[Tổng hợp] Mức phạt vi phạm gây ô nhiễm môi trường phổ biến

Tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đang ngày càng ở mức báo động. Dưới đây là tổng hợp mức phạt vi phạm gây ô nhiễm môi trường phổ biến nhằm phần nào hạn chế các hành vi gây ra ô nhiễm môi trường.

Mức phạt vi phạm gây ô nhiễm môi trường phổ biến

Dưới đây là những vi phạm phổ biến gây ô nhiễm môi trường cùng mức xử phạt:

STT

Mức phạt

Hành vi

Căn cứ

1

100.000 - 150.000 đồng

Vứt, thải, bỏ đầu, mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ/nơi công cộng

Nghị định 45/2022/NĐ-CP

2

150.000 - 250.000 đồng

  • Vệ sinh cá nhân như tiểu tiện, đại tiện không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ/nơi công cộng
  • Hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt

3

500.000 - 01 triệu đồng

Vứt, thải, bỏ rác thải, đổ nước thải không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ/nơi công cộng

4

01 - 02 triệu đồng

  • Vứt, thải, bỏ rác thải trên vỉa hè, lòng đường/vào hệ thống thoát nước thải đô thị/hệ thống thoát nước mặt;
  • Đổ nước thải không đúng quy định trên vỉa hè, lòng đường phố;
  • Thải bỏ chất thải nhựa phát sinh từ sinh hoạt vào ao hồ, kênh rạch, sông, suối, biển.

5

02 - 04 triệu đồng

Vận chuyển nguyên liệu, vật liệu không che chắn/để rơi vãi ra môi trường trong khi tham gia giao thông

6

- Phạt cảnh cáo
- Từ 01 - 160 triệu đồng

Tùy từng vi phạm gây ra tiếng ồn vượt chuẩn đến tối da 40 dBA trở lên

7

40 - 50 triệu đồng

Rò rỉ, thải hóa chất độc vào môi trường đất, nước trái quy định về bảo vệ môi trường

8

Tùy mức độ vượt chuẩn, bị phạt từ 50 - 180 triệu đồng

Gây ô nhiễm đất, nước (nước ngầm, nước mặt bên trong và ngoài khuôn viên của cơ sở) hoặc không khí vượt chuẩn

9

03 - 05 triệu đồng

Đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá, cát/vật khác vào nhà ở, nơi ở, vào:

  • Người khác
  • Đồ vật, tài sản của người khác
  • Trụ sở cơ quan, tổ chức, nơi làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh
  • Vọng gác bảo vệ mục tiêu/mục tiêu…

Điểm e khoản 4 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP

10

- Phạt cảnh cáo

-Phạt tiền từ 500.000 - 01 triệu đồng

  • Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước - 06 giờ sáng ngày hôm sau;
  • Không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của cơ sở khám chữa bệnh, nhà điều dưỡng, trường học/ở những nơi khác có quy định phải giữ yên tĩnh chung

Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP

11

01 - 02 triệu đồng

Dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn/các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép

12

02 - 03 triệu đồng

Không thu gom, xử lý nước thải, chất thải trong quá trình vận chuyển động vật, sản phẩm động vật.

Khoản 2 Điều 23 Nghị định 90/2017/NĐ-CP

13

05- 06 triệu đồng

Vận chuyển/vứt gia súc, gia cầm mắc bệnh, chết và sản phẩm của chúng ra môi trường

Điểm a khoản 6 Điều 5 Nghị định 90/2017/NĐ-CP

14

- Phạt tiền đến 03 tỷ đồng

- Phạt tù đến 7 năm

Tội gây ô nhiễm môi trường

Điều 235 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017

Ô nhiễm môi trường là gì? Gồm các loại nào?

Mức phạt vi phạm gây ô nhiễm môi trường phổ biến
Ô nhiễm môi trường là gì? Mức phạt vi phạm gây ô nhiễm môi trường (Ảnh minh họa)

Hiện nay, định nghĩa ô nhiễm môi trường được nêu tại khoản 2 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.

Theo đó, có các dạng ô nhiễm môi trường sau đây:

- Ô nhiễm không khí: Là dạng ô nhiễm khiến không khí có chất lượng ngày càng sụt giảm, bụi mịn gia tăng, ảnh hưởng nặng đến sức khỏe con người và gây ra hiệu ứng nhà kính, các hiện tượng thiên nhiên bất thường…

Hiện có nhiều nguyên nhân nhưng phần lớn là do tác động từ con người từ hoạt động hằng ngày hoặc chất thải khí từ các nhà máy công nghiệp…

- Ô nhiễm môi trường đất: Thường xảy ra khi có các hành vi xả chất thải ô nhiễm vào đất, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, khai thác khoáng sản… Khi đất bị ô nhiễm, môi trường sống của động vật, thực vật bị ảnh hưởng nặng nề, dẫn đến ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

- Ô nhiễm môi trường nước. Đây là hiện tượng trong nước có chất lạ, độc hại… khiến gây hại cho sinh vật vàcon người. Hiện tượng ô nhiễm này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người cũng như giảm độ đa dạng sinh vật…

Trên đây là một số mức phạt gây ô nhiễm môi trường phổ biến nhất hiện nay. Nếu còn thắc mắc khác liên quan đến môi trường, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Ngoài ra, để được cập nhật các thông tin khác liên quan đến lĩnh vực môi trường, độc giả có thể tham gia Group Zalo của LuatVietnam.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Không đóng BHXH có được hưởng chế độ tai nạn lao động?

Không đóng BHXH có được hưởng chế độ tai nạn lao động?

Không đóng BHXH có được hưởng chế độ tai nạn lao động?

Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cũng như ốm đau hay thai sản là những chế độ cơ bản của chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc. Trong trường hợp người lao động không đóng BHXH mà bị tai nạn lao động thì quyền lợi của họ được giải quyết như thế nào?

Không đóng BHXH có được hưởng chế độ tai nạn lao động?

Không đóng BHXH có được hưởng chế độ tai nạn lao động?

Không đóng BHXH có được hưởng chế độ tai nạn lao động?

Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cũng như ốm đau hay thai sản là những chế độ cơ bản của chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc. Trong trường hợp người lao động không đóng BHXH mà bị tai nạn lao động thì quyền lợi của họ được giải quyết như thế nào?