Thời gian nghỉ thai sản của giáo viên: Trùng nghỉ hè thì sao?

Giáo viên là đối tượng đặc thù, thường được nghỉ hè 02 tháng. Vậy giáo viên có thời gian nghỉ thai sản trùng với nghỉ hè thì được giải quyết thế nào?

1. Giáo viên có thời gian nghỉ thai sản trùng hè thì sao?

Giáo viên cũng giống như những người lao động thông thường khác, khi nghỉ thai sản sẽ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng; nếu sinh đôi trở lên thì cứ mỗi con người mẹ sẽ được nghỉ thêm 01 tháng theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

Đồng thời, giáo dục là ngành đặc thù nên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các giáo viên được nghỉ hè 02 tháng bao gồm cả nghỉ hằng năm, được hưởng nguyên lương và phụ cấp (nếu có).

Như vậy, nếu giáo viên có thời gian nghỉ thai sản trùng hè thì sẽ được giải quyết theo 02 phương án nêu tại Công văn 1125/NGCBQLGD-CSNGCB:

Phương án 1: Căn cứ vào kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, giáo viên sẽ được sắp xếp nghỉ bù.

Lúc này, thời gian nghỉ bù của giáo viên nữ sẽ được tính bằng thời gian nghỉ hằng năm theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động hiện hành:

  • 12 ngày nếu làm việc trong điều kiện bình thường;
  • 14 ngày nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc là người khuyết tật;
  • 16 ngày nếu làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
  • Theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc nếu làm việc chưa đủ 12 tháng.

Phương án 2: Nếu do yêu cầu công tác, trường học không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên thì giáo viên sẽ được thanh toán tiền nghỉ hàng năm.

Trong đó, mức chi trả sẽ căn cứ vào quy chế chi tiêu nội bộ của trường học nhưng tối đa không quá mức tiền lương làm thêm giờ ngày thứ Bảy, Chủ nhật.

Căn cứ Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019, việc tính lương ngày thứ Bảy, Chủ nhật như sau:

Thứ Bảy, Chủ nhật là ngày nghỉ hằng tuần

- Làm ban ngày = 200% x Đơn giá tiền lương/tiền lương thực trả theo công việc đang làm.

- Làm ban đêm = 270% x Đơn giá tiền lương/tiền lương thực trả theo công việc đang làm.

Thứ Bảy, Chủ nhật là ngày nghỉ hằng tuần trùng lễ, Tết (tính cả tiền lương ngày lễ, Tết)

- Làm ban ngày = 400% x Đơn giá tiền lương/tiền lương thực trả theo công việc đang làm

- Làm ban đêm = 490% x Đơn giá tiền lương/tiền lương thực trả theo công việc đang làm

Xem thêm: Hướng dẫn cách tính lương làm thêm giờ mới nhất

Như vậy, nếu giáo viên nghỉ thai sản trùng hè thì có thể được bố trí ngày nghỉ khác hoặc sẽ được thanh toán tiền nghỉ hàng năm. Các giáo viên nên lưu ý đến thông tin này để tránh thiệt cho bản thân.

Có 2 phương án nếu giáo viên nghỉ thai sản trùng hè
Có 2 phương án nếu giáo viên nghỉ thai sản trùng hè (Ảnh minh hoạ)

2. Thời gian làm việc của giáo viên là bao nhiêu tuần?

Tại mỗi cấp học, giáo viên đều có thời gian làm việc là 42 tuần. Riêng thời gian làm việc của giảng viên đại học và cao đẳng là 1760 giờ sau khi đã trừ các ngày nghỉ theo quy định.

Dưới đây là chi tiết thời gian làm việc của giáo viên các cấp:

Công việc

Mầm non

Tiểu học

Cấp 2 và cấp 3

Dự bị đại học

Căn cứ

Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT

Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT

Giảng dạy

35 tuần

35 tuần

37 tuần

28 tuần

Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ

04 tuần

05 tuần

03 tuần

12 tuần

Chuẩn bị năm học mới

02 tuần

01 tuần

01 tuần

01 tuần

Tổng kết năm học

01 tuần

01 tuần

01 tuần

01 tuần

Cũng theo quy định trên, thời gian nghỉ hè của giáo viên mầm non là 08 tuần; giáo viên tiểu học, cấp 2, cấp 3 và dự bị đại học là 02 tháng. Trong đó, bao gồm gồm cả nghỉ hàng năm. Và trong thời gian này, giáo viên được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có).

Nghỉ hè, giáo viên được hưởng nguyên lương và phụ cấp
Nghỉ hè, giáo viên được hưởng nguyên lương và phụ cấp (Ảnh minh hoạ)

3. Thời gian nghỉ thai sản của giáo viên nữ

Căn cứ khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, giáo viên nữ sẽ được hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng nếu sinh một con. Trong trường hợp sinh đôi trở lên thì, cứ mỗi con tính từ con thứ hai trở đi, giáo viên nữa được nghỉ thai sản thêm 01 tháng.

Đồng thời, giáo viên nữ có thể nghỉ trước sinh tối đa 02 tháng để được tính hưởng chế độ thai sản.

Ví dụ: Chị A bắt đầu kỳ nghỉ thai sản vào ngày 25/4/2023 thì được nghỉ đến hết ngày 24/10/2023. Ngày 25/10/2023, chị A bắt đầu quay trở lại làm việc.

Ngoài ra, sau thời gian thai sản 06 tháng, giáo viên nữ phải quay trở lại làm việc trừ trường hợp vì lý do sức khoẻ (trong 30 ngày đầu, sức khoẻ chưa hồi phục thì có thể hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau sinh từ 05 - 10 ngày) hoặc lý do cá nhân khác, giáo viên nữ có thể xin nghỉ thêm, không hưởng lương.

Trong đó, số ngày nghỉ chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau sinh không được vượt quá 10 ngày nếu sinh đôi trở lên; 07 ngày nếu phải phẫu thuật khi sinh con hoặc 05 ngày với các trường hợp còn lại.

Trên đây là giải đáp chi tiết về vấn đề: Giáo viên nghỉ thai sản trùng hè thì được giải quyết như thế nào? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Một trong những điều đáng chú ý trong đợt cải cách tiền lương 01/7/2024 chính là việc bãi bỏ phụ cấp thâm niên đối với công chức, viên chức. Tuy nhiên, điều này lại không áp dụng đối với quân đội, công an. Vậy lý do quân đội công an không bị cắt phụ cấp thâm niên là gì?