.1 - Điện áp thử nghiệm xung theo 6.1.2.2.1 của IEC 60664-1:2007

 

Quá điện áp cấp IV

Quá điện áp cấp III

Quá điện áp cấp II

Quá điện áp cấp I

Điện áp làm việc

Cách điện kép hoặc cách điện tăng cường

Cách điện chính

Cách điện kép  hoặc cách điện tăng cường

Cách điện chính

Cách điện kép  hoặc cách điện tăng cường

Cách điện chính

Cách điện kép  hoặc cách điện tăng cường

Cách điện chính

V AC

V AC

V AC

V AC

V AC

V AC

V AC

V AC

V AC

50

2 920

1 751

1 751

934

934

541

541

357

100

4 923

2 920

2 920

1 751

1 751

934

934

541

150

7 385

4 923

4 923

2 920

2 920

1 751

1 751

934

300

9 847

7 385

7 385

4 923

4 923

2 920

2 920

1 751

600

14 770

9 847

9 847

7 385

7 385

4 923

4 923

2 920

1 000

Không áp dụng

14 770

14 770

9 847

9 847

7 385

7 385

4 923

Các giá trị điện áp thử nghiệm đối với các giá trị điện áp làm việc trung gian có được bằng phương pháp nội suy giữa hai giá trị trong bng.

Ví dụ:

AC 230 V

8 698 V

6 236 V

6 236 V

3 989 V

3 989 V

2 375 V

2 375 V

1 370 V

CHÚ THÍCH: Định nghĩa về cáp quá điện áp được cho trong 4.3.3.2 của IEC 60664-1:2007.

Máy biến áp dùng cho mục đích thông dụng có quá điện áp cấp III hoặc cao hơn.

Máy biến áp, ví dụ để sử dụng trong các thiết bị gia dụng hoặc thiết bị audio/video, thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông có quá điện áp cấp II hoặc cao hơn.

 

Phụ lục S

(để trống)

 

Phụ lục T

(để trống)

 

Phụ lục U

(để trống)

 

Phụ lục V

(tham khảo)

Ký hiệu được sử dụng cho cơ cấu cắt theo nguyên lý nhiệt

V.1  Quy định chung

Mục đích của phụ lục này nhằm cung cấp thông tin cho nhà chế tạo thiết bị và người sử dụng về cách thức tiến hành đặt lại máy biến áp sau khi cơ cấu cắt theo nguyên lý nhiệt tác động.

Khi sử dụng các ký hiệu, chúng chỉ nhằm tham khảo. Trong tương lai, khi các ký hiệu này đã được biết và thừa nhận, dự kiến chúng sẽ trở thành bắt buộc.

Các ký hiệu, khi được sử dụng, được đặt trên máy biến áp. Chúng áp dụng cho cả máy biến áp độc lập và máy biến áp kết hợp.

Sử dụng Hình V.1, Hình V.2, Hình V.3 và Hình V.4.

CHÚ THÍCH: θ là ký hiệu được sử dụng để thể hiện rằng thiết bị được tác động bởi nhiệt độ.

V.2  Cơ cấu cắt theo nguyên lý nhiệt không tự đặt lại

Hình V.1 - Tự phục hồi bởi thao tác bằng tay

Hình V.2 - Tự phục hồi bi ngắt nguồn cung cấp

Hình V.3 - Cầu nhiệt (xem 3.3.5)

V.3 - Cơ cấu cắt theo nguyên lý nhiệt tự đặt lại

Hình V.4 - Cơ cấu cắt theo nguyên lý nhiệt tự đặt lại

 

Phụ lục W

(quy định)

Bảng mạch in có phủ

W.1  Tiền đề

Thử nghiệm lớp phủ bảo vệ của bảng mạch in được thực hiện theo IEC 60664-3 với các sửa đổi trong W.2 đến W.5.

W.2  Quy định chung

Áp dụng các yêu cầu trong 5.1 của IEC 60664-3:2016, nhưng khi sử dụng các mẫu sn phẩm, thì thử nghiệm ba mẫu bảng mạch in.

W.3  Lạnh

Thử nghiệm trong 5.7.2 của IEC 60664-3:2016 được thực hiện ở -25 °C.

W.4  Thay đổi nhanh nhiệt độ

Trong các yêu cầu của 5.7.4 của IEC 60664-3:2016, quy định mức khắc nghiệt 1.

W.5  Các thử nghiệm bổ sung

Không áp dụng các yêu cầu trong 5.9 của IEC 60664-3:2016.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1]  IEC 60038:2009, IEC Standard voltages

[2]  IEC 60050-151:2001, International Electrotechnical Vocabulary - Part 151: Electrical and magnetic devices

[3]  IEC 60050-195:1998, International Electrotechnical Vocabulary - Part 195: Earthing and protection against electric shock

[4]  IEC 60050-421:1990, International Electrotechnical Vocabulary. Chapter 421: Power transformers and reactors

[5]  IEC 60050-581:2008, International Electrotechnical Vocabulary - Part 581: Electromechanical components for electronic equipment

[6]  IEC 60051 (tất cả các phần), Direct acting indicating analogue electrical measuring instruments and their accessories

[7]  IEC 60317-43, Specifications for particular types of winding wires - Part 43: Aromatic polyimide type wrapped round copper wire, class 240

[8]  IEC 60364-4-41:2005, Low voltage electrical installations - Part 4-41: Protection for safety - Protection against electric shock

[9]  IEC 60584-1:2013, Thermocouples - Part 1: EMF specifications and tolerances

[10]  IEC 60695-10-2:2014, Fire hazard testing - Part 10-2: Abnormal heat - Ball pressure test method

[11]  IEC 60738-1:2006, Thermistors - Directly heated positive temperature coefficient -Part 1: Generic specification

[12]  IEC 60998-1:2002, Connecting devices for low-voltage circuits for household and similar purposes - Part 1: General requirements

[13]  IEC 61000-3-2:2014, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 3-2: Limits - Limits for harmonic current emissions (equipment input current 16 A per phase)

[14]  IEC 61000-3-3:2013, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 3-3: Limits - Limitation of voltage changes, voltage fluctuations and flicker in public low-voltage supply systems, for equipment with rated current 16 A per phase and not subject to conditional connection

[15]  IEC 61180:2016, High-voltage test techniques for low-voltage equipment - Definitions, test and procedure requirements, test equipment

[16]  IEC 61558-2 (tất cả các phần), Safety of power transformers, power supplies, reactors and similar products - Part 2: Particular requirements and tests

[17]  IEC 61558-2-4, Safety of transformers, reactors, power supply units and similar products for supply voltages up to 1 100 V - Part 2-4: Particular requirements and tests for isolating transformers and power supply units incorporating isolating transformers

[18]  IEC 61558-2-6, Safety of transformers, reactors, power supply units and similar products for supply voltages up to 1 100 V - Part 2-6: Particular requirements and tests for safety isolating transformers and power supply units incorporating safety isolating transformers

[19]  IEC 61558-2-23, Safety of transformers, reactors, power supply units and combinations thereof - Part 2-23: Particular requirements and tests for transformers and power supply units for construction sites

[20]  IEC 62041:2010, Transformers, power supplies, reactors and similar products - EMC requirements

[21]  IEC Guide 104, The preparation of safety publications and the use of basic safety publications and group safety publications

[22]  CISPR 11:2015, Industrial, scientific and medical equipment - Radio-frequency disturbance characteristics - Limits and methods of measurement

[23]  CISPR 14 (tất cả các phần), Electromagnetic compatibility - Requirements for household appliances, electric tools and similar apparatus

[24]  ISO/IEC 18004, Information technology - Automatic identification and data capture techniques - QR - Code bar code symbology specification

[25]  ISO 3:1973, Preferred numbers -- Series of preferred numbers

[26]  ISO 4046-4:2016, Paper, board, pulps and related terms -- Vocabulary

[27]  IEEE 101:1987, IEEE Guide for the Statistical Analysis of Thermal Life Test Data

[28]  CENELEC Guide 29, Temperatures of hot surfaces likely to be touched Guidance document for Technical Committees and manufacturers

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Quy định chung

5  Lưu ý chung đối với các thử nghiệm

6  Thông số đặc trưng

7  Phân loại

8  Ghi nhãn và các thông tin khác

9  Bảo vệ chống điện giật

10  Thay đổi cài đặt điện áp vào

11  Điện áp ra và dòng điện đầu ra có tải

12  Điện áp ra không tải

13  Điện áp ngắn mạch

14  Phát nóng

15  Bảo vệ quá tải và ngắn mạch

16  Độ bền cơ

17  Bảo vệ chống thâm nhập có hại ca bụi, vật rắn và ẩm

18  Điện trở cách điện, độ bền điện môi, dòng điện rò

19  Kết cấu

20  Linh kiện

21  Dây dẫn bên trong

22  Đấu nối nguồn, cáp hoặc dây nguồn mềm bên ngoài

23  Đầu nối cho ruột dẫn bên ngoài

24  Quy định đối với nối đt bảo vệ

25  Vít và các mối nối

26  Chiều dài đường rò, khe h không khí và khoảng cách qua cách điện

27  Khả năng chịu nhiệt, cháy và phóng điện tạo vết

28  Khả năng chống g

Phụ lục A (quy định) - Đo khe h không khí và chiều dài đường rò

Phụ lục B (quy định) - Thử nghiệm loạt máy biến áp

Phụ lục C (để trống)

Phụ lục D (để trống)

Phụ lục E (quy định) - Thông tin sợi dây nóng đỏ

Phụ lục F (quy định) - Yêu cầu đi với thiết bị đóng ct thao tác bằng tay là một phần ca cụm máy biến áp

Phụ lục G (quy định) - Thử nghiệm phóng điện tạo vết

Phụ lục H (quy định) - Mạch điện tử

Phụ lục I (tham khảo) - Kích thước của các bộ nối có tiết diện chữ nhật của máy biến áp, kích thước cơ bản và phối hợp

Phụ lục J (quy định) - Mạng đo dòng điện chạm

Phụ lục K (quy định) - Dây qun có cách điện

Phụ lục L (quy định) - Thử nghiệm thường xuyên (thử nghiệm trong sản xuất)

Phụ lục M (tham khảo) - Ví dụ được sử dụng làm hướng dẫn cho 19.1

Phụ lục N (tham khảo) - Ví dụ kiểm tra các điểm điện áp thử nghiệm độ bền điện môi

Phụ lục O (để trống)

Phụ lục P (tham khảo) - Ví dụ về các điểm đo chiều dài đường rò và khe h không khí

Phụ lục Q (tham khảo) - Giải thích các chữ số IP đối với cấp bảo vệ

Phụ lục R (quy định) - Giải thích việc áp dụng 6.1.2.2.1 của IEC 60664-1:2007

Phụ lục S (để trống)

Phụ lục T (để trống)

Phụ lục U (để trống)

Phụ lục V (tham khảo) - Ký hiệu được s dụng cho cơ cấu cắt theo nguyên lý nhiệt

Phụ lục W (quy định) - Bng mạch in có phủ

Thư mục tài liệu tham khảo

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi