Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5751:2009 Kìm điện

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5751:2009

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5751:2009 Kìm điện
Số hiệu:TCVN 5751:2009Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Ngày ban hành:21/12/2009Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 5751 : 2009

KÌM ĐIỆN

Combination pliers with insulated handles

Lời nói đầu

TCVN 5751 : 2009 thay thế TCVN 5751 : 1993.

TCVN 5751 : 2009 Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 29 Dụng cụ cầm tay biên soạn, Tổng cục Tiêu chun Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

KÌM ĐIỆN

Combination pliers with insulated handles

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại kìm có tay cách điện, làm việc nơi có điện áp đến 1000 V.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm c các sa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 257 : 2007, Vật liệu kim loại thử độ cng Rodowell.

TCVN 2284 : 1978, Chi tiết bằng chất dẻo dùng trong các dụng cụ điện và máy đo điện.

TCVN 2511 : 2007, Đặc tính hình học của sản phẩm (GPS) Nhám b mặt: Phương pháp thử.

TCVN 4392 : 1986, Mạ kim loại - Các phương pháp kiểm tra.

TCVN 8277 : 2009, Kìm và kìm cắt - Yêu cầu kỹ thuật chung.

TCVN 8278 : 2009, Kìm và kìm cắt - Phương pháp th.

3. Yêu cầu kỹ thuật

3.1. Yêu cầu chung

3.1.1. Kích thước cơ bản của kìm theo Hình 1 và Bảng 1.

CHÚ DN:

1 Hình vẽ không quy định kết cấu của kìm

2 M kìm có thể vát trên chiều dài L3

3. Tr số 0,4 max khi kìm khép hoàn toàn

Hình 1

Theo yêu cầu của khách hàng cho phép được chế tạo khác với các kích thước trên Bảng 1.

Bảng 1

Kích thước tính bằng milimét

L

L3

L4

W3max

W4max

T1max

dmin

160  8

32  4

45  5

25

6,3

11

5

180  9

36  4

48  5

28

7,1

12

6

200 10

40  4

50  5

32

8

14

7

3.1.2. Ký hiệu quy ước của kìm điện phải được quy định trong TCVN 8277 : 2009.

3.2. Yêu cầu về vật liệu

3.2.1. Tay kìm được chế tạo bằng thép có giới hạn bền không thấp hơn 640 MPa (64 KG/mm2) hoặc bng vật liệu có cơ tính tương đương.

3.2.2. Chốt kìm được chế tạo bng thép có giới hạn bền không thấp hơn 420 MPa (42 KG/mm2) hoặc bằng vật liệu có cơ tính tương đương.

3.2.3. Tay cách điện được làm bằng nhựa PVC theo các yêu cầu của TCVN 2284 : 1978.

3.3. Tay kìm

Tay kìm phải có hình dạng, kích thước và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo quy định trong TCVN 8277 : 2009.

- Bề mặt kẹp phần kích thước L3, không được thấp hơn 44 HRC.

- Các bề mặt còn lại không được thấp hơn 37 HRC.

3.4. Đầu kìm

3.4.1. Khớp nối phải có kết cấu, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo quy định trong TCVN 8277:2009.

3.4.2. Mỏ kìm phải có kết cấu, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo quy định trong TCVN 8277 : 2009.

3.4.3. Thông số độ nhám bề mặt của kìm theo TCVN 2511 : 2007 không được lớn hơn các trị số trong Bảng 2.

3.4.4. Tay cách điện phải chịu được tác động cơ học mà không bị biến dạng, không giảm độ bền cơ học ghép lớp cách điện với bề mặt kìm và độ bền điện của lớp cách điện. Trên bề mặt của tay cách điện không được có vết rỗ, nứt, phồng và các khuyết tật làm xấu hình dáng bên ngoài của kìm.

Bảng 2

Bề mặt

Thông số độ nhám,
m

Bề mặt ngoài của mỏ kìm

Ra 2,5

Bề mặt ngoài và trong của tay kìm (chưa lắp tay cách điện)

Rz 40

Các bề mặt còn lại

Rz 20

CHÚ THÍCH: Khi kìm được chế tạo bằng phương pháp dập nóng cho phép bề mặt tay kìm không gia công cơ nhưng phải được làm sạch bằng phương pháp phun cát hoặc quay bóng để khử vy ô xýt.

3.4.5. Kìm phải được qua thử nghiệm độ bền điện trong thời gian 1 min với điện áp thử 6000 V và dòng điện có tần số 50 héc.

3.4.6. Kìm phải bảo đảm kẹp chắc các sản phẩm trụ bng các mặt kẹp cong. Đường kính nhỏ nhất của các sản phẩm được kẹp dmin theo cỡ kìm được quy định trong Bảng 1.

3.4.7. Kìm phải được cắt đứt được dây thép có độ cứng trung bình và dây mềm bằng đồng thanh có đường kính theo Bng 3.

Bảng 3

L

L1

L2

Dây cắt thử có độ cứng trung bình

Lực cắt lớn nhất (F1)

Dây mềm

Thử tải

D

Giới hạn bền

d

Giới hạn bền

Tải trọng (F)

Biến dạng dư (S)

mm

mm

mm

mm

MPa

N

MPa

mm

N

mm

160

80

16

1,6

1600

580

1

740 đến 830

1120

1

180

90

18

1,6

1600

580

1

1260

1

200

100

20

1,6

1600

580

1

1400

1

+ S = W1 - W2

W1 là chiều rộng giữa hai tay kìm khi chưa chịu tải;

W2 là chiều rộng giữa hai tay kìm sau khi chịu tải;

3.4.8. Tay cách điện phải phủ kín toàn bộ chuôi kìm, có chiều dài không ít hơn 100 mm tính từ tâm khớp quay. Bề mặt tay cách điện (phần tiếp xúc với tay người) phải có khía nhám và có gỗ bảo hiểm (c giới hạn phần làm việc) để bảo đảm sử dụng an toàn thuận tiện.

3.4.9. Nối ghép giữa tay cách điện và chuỗi kìm phải chc. Tay cách điện không được dịch chuyển và xoay khi làm việc.

3.4.10. Lực để mở hoàn toàn m kìm không được lớn hơn 9,8 N.

3.4.11. Bề mặt phải được khía nhám, răng phải gọn nét, không sứt mẻ.

3.4.12. Sai lệch về chiều dài của hai tay kìm tính từ đường tâm của khớp không được lớn hơn 1 mm.

3.4.13. Kìm phải được thử tải theo các thông số F và S quy định trong Bảng 3.

3.4.14. Các mối ghép trong khớp quay phải khít, không bị lệch, đóng m kìm trơn nhẹ.

3.4.15. Khi kìm trạng thái khép hoàn toàn, lưỡi cắt phải trùng khít với nhau, khe hở không lớn hơn 0,1 mm. Khe h giữa hai mặt kẹp không được lớn hơn trị số trên Hình 1.

3.4.16. Các rãnh kẹp và các rãnh tạo lưỡi trên cùng một phía của hai tay kìm phải đối xứng với nhau qua mặt phng chứa đường tâm chốt quay và lưỡi cắt. Độ không đối xứng không được ln hơn 0,3 mm.

3.4.17. Các bề mặt ngoài của kìm phải được làm sạch g và các cht bẩn khác rồi mạ ph bảo vệ. Yêu cầu về chất lượng lp ph theo TCVN 4392 : 1986. Cho phép mạ phủ trang trí và không mạ theo yêu cầu của khách hàng.

4. Phương pháp kiểm tra

4.1. Đ kiểm tra các kích thước chiều dài phải sử dụng các phương tiện đo vạn năng và chuyên dùng (căn lá, căn mẫu, dưỡng đo v.v...)

4.2. Kiểm tra độ cứng của kìm theo TCVN 257 : 2007. Khi đo độ cứng bề mặt kẹp đo ngay trên mặt đó hoặc đo trên mặt kề sát có khoảng cách không lớn hơn 1 mm từ mặt kẹp.

4.4. Kiểm tra độ nhám bề mặt bng cách so sánh với mẫu nhám bề mặt hoặc bằng dụng cụ đo độ nhám.

4.5. Kiểm tra chất lượng tay cách điện phải được tiến hành khi nhiệt độ của môi trường xung quanh 20 °C ± 5 °C bng cách ném kìm ba lần từ độ cao 2 m xuống sàn cứng (sàn bng kim loại cứng hoặc bằng bê tông). Sau khi thử kìm không bị gẫy, lớp cách điện không có vết nứt và rách thì mới đưa sang thử điện thế nâng cao theo 3.4.5.

4.6. Để thử nghiệm điện áp nâng cao theo 3.4.4. Kìm phải được làm sạch bụi bẩn và dầu mỡ rồi nhúng phần tay cách điện vào thùng nước có nhiệt độ 20 °C ± 5 °C sao cho mực nước không được vượt quá vùng biên của tay cách điện 10 mm. Một đầu ra của máy biến áp để thử nghiệm nối với phần kim loại của kìm và đu ra thứ hai nối với thùng nước.

Điện áp nâng dần từ 0 hoặc từ giá trị điện áp làm việc danh nghĩa đến điện áp thử nghiệm vi vận tốc theo vạch số chỉ trên vôn kế nhưng không thấp hơn 100 v/s.

Tay cách điện phải chịu dưới tác động của điện áp thử nghiệm trong thời gian 1 min sau đó giảm điện áp đến 0 hoặc đến giá trị không được vượt qua điện áp làm việc danh nghĩa rồi ngừng thử nghiệm.

Nếu trong thời gian thử nghiệm, tay cách điện không bị thủng hoặc phóng điện bề mặt thì kìm điện đã đạt được độ bền điện.

4.7. Kiểm tra khả năng làm việc của kìm theo TCVN 8278 : 2009.

Sau khi kiểm tra mặt kẹp không bị sứt mẻ, vỏ cách điện không bị xoay.

4.8. Kiểm tra khả năng cắt đứt dây được dây thép theo TCVN 8278 : 2009.

4.9. Kiểm tra kìm theo TCVN 8278 : 2009. Kìm được coi là đạt nếu như tay cách điện không tách ra khi chuôi kìm.

CHÚ THÍCH: Biến dạng của tay cách điện không coi là khuyết tật.

4.10. Kiểm tra lực m hoàn toàn của mỏ kìm theo TCVN 8278 : 2009.

4.11. Kiểm tra lực chịu tải theo TCVN 8278 : 2009.

4.12. Kiểm tra theo 3.4.14, 3.4.14, 3.4.14 bằng mắt thường và theo 4.1.

4.13. Kiểm tra chất lượng lớp mạ phủ theo TCVN 4392 : 1986.

5. Ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bo quản

5.1. Trên mỗi kìm điện phải có nhãn (có thể ghi trên phần kim loại hoặc trên ty cách điện) ghi rõ:

- Dấu hiệu hàng hóa của nhà máy chế tạo;

- Ký hiệu quy ước của kìm điện;

- Điện áp làm việc lớn nht.

5.2. Kìm điện phải được bảo quản chống gỉ (có thể dùng mỡ bảo quản) sau đó cho vào túi nhựa PVC hoặc túi PE rồi bỏ vào hộp các tông.

5.3. Các túi PVC và hộp các tông đựng kìm được xếp vào hòm gỗ khô, kín có lót giấy chống m.

Khối lượng hòm cả bì không được quá 50 kg.

5.4. Trên mỗi hòm đựng kìm điện phải được ghi rõ nội dung quy định theo TCVN 8277 : 2009.

5.5. Các chữ ghi trên nhãn hộp các tông và phiếu bao gói phải bảo đảm rõ ràng và không được hư hỏng trong quá trình vận chuyển.

5.6. Các hòm gỗ đã đựng kìm phải được bảo quản nơi khô ráo, xa các nguồn phát điện vá các hóa chất ăn mòn kim loại.

5.7. Khi bảo quản trong kho, các hòm gỗ phải kê đệm tránh hòm tiếp xúc với mặt sàn kho.

5.8. Có thể dùng mọi phương tiện để chuyên ch kìm điện nhưng phải bảo đảm kìm không bị hư hng và tránh được các tác động của môi trường bên ngoài.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi