Phụ cấp dân quân tự vệ gồm những gì? Cụ thể là bao nhiêu?

Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng đảm bảo an ninh, trật tự, hỗ trợ người dân tại địa phương. Dưới đây là chi tiết mức phụ cấp dân quân tự vệ.


1. Phụ cấp chức vụ dân quân tự vệ

Căn cứ Điều 33 Luật Dân quân tự vệ, Chỉ huy dân quân tự vệ được hưởng phụ cấp chức vụ. Mức hưởng cụ thể được quy định tại Điều 7 Nghị định 72/2020/NĐ-CP như sau:

Đơn vị: đồng/tháng

STT

Chức vụ

Mức phụ cấp

1

  • Chỉ huy trưởng; Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp xã
  • Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức

357.600 đồng

2

  • Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã;
  • Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức;
  • Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên tiểu đoàn;
  • Hải đoàn trưởng, Chính trị viên hải đoàn;
  • Hải đội trưởng, Chính trị viên hải đội dân quân thường trực;
  • Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội Dân quân tự vệ cơ động

327.800 đồng

3

  • Phó Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên phó tiểu đoàn;
  • Phó Hải đoàn trưởng, Chính trị viên phó hải đoàn;
  • Phó Hải đội trưởng, Chính trị viên phó hải đội dân quân thường trực;
  • Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó đại đội Dân quân tự vệ cơ động

312.900 đồng

4

  • Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội;
  • Hải đội trưởng, Chính trị viên hải đội;
  • Trung đội trưởng dân quân cơ động, Trung đội trưởng dân quân thường trực

298.000 đồng;

5

Thôn đội trưởng

178.800 đồng

5.1

Thôn đội trưởng kiêm nhiệm chức vụ tiểu động trưởng

Hưởng thêm 29.800 đồng

5.2

Thôn đội trưởng kiêm nhiệm chức vụ trung đội trưởng dân quân tại chỗ

Hưởng thêm 35.760 đồng

5.3

Thôn chỉ tổ chức tổ dân quân tại chỗ

Hưởng thêm 29.800 đồng;

6

  • Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó đại đội;
  • Phó Hải đội trưởng, Chính trị viên phó hải đội

223.500 đồng;

7

  • Trung đội trưởng;
  • Tiểu đội trưởng dân quân thường trực

178.800 đồng;

8

  • Tiểu đội trưởng,
  • Thuyền trưởng,
  • Khẩu đội trưởng

149.000 đồng

Trong đó, nếu dân quân tự vệ được bổ nhiệm giữ chức vụ từ 15 ngày trở lên trong tháng thì được hưởng phụ cấp cả tháng; nếu dưới 15 ngày trong tháng thì chỉ được hưởng 50% phụ cấp chức vụ của tháng đó.

Phụ cấp dân quân tự vệ gồm những gì? Cụ thể là bao nhiêu?
Phụ cấp dân quân tự vệ gồm những gì? Cụ thể là bao nhiêu? (Ảnh minh hoạ)

2. Phụ cấp hàng tháng của dân quân tự vệ

Các đối tượng được hưởng phụ cấp hàng tháng gồm Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã và thôn đội trưởng. Cụ thể:

STT

Chức vụ

Mức phụ cấp

1

Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã

Như người hoạt động không chuyên trách cấp xã. Trong đó, phụ cấp của từng chức danh người hoạt động không chuyên trách cấp xã từ 01/8/2023 sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Mức khoản tổng phụ cấp của các chức danh người hoạt động không chuyên trách cấp xã:

  • Xã loại I: 21,0 lần mức lương cơ sở (tương đương được khoán 37,8 triệu đồng/tháng)
  • Xã loại II: 18,0 lần mức lương cơ sở (tương đương được khoán 32,4 triệu đồng/tháng)
  • Xã loại III: 15,0 lần mức lương cơ sở (tương đương được khoán 27,0 triệu đồng/tháng)
  • Xã được tăng số lượng: Tổng mức khoán quỹ phụ cấp tăng thêm 1,5 lần mức lương cơ sở/người tăng thêm.

2

Thôn đội trưởng

Không thấp hơn 745.000 đồng

3. Trợ cấp một lần và các khoản phụ cấp khác

3.1 Trợ cấp một lần

Điều kiện dân quân tự vệ hưởng trợ cấp một lần là chưa tham gia bảo hiểm xã hội, có thời gian công tác liên tục từ đủ 60 tháng trở lên và đã nghỉ việc.

Theo đó, mức trợ cấp một lần là 1,5 tháng mức phụ cấp bình quân của 60 tháng cuối cùng cho mỗi năm công tác.

Với dân quân thường trực khi được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình: Trợ cấp một lần bằng 2.980.000 đồng/năm phụ vụ.

Nếu có tháng lẻ thì tính trợ cấp một lần như sau:

- Dưới 01 tháng: Không được trợ cấp

- Từ 01 - 06 tháng: 0,8 tháng mức phụ cấp bình quân của 60 tháng cuối cùng.

- Từ 07 - 11 tháng: 1,5 tháng mức phụ cấp bình quân của 60 tháng cuối cùng.

3.2 Phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự

Mức phụ cấp đặc thù này bằng 50% tổng phụ cấp hiện hưởng (phụ cấp hằng tháng, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên). Thời gian hưởng được tính từ ngày có quyết định bổ nhiệm đến khi có quyết định thôi chức vụ đó. Trong đó:

- Giữ chức vụ từ 15 ngày trở lên trong tháng: Hưởng phụ cấp cả tháng.

- Giữ chức vụ dưới 15 ngày trong tháng: Hưởng 50% phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự của tháng đó.

3.3 Phụ cấp thâm niên

Đối tượng được hưởng là Chỉ huy Ban Chỉ huy quân sự cấp xã gồm: Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã.
Điều kiện hưởng là có thời gian công tác từ đủ 60 tháng trở lên. Mức phụ cấp như sau:

- Đủ 60 tháng (sau 05 năm) công tác: Hưởng 5% mức lương hiện hưởng, phụ cấp chức vụ, thâm niên vượt khung hoặc phụ cấp hàng tháng hiện hưởng.

- Từ năm thứ sau trở đi, đủ 12 tháng (mỗi năm): Tính thêm 1%.

Dân quân tự vệ được hưởng yrợ cấp một lần và phụ cấp khác
Dân quân tự vệ được hưởng yrợ cấp một lần và phụ cấp khác (Ảnh minh hoạ)

4. Phụ cấp dân quân tự vệ khi làm nhiệm vụ

Khi đi làm nhiệm vụ, Điều 34 Luật Dân quân tự vệ 2019 đã quy định chế độ, chính sách với dân quân tự vệ khi làm nhiệm vụ như sau:

- Trợ cấp ngày công lao động, bảo đảm tiền ăn: dân quân tại chỗ, dân quân cơ động, dân quân phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế.

- Trợ cấp ngày công lao động tăng thêm: Kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ Dân quân tự vệ.

Cụ thể, mức trợ cấp này được quy định tại Điều 11 Nghị định 72/2020/NĐ-CP như sau:

STT

Đối tượng

Mức trợ cấp

1

  • Dân quân tại chỗ, dân quân cơ động, dân quân phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế
  • Dân quân thường trực

1.1

Trợ cấp ngày công lao động

Không thấp hơn 119.200 đồng

1.2

Kéo dài thời hạn thực hiện

Không thấp hơn 59.600 đồng

1.3

Tiền ăn cơ bản

Như của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh tại ngũ

1.4

Được bố trí nơi ăn, nơi nghỉ, bảo đảm phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu xe một lần đi, về nếu làm nhiệm vụ cách xa nơi cư trú không có điều kiện đi, về hằng ngày

Như cán bộ, công chức cấp xã

2

Dân quân biển

2.1

Khi làm nhiệm vụ, trừ nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ hải đảo, vùng biển

- Trợ cấp ngày công lao động: 178.800 đồng

- Kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ: Không thấp hơn 59.600 đồng

2.2

Khi làm nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ hải đảo, vùng biển

Trợ cấp ngày công lao động: 372.500 đồng/người/ngày

mức tiền ăn: 149.000 đồng/người/ngày

3

Thuyền trưởng, máy trưởng

Phụ cấp trách nhiệm tính theo ngày thực tế hoạt động trên biển: 119.200 đồng/ngày

4

Phụ cấp đặc thù đi biển

Theo chế độ bồi dưỡng đi biển của lực lượng thuộc Bộ Quốc phòng

5. Phụ cấp dân quân tự vệ bị ốm đau, bị thương, tai nạn

5.1 Điều kiện hưởng chế độ nếu bị ốm đau, tai nạn, bị thương

- Dân quân tự vệ khi điều động, huy động hoặc làm nhiệm vụ theo kế hoạch: Được khám chữa bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh quân, dân y. Và không được khám chữa bệnh nếu ốm đau, bị tai nạn, bị thương nếu:

  • Cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân
  • Tai nạn do mâu thuẫn của chính bản thân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến thực hiện nhiệm vụ
  • Tai nạn do sử dụng rượu, bia, sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy hoặc chất gây nghiện khác.

5.2 Mức hưởng

- Chi phí khám chữa bệnh như mức hưởng bảo hiểm y tế của hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội đang tại ngũ.

- Được đảm bảo tiền ăn bệnh lý trong thời gian điều trị nội trú.

- Được thanh toán tiền ăn và tiền khám chữa bệnh tối đa không quá 15ngày: Đang điều trị nội trú mà hết thời gian làm nhiệm vụ. Sau 15 ngày vẫn chưa ổn định thì được điều trị đến khi ổn định và thanh toán 100% tiền khám, chữa bệnh.

- Bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động 5%: 7,45 triệu đồng/tháng. Cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 745.000 đồng.

5.3 Hồ sơ cần chuẩn bị để hưởng chế độ

- Khi bị ốm đau, bị thương phải điều trị

  • Đơn đề nghị thanh toán chi phí khám, chữa bệnh (do chính dân quân hoặc người đại diện hợp pháp của dân quân lập). Mẫu này được quy định tại phụ lục Nghị định 72/2020/NĐ-CP.
  • Phiếu xét nghiệm, đơn thuốc, hoá đơn thu tiền, giấy xuất viện.
  • Quyết định tham gia dân quân tự vệ hoặc quyết định điều động/huy động/kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đã được phê duyệt.

- Khi bị tai nạn:

- Đơn đề nghị trợ cấp tai nạn.

- Các loại giấy tờ, tài liệu nộp kèm theo:

  • Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị tai nạn (nếu điều trị nội trú);
  • Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho Dân quân tự vệ) cấp - bản sao.
  • Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của hội đồng giám định y khoa bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên.
  • Biên bản điều tra của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự thuộc Bộ Quốc phòng (nếu bị tai nạn giao thông dẫn đến chết).

5.4 Hình thức và cơ quan nhận đơn

Dân quân tự vệ hoặc người đại diện gửi hồ sơ gồm đơn đề nghị, phiếu xét nghiệm, đơn thuốc, hoá đơn thu tiền, giấy ra viện qua một trong các hình thức:

  • Trực tiếp.
  • Bưu chính.
  • Gửi online.

Cơ quan tiếp nhận là cơ quan quân sự địa phương. Nếu thuộc đơn vị dân quân tự vệ nào thì gửi đơn cho cơ quan quân sự địa phương cấp đó.

5.5 Thời gian giải quyết chế độ

Kể từ ngày nhận đơn, trong thời hạn 10 ngày làm việc, cơ quan nhận đơn lập 01 bộ hồ sơ để trình. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh quyết định trong thời hạn 05 ngày làm việc.

Kể từ ngày ra quyết định, trong 10 ngày làm việc, Uỷ ban nhân dân cấp xã sẽ chi trả kinh phí khám chữa bệnh. Nếu địa phương đó không có đơn vị hành chính cấp xã thì sẽ do Ban chỉ huy quân sự cấp huyện chi trả.

Hình thức chi trả là chuyển khoản hoặc qua bưu chính hoặc trả trực tiếp tại nơi tiếp nhận.

Nếu hồ sơ từ chối thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, cơ quan quân sự địa phương sẽ hướng dẫn người gửi đơn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

(căn cứ Điều 14 Nghị định 72/2020/NĐ-CP).

6. Phụ cấp dân quân tự vệ bị ốm đau, bị thương, tai nạn

6.1 Điều kiện hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí

- Thực hiện nhiệm vụ theo quyết định điều động/huy động theo kế hoạch đã được phê duyệt.

- Thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Trên đường đi, về từ nơi ở đến nơi làm nhiệm vụ.

6.2 Trường hợp không được hưởng trợ cấp, mai táng phí

Nếu thuộc một trong ba trường hợp dưới đây thì dân quân tự vệ sẽ không được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí nếu chết:

  • Cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân
  • Tai nạn do mâu thuẫn của chính bản thân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến thực hiện nhiệm vụ
  • Tai nạn do sử dụng rượu, bia, sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy hoặc chất gây nghiện khác.
3 trường hợp dân quân tự vệ không được hưởng chế độ khi bị tai nạn, bị chết
3 trường hợp dân quân tự vệ không được hưởng chế độ khi bị tai nạn, bị chết (Ảnh minh hoạ)

6.3 Mức hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí

- Bị tai nạn dẫn đến chết: Trợ cấp tuất bằng 53,64 đồng; mai táng phí bằng 14,9 triệu đồng.

- Bị ốm đau dẫn đến chết: Trợ cấp tuất bằng 7,45 triệu đồng; mai táng phí bằng 14,9 triệu đồng.

6.4 Hồ sơ cần chuẩn bị để hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí khi bị tai nạn đến chết

- Hồ sơ hưởng trợ cấp chết: Đơn đề nghị trợ cấp chết kèm theo giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị tai nạn (điều trị nội trú).

- Bản sao giấy chứng tử/trích lục khai tử.

- Biên bản điều tra của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự thuộc Bộ Quốc phòng: Bị tai nạn dẫn đến chết.

6.5 Cơ quan tiếp nhận hồ sơ

Cơ quan quân sự địa phương là cơ quan tiếp nhận hồ sơ hưởng chế độ. Dân quân hoặc người đại diện hợp pháp của dân quân tự vệ gửi hồ sơ bằng một trong ba cách sau đây:

  • Trực tiếp.
  • Bưu chính.
  • Gửi online.

Dân quân thuộc đơn vị Dân quân tự vệ của cấp nào tổ chức thì gửi đơn đề nghị cho cơ quan quân sự địa phương cấp đó

6.6 Thời gian, trình tự giải quyết

- Thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn đề nghị: Cơ quan quân sự địa phương lập 01 bộ hồ sơ.

- Thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trợ cấp cho dân quân tự vệ.

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định trợ cấp: Nhiệm vụ chi trả trợ cấp là của Uỷ ban nhân dân cấp xã. Nếu địa phương không có đơn vị hành chính cấp xã thì sẽ do Ban chỉ huy quân sự cấp huyện thực hiện chi trả.

Hình thức chi trả trợ cấp là: chuyển khoản hoặc qua đường bưu chính hoặc trực tiếp nhận ở cấp xã.

(căn cứ Điều 15 Nghị định 72/2020/NĐ-CP).

Trên đây là giải đáp chi tiết về phụ cấp dân quân tự vệ. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Một trong những điều đáng chú ý trong đợt cải cách tiền lương 01/7/2024 chính là việc bãi bỏ phụ cấp thâm niên đối với công chức, viên chức. Tuy nhiên, điều này lại không áp dụng đối với quân đội, công an. Vậy lý do quân đội công an không bị cắt phụ cấp thâm niên là gì?