Thông báo 438/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phiên họp toàn thể Ủy ban Quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Thông báo 438/TB-VPCP

Thông báo 438/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phiên họp toàn thể Ủy ban Quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin
Cơ quan ban hành: Văn phòng Chính phủSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:438/TB-VPCPNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông báoNgười ký:Lê Mạnh Hà
Ngày ban hành:28/12/2016Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thông tin-Truyền thông
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Số: 438/TB-VPCP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2016
 
 
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VŨ ĐỨC ĐAM PHIÊN HỌP TOÀN THỂ ỦY BAN QUỐC GIA VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
 
 
Ngày 16 tháng 12 năm 2016, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin (gọi tắt là Ủy ban) đã chủ trì phiên họp toàn thể lần thứ ba của Ủy ban. Tham dự phiên họp có Bộ trưởng Bộ Thông tin vào Truyền thông Trần Minh Tuấn - Ủy viên thường trực Ủy ban, các Ủy viên Ủy ban, đại diện lãnh đạo: Tập đoàn Viễn thông Quân đội, Tổng công ty viễn thông Mobifone, Hội tin học Việt Nam, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam và một số chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Sau khi nghe báo cáo của Văn phòng Chính phủ về tình hình cung cấp dịch vụ công trực tuyến năm 2016 của các cơ quan nhà nước, báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông về tình hình an toàn thông tin mạng, ý kiến phát biểu của các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Ủy ban đã kết luận như sau:
I. Thời gian qua, thực hiện các nhiệm vụ được Đảng, Chính phủ giao về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai thực hiện, bước đầu đạt được kết quả khả quan. Báo cáo Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử năm 2016 của Liên Hợp Quốc đánh giá Việt Nam xếp thứ 89/193 nước trên thế giới (tăng 10 bậc so với năm 2014), xếp thứ 6 trong khối các nước Đông Nam Á, sau Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Brunei. Việt Nam vẫn nằm trong số các nước trung bình về chỉ số phát triển Chính phủ điện tử.
Bên cạnh các kết quả đã đạt được vẫn còn một số mặt hạn chế, như: tỷ lệ hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 36a của Chính phủ về Chính phủ điện tử của các bộ, ngành chưa cao; một số cơ chế mới về quản lý đầu tư công nghệ thông tin chậm được ban hành; cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại các bộ, cơ quan nhà nước cấp độ 3,4 mới đạt 64% kế hoạch năm 2016; đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, đào tạo nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng còn nhiều bất cập, chưa được các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm đúng mực, để xảy ra một số vụ việc khá nghiêm trọng.
II. Trong thời gian tới, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (liên quan trực tiếp đến công nghệ thông tin) đòi hỏi phải đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin một cách toàn diện, bao gồm ứng dụng công nghệ thông tin, hạ tầng công nghệ thông tin và công nghiệp công nghệ thông tin, bắt kịp xu thế phát triển chung của thế giới. Các bộ, ngành, địa phương cần đẩy mạnh việc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ đã được giao tại Nghị quyết 36a và các văn bản chỉ đạo có liên quan của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời kêu gọi cộng đồng công nghệ thông tin hưởng ứng tinh thần quốc gia khởi nghiệp, phấn đấu đồng hành cùng mục tiêu có 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020, trong đó có 10% là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (Startup - phát triển trên nền tảng sáng tạo khoa học công nghệ và công nghệ thông tin). Một số nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai trong giai đoạn tiếp theo:
1. Trên cơ sở các tiêu chí đánh giá Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử năm 2016 của Liên Hợp Quốc, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành, địa phương xác định rõ nhiệm vụ và thời hạn thực hiện nhằm nâng cao thứ hạng của Việt Nam trong các năm sau.
2. Kiên quyết đẩy mạnh thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước, thực hiện việc thuê ngoài đối với các dịch vụ công liên quan thanh toán, chi trả, bảo đảm hiệu quả, thuận tiện, tiết kiệm và công khai, minh bạch.
3. Khẩn trương hoàn thiện và triển khai thực hiện các quy định, cơ chế, chính sách về bảo đảm an toàn thông tin, chú trọng việc thu hút, ưu đãi trong sử dụng và phát triển nhân lực an toàn thông tin; ưu tiên nghiên cứu, phát triển sản phẩm, thiết bị an toàn thông tin đặc thù, chuyên biệt của Việt Nam. Đẩy mạnh tuyên tuyền nhằm nâng cao nhận thức toàn xã hội về bảo đảm an toàn thông tin cá nhân trong thời đại bùng nổ ứng dụng Internet và thiết bị thông minh.
4. Giao Văn phòng Chính phủ:
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tập trung xây dựng, đưa vào vận hành Cổng dịch vụ công Quốc gia trong năm 2017, sử dụng nguồn lực đầu tư từ Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng Danh mục dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3,4 của năm 2017. Yêu cầu các bộ, cơ quan tập trung vào tính khả thi của việc thực hiện khi đăng ký dịch vụ.
5. Giao Bộ Thông tin và Truyền thông:
- Phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) xây dựng chỉ số đánh giá dịch vụ công trực tuyến, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) chỉ số đánh giá an toàn thông tin đối với từng bộ, ngành và địa phương, tổ chức đánh giá, công bố kết quả hằng năm.
- Đẩy mạnh tuyên truyền các lợi thế khi sử dụng tên miền quốc gia “.vn” trong các tổ chức, hội nghề nghiệp, doanh nghiệp, các trường và cơ sở giáo dục; theo thẩm quyền, ban hành các cơ chế chính sách khuyến khích các đối tượng có nhu cầu đăng ký nhằm phát triển số lượng trang web có tên miền quốc gia từng bước nâng cao vị thế của Việt Nam trên không gian mạng quốc tế.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách sử dụng, thu hút nhân lực an toàn thông tin mạng, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các bộ, cơ quan có liên quan biết, thực hiện./.
 

Nơi nhận:
- TTg và các Phó Thủ tướng;
- Các Ủy viên Ủy ban QG về ứng dụng CNTT;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTgCP, Tổng TK HĐQG phát triển bền vững và NCNLCT, TGĐ Cổng TTĐT, TTTH, các Vụ: KTTH, TH, CN, TKBT, Cục KSTTHC;
- Lưu: VT, KGVX (3). NTN
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM




Lê Mạnh Hà
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi