Thuê bao di động nào không được chuyển mạng giữ số?

Từ 08/01/2018, Bộ Thông tin và Truyền thông chính thức cho phép chuyển mạng viễn thông di động mặt đất giữ nguyên số. Tuy nhiên, không phải thuê bao di động nào cũng được thực hiện dịch vụ này.

Ngày 23/11/2017, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số 35/2017/TT-BTTTT quy định về việc chuyển mạng viễn thông di động mặt đất giữ nguyên số. Theo đó, việc chuyển đổi mạng viễn thông di động giữ nguyên số sẽ chính thức được thực hiện từ ngày 08/01/2018 - ngày Thông tư trên có hiệu lực thi hành.

Trước đó, vào tháng 09/2017, ba nhà mạng gồm Viettel, VinaPhone và MobiFone đã triển khai thử nghiệm kỹ thuật chuyển mạng giữ số và thu được những kết quả đáng mong đợi.

Dịch vụ chuyển mạng viễn thông di động mặt đất giữ nguyên số (Mobile Number Portability - MNP) là dịch vụ cho phép các thuê bao di động có thể chuyển từ một nhà mạng  này đến một nhà mạng khác và giữ nguyên số (bao gồm cả mã mạng và số thuê bao). Dịch vụ này được triển khai lần đầu tiên vào năm 1997 tại Singapore. Đến nay, MNP đã có mặt tại hơn 70 quốc gia trên toàn thế giới và trở thành một xu thế phổ biến của thị trường viễn thông di động.

Việc chuyển mạng giữ số đem lại quyền lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng, giải quyết áp lực về sự cạn kiệt kho số, đồng thời đem lại nhiều hiệu quả kinh tế, thúc đẩy cạnh tranh giữa các nhà mạng…

Hình ảnh minh họa
Theo Thông tư 35/2017/TT-BTTTT, dịch vụ chuyển mạng được các nhà mạng cung cấp một cách bình đẳng, không phân biệt đối xử đối với các thuê bao di động. Dịch vụ chuyển mạng được cung cấp trên cơ sở hợp đồng thương mại giữa nhà mạng cung cấp dịch vụ viễn thông di động mặt đất và thuê bao di động.

Dịch vụ này không bao gồm việc tiếp tục duy trì cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng và dịch vụ ứng dụng viễn thông mà thuê bao đăng ký dịch vụ chuyển mạng đang sử dụng tại nhà mạng chuyển đi. Khi chuyển đi, nhà mạng phải đảm bảo không phát sinh cước của bất kỳ dịch vụ giá trị gia tăng và dịch vụ ứng dụng viễn thông nào kể từ thời điểm cắt dịch vụ của thuê bao đăng ký dịch vụ chuyển mạng. Các nhà mạng có trách nhiệm thống nhất, công bố, niêm yết công khai, áp dụng chung mức cước và các điều khoản sử dụng dịch vụ chuyển mạng…

Đặc biệt, nhà mạng chuyển đi được từ chối thực hiện chuyển mạng đối với thuê bao đăng ký dịch vụ chuyển mạng thuộc một trong các trường hợp: Thông tin thuê bao đăng ký dịch vụ chuyển mạng tại nhà mạng chuyển đến không chính xác so với thông tin của thuê bao đó tại nhà mạng chuyển đi, bao gồm các thông tin trên giấy tờ tùy thân của cá nhân (đối với thông tin của thuê bao là cá nhân), thông tin trên giấy chứng nhận pháp nhân của tổ chức (đối với thông tin của thuê bao là tổ chức); Đang có khiếu nại, tranh chấp về việc sử dụng dịch vụ đối với nhà mạng chuyển đi; Vi phạm hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông hoặc điều kiện giao dịch chung với nhà mạng chuyển đi…

Thuê bao di động có quyền hủy chuyển mạng. Theo đó, kể từ thời điểm đăng ký chuyển mạng đến trước thời điểm nhận được thông báo lịch chuyển mạng, thuê bao đăng ký dịch vụ chuyển mạng có thể hủy chuyển mạng bằng cách yêu cầu với nhà mạng chuyển đến hoặc nhắn tin trực tiếp đến số 1441. Nhà mạng chuyển đi, nhà mạng chuyển đến chỉ được dừng thực hiện quá trình chuyển mạng khi nhận được yêu cầu hủy chuyển mạng. 

Để tìm hiểu thêm về các quy định liên quan, bạn đọc tham khảo:

Thông tư 35/2017/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về việc chuyển mạng viễn thông di động mặt đất giữ nguyên số

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người lao động thời vụ, đặc biệt là những bạn sinh viên làm việc thời vụ, part-time thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc nêu trên.

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Trong Hội nghị họp đại biểu quốc hội chuyên trách lần thứ 5 vào cuối tháng 03/2024 vừa qua đã đưa ra đề xuất chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc. Theo đó, đề xuất này sẽ được Chính phủ thảo luận và có thể sẽ lên lộ trình áp dụng bắt đầu từ năm 2026.