Nghị định 99/2009/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Nghị định 99/2009/NĐ-CP

Nghị định 99/2009/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
Cơ quan ban hành: Chính phủSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:99/2009/NĐ-CPNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị địnhNgười ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:02/11/2009Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Hành chính, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Phạt đến 03 triệu đồng nếu sử dụng lửa ở rừng dễ cháy

Ngày 02/11/52009, Chính phủ ban hành Nghị định 99/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

Theo đó, hành vi đốt lửa, sử dụng lửa ở các khu rừng dễ cháy, thảm thực vật khô nỏ vào mùa hanh khô bị phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng. Mức phạt này còn được áp dụng đối với một số hành vi khác như: Đốt lửa, sử dụng lửa để săn bắt động vật rừng, lấy mật ong, lấy phế liệu chiến tranh; Đốt nương, rẫy, đồng ruộng trái phép ở trong rừng, ven rừng…

Bên cạnh đó, Nghị định cũng nêu rõ người có hành vi săn, bắn, bẫy, bắt; nuôi, nhốt; giết động vật rừng trái quy định của pháp luật có thể bị phạt đến 500 triệu đồng. Cụ thể: Nuôi trái phép từ trên 08 cá thể động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB; Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 270.000.000 đồng…

Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/01/2010.

Xem chi tiết Nghị định 99/2009/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 99/2009/NĐ-CP NGÀY 02 THÁNG 11 NĂM 2009

VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ RỪNG, BẢO VỆ RỪNG VÀ QUẢN LÝ LÂM SẢN

 

 

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002; Pháp lệnh sửa đổi một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 08 tháng 3 năm 2007;

Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

 

NGHỊ ĐỊNH:

 

Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nghị định này không áp dụng đối với gỗ và các lâm sản khác từ nước ngoài nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam (kể cả trường hợp lô hàng gỗ nhập khẩu hợp pháp nhưng khi kiểm tra có chênh lệch về kích thước, khối lượng).

2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài (sau đây còn gọi là người vi phạm) có hành vi vô ý hoặc cố ý vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản chưa gây thiệt hại hoặc đã gây thiệt hại đến rừng, lâm sản, môi trường rừng nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng các quy định của Điều ước quốc tế đó.

Điều 2. Về một số thuật ngữ được sử dụng trong Nghị định

1. Lâm sản là sản phẩm khai thác từ thực vật, động vật, vi sinh vật và các bộ phận của chúng có nguồn gốc từ rừng.

2. Gỗ tròn: bao gồm gỗ nguyên khai, gỗ đẽo tròn, gỗ lóc lõi có đường kính đầu nhỏ từ 10 cm đến dưới 20 cm, chiều dài từ 1 mét trở lên hoặc có đường kính đầu nhỏ từ 20 cm trở lên, chiều dài từ 30 cm trở lên. Riêng đối với gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm không phân biệt kích thước.

3. Củi được khai thác từ thực vật rừng thân gỗ, là bộ phận của chúng có kích thước nhỏ hơn đối với quy cách gỗ tròn quy định tại khoản 2 Điều này hoặc các phế liệu của chúng sau chế biến.

4. Thực vật rừng nhóm IA, IIA; động vật rừng nhóm IB, IIB là những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của Chính phủ.

5. Tang vật vi phạm hành chính gồm gỗ, lâm sản ngoài gỗ bị người có hành vi vi phạm hành chính xâm hại.

6. Phương tiện vi phạm hành chính gồm đồ vật, công cụ, phương tiện vận chuyển được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

7. Phương tiện vận chuyển gồm: các loại xe cơ giới đường bộ, xe mô tô, xe đạp, xe thô sơ, súc vật, tàu thủy, ca-nô, thuyền, các phương tiện khác được sử dụng để vận chuyển lâm sản trái pháp luật.

8. Phương tiện được coi là bị người vi phạm hành chính chiếm đoạt trái phép là trường hợp phương tiện của chủ sở hữu hợp pháp bị người có hành vi vi phạm hành chính trộm cắp, cướp, cưỡng đoạt, lợi dụng chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản để công khai chiếm đoạt (công nhiên chiếm đoạt) hoặc các hành vi trái pháp luật khác tước đoạt quyền chiếm hữu, quản lý, sử dụng của chủ sở hữu hợp pháp phương tiện đó.

9. Phương tiện được coi là bị người vi phạm sử dụng trái phép thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Chủ sở hữu hợp pháp của phương tiện cho người khác thuê, mượn hoặc thuê người khác điều khiển phương tiện đó để sử dụng vào mục đích chính đáng, nhưng người được thuê, được mượn phương tiện hoặc người được thuê điều khiển phương tiện đó đã tự ý sử dụng phương tiện để vi phạm hành chính.

b) Chủ sở hữu hợp pháp đối với phương tiện của mình hoặc người quản lý hợp pháp đối với phương tiện thuê của chủ sở hữu hợp pháp giao cho người lao động của mình quản lý, điều khiển, sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh hợp pháp, nhưng người lao động đã tự ý sử dụng các phương tiện đó để vi phạm hành chính.

Việc cho thuê, cho mượn hoặc thuê người điều khiển phương tiện phải được giao kết bằng văn bản giữa chủ sở hữu hợp pháp và người được thuê, được mượn theo quy định của pháp luật trước khi hành vi vi phạm xảy ra. Bản giao kết phải ghi rõ nội dung sử dụng phương tiện cho thuê, cho mượn hoặc thuê người điều khiển và trong thời hạn 24 giờ kể từ khi phương tiện bị tạm giữ, người có hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật phải xuất trình văn bản giao kết đó cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc.

10. Vi phạm có tổ chức là trường hợp có hai người trở lên cấu kết với nhau, cố ý thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

Trường hợp thực hiện hành vi vi phạm có tổ chức đối với hành vi trước nhưng hậu quả vi phạm đó là nguyên nhân dẫn đến vi phạm khác (như đốt nương làm rẫy cháy lan đến rừng) thì hành vi vi phạm tiếp theo không bị coi là vi phạm có tổ chức.

11. Vi phạm nhiều lần là trường hợp người có hành vi vi phạm hành chính mà trước đó có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản nhưng chưa bị phát hiện hoặc chưa bị xử phạt và chưa hết thời hiệu xử phạt.

12. Tái phạm là trường hợp người vi phạm hành chính mà trước đó đã bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

Điều 3. Nguyên tắc xử phạt

1. Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản phải được phát hiện kịp thời và đình chỉ ngay. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, đúng pháp luật; người vi phạm hoặc người giám hộ của người vi phạm phải chịu trách nhiệm khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra theo quy định của pháp luật.

Người có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.

2. Khi quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải xem xét nhân thân người vi phạm; căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ theo quy định tại Điều 8, 9 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 02 tháng 7 năm 2002 (sau đây gọi là Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính) để áp dụng các hình thức phạt chính, hình thức phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả.

3. Người vi phạm hành chính không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ thì mức phạt tiền là mức trung bình của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi quy định tại Nghị định này. Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tiền có thể giảm nhưng không thấp hơn mức thấp nhất của khung tiền phạt quy định áp dụng đối với hành vi vi phạm đó; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền có thể cao hơn nhưng không vượt quá mức cao nhất của khung tiền phạt quy định áp dụng đối với hành vi vi phạm đó.

4. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, nếu các hình thức xử phạt là phạt tiền thì tổng hợp thành mức phạt chung.

Trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính nối tiếp nhau đối với cùng một đối tượng bị xâm hại mà việc thực hiện hành vi vi phạm sau là sự kế tục và hậu quả của hành vi vi phạm trước, thì bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi có mức phạt tiền cao nhất trong các hành vi vi phạm đó quy định tại Nghị định này.

5. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm đó. Nghiêm cấm việc chia nhỏ mức thiệt hại chung cho từng người vi phạm để xử phạt.

Nhiều thành viên trong một hộ gia đình cùng thực hiện một vi phạm hành chính thì áp dụng xử phạt như một tổ chức vi phạm.

6. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì bị xử phạt cảnh cáo về các hành vi do cố ý. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị xử phạt hành chính về mọi hành vi vi phạm hành chính do mình gây ra. Khi phạt tiền đối với họ thì mức tiền phạt không được quá một phần hai mức phạt đối với người thành niên; trường hợp người vi phạm hành chính không có tiền nộp phạt, thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải nộp thay.

7. Những hành vi vi phạm sau đây không xử phạt vi phạm hành chính mà phải truy cứu trách nhiệm hình sự:

a) Hành vi vi phạm đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA, IB thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (trừ hành vi nuôi động vật nhóm IB trái pháp luật, thì xử lý theo quy định tại Điều 19 Nghị định này).

b) Hành vi vi phạm gây hậu quả vượt quá mức tối đa xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 11, 17, 18; hành vi vận chuyển, buôn bán gỗ trái pháp luật vượt quá mức tối đa xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 20, 21 của Nghị định này.

c) Hành vi phá rừng trái pháp luật gây thiệt hại nhiều loại rừng (rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng) tuy diện tích bị thiệt hại đối với mỗi loại rừng không vượt quá mức tối đa xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này, nhưng tổng hợp diện tích bị thiệt hại của các loại rừng vượt quá mức tối đa quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với loại rừng bị thiệt hại có khung tối đa xử phạt vi phạm hành chính thấp nhất quy định tại Nghị định này.

d) Hành vi khai thác, vận chuyển, buôn bán trái pháp luật đối với cả gỗ quý, hiếm nhóm IIA, gỗ thông thường, tuy khối lượng của mỗi loại gỗ không vượt quá mức tối đa quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với mỗi loại gỗ, nhưng tổng khối lượng các loại gỗ bị vi phạm vượt quá mức tối đa quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với gỗ thông thường.

đ) Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều 17, 18; vận chuyển, buôn bán gỗ trái pháp luật quy định tại Điều 20, 21 của Nghị định này mà lại tái phạm đối với các hành vi vi phạm này.

8. Hành vi vi phạm hành chính tuy đã gây thiệt hại vượt quá mức tối đa xử phạt vi phạm hành chính, nhưng Bộ luật hình sự không quy định hành vi đó lại tội phạm (trừ các hành vi quy định tại khoản 7 của Điều này), thì áp dụng xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt cao nhất đối với hành vi vi phạm đó.

9. Hành vi vi phạm hành chính đối với thực vật rừng, động vật rừng thuộc Phụ lục I, II của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) nhưng không quy định trong Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, xử lý như sau:

a) Hành vi vi phạm hành chính đối với các loài thuộc Phụ lục I, xử lý hành vi vi phạm như đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA, IB.

b) Hành vi vi phạm hành chính đối với các loài trong Phụ lục II, xử lý hành vi vi phạm như đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA, IIB.

10. Hành vi vi phạm pháp luật đã khởi tố vụ án hình sự, nhưng sau đó đình chỉ hoạt động tố tụng và cơ quan có thẩm quyền đề nghị chuyển sang xử phạt vi phạm hành chính thì áp dụng mức xử phạt cao nhất quy định đối với hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Nghị định này.

Trường hợp vi phạm đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA, IB được đình chỉ hoạt động tố tụng hình sự, chuyển sang xử phạt vi phạm hành chính thì áp dụng xử phạt vi phạm hành chính như đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA, IIB.

Điều 4. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản là 1 năm kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện. Quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì không xử phạt vi phạm hành chính đối với người vi phạm, chỉ áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả quy định tại Điều 6 Nghị định này.

2. Người vi phạm đã bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ hoạt động tố tụng chuyển hồ sơ để xử phạt vi phạm hành chính, thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 3 tháng kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ vụ án hình sự và hồ sơ vụ vi phạm. 

Điều 5. Các hình thức xử phạt

1. Người vi phạm hành chính phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính: cảnh cáo hoặc phạt tiền.

2. Tùy theo tính chất mức độ vi phạm mà người vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung; bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Nghị định này.

3. Người nước ngoài vi phạm có thể bị xử phạt trục xuất khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 6. Các biện pháp khắc phục hậu quả

Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại Điều 5 Nghị định này, người vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

1. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra, cụ thể:

a) Trồng lại rừng bị thiệt hại hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính;

b) Khôi phục lại công trình, phương tiện phục vụ bảo vệ rừng bị thiệt hại, diện tích rừng bị đào, bới hoặc thanh toán chi phí khôi phục này;

c) Thu hồi tang vật là lâm sản trong trường hợp hành vi vi phạm hành chính quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.

2. Buộc tháo dỡ hoặc thanh toán chi phí tháo dỡ các công trình xây dựng trái phép trong rừng.

3. Buộc thanh toán chi phí chữa cháy rừng; chi phí khắc phục hậu quả do sinh vật hại rừng gây ra.

4. Buộc khắc phục hoặc thanh toán chi phí khắc phục ô nhiễm môi trường.

5. Buộc tiêu hủy động vật rừng, bộ phận cơ thể của chúng bị nhiễm bệnh.

Điều 7. Đơn vị tính để xác định thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra

1. Diện tích rừng tính bằng mét vuông (m2).

2. Khối lượng gỗ tính bằng mét khối (m3). Khi xử phạt vi phạm hành chính phải quy thành gỗ tròn. Quy đổi gỗ xẻ, gỗ đẽo hộp thành gỗ tròn bằng cách nhân với hệ số 1,6.

3. Đối với gốc, rễ và gỗ có hình thù phức tạp, đường kính nhỏ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm không đo được kích thước để tính khối lượng bằng mét khối thì xác định bằng cân trọng lượng, cứ 1.000 kg quy đổi tương đương bằng 1m3 gỗ tròn, hoặc đo bằng ste quy đổi tương đương bằng 0,7 m3 gỗ tròn.

4. Các loại lâm sản khác xác định giá trị bằng tiền Việt Nam, đơn vị tính là đồng.  

 

Chương II. HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT

 

Điều 8. Vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng

Người có hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ rừng bị xử phạt như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Mang dụng cụ thủ công, cơ giới vào rừng để săn bắt động vật rừng (chim, thú, các loài thủy sinh).

b) Săn bắt động vật trong mùa sinh sản.

c) Sử dụng phương pháp, công cụ săn bắt bị cấm.

d) Săn bắt động vật rừng ở những nơi có quy định cấm săn bắt.

đ) Đưa súc vật kéo, mang dụng cụ thủ công vào rừng để khai thác, chế biến lâm sản, khoáng sản trái phép.

e) Nuôi, trồng, thả trái phép vào rừng đặc dụng các loài động vật, thực vật không có nguồn gốc bản địa.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Tổ chức đưa người vào nghiên cứu khoa học, đi du lịch trái phép ở rừng đặc dụng; thu thập mẫu vật trái phép trong rừng.

b) Đưa trái phép vào rừng các phương tiện, công cụ cơ giới;

c) Quảng cáo kinh doanh về thực vật rừng, động vật rừng trái quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu có hành vi vi phạm sau:

a) Đốt lửa, sử dụng lửa không đúng quy định của Nhà nước trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt rừng đặc dụng.

b) Đốt lửa, sử dụng lửa ở các khu rừng dễ cháy, thảm thực vật khô nỏ vào mùa hanh khô.

c) Đốt lửa, sử dụng lửa gần kho, bãi gỗ khi có cấp dự báo cháy rừng từ cấp III đến cấp V.

d) Đốt lửa, sử dụng lửa để săn bắt động vật rừng, lấy mật ong, lấy phế liệu chiến tranh.

đ) Đốt nương, rẫy, đồng ruộng trái phép ở trong rừng, ven rừng.

e) Không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng khi được phép sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, các thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và bảo quản, sử dụng chất cháy trong trừng và ven rừng.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các chủ rừng được nhà nước giao rừng, cho thuê rừng nếu có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không có phương án phòng cháy, chữa cháy và công trình phòng cháy, chữa cháy rừng.

b) Tháo nước dự trữ phòng cháy trong mùa khô hanh.

c) Không tổ chức tuần tra, canh gác rừng để ngăn chặn cháy rừng tự nhiên do mình quản lý.

5. Người vi phạm quy định tại Điều này mà gây thiệt hại đến rừng hoặc lâm sản thì bị xử phạt theo Điều 11 hoặc Điều 17 hoặc Điều 18 hoặc Điều 19 Nghị định này.

6. Người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; điểm b, c khoản 2 Điều này ngoài việc bị phạt tiền còn có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Điều 9. Vi phạm quy định về thiết kế khai thác gỗ

Người vi phạm các quy định về thiết kế khai thác gỗ bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu có một trong các hành vi sau đây:

a) Thiết kế khối lượng khai thác gỗ sai với thực tế (khối lượng khai thác đúng thiết kế được nghiệm thu so với khối lượng trong hồ sơ thiết kế khai thác) trong một lô rừng lớn hơn từ trên 15% đến 20%.

b) Đóng búa bài cây không đúng đối tượng, ngoài phạm vi thiết kế khai thác.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu có một trong các hành vi sau đây:

a) Thiết kế diện tích khai thác gỗ tại thực địa sai với bản đồ thiết kế.

b) Thiết kế khối lượng khai thác gỗ sai với thực tế (khối lượng khai thác đúng thiết kế được nghiệm thu so với khối lượng trong hồ sơ thiết kế khai thác) trong một lô rừng lớn hơn 20%.

3. Ngoài các hình thức xử phạt trên, người có hành vi thiết kế không đúng quy định của Nhà nước còn có thể bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề, buộc trồng lại rừng hoặc chi phí trồng lại rừng đã bị khai thác do thiết kế sai.

Điều 10. Vi phạm các quy định khai thác gỗ

Người có hành vi khai thác gỗ không đúng trình tự, thủ tục và các yêu cầu kỹ thuật theo thiết kế bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không thực hiện thủ tục giao, nhận hồ sơ, hiện trường khai thác theo quy định hiện hành của Nhà nước.

b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thiết kế về phát luỗng dây leo trước khi khai thác, vệ sinh rừng sau khi khai thác và các biện pháp kỹ thuật khác bảo đảm tái sinh rừng.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu có một trong các hành vi sau đây:

a) Không chặt những cây cong queo, sâu bệnh đã có dấu bài chặt; không tận thu hết gỗ cành ngọn, cây đổ gãy trong quá trình khai thác rừng tự nhiên theo thiết kế được duyệt.

b) Mở đường vận xuất, làm bãi tập trung gỗ sai vị trí so với thiết kế. Trường hợp mở đường vận xuất, làm bãi tập trung gỗ mà gây thiệt hại rừng thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 17 của Nghị định này.

3. Người khai thác gỗ không đúng lô thiết kế hoặc chặt cây không có dấu bài chặt thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 18 của Nghị định này.

Điều 11. Vi phạm các quy định của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy rừng gây cháy rừng

Người có hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy rừng gây cháy rừng bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Cháy cây trồng chưa thành rừng dưới 5.000 m2.

b) Cháy rừng sản xuất dưới 2.000 m2;

c) Cháy rừng phòng hộ dưới 1.500 m2;

d) Cháy rừng đặc dụng dưới 1.000 m2.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Cháy cây trồng chưa thành rừng từ 5.000 m2 đến 10.000 m2.

b) Cháy rừng sản xuất từ 2.000 m2 đến 3.000 m2.

c) Cháy rừng phòng hộ từ 1.500 m2 đến 2.500 m2.

d) Cháy rừng đặc dụng từ 1.000 m2 đến 2.000 m2.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Cháy cây trồng chưa thành rừng từ trên 10.000 m2 đến 20.000 m2.

b) Cháy rừng sản xuất từ trên 3.000 m2 đến 5.000 m2.

c) Cháy rừng phòng hộ từ trên 2.500 m2 đến 4.000 m2.

d) Cháy rừng đặc dụng từ trên 2.000 m2 đến 3.000 m2.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Cháy cây trồng chưa thành rừng từ trên 20.000 m2 đến 30.000 m2.

b) Cháy rừng sản xuất từ trên 5.000 m2 đến 6.000 m2.

c) Cháy rừng phòng hộ từ trên 4.000 m2 đến 5.000 m2.

d) Cháy rừng đặc dụng từ trên 3.000 m2 đến 4.000 m2.

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Cháy cây trồng chưa thành rừng từ trên 30.000 m2 đến 50.000 m2.

b) Cháy rừng sản xuất từ trên 6.000 m2 đến 10.000 m2.

c) Cháy rừng phòng hộ từ trên 5.000 m2 đến 7.500 m2.

d) Cháy rừng đặc dụng từ trên 4.000 m2 đến 5.000 m2.

6. Người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 đến khoản 5 của Điều này còn có thể bị buộc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng.

b) Buộc thanh toán chi phí chữa cháy rừng.

7. Người có hành vi cố ý gây cháy rừng, đốt rừng với bất kỳ mục đích nào phải bị xử phạt theo quy định tại Điều 17 của Nghị định này.

Điều 12. Chăn thả gia súc trong những khu rừng đã có quy định cấm

Người chăn thả gia súc trong những khu rừng đã có quy định cấm bị xử phạt như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu chăn thả gia súc trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu rừng đặc dụng.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu chăn thả gia súc trong rừng trồng dặm cây con, rừng trồng mới dưới ba năm, rừng khoanh nuôi tái sinh đã có quy định cấm chăn thả gia súc.

3. Người có hành vi vi phạm quy định tại Điều này còn có thể bị buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí để trồng lại rừng bị thiệt hại do gia súc gây ra.

Điều 13. Vi phạm quy định về phòng trừ sinh vật hại rừng

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chủ rừng cố ý không thực hiện một trong các biện pháp phòng trừ sinh vật hại rừng theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng thuốc trừ sinh vật hại rừng Nhà nước cấm sử dụng.

3. Người có hành vi vi phạm quy định tại Điều này còn bị buộc khắc phục hậu quả hoặc chịu chi phí khắc phục hậu quả thiệt hại do sinh vật hại rừng gây ra. Tịch thu thuốc trừ sinh vật hại rừng Nhà nước cấm sử dụng.

Điều 14. Lấn, chiếm rừng trái pháp luật

Người có hành vi dịch chuyển mốc ranh giới rừng để chiếm giữ, sử dụng rừng trái pháp luật của chủ rừng khác, của Nhà nước bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu lấn, chiếm rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Cây trồng chưa thành rừng dưới 20.000 m2.

b) Rừng sản xuất dưới 6.000 m2;

c) Rừng phòng hộ dưới 5.000 m2;

d) Rừng đặc dụng dưới 4.000 m2.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu lấn, chiếm rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Cây trồng chưa thành rừng từ 20.000 m2 đến 30.000 m2.

b) Rừng sản xuất từ 6.000 m2 đến 10.000 m2.

c) Rừng phòng hộ từ 5.000 m2 đến 7.000 m2.

d) Rừng đặc dụng từ 4.000 m2 đến 5.000 m2.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu lấn, chiếm rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Cây trồng chưa thành rừng từ trên 30.000 m2 đến 50.000 m2.

b) Rừng sản xuất từ trên 10.000 m2 đến 20.000 m2.

c) Rừng phòng hộ từ trên 7.000 m2 đến 15.000 m2.

d) Rừng đặc dụng từ trên 5.000 m2 đến 10.000 m2.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu lấn, chiếm rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Cây trồng chưa thành rừng từ trên 50.000 m2.

b) Rừng sản xuất từ trên 20.000 m2.

c) Rừng phòng hộ từ trên 15.000 m2.

d) Rừng đặc dụng từ trên 10.000 m2.

5. Người có hành vi lấn, chiếm rừng, ngoài bị phạt tiền quy định trên đây còn bị buộc trả lại diện tích rừng bị lấn, chiếm; bị buộc tháo dỡ công trình, cây trồng hoặc thanh toán chi phí tháo dỡ công trình xây dựng, cây trồng trên diện tích rừng bị lấn, chiếm.

Trường hợp lấn, chiếm rừng đồng thời phá rừng hoặc khai thác rừng trái pháp luật, thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 17 hoặc Điều 18 của Nghị định này.

Điều 15. Phá hoại các công trình phục vụ việc bảo vệ và phát triển rừng  

Người có hành vi gây thiệt hại các công trình phục vụ cho công tác bảo vệ và phát triển rừng (như: nhà trạm, chòi canh lửa rừng, biển báo, bảng quy ước tuyên truyền bảo vệ rừng; hàng rào, mốc ranh giới rừng; bể, hồ chứa nước chữa cháy rừng; các loại phương tiện, công cụ sử dụng trong việc bảo vệ và phát triển rừng) làm thay đổi hiện trạng hoặc hư hỏng các công trình đó bị xử phạt như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10.000 đồng đến 200.000 đồng nếu có một trong các hành vi: viết, vẽ lên biển báo, bảng quy ước tuyên truyền bảo vệ rừng; xóa các thông tin, hình ảnh trên các biển báo, bảng quy ước tuyên truyền bảo vệ rừng.

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu có hành vi tháo dỡ biển báo về bảo vệ rừng.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu có một trong các hành vi: đào phá đường lâm nghiệp; cản trở hoạt động tuần tra bảo vệ rừng, truy quét lâm tặc; phá đường ranh cản lửa; phá hàng rào, mốc ranh giới rừng.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu có một trong các hành vi: đập phá bảng quy ước tuyên truyền bảo vệ rừng, phá chòi canh, nhà làm việc, tài sản, phương tiện khác dùng trong việc tuần tra bảo vệ rừng.

5. Người có hành vi vi phạm trên đây còn có thể bị buộc bồi thường chi phí khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra.

Điều 16. Khai thác trái phép cảnh quan, môi trường và các dịch vụ lâm nghiệp

Người có hành vi sử dụng cảnh quan, môi trường rừng, các dịch vụ lâm nghiệp để sản xuất, làm dịch vụ, kinh doanh, lập nghĩa địa không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc thực hiện không đúng quy định trong giấy phép bị xử phạt như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10.000 đồng đến 200.000 đồng nếu tổ chức tham quan phong cảnh trái phép trong rừng.

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu lập nghĩa địa trái phép trong rừng.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu tổ chức sản xuất, làm dịch vụ, kinh doanh trái phép.

4. Người có hành vi vi phạm trên đây còn bị buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu hoặc chịu chi phí khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra.

Điều 17. Phá rừng trái pháp luật

Người có hành vi chặt phá cây rừng; đào bới, san ủi, nổ mìn, đào, đắp ngăn nước, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 18 của Nghị định này) mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được phép chuyển đổi mục đích sử dụng rừng nhưng không thực hiện đúng quy định cho phép bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu phá rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Cây trồng chưa thành rừng dưới 5.000 m2.

b) Rừng sản xuất dưới 1.000 m2;

c) Rừng phòng hộ dưới 800 m2;

d) Rừng đặc dụng dưới 300 m2.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu phá rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Cây trồng chưa thành rừng từ 5.000 m2 đến 10.000 m2.

b) Rừng sản xuất từ 1.000 m2 đến 2.000 m2.

c) Rừng phòng hộ từ 800 m2 đến 1.500 m2.

d) Rừng đặc dụng từ 300 m2 đến 500 m2.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu phá rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Cây trồng chưa thành rừng từ trên 10.000 m2 đến 20.000 m2.

b) Rừng sản xuất từ trên 2.000 m2 đến 3.000 m2.

c) Rừng phòng hộ từ trên 1.500 m2 đến 2.000 m2.

d) Rừng đặc dụng từ trên 500 m2 đến 700 m2.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu phá rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Cây trồng chưa thành rừng từ trên 20.000 m2 đến 30.000 m2.

b) Rừng sản xuất từ trên 3.000 m2 đến 5.000 m2.

c) Rừng phòng hộ từ trên 2.000 m2 đến 3.000 m2.

d) Rừng đặc dụng từ trên 700 m2 đến 1.000 m2.

5. Người có hành vi vi phạm trên đây còn bị tịch thu lâm sản; tịch thu công cụ, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính; có thể bị buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng.

6. Chủ rừng được Nhà nước giao rừng tự nhiên hoặc rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại để quản lý, bảo vệ và sử dụng vào mục đích lâm nghiệp, nếu thiếu trách nhiệm để rừng bị phá trái pháp luật cũng bị xử phạt theo quy định tại Điều này.

Điều 18. Khai thác rừng trái phép

Người có hành vi lấy lâm sản trong rừng không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu theo quy định của pháp luật là cấm khai thác hoặc việc khai thác phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép) hoặc được phép nhưng đã thực hiện không đúng quy định cho phép bị xử phạt như sau:

1. Khai thác trái phép rừng sản xuất

a) Đối với gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm

- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu khai thác trái phép dưới 2 m3.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu khai thác trái phép từ 2 m3 đến 4 m3.

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu khai thác trái phép từ trên 4 m3 đến 6 m3.

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu khai thác trái phép từ trên 6 m3 đến 10 m3.

- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu khai thác trái phép từ trên 10 m3 đến 20 m3.

b) Đối với gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA:

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu khai thác trái phép dưới 0,7 m3.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu khai thác trái phép từ 0,7 m3 đến 1,5 m3.

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu khai thác trái phép từ trên 1,5 m3 đến 2 m3.

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu khai thác trái phép từ trên 2 m3 đến 3 m3.

- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu khai thác trái phép từ trên 3 m3 đến 7 m3.

- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu khai thác trái phép từ trên 7 m3 đến 12,5 m3.

2. Khai thác rừng phòng hộ trái phép

a) Đối với gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm

- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu khai thác trái phép dưới 1,5 m3.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu khai thác trái phép từ 1,5 m3 đến 3 m3.

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu khai thác trái phép từ trên 3 m3 đến 5 m3.

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu khai thác trái phép từ trên 5 m3 đến 8 m3.

- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu khai thác trái phép từ trên 8 m3 đến 15 m3.

b) Đối với gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA:

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu khai thác trái phép dưới 0,5 m3.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu khai thác trái phép từ 0,5 m3 đến 1 m3.

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu khai thác trái phép từ trên 1 m3 đến 1,5 m3.

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu khai thác trái phép từ trên 1,5 m3 đến 2,5 m3.

- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu khai thác trái phép từ trên 2,5 m3 đến 5 m3.

- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu khai thác trái phép từ trên 5 m3 đến 10 m3.

3. Khai thác rừng đặc dụng trái phép

a) Đối với gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu khai thác trái phép dưới 1 m3.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu khai thác trái phép từ 1 m3 đến 2 m3.

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu khai thác trái phép từ trên 2 m3 đến 3 m3.

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu khai thác trái phép từ trên 3 m3 đến 5 m3.

- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu khai thác trái phép từ trên 5 m3 đến 10 m3.

b) Đối với gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA:

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu khai thác trái phép dưới 0,4 m3.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu khai thác trái phép từ 0,4 m3 đến 0,7 m3.

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu khai thác trái phép từ trên 0,7 m3 đến 1 m3.

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu khai thác trái phép từ trên 1 m3 đến 1,5 m3.

- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu khai thác trái phép từ trên 1,5 m3 đến 2,5 m3.

- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu khai thác trái phép từ trên 2,5 m3 đến 5 m3.

4. Đối với than hầm, than hoa; thực vật rừng và bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA:

a) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu gây thiệt hại lâm sản có giá trị dưới 2.000.000 đồng.

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu gây thiệt hại lâm sản có giá trị từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu gây thiệt hại lâm sản có giá trị từ trên 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu gây thiệt hại lâm sản có giá trị từ trên 6.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.

đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu gây thiệt hại lâm sản có giá trị từ trên 12.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng.

e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu gây thiệt hại lâm sản có giá trị từ trên 18.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

g) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng nếu gây thiệt hại lâm sản có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng.

5. Trường hợp khai thác rừng trái phép đối với cây còn non không xác định được khối lượng, thì đo diện tích bị chặt phá để xử phạt theo quy định tại Điều 17 của Nghị định này; nếu khai thác phân tán không tính được diện tích thì đếm số cây bị khai thác để xử phạt người vi phạm cứ mỗi cây 50.000 đồng.

6. Trường hợp khai thác trái phép gỗ còn lại rải rác trên nương rẫy, cây trồng phân tán, khai thác tận thu trái phép gỗ trên đất nông nghiệp, tận thu trái phép gỗ nằm, trục vớt trái phép gỗ dưới sông, suối, ao, hồ thì xử phạt theo quy định tại khoản 1 của Điều này.

7. Người có hành vi vi phạm khai thác rừng trái phép còn bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung; biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm sau:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng vi phạm hành chính.

b) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 41 Nghị định này.

c) Có thể bị buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đã bị khai thác.

8. Chủ rừng được Nhà nước giao rừng tự nhiên hoặc rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại để quản lý, bảo vệ và sử dụng vào mục đích lâm nghiệp, nếu thiếu trách nhiệm để rừng bị khai thác trái phép cũng bị xử phạt theo quy định tại Điều này.

Điều 19. Vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động vật rừng

Người có hành vi săn, bắn, bẫy, bắt; nuôi, nhốt; giết động vật rừng trái quy định của pháp luật bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị dưới 7.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị dưới 4.000.000 đồng.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ 7.000.000 đồng đến 13.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 13.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

c) Nuôi trái phép 01 cá thể động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.

5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 35.000.000 đồng đến 65.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

c) Nuôi trái phép 02 cá thể động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.

6. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 65.000.000 đồng đến 135.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.

c) Nuôi trái phép từ 03 đến 04 cá thể động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.

7. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng nếu tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 135.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng.

c) Nuôi trái phép từ 05 đến 06 cá thể động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.

8. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng nếu tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 270.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 120.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng.

c) Nuôi trái phép từ 07 đến 08 cá thể động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.

9. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng nếu tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 270.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 160.000.000 đồng.

c) Nuôi trái phép từ trên 08 cá thể động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.

10. Trường hợp được phép nuôi động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB hoặc các loại động vật hoang dã khác nhưng vi phạm quy định về tiêu chuẩn chuồng, trại nuôi bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

11. Người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 đến khoản 10 Điều này còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; có thể bị tước Giấy phép sử dụng súng săn, tước Giấy chứng nhận đăng ký gây nuôi sinh sản động vật rừng trong thời hạn 1 năm, tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề trong thời hạn 2 năm theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 41 Nghị định này.

Điều 20. Vận chuyển lâm sản trái pháp luật

Người có hành vi vận chuyển lâm sản (kể từ thời điểm lâm sản được bốc xếp lên phương tiện vận chuyển) không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng hồ sơ không phù hợp với lâm sản thực tế vận chuyển; gỗ không có dấu búa kiểm lâm theo quy định của pháp luật bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị dưới 7.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị dưới 4.000.000 đồng.

c) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm dưới 2 m3.

d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA dưới 1m3.

đ) Thực vật rừng và bộ phận của chúng ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA có giá trị dưới 10.000.000 đồng.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ 7.000.000 đồng đến 13.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

c) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ 2m3 đến 4 m3.

d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ 1 m3 đến 1,5 m3.

đ) Thực vật rừng và bộ phận của chúng ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA có giá trị từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 13.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.

c) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ trên 4m3 đến 6m3.

d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 1,5m3 đến 2m3.

đ) Thực vật rừng và bộ phận của chúng ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

c) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ trên 6 m3 đến 10m3.

d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 2m3 đến 3m3.

đ) Thực vật rừng và bộ phận của chúng ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 35.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

c) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ trên 10m3 đến 20m3.

d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 3m3 đến 7m3.

đ) Thực vật rừng và bộ phận của chúng ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

6. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 135.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.

c) Thực vật rừng và bộ phận của chúng ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA có giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

7. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng nếu hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 135.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng.

8. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng nếu hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 270.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 120.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng.

9. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng nếu hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 270.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 160.000.000 đồng.

10. Người có hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật quy định từ khoản 1 đến khoản 9 của Điều này còn bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức phạt bổ sung sau đây:

a) Tước quyền sử dụng Giấy phép vận chuyển đặc biệt; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong thời hạn 6 tháng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 41 Nghị định này.

b) Tịch thu tang vật vi phạm (trừ trường hợp gỗ có hồ sơ và nguồn gốc hợp pháp nhưng khối lượng gỗ thực tế vượt quá sai số cho phép theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

c) Tịch thu phương tiện (trừ trường hợp phương tiện đó bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép quy định tại khoản 8, khoản 9 Điều 2 Nghị định này) thuộc một trong các trường hợp sau:

- Vi phạm có tổ chức.

- Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

- Chống người thi hành công vụ.

- Sử dụng xe hai ngăn, hai đáy, hai mui, xe cải tạo không có đăng ký do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đối với loại xe theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu phương tiện, đeo biển số giả.

d) Vận chuyển gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ 1,5m3 trở lên; gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ 0,5m3 trở lên.

đ) Vận chuyển thực vật rừng và bộ phận của chúng (ngoài gỗ) thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên; động vật rừng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và bộ phận của chúng có giá trị từ 3.000.000 đồng trở lên; loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB hoặc bộ phận của chúng có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên.

Trường hợp vận chuyển lâm sản trái pháp luật có 2 loại gỗ trở lên (gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và gỗ quý, hiếm nhóm IIA) hoặc nhiều loại lâm sản khác nhau ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm, tuy khối lượng của một loại gỗ hoặc giá trị của mỗi loại lâm sản chưa đến mức bị tịch thu phương tiện nhưng tổng khối lượng các loại gỗ vận chuyển trái pháp luật từ 1,5m3 trở lên hoặc tổng giá trị các loại lâm sản khác ngoài gỗ vận chuyển trái pháp luật từ 10.000.000 đồng trở lên.

11. Chủ lâm sản bị xử phạt về hành vi mua bán lâm sản theo quy định tại Điều 21 của Nghị định này.

12. Chủ sở hữu phương tiện bị xử phạt như quy định đối với người có hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật quy định tại Điều này (trừ trường hợp phương tiện đó bị chiếm đoạt hoặc bị sử dụng trái phép quy định tại khoản 8, khoản 9 Điều 2 Nghị định này).

Điều 21. Mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái với các quy định của Nhà nước

Người có hành vi mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng không đúng với nội dung hồ sơ đó hoặc không có giấy phép trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy phép bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu tang vật thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị dưới 7.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị dưới 4.000.000 đồng.

c) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm dưới 2m3.

d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA dưới 1m3.

đ) Thực vật rừng và bộ phận của chúng ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA có giá trị dưới 10.000.000 đồng.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu tang vật thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ 7.000.000 đồng đến 13.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

c) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ 2m3 đến 4m3.

d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ 1m3 đến 1,5 m3.

đ) Thực vật rừng và bộ phận của chúng ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA có giá trị từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu tang vật thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 13.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

b) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.

c) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ trên 4m3 đến 6m3.

d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 1,5m3 đến 2m3.

đ) Thực vật rừng và bộ phận của chúng ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu tang vật thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng

b) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

c) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ trên 6m3 đến 10m3.

d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 2m3 đến 3m3.

đ) Thực vật rừng và bộ phận của chúng ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu tang vật thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 35.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng

b) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

c) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ trên 10m3 đến 20m3.

d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 3m3 đến 7m3.

đ) Thực vật rừng và bộ phận của chúng ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

6. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu tang vật thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 135.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.

c) Thực vật rừng và bộ phận của chúng ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA có giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

7. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng nếu tang vật thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 135.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng.

8. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng nếu tang vật thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 270.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 120.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng.

9. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng nếu tang vật thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 270.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 160.000.000 đồng.

10. Người vi phạm các quy định từ khoản 1 đến khoản 9 Điều này còn bị tịch thu tang vật vi phạm; có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép, Chứng chỉ hành nghề theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 41 Nghị định này.

11. Trường hợp cất giữ lâm sản trái phép mà không có cơ sở để xác định lâm sản của người khác thì chủ nhà hoặc chủ cơ sở chế biến phải bị xử phạt theo quy định tại Điều này.

Điều 22. Vi phạm thủ tục hành chính trong mua, bán, vận chuyển, chế biến, kinh doanh, cất giữ lâm sản

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Chủ cơ sở chế biến, kinh doanh, mua, bán lâm sản không ghi chép vào sổ nhập, xuất lâm sản theo quy định của pháp luật.

b) Chủ lâm sản chế biến, kinh doanh, vận chuyển, mua, bán thực vật rừng và bộ phận của chúng (ngoài gỗ) thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA; động vật rừng và bộ phận của chúng do gây nuôi có nguồn gốc hợp pháp nhưng không chấp hành các quy định hiện hành của Nhà nước về trình tự, thủ tục quản lý.

c) Chủ lâm sản vận chuyển, mua, bán, cất giữ gỗ rừng trồng, gỗ vườn nhà, cây trồng phân tán có nguồn gốc hợp pháp nhưng không chấp hành các quy định hiện hành của Nhà nước về trình tự, thủ tục quản lý.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chủ lâm sản mua, bán, vận chuyển, chế biến, kinh doanh, cất giữ lâm sản có nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp nhưng không chấp hành các quy định hiện hành của Nhà nước về trình tự, thủ tục quản lý.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chủ lâm sản vận chuyển, mua, bán, cất giữ gỗ rừng tự nhiên có nguồn gốc hợp pháp nhưng không chấp hành các quy định hiện hành của Nhà nước về trình tự, thủ tục quản lý.

 

Chương III. THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

 

Điều 23. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm lâm

1. Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 200.000 đồng.

2. Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 5.000.000 đồng; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 20.000.000 đồng.

3. Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm cấp huyện, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng (sau đây gọi chung là Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm); Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động (Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng), có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 10.000.000 đồng; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng vi phạm hành chính có giá trị đến 30.000.000 đồng; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1, 3, 5 Điều 6 của Nghị định này.

4. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm đặc nhiệm Cục Kiểm lâm có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 20.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác quy định tại điểm b khoản 7 Điều 18; tước quyền sử dụng Giấy phép sử dụng súng săn, Giấy chứng nhận đăng ký gây nuôi sinh sản động vật, Chứng chỉ hành nghề quy định tại khoản 11 Điều 19; tước quyền sử dụng Giấy phép vận chuyển đặc biệt; Giấy phép lái xe quy định tại điểm a khoản 10 điều 20 của Nghị định này; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng vi phạm hành chính; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 6 của Nghị định này.

5. Cục trưởng Cục Kiểm lâm có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác quy định tại điểm b khoản 7 Điều 18; tước quyền sử dụng Giấy phép sử dụng súng săn, Giấy chứng nhận đăng ký gây nuôi sinh sản động vật, Chứng chỉ hành nghề quy định tại khoản 11 Điều 19; tước quyền sử dụng Giấy phép vận chuyển đặc biệt, Giấy phép lái xe quy định tại điểm a khoản 10 Điều 20 của Nghị định này; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng vi phạm hành chính; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 6 của Nghị định này.

Điều 24. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 2.000.000 đồng; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1, 4 Điều 6 của Nghị định này.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 30.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép quy định tại điểm b khoản 7 Điều 18; tước quyền sử dụng Giấy phép sử dụng súng săn, Giấy chứng nhận đăng ký gây nuôi sinh sản động vật, Chứng chỉ hành nghề quy định tại khoản 11 Điều 19; tước quyền sử dụng Giấy phép vận chuyển đặc biệt, Giấy phép lái xe quy định tại điểm a khoản 10 Điều 20 của Nghị định này; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng vi phạm hành chính; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 6 của Nghị định này.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác quy định tại điểm b khoản 7 Điều 18; tước quyền sử dụng Giấy phép sử dụng súng săn, Giấy chứng nhận đăng ký gây nuôi sinh sản động vật, Chứng chỉ hành nghề quy định tại khoản 11 Điều 19; tước quyền sử dụng Giấy phép vận chuyển đặc biệt, Giấy phép lái xe quy định tại điểm a khoản 10 Điều 20 của Nghị định này; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng vi phạm hành chính; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 6 của Nghị định này.

4. Cơ quan Kiểm lâm các cấp ở địa phương có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền quy định tại Điều này.

Điều 25. Ủy quyền xử phạt vi phạm hành chính

1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 23 và Điều 24 của Nghị định này có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

2. Việc ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản; phải xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn ủy quyền. Cấp phó được ủy quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định xử phạt vi phạm hành chính của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật.

Điều 26. Xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 23, 24 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính.

2. Thẩm quyền phạt tiền được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định cho mỗi hành vi vi phạm hành chính.

Trong trường hợp mức tiền phạt, trị giá tang vật, phương tiện bị tịch thu hoặc một trong các hình thức xử phạt hoặc biện pháp khắc phục hậu quả không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền thì người đang thụ lý vụ việc vi phạm phải kịp thời chuyển vụ việc vi phạm đó đến người có thẩm quyền xử phạt.

3. Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc sau đây:

a) Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt, thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó.

b) Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt, thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt.

c) Nếu các hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.

4. Trong trường hợp hành vi vi phạm hành chính gây hậu quả đối với rừng của nhiều địa phương liền kề thì thẩm quyền xử phạt thuộc về địa phương bị thiệt hại về rừng nhiều nhất trong vụ vi phạm đó xử phạt.

5. Các cơ quan chức năng như Công an, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Thuế, Quản lý thị trường, Thanh tra, các chủ rừng có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với cơ quan Kiểm lâm trong việc kiểm tra, thanh tra, ngăn chặn các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính phải lập biên bản theo quy định và trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày lập biên bản phải chuyển giao hồ sơ, tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính cho cơ quan Kiểm lâm cùng cấp xử phạt; nếu vụ vi phạm không thuộc thẩm quyền xử phạt của mình thì sau khi tiếp nhận, cơ quan Kiểm lâm chuyển hồ sơ đến cấp có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 23 và Điều 24 của Nghị định này. Trường hợp các tỉnh, huyện không có cơ quan kiểm lâm, các vụ vi phạm do cơ quan chức năng bắt giữ, chuyển đến Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện để tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp đó xử phạt theo thẩm quyền. Cơ quan xử lý vi phạm có trách nhiệm thanh toán cho cơ quan chuyển giao hồ sơ các khoản chi phí hợp lý trong quá trình bắt giữ, bảo quản tang vật.

Điều 27. Giải quyết những trường hợp vượt thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

1. Trong trường hợp mức phạt tiền đối với vụ vi phạm hoặc tang vật, phương tiện của vụ vi phạm có giá trị vượt thẩm quyền xử phạt của cấp mình, thì người đã thụ lý hồ sơ vụ vi phạm phải chuyển toàn bộ hồ sơ vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền để xử phạt trong thời hạn quy định tại Điều 36 của Nghị định này. Việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm quy định như sau:

a) Trường hợp vụ vi phạm vượt thẩm quyền xử phạt của nhân viên kiểm lâm thì chuyển đến thủ trưởng trực tiếp.

b) Trường hợp vụ vi phạm vượt thẩm quyền xử phạt của Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thì chuyển đến Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm.

c) Trường hợp vụ vi phạm vượt thẩm quyền xử phạt của Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm thì chuyển đến Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi xảy ra vi phạm xử lý.

d) Trường hợp vụ vi phạm vượt thẩm quyền của Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng, thì chuyển Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm xử phạt.

đ) Trường hợp vụ vi phạm vượt thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chi cục trưởng Kiểm lâm thì chuyển đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử phạt.

e) Trường hợp hành vi vi phạm vượt thẩm quyền xử phạt của Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia trực thuộc Cục Kiểm lâm, thì chuyển đến cấp có thẩm quyền (Chi cục Kiểm lâm hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi hành vi vi phạm xảy ra hoặc chuyển đến Cục Kiểm lâm) để xử phạt.

2. Việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt được thực hiện qua hệ thống cơ quan Kiểm lâm. Lâm sản, phương tiện vi phạm đang tạm giữ, cơ quan ra quyết định tạm giữ phải bảo quản tại nơi tạm giữ, chờ quyết định xử phạt của cơ quan có thẩm quyền. Sau khi có quyết định xử phạt, cơ quan Kiểm lâm có trách nhiệm thực hiện theo quyết định xử phạt đó.

 

Chương IV. ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN

 

Điều 28. Khám người, tạm giữ người theo thủ tục hành chính

1. Khám người theo thủ tục hành chính, thực hiện theo quy định tại Điều 47 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 44 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính; khoản 18 Điều 1 Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12 ngày 02 tháng 4 năm 2008 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính (sau đây gọi là Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính) và Nghị định số 162/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ ban hành Quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính.

Điều 29. Khám phương tiện vận tải, đồ vật

Khi có căn cứ để nhận định rằng các phương tiện vận tải, bao túi, thùng chứa hàng … có cất giấu lâm sản trái phép, Đội trưởng Đội Kiểm lâm đặc nhiệm, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng, công chức Kiểm lâm thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát lâm sản, sử dụng cờ hiệu, biển báo hiệu, còi, hoặc đèn pin (trường hợp trời tối) báo hiệu yêu cầu người điều khiển phương tiện vận tải trên đường bộ, đường thủy dừng lại để kiểm soát lâm sản. Việc khám phương tiện, đồ vật thực hiện theo quy định tại Điều 48 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 30. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Những người quy định tại khoản 18 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng thuộc lực lượng Kiểm lâm và các cơ quan chức năng khác quy định tại khoản 5 Điều 26 của Nghị định này, khi thực hiện thẩm quyền thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản được quyền quyết định khám hiện trường rừng, hiện trường nơi cất giấu lâm sản, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 20 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Trong trường hợp khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là nơi ở thì quyết định khám phải được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có tang vật, phương tiện được cất giấu trước khi tiến hành. Nơi ở quy định tại Điều này là địa điểm dùng để cư trú thường xuyên cho cá nhân hoặc hộ gia đình có hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký tạm trú; có đăng ký phương tiện, nếu phương tiện là nơi cư trú thường xuyên của cá nhân, hộ gia đình.

Không được khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ban đêm, trừ trường hợp có căn cứ cho rằng nếu không tổ chức khám ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy hoặc việc thu thập chứng cứ không thể thực hiện được hoặc việc khám đang được thực hiện mà chưa kết thúc nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản

Điều 31. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

1. Khi phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, nếu phải tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để ngăn chặn vi phạm hành chính, để xác minh tình tiết làm căn cứ xử phạt hoặc để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt thì Đội trưởng Đội Kiểm lâm đặc nhiệm, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng và những người khác quy định tại khoản 18, khoản 19 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính có quyền tạm giữ tang vật phương tiện vi phạm hành chính.

Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại khoản 19 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Thời gian tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính như sau:

a) Đối với vụ việc đơn giản, hành vi vi phạm rõ ràng, không cần xác minh thêm thì thời gian tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính không quá 10 ngày.

b) Đối với vụ việc phức tạp, cần tiến hành xác minh thì thời gian tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính được kéo dài nhưng tối đa không quá 60 ngày, kể từ ngày tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính.

Thời gian tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính quy định tại các điểm a, b khoản 2 Điều này được tính theo ngày làm việc, không bao gồm ngày nghỉ theo quy định của pháp luật.

 

Chương V. THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT

 

Điều 32. Đình chỉ hành vi vi phạm hành chính

Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điều từ Điều 8 đến Điều 22 của Nghị định này hoặc những hoạt động của cá nhân, tổ chức có nguy cơ gây cháy rừng, gây thiệt hại đến rừng, người có thẩm quyền xử phạt đang thi hành công vụ phải ra quyết định đình chỉ ngay các hoạt động này. Quyết định đình chỉ có thể là quyết định bằng văn bản hoặc quyết định bằng lòi nói, còi, tín hiệu hoặc các hình thức khác tùy từng trường hợp vi phạm cụ thể. Sau khi đình chỉ các hoạt động gây nguy hại đến rừng, công chức Kiểm lâm phải báo cáo ngay thủ trưởng cấp trên trực tiếp của mình.

Điều 33. Xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục đơn giản

Là trường hợp người có thẩm quyền xử phạt không lập biên bản mà ra quyết định xử phạt tại chỗ.

1. Những trường hợp được tiến hành xử phạt theo thủ tục đơn giản:

a) Hành vi vi phạm hành chính mà mức phạt quy định là cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10.000 đồng đến 200.000 đồng.

b) Nhiều hành vi vi phạm hành chính do một người thực hiện mà mức phạt quy định đối với mỗi hành vi này là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10.000 đến 200.000 đồng.

2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục đơn giản phải thể hiện bằng văn bản theo mẫu quy định; nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải đầy đủ theo quy định tại khoản 21 Điều 1 của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt do Bộ Tài chính phát hành.

Điều 34. Lập biên bản về vi phạm hành chính

1. Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ có trách nhiệm lập biên bản theo đúng mẫu quy định đối với vi phạm hành chính mà mình phát hiện theo quy định tại khoản 22 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản quy định tại khoản 21 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Đối với cơ quan chức năng quy định tại Khoản 5, Điều 26 của Nghị định này, khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản thì tiến hành lập biên bản, tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, chuyển giao cho cơ quan Kiểm lâm theo quy định. Biên bản do các cơ quan chức năng lập, chuyển giao là cơ sở để xử phạt vi phạm hành chính.

3. Đối với chủ rừng, khi phát hiện cá nhân, tổ chức đang thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lâm phận của mình quản lý được quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, lập biên bản, dẫn giải người vi phạm, bàn giao hồ sơ, người vi phạm cho cơ quan kiểm lâm hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi xảy ra vi phạm. Biên bản do chủ rừng lập là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xử phạt lập biên bản vi phạm hành chính.

4. Trường hợp phát hiện tang vật, phương tiện vi phạm vô chủ, vắng chủ thì người quy định tại khoản 1, 2 Điều này lập biên bản kiểm tra cụ thể đối với lâm sản đó, tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm và tiến hành xác minh làm rõ người vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 35. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính

1. Sau khi xác định hành vi, mức độ vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt phải căn cứ vào các yếu tố quy định tại Điều 3 của Nghị định này để xem xét, quyết định hình thức và mức phạt đối với từng hành vi vi phạm.

2. Xác định mức trung bình của khung tiền phạt

Khi phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó. Mức trung bình của khung tiền phạt được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tối thiểu cộng với mức tối đa.

3. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải bảo đảm đúng thẩm quyền, đúng thể thức, trình tự, thủ tục và đúng mẫu quy định. Nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải đầy đủ theo quy định tại Điều 56 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp áp dụng quy định tại khoản 4 Điều 44 của Nghị định này thì phải ghi rõ trong quyết định xử phạt.

Điều 36. Thời hạn ra quyết định xử phạt

1. Thời hạn ra quyết định xử phạt

a) Đối với vụ việc đơn giản, hành vi vi phạm rõ ràng, không cần xác minh thêm thì phải ra quyết định xử phạt trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính.

b) Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp như tang vật, phương tiện cần giám định, cần xác định rõ đối tượng vi phạm hành chính hoặc những tình tiết phức tạp khác thì thời hạn ra quyết định xử phạt không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính.

Trường hợp nếu cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì chậm nhất 10 ngày, trước khi hết thời hạn xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải làm văn bản báo cáo lên người có trách nhiệm cấp trên trực tiếp gia hạn để xin gia hạn; thời gian gia hạn tối đa không quá 30 ngày.

c) Thời hạn ra quyết định xử phạt được tính theo ngày làm việc, không bao gồm ngày nghỉ theo quy định của pháp luật.

2. Trình tự gia hạn thời hạn ra quyết định xử phạt như sau:

a) Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm gia hạn đối với vụ vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm trực thuộc.

b) Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm gia hạn đối với vụ vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm.

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện gia hạn đối với vụ vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gia hạn đối với vụ vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, vụ vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và đối với vụ vi phạm do mình xử phạt.

đ) Cục trưởng Cục Kiểm lâm gia hạn đối với vụ vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của Đội Kiểm lâm đặc nhiệm và đối với vụ vi phạm do mình xử phạt.

3. Các trường hợp không được ra quyết định xử phạt

a) Đã hết thời hạn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

b) Đã hết thời hạn ra quyết định xử phạt quy định tại điểm b khoản 1 Điều này mà không xin gia hạn hoặc đã xin gia hạn nhưng không được cấp có thẩm quyền cho phép gia hạn.

c) Đã hết thời hạn được cấp có thẩm quyền gia hạn.

4. Trong trường hợp không ra quyết định xử phạt thì người có thẩm quyền vẫn có thể ra quyết định buộc khắc phục hậu quả quy định tại Điều 6 của Nghị định này và tịch thu lâm sản là tang vật vi phạm hành chính.

Điều 37. Quyết định buộc khắc phục hậu quả trong trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

1. Trong trường hợp quá thời hiệu xử phạt quy định tại Điều 4 của Nghị định này hoặc quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 3 Điều 36 của Nghị định này, người có thẩm quyền xử phạt không được ra quyết định xử phạt, nhưng vẫn có thể ra quyết định buộc khắc phục hậu quả và tịch thu lâm sản là tang vật vi phạm hành chính.

2. Quyết định buộc khắc phục hậu quả phải bằng văn bản theo đúng mẫu quy định. Trong quyết định phải ghi rõ: ngày, tháng, năm quyết định; họ, tên, chức vụ của người quyết định; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm hành chính; những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; lý do không áp dụng hình thức xử phạt; các biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng; thời hạn thi hành quyết định khắc phục hậu quả; số lượng; khối lượng lâm sản bị tịch thu; chữ ký của người ra quyết định.

Điều 38. Xác định trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt

1. Sau khi tiến hành tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải tiến hành định giá làm căn cứ cho việc xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt đối với vi phạm hành chính và phải chịu trách nhiệm về việc định giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

2. Tùy theo loại tang vật, phương tiện cụ thể, việc xác định giá dựa trên một trong các căn cứ theo thứ tự ưu tiên sau đây:

a) Giá niêm yết hoặc giá ghi trên hợp đồng hoặc hóa đơn mua bán hoặc tờ khai nhập khẩu.

b) Giá thị trường đối với tang vật, phương tiện tại thời điểm nơi phát hiện vi phạm hành chính theo thông báo giá của cơ quan Tài chính địa phương.

c) Giá thành của tang vật, phương tiện nếu là hàng hóa chưa xuất bán.

d) Đối với tang vật, phương tiện là hàng giả thì giá của tang vật, phương tiện đó là giá thị trường của hàng hóa thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng, kỹ thuật, công dụng tại thời điểm nơi phát hiện vi phạm hành chính.

đ) Giá trị thực tế còn lại của tang vật, phương tiện.

3. Trường hợp không áp dụng được các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều này để định giá tang vật, phương tiện thì cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt thành lập Hội đồng định giá. Hội đồng định giá phải có sự tham gia của đại diện Trung tâm dịch vụ bán đấu giá cấp tỉnh hoặc đại diện cơ quan tài chính cấp huyện. Căn cứ tính chất, đặc điểm của từng vụ việc, người ra quyết định thành lập Hội đồng quyết định các thành viên của Hội đồng bao gồm đại diện cơ quan chuyên môn có liên quan tham gia Hội đồng.

Nếu trị giá tang vật, phương tiện vi phạm thuộc thẩm quyền tịch thu của người đã ra quyết định tạm giữ thì người đó quyết định tịch thu; trong trường hợp trị giá tang vật, phương tiện vi phạm vượt quá thẩm quyền tịch thu của người đã ra quyết định tạm giữ tang vật thì phải chuyển vụ việc vi phạm đến người có thẩm quyền.

4. Căn cứ định giá và các tài liệu liên quan đến việc định giá hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải thể hiện trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.

Điều 39. Ký và đóng dấu quyết định xử phạt vi phạm hành chính

1. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính do người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và người được ủy quyền ký trực tiếp, không ký thay mặt (T/M) hoặc ký thay (KT).

2. Đóng dấu quyết định xử phạt vi phạm hành chính

a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và người được ủy quyền xử phạt vi phạm hành chính được đóng dấu cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi đó. Dấu được đóng lên 1/3 chữ ký về phía bên trái của chữ ký.

b) Quyết định xử phạt của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nhưng không có quyền đóng dấu trực tiếp thì quyết định xử phạt được đóng dấu cơ quan của người ra quyết định xử phạt vào góc trái tại phần trên cùng của quyết định, nơi ghi tên cơ quan xử phạt và số, ký hiệu của quyết định xử phạt.

Điều 40. Thu, nộp tiền phạt

1. Thu tiền phạt

a) Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm tổ chức thu tiền nộp phạt vi phạm hành chính, đảm bảo thuận tiện cho người nộp phạt. Việc thu tiền phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào quyết định xử phạt vi phạm hành chính của người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

b) Người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt tại chỗ trong các trường hợp sau:

- Phạt tiền từ 10.000 đồng đến 200.000 đồng.

- Xử phạt ngoài giờ hành chính.

- Địa điểm xử phạt tại những nơi xa xôi, hẻo lánh, trên sông, trên biển hoặc những vùng mà việc đi lại khó khăn.

c) Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không có khả năng nộp tiền phạt tại chỗ phải nộp tiền tại Kho bạc Nhà nước theo quy định. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm giao quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt, đồng thời gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho Kho bạc Nhà nước nơi thu tiền phạt trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.

2. Thời hạn nộp tiền phạt

a) Cá nhân, tổ chức thu tiền phạt tại chỗ đối với các hành vi vi phạm hành chính khi nộp tiền phạt vào Kho bạc Nhà nước phải đảm bảo nộp đúng, đủ tổng số tiền phạt ghi trong các biên lại thu tiền phạt và các quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cấp có thẩm quyền trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thu tiền phạt.

b) Trường hợp địa điểm xử phạt vi phạm hành chính ở những nơi xa xôi, hẻo lánh hoặc những vùng mà việc đi lại khó khăn thì người có thẩm quyền xử phạt được phép thu tiền phạt tại chỗ và có trách nhiệm nộp tiền phạt thu được vào Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt; trường hợp người bị xử phạt không có khả năng nộp phạt tại chỗ thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.

c) Trường hợp địa điểm xử phạt vi phạm hành chính ở trên sông, trên biển thì người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt tại chỗ và có trách nhiệm nộp tiền phạt thu được vào Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ. Trường hợp không nộp phạt tại chỗ thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ.

3. Trường hợp không thu tiền phạt tại chỗ (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều này) cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp đủ số tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt.

Kho bạc Nhà nước nơi thu tiền phạt có trách nhiệm thông báo kịp thời cho tổ chức của người ra quyết định xử phạt về các trường hợp đã quá thời hạn nộp phạt mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt không chấp hành đúng quyết định xử phạt vi phạm hành chính để cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.

4. Quản lý và sử dụng tiền thu phạt vi phạm hành chính

a) Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước qua tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước.

b) Việc sử dụng tiền phạt vi phạm hành chính đã nộp vào ngân sách nhà nước để hỗ trợ kinh phí cho các cơ quan, tổ chức xử lý vi phạm hành chính phải theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Điều 41. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề

1. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là hình thức xử phạt bổ sung, được áp dụng kèm theo hình thức phạt chính trong các trường hợp sau:

a) Hành vi vi phạm quy định tại Điều 18 của Nghị định này mà mức tiền phạt trung bình trên 30.000.000 đồng.

b) Hành vi vi phạm quy định tại các Điều 19, 20, 21 của Nghị định này mà mức tiền phạt trung bình trên 20.000.000 đồng.

2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính là người có thẩm quyền tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề đối với người vi phạm. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người đã ra quyết định xử phạt phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề về việc đã áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

3. Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thực hiện theo quy định tại Điều 59 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 42. Xử lý các trường hợp vi phạm do chủ rừng lập biên bản

1. Các trường hợp vi phạm về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản do chủ rừng lập biên bản phải được hoàn thiện, củng cố hồ sơ và xử lý theo quy định tại Nghị định này.

2. Lâm sản tịch thu trả lại chủ rừng trong các trường hợp sau:

a) Chủ rừng phát hiện bắt quả tang người vi phạm tại lâm phận của mình.

b) Chủ rừng không bắt được quả tang người vi phạm, nhưng có đủ căn cứ chứng minh lâm sản thuộc rừng trồng do chủ rừng tự bỏ vốn đầu tư trồng rừng.

Điều 43. Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

1. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ

Đối với tang vật là vật phẩm tươi sống, động vật rừng bị yếu, bị thương không thuộc nhóm IIB hoặc lâm sản khác còn tươi không thuộc nhóm IA thì người có thẩm quyền xử phạt tiến hành lập biên bản và tổ chức bán ngay theo giá quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh. Tiền thu được gửi vào tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước. Nếu sau đó tang vật bị tịch thu theo quyết định của người có thẩm quyền, thì sau khi trừ chi phí theo quy định của pháp luật, số tiền còn lại nộp ngân sách Nhà nước; trường hợp tang vật đố không bị tịch thu thì tiền thu được phải trả cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc sử dụng hợp pháp.

2. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu

a) Xử lý tang vật là động vật rừng khi xử lý tịch thu thực hiện theo hướng dẫn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Trường hợp người vi phạm tự nguyện nộp tiền bằng giá trị lâm sản tịch thu (theo giá quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh) thì người có thẩm quyền xử phạt thu tiền, nộp Kho bạc Nhà nước và giao lại lâm sản bị tịch thu, trừ các loại lâm sản thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IA, IB và các loại lâm sản xử lý theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

c) Phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu chất lượng kém, hết thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật thì Chi cục Kiểm lâm tổ chức, phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp và các cơ quan có liên quan lập biên bản tổ chức bán phế liệu hoặc tiêu hủy.

d) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu không quy định tại khoản 1 hoặc các điểm a, b, c khoản 2 Điều này xử lý như sau:

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tịch thu sung quỹ nhà nước, đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, cơ quan ra quyết định phải gửi quyết định tịch thu và thông báo đến Trung tâm dịch vụ bán đấu giá có thẩm quyền. Trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính do người có thẩm quyền của cơ quan Trung ương ra quyết định tịch thu thì giao cho Trung tâm dịch vụ bán đấu giá cấp tỉnh nơi xảy ra hành vi vi phạm hoặc nơi tịch thu tang vật, phương tiện để bán đấu giá. Địa điểm giao Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu cho Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tại nơi tịch thu tang vật, phương tiện. Sau khi giao, Trung tâm dịch vụ bán đấu giá có trách nhiệm quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện đó.

Trong thời hạn một tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ tang vật, phương tiện vi phạm, Trung tâm dịch vụ bán đấu giá có thẩm quyền phải tổ chức bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm theo quy định hiện hành. Quá thời hạn này, thì Chi cục Kiểm lâm tổ chức bán đấu giá, nộp tiền vào Kho bạc, sau đó thông báo cho cơ quan tài chính cùng cấp.

đ) Các tỉnh, huyện không có cơ quan Kiểm lâm, lâm sản sau khi xử lý tịch thu chuyển giao cho cơ quan tài chính cùng cấp để tổ chức bán theo quy định hiện hành.

Điều 44. Chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

1. Sau khi ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt phải giao quyết định cho người bị xử phạt hoặc thông báo cho người đó đến nhận. Trường hợp đã qua một năm mà người có thẩm quyền không thể giao quyết định xử phạt đến người bị xử phạt thì người đã ra quyết định xử phạt phải ra quyết định đình chỉ thi hành quyết định đối với người đó, trừ hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải được chấp hành trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày người có hành vi vi phạm bị xử phạt hành chính được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp tiền phạt được nộp nhiều lần theo quy định tại khoản 24 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính hoặc được hoãn thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 65 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Trong trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã hết thời hiệu thi hành do người bị xử phạt không có khả năng nộp tiền phạt thì người đã ra quyết định xử phạt phải tổng hợp, báo cáo về Chi cục Kiểm lâm để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết.

3. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm hành chính ở đơn vị hành chính thuộc tỉnh này nhưng cư trú, đóng trụ sở ở tỉnh khác và không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt tại nơi bị xử phạt thì quyết định được chuyển đến cơ quan cùng cấp nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi hành. Nếu nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở không có cơ quan cùng cấp thì quyết định xử phạt được chuyển đến Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổ chức thi hành.

Trường hợp vi phạm xảy ra ở địa bàn cấp huyện thuộc phạm vi một tỉnh ở miền núi, hải đảo hoặc những vùng xa xôi hẻo lánh khác mà việc đi lại gặp khó khăn, cá nhân, tổ chức vi phạm không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt tại nơi bị xử phạt thì quyết định được chuyển đến cơ quan cùng cấp nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi hành.

4. Trong trường hợp áp dụng hình thức phạt tiền đối với người vi phạm mà không tịch thu phương tiện, thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ giấy phép lưu hành phương tiện, giấy phép lái xe, giấy tờ cần thiết khác có liên quan hoặc tạm giữ phương tiện vi phạm cho đến khi tất cả những người trong vụ vi phạm bị xử phạt chấp hành xong quyết định xử phạt.

Việc tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt phải được ghi trong quyết định xử phạt và phải lập biên bản tạm giữ phương tiện đối với người điều khiển phương tiện, chủ phương tiện và phải ghi rõ lý do tạm giữ. Thời gian tạm giữ phương tiện được áp dụng cho đến khi người vi phạm bị xử phạt chấp hành xong quyết định xử phạt. Ngay sau khi người vi phạm bị xử phạt chấp hành xong quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt trả lại phương tiện cho người vi phạm.

Điều 45. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

1. Quá thời hạn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều 44 của Nghị định này, nếu người bị xử phạt không tự nguyện chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành.

2. Việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại khoản 27, 28 Điều 1 của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Điều 46. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự

1. Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền phải khởi tố vụ án hình sự hoặc chuyển ngay hồ sơ vụ việc cho cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền.

Nghiêm cấm việc giữ lại các vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử phạt hành chính.

2. Đối với các trường hợp đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu sau đó phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải hủy quyết định đó và trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày hủy quyết định xử phạt vi phạm hành chính, phải chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.

3. Cơ quan tiến hành tố tụng không được từ chối việc tiếp nhận hồ sơ trong các trường hợp theo quy định tại khoản 1, 2 Điều này. Trường hợp có đủ căn cứ hành vi vi phạm không đủ các yếu tố cấu thành tội phạm, cơ quan tiến hành tố tụng phải làm đầy đủ thủ tục theo quy định tại Điều 63 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các quy định khác của pháp luật, chuyển lại hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để xử phạt vi phạm hành chính.

Điều 47. Mẫu biểu sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính

1. Ban hành kèm theo Nghị định này hệ thống các mẫu biểu sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản (Phụ lục kèm theo).

2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức in, phát hành, quản lý và hướng dẫn sử dụng thống nhất mẫu biểu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

 

Chương VI. KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, XỬ LÝ VI PHẠM

 

Điều 48. Khiếu nại, tố cáo

Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo

Điều 49. Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà sách nhiễu, để quá thời hạn xử phạt, xử phạt không đúng mức, bao che cho người vi phạm, xử phạt vượt thẩm quyền, chiếm đoạt, sử dụng trái phép tiền, tang vật, phương tiện vi phạm, cố ý cản trở sản xuất, lưu thông hàng hóa lâm sản, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

 

Chương VII. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 50. Hiệu lực thi hành và nguyên tắc áp dụng

1. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 và thay thế Nghị định số 159/2007/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

2. Nguyên tắc áp dụng

a) Những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản phát hiện, lập biên bản trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa xử phạt, nếu hành vi đó theo quy định của Nghị định này có mức phạt tiền thấp hơn Nghị định số 159/2007/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản thì xử phạt theo quy định của Nghị định này; trường hợp hành vi đó theo quy định của Nghị định này có mức phạt tiền cao hơn thì áp dụng quy định của Nghị định số 159/2007/NĐ-CP để xử phạt.

b) Những hành vi vi phạm xảy ra trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng sau khi Nghị định này có hiệu lực thi hành mới bị phát hiện, lập biên bản thì xử phạt theo quy định tại Nghị định này.

c) Các hành vi vi phạm đã có quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành nhưng chưa chấp hành hoặc chấp hành chưa xong vẫn thi hành theo quyết định xử phạt đó.

Điều 51. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo và triển khai thực hiện Nghị định này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc thì hướng dẫn để thực hiện thống nhất theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 52. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục

HỆ THỐNG CÁC MẪU BIỂU SỬ DỤNG TRONG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ RỪNG, BẢO VỆ RỪNG

VÀ QUẢN LÝ LÂM SẢN
(Ban hành kèm theo Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2009)

 

………………………….
………………………….
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Mẫu số 01/XPHC
Quyển số: ……..

Số:            /BB-KT

 

 

 

BIÊN BẢN KIỂM TRA

Về việc ……………………………………………

 

Hôm nay, ngày ….. tháng …….. năm ………………….., hồi …… giờ .....................

Tại: .............................................................................................................................

Chúng tôi gồm:

1) ……………………………….., chức vụ: ……………………….., đơn vị: ..........

2) ……………………………….., chức vụ: ……………………….., đơn vị: ..........

3) ……………………………….., chức vụ: ……………………….., đơn vị: ..........

Tiến hành kiểm tra: ......................................................................................................

địa chỉ: …………………………………………………………………, nghề nghiệp:           

CMND số: ………………………; ngày cấp ………………, nơi cấp ......................

Trong khi tiến hành kiểm tra có sự chứng kiến của (ông/bà):.........................................

tuổi ……….., nghề nghiệp ………………………, địa chỉ .........................................

CMND số: ……………………...; ngày cấp…………………………., nơi cấp........

Kết quả kiểm tra:

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

Kết luận sau kiểm tra:

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

 

Việc kiểm tra kết thúc vào hồi …… giờ … ngày … tháng … năm ………., trong quá trình kiểm tra không làm hư hỏng, mất mát gì.

Sau khi đọc lại biên bản, những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận đúng, ký và ghi rõ họ tên vào biên bản.

Biên bản lập thành 3 bản, giao cho người/tổ chức được kiểm tra một bản.

 

CÁ NHÂN/TỔ CHỨC ĐƯỢC KIỂM TRA

NGƯỜI CHỨNG KIẾN

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

………………………….
………………………….
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Mẫu số 02/XPHC
Quyển số: ……..

Số:            /BB-VPHC

 

 

BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Về lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

 

Hôm nay, ngày ….. tháng …….. năm 20……….. vào lúc ……… giờ……., tại .........

1) ……………………………….., chức vụ: ……………………….., đơn vị: ..........

2) ……………………………….., chức vụ: ……………………….., đơn vị: ..........

Với sự chứng kiến của ông, bà: …………………………. nghề nghiệp/chức vụ: ....

CMND số: ………………………; ngày cấp ……/……/……, nơi cấp: ……………………; địa chỉ:           

……………………………………………; Người/tổ chức bị thiệt hại: .................

...................................................................................................................................

Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với: ..............................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

Hành vi vi phạm hành chính như sau: .....................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

Các hành vi trên đã vi phạm quy định tại Điều ……. Luật BV&PTR và Điều ...............

...................................................................................................................................

Yêu cầu ông (bà)/tổ chức: ………………………………….. đình chỉ ngay hành vi vi phạm trên; tạm giữ những tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và giấy tờ sau ............................................................

...................................................................................................................................

……………………… chuyển về ………………………………… để cấp có thẩm quyền giải quyết. Ngoài những tang vật, phương tiện, giấy tờ trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.

Yêu cầu ông (bà)/đại diện tổ chức vi phạm có mặt tại ..................................................

……………………….. vào hồi …… giờ ….. ngày … tháng … năm 20 … để giải quyết vụ vi phạm.

Sau khi đọc lại biên bản, những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận đúng, ký và ghi rõ họ tên vào biên bản.

Biên bản lập thành 3 bản có nội dung và giá trị như nhau; giao cho người/tổ chức vi phạm một bản.

Ý kiến khác (nếu có): ..................................................................................................

...................................................................................................................................

 

NGƯỜI/ĐD TỔ CHỨC VI PHẠM

NGƯỜI CHỨNG KIẾN

NGƯỜI/TỔ CHỨC BỊ THIỆT HẠI

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN

 

Lý do người/đd tổ chức vi phạm không ký biên bản: ...........................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

………………………….
………………………….
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Mẫu số 03/XPHC
Quyển số: ……..

Số:            /BB- TGTVPT

 

 

 

BIÊN BẢN

Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

 

            Căn cứ khoản 18, 19 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008;

            Căn cứ Nghị định số: ……………… ngày …/…/20… của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;

            Căn cứ BBVPHC số: ……………….. ngày …/…./….. do: …………………………………… lập;

Căn cứ Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính số: ......................

ngày …/…./20… của: ............................................................................................................

Hôm nay, ngày … tháng … năm 20 …, hồi …. giờ … tại ............................................ ;

 

Chúng tôi gồm:

1. ……………………………….., chức vụ: ……………………….., đơn vị: ..........

2. ……………………………….., chức vụ: ……………………….., đơn vị: ..........

Người/đại diện tổ chức vi phạm hành chính là ông (bà):.........................................

địa chỉ: ……………………………………………………..; CMND số: .................

ngày cấp ……/……/……; nơi cấp: ............................................................................

Người chứng kiến (nếu có) là:

Ông (bà) …………………………….; nghề nghiệp: ………………………; địa chỉ:

CMND số: …………………………..; ngày cấp ………/……./…………..; nơi cấp:

Tiến hành lập biên bản tạm giữ những tang vật, phương tiện vi phạm hành chính sau:

 

STT

Tên tang vật, phương tiện, giấy tờ bị tạm giữ

Số lượng

Chủng loại, nhãn hiệu, số đăng ký, xuất xứ, tình trạng

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngoài những tang vật, phương tiện nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.

Sau khi đọc lại biên bản, những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận đúng, ký và ghi rõ họ tên vào biên bản.

Biên bản được lập thành 3 bản, có nội dung và giá trị như nhau, giao cho người/đại diện tổ chức vi phạm hành chính một bản.

Ý kiến bổ sung khác (nếu có): .....................................................................................

...................................................................................................................................

 

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH TẠM GIỮ

NGƯỜI CHỨNG KIẾN

NGƯỜI/TỔ CHỨC VI PHẠM

NGƯỜI LẬP BB

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

………………………….
………………………….
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Mẫu số 04/XPHC
Quyển số: ……..

Số:            /BB- KN

 

 

BIÊN BẢN KHÁM NGƯỜI THEO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

 

Căn cứ Điều 47 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002; khoản 18, Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008;

Căn cứ Nghị định số: ……………………… ngày …/…./20… của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;

Căn cứ Quyết định khám người theo thủ tục hành chính số: ………………. ngày …/…./20…

do: ……………………………………….; chức vụ:………………………………………………… ký;

Hôm nay, ngày … tháng … năm …… hồi …. giờ … tại .............................................. ;

Chúng tôi gồm:

1. ……………………………….., chức vụ: ……………………….., đơn vị: ..........

2. ……………………………….., chức vụ: ……………………….., đơn vị: ..........

Với sự chứng kiến của ông (bà):

1. ……………………………….., nghề nghiệp: ……………………….., địa chỉ: ....

CMND số: ………………….., ngày cấp ……………………………….., nơi cấp:...

2. ……………………………….., nghề nghiệp: ……………………….., địa chỉ: ....

CMND số: ………………….., ngày cấp ……………………………….., nơi cấp:...

Tiến hành khám người và lập biên bản về việc khám người đối với ông (bà): .....

Nghề nghiệp: …………………., địa chỉ: ....................................................................

CMND số: ……………………….; ngày cấp ……………………………., nơi cấp:

Sau khi khám người chúng tôi thu giữ được những đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính, gồm:

 

STT

Tên đồ vật, phương tiện, tài liệu

Số lượng

Chủng loại, nhãn hiệu, số đăng ký, xuất xứ, tình trạng

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Việc khám kết thúc vào hồi ……. giờ ……. ngày … tháng … năm 20 ….

Sau khi đọc lại biên bản, những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận đúng, ký và ghi rõ họ tên vào biên bản.

Biên bản được lập thành 3 bản có nội dung và giá trị như nhau, giao người bị khám giao 01 bản.

Ý kiến bổ sung khác (nếu có): .....................................................................................

...................................................................................................................................

 

NGƯỜI BỊ KHÁM

NGƯỜI CHỨNG KIẾN

NGƯỜI KHÁM

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

………………………….
………………………….
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Mẫu số 05/XPHC
Quyển số: ……..

Số:            /BB-KPTVTĐV

 

 

BIÊN BẢN

Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính

 

Căn cứ Điều 48 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002; khoản 18, Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008;

Căn cứ Nghị định số: ……/……/NĐ-CP ngày …/…./20… của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;

Căn cứ ....................................................................................................................... ;

Hôm nay, ngày … tháng … năm 20………….., vào lúc ……. giờ……….,

tại ...............................................................................................................................

Chúng tôi gồm:

1. ……………………………….., chức vụ: ……………………….., đơn vị: ..........

2. ……………………………….., chức vụ: ……………………….., đơn vị: ..........

Tiến hành khám phương tiện, đồ vật là: ……………………………………………….. vì có căn cứ cho rằng trong ……………………………………………. có cất giấu tang vật vi phạm hành chính.

Với sự chứng kiến của ông (bà):

1. ……………………………….., nghề nghiệp: ……………………….., địa chỉ: ....

CMND số: ………………….., ngày cấp ……………………………….., nơi cấp:...

2. ……………………………….., nghề nghiệp: ……………………….., địa chỉ: ....

CMND số: ………………….., ngày cấp ……………………………….., nơi cấp:...

Chủ phương tiện vận tải, đồ vật/người ĐK phương tiện vận tải là: ......................

nghề nghiệp: …………………., địa chỉ: .....................................................................

CMND số: ……………………….; ngày cấp ……………………………., nơi cấp:

Phạm vi khám: ............................................................................................................

Sau khi khám chúng tôi tạm giữ những tang vật vi phạm hành chính sau:

 

STT

Tên tang vật, phương tiện bị tạm giữ

Số lượng

Chủng loại, nhãn hiệu, số đăng ký, xuất xứ, tình trạng

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngoài những tang vật, phương tiện nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.

Việc khám kết thúc vào lúc ……. giờ ……. ngày … tháng … năm 20 ….

Sau khi đọc lại biên bản, những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận đúng, ký và ghi rõ họ tên vào biên bản.

Biên bản được lập thành 3 bản có nội dung và giá trị như nhau; giao chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vận tải 01 bản.

Ý kiến bổ sung khác (nếu có): .....................................................................................

 

CHỦ PT VẬN TẢI, ĐỒ VẬT HOẶC NGƯỜI ĐKPT

NGƯỜI CHỨNG KIẾN

NGƯỜI TRỰC TIẾP KHÁM

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN KHÁM

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

………………………….
………………………….
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Mẫu số 06/XPHC
Quyển số: ……..

Số:      /BB-KNCGTVPT

 

 

BIÊN BẢN

Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

 

Căn cứ khoản 18, 20 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008;

Căn cứ Nghị định số: ……/……/NĐ-CP ngày …/…./20… của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;

Căn cứ Quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện VPHC số ..........................

ngày …./…../ 20……của ........................................................................................... ;

Hôm nay, ngày … tháng … năm 20………….., vào lúc ……. giờ……….,

tại ...............................................................................................................................

Chúng tôi gồm:

1. ……………………………….., chức vụ: ……………………….., đơn vị: ..........

2. ……………………………….., chức vụ: ……………………….., đơn vị: ..........

Tiến hành khám tại:......................................................................................................

là nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và lập biên bản về việc khám.

Với sự chứng kiến của ông (bà):

1. ……………………………….., nghề nghiệp: ……………………….., địa chỉ: ....

CMND số: ………………….., ngày cấp ……………………………….., nơi cấp:...

2. ……………………………….., nghề nghiệp: ……………………….., địa chỉ: ....

CMND số: ………………….., ngày cấp ……………………………….., nơi cấp:...

Người chủ nơi bị khám .......................... , nghề nghiệp: ............................................

Địa chỉ: .......................................................................................................................

CMND số: ……………………….; ngày cấp ……………………………., nơi cấp:

Sau khi khám chúng tôi đã phát hiện, tạm giữ những tang vậ, phương tiện VPHC gồm:

 

STT

Tên tang vật, phương tiện bị tạm giữ

Số lượng

Chủng loại, nhãn hiệu, số đăng ký, xuất xứ, tình trạng

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngoài những tang vật, phương tiện nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.

Việc khám kết thúc vào lúc ……. giờ ……. ngày … tháng … năm 20 ….

Sau khi đọc lại biên bản, những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận đúng, ký và ghi rõ họ tên vào biên bản.

Biên bản được lập thành 3 bản có nội dung và giá trị như nhau, giao chủ nơi bị khám 01 bản.

Ý kiến bổ sung khác (nếu có): .....................................................................................

...................................................................................................................................

 

CHỦ NƠI BỊ KHÁM

NGƯỜI CHỨNG KIẾN HOẶC ĐD CHÍNH QUYỀN

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN KHÁM

NGƯỜI QUYẾT ĐỊNH TẠM GIỮ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

………………………….
………………………….
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Mẫu số 07/XPHC
Quyển số: ……..

Số:            /BB-GNTVPT

 

 

BIÊN BẢN

Giao, nhận tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

 

Căn cứ........................................................................................................................

...................................................................................................................................

Hôm nay, ngày … tháng … năm 20………….., hồi ……. giờ……….tại :...................

...................................................................................................................................

Bên giao:

1) ……………………………….., chức vụ: ……………………….., đơn vị: ..........

2) ……………………………….., chức vụ: ……………………….., đơn vị: ..........

Bên nhận:

1) ……………………………….., chức vụ: ……………………….., đơn vị: ..........

2) ……………………………….., chức vụ: ……………………….., đơn vị: ..........

Chúng tôi tiến hành giao, nhận số tang vật, phương tiện vi phạm hành chính gồm:

…………………………………………….. ............................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

Toàn bộ số tang vật, phương tiện trên đã được hai bên giao, nhận đúng và đủ. Việc giao nhận kết thúc vào hồi……. giờ ……. ngày … tháng … năm 20 ….

Sau khi đọc lại biên bản, những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận đúng, ký và ghi rõ họ tên vào biên bản.

Biên bản được lập thành 03 bản có nội dung và giá trị như nhau, mỗi bên giao, nhận giữ 01 bản./.

 

BÊN NHẬN

BÊN GIAO

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN

 

………………………….
………………………….
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Mẫu số 08/XPHC
Quyển số: ……..

Số:            /BB-XM

 

 

BIÊN BẢN XÁC MINH

Về việc ………………………………………………...............

 

Căn cứ........................................................................................................................

...................................................................................................................................

Hôm nay, ngày … tháng … năm 20………….., vào lúc ……. giờ……….tại :.............

 ..................................................................................................................................

Chúng tôi gồm:

1). ……………………………….., chức vụ: ……………………….., đơn vị: .........

2) ……………………………….., chức vụ: ……………………….., đơn vị: ..........

3) ……………………………….., chức vụ: ……………………….., đơn vị: ..........

Trong khi tiến hành xác minh, lập biên bản có sự chứng kiến của:

Ông (bà) . ……………………………….., tuổi ……., nghề nghiệp: .........................

địa chỉ.........................................................................................................................

CMND số: ……………………………….., ngày cấp: ………, nơi cấp: ...................

Người/tổ chức vi phạm: ..............................................................................................

địa chỉ:...................................................................................., nghề nghiệp: ...............

CMND số: ……………………………….., ngày cấp: …………, nơi cấp: ...............

Kết quả xác minh:

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

Kết luận sau xác minh:.............................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

Việc kiểm tra, xác minh kết thúc vào lúc ……. giờ ……. ngày … tháng … năm  ….

Sau khi đọc lại biên bản cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận đúng, ký và ghi rõ họ tên vào biên bản.

Biên bản lập thành 03 bản có nội dung và giá trị như nhau, giao cho người/tổ chức vi phạm 01 bản./.

 

NGƯỜI VI PHẠM  

NGƯỜI CHỨNG KIẾN  

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

………………………….
………………………….
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Mẫu số 09/XPHC
Quyển số: ……..

Số:            /BB-GNHS

 

 

BIÊN BẢN

Giao nhận hồ sơ vụ việc vi phạm pháp luật

 

Căn cứ........................................................................................................................

...................................................................................................................................

Hôm nay, ngày … tháng … năm 20………….., vào lúc……. giờ……….tại :..............

 ..................................................................................................................................

Bên giao:

1). ……………………………….., chức vụ: ……………………….., đơn vị: .........

2) ……………………………….., chức vụ: ……………………….., đơn vị: ..........

Bên nhận:

1). ……………………………….., chức vụ: ……………………….., đơn vị: .........

2) ……………………………….., chức vụ: ……………………….., đơn vị: ..........

Chúng tôi tiến hành giao, nhận hồ sơ gồm:

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

Tổng số: ………..tờ; ……………….trang.

Lý do bàn giao: ...........................................................................................................

Việc giao nhận kết thúc vào lúc ……. giờ ……. ngày … tháng … năm  ….; bên nhận đã kiểm tra lại các danh mục có trong hồ sơ và nhận đủ.

Biên bản được lập thành 03 bản có nội dung và giá trị như nhau, giao cho mỗi bên giao, nhận 01 bản./.

 

BÊN NHẬN

BÊN GIAO

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN

 

 

 

………………………….
………………………….
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Mẫu số 10/XPHC
Quyển số: ……..

Số:            /BB-THTVPT 

 

 

BIÊN BẢN

Tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

 

Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính số ………………, ngày…../…../20.............của

...................................................................................................................................

Căn cứ Quyết định XPVPHC số: …………..ngày…../…./20………..; Quyết định xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính sau khi xử lý tịch thu số: ……................. ngày…../…./20........ của ...............

Hôm nay, ngày … tháng … năm 20………….., vào lúc……. giờ……….tại :..............

 ..................................................................................................................................

Hội đồng tiêu hủy gồm:

1) ……………………………….., chức vụ: ……………………….., đơn vị: ..........

2) ……………………………….., chức vụ: ……………………….., đơn vị: ..........

3) ……………………………….., chức vụ: ……………………….., đơn vị: ..........

4) ……………………………….., chức vụ: ……………………….., đơn vị: ..........

5) ……………………………….., chức vụ: ……………………….., đơn vị: ..........

6) ……………………………….., chức vụ: ……………………….., đơn vị: ..........

Cùng tiến hành tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính như sau:

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

Địa điểm tiêu hủy: .......................................................................................................

Hình thức tiêu hủy: ......................................................................................................

...................................................................................................................................

Toàn bộ số tang vật, phương tiện nêu trên đã được tiêu hủy xong vào lúc …….. giờ ……. Ngày …./…./20……. trước sự chứng kiến của những người có tên nói trên.

Sau khi đọc lại biên bản, những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận đúng, ký và ghi rõ họ tên vào biên bản.

Biên bản lập thành 03 bản có nội dung và giá trị như nhau./.

 

CÁC THÀNH VIÊN HĐ TIÊU HỦY

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

………………………….
………………………….
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Mẫu số 11/XPHC
Quyển số: ……..

Số:            /QĐ-TGN

….……., ngày….….tháng……. năm 20…..

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Tạm giữ người theo thủ tục hành chính

 

 

Căn cứ Điều 44 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002; khoản 18 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008;

Căn cứ Điều ……. khoản ….. điểm …………., Nghị định số ………/……./NĐ-CP ngày …../…../20......... của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;

Xét thấy cần phải áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính để .............

...................................................................................................................................

Tôi …………………………….., chức vụ: ………………….., đơn vị ..................... ,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Tạm giữ theo thủ tục hành chính đối với:

Ông (bà): . ……………………………….., tuổi: …………, nghề nghiệp: .................

Địa chỉ: .......................................................................................................................

CMND số: ……………………, cấp ngày: ……/……/….., nơi cấp: .........................

Lý do: đã có hành vi vi phạm hành chính: .....................................................................

quy định tại Điều ……khoản ……điểm ......................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

Thời hạn tạm giữ là 12 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu tạm giữ là lúc ….. giờ ……ngày …… tháng …. năm 20……; do ..........................................................................................................................................

nên thời gian tạm giữ kéo dài là ……… giờ.

Địa điểm tạm giữ: ........................................................................................................

Điều 2. Theo yêu cầu của ông (bà) ……………………… việc tạm giữ này được thông báo cho

……………………………….., địa chỉ:.....................................................................

...................................................................................................................................

Thông báo cho cha, mẹ/người giám hộ là ông (bà): ......................................................

địa chỉ.........................................................................................................................

vì …………………………………………… là người chưa thành viên và tạm giữ vào ban đêm/thời hạn tạm giữ trên 6 giờ.

Thông báo trên được thực hiện vào lúc …….giờ…… ngày ……tháng ….. năm 20.........

Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ lúc …… giờ…….ngày…….tháng ….. năm 20….

Giao cho: ....................................................................................................................

thực hiện việc tạm giữ./.

 

 

Nơi nhận:
- Người có tên tại Điều 1, Điều 3 (để chấp hành);
- Người có tên tại Điều 2 (để thông báo);
- Lưu.  

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

………………………….
………………………….
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Mẫu số 12/XPHC
Quyển số: ……..

Số:            /QĐ-TGTVPT

….……., ngày….….tháng……. năm 20…..

 

QUYẾT ĐỊNH

Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

 

Căn cứ khoản 18, 19 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008;

Căn cứ Điều ……. khoản ….. điểm …., Nghị định số ………/……./NĐ-CP ngày…../…../20 ..... của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;

Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính số ….., ngày……/……./20 ……. của ...............

....................................................... lập, về hành vi .....................................................

...................................................................................................................................

Xét: ………………....................................................................................................

Tôi …………………………….., chức vụ: ………………….., đơn vị ..................... ,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của:

Người/tổ chức: …………………………….., tuổi: …, nghề nghiệp/lĩnh vực KD:........

………………………………, địa chỉ: ......................................................................

CMND/ĐKKD số: ……………….., cấp ngày: ……/……/….., nơi cấp: ..................

Lý do: đã có hành vi vi phạm hành chính: .....................................................................  

được quy định tại Điều ……khoản ……điểm..............................................................

...................................................................................................................................

Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ gồm:

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

Điều 2. Giao cho ……………………………… chịu trách nhiệm bảo quản số tang vật, phương tiện trên tại   

Điều 3. Yêu cầu …………………………………………….. có mặt tại : ................

……………………………………………vào lúc …… giờ…….ngày……/…../ 20…. để giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Người/tổ chức có tên tại Điều 1, Điều 2;
- Lưu. 

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH 

 

Ý kiến Thủ trưởng của người ra quyết định tạm giữ: .....................................................

...................................................................................................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

………………………….
………………………….
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Mẫu số 13/XPHC
Quyển số: ……..

Số:            /QĐ-KN

….……., ngày….….tháng……. năm 20…..

 

QUYẾT ĐỊNH

Khám người theo thủ tục hành chính

 

Căn cứ Điều 47 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002; khoản 18 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008;

Căn cứ Điều ……. khoản ….. điểm …………., Nghị định số ………/……./NĐ-CP ngày…../…../20 …….. của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;

Xét  ............................................................................................................................

...................................................................................................................................

Tôi …………………………….., chức vụ: ………………….., đơn vị ..................... ,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. khám người ông (bà)…………………………….., tuổi: …………, nghề nghiệp:       

................................................................................................................................... ;

CMND số: ……………….., cấp ngày: ……/……/….., nơi cấp: ............................... ;

Quyết định khám người này đã được thông báo cho ông (bà)........................................

Việc khám người có sự chứng kiến của ông (bà)…………………………….., tuổi..... ,

nghề nghiệp ……………………………….., địa chỉ: ................................................. ;

CMND số: ……………………………….., cấp ngày: ……/……/….., nơi cấp: ....... ;

Điều 2. Giao cho ông (bà):

1) ……………………………….., chức vụ : ……………………, đơn vị:................

2) ……………………………….., chức vụ : ……………………, đơn vị:................

Thực hiện việc khám theo quyết định này………………………………… và lập biên bản về kết quả việc khám người theo quy định của pháp luật./.

 

 

Nơi nhận:
- Người có tên tại Điều 1, Điều 2
- Lưu. 

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH 

 

 

………………………….
………………………….
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Mẫu số 14/XPHC
Quyển số: ……..

Số:           /QĐ-KNCGTVPT

….……., ngày….….tháng……. năm 20…..

 

QUYẾT ĐỊNH

Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

 

Căn cứ khoản 18, 20 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008;

Căn cứ Điều ……. khoản ….. điểm …………., Nghị định số ………/……./NĐ-CP ngày…../…../20 …………… của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;

Xét: ………………....................................................................................................

...................................................................................................................................

Tôi: …………………………….., chức vụ: ………………….., đơn vị .................... ,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính tại: ........................

...................................................................................................................................

Người chủ nơi bị khám là: ông (bà)/đại diện tổ chức.....................................................

Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động:...................................................................................

Địa chỉ: .......................................................................................................................

CMND/ĐKKD số: ……………….., cấp ngày: ……/……/….., nơi cấp: ..................

Lý do: ........................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

Điều 2. Giao cho các ông (bà) có tên dưới đây thực hiện việc khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và lập biên bản khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

1) …………………………….., chức vụ: ………………….., đơn vị .......................

2) …………………………….., chức vụ: ………………….., đơn vị .......................

3) …………………………….., chức vụ: ………………….., đơn vị .......................

 

 

Nơi nhận:
- Người/tổ chức có tên tại Điều 1, Điều 2;
- Chủ tịch UBND huyện ………………….
- Lưu. 

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH 

 

Ý kiến đồng ý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trước khi tiến hành khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện là nơi ở:...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

 

CT UBND HUYỆN ……………….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

………………………….
………………………….
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Mẫu số 15/XPHC
Quyển số: ……..

Số:           /QĐ-XPHC

….……., ngày….….tháng……. năm 20…..

 

QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản theo thủ tục đơn giản

 

Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008;

Căn cứ điểm ……. khoản ….. Điều …………., Nghị định số ………/……./NĐ-CP ngày…../…../20 … của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;

Xét hành vi VPHC ngày……/…../20……., của người/tổ chức: ………………...........

……………………….. tuổi……., nghề nghiệp: ........................................................

Địa chỉ: .......................................................................................................................

CMND số: …………………………….., ngày cấp……./……/………., nơi cấp: .....

Đã có hành vi vi phạm về: ...........................................................................................

Tôi …………………………….., chức vụ: ………………….., đơn vị ..................... ,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Xử phạt vi phạm hành chính ...........................................................................

...................................................................................................................................

Hình thức xử phạt: ......................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

Đã có hành vi vi phạm về: ...........................................................................................

Xảy ra lúc …..giờ ….. ngày ….../….../20…… tại .......................................................

Hành vi vi phạm nêu trên quy định tại Điều …….., Nghị định số ……/NĐ-CP ngày …../……/20…. của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

Điều 2. Ông (bà)/tổ chức …………………………….. phải chấp hành quyết định xử phạt trong vòng mười ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt này. Quá thời hạn trên, nếu ông (bà)/tổ chức cố tình không chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.

Ông (bà)/tổ chức nộp tiền phạt tại: ..............................................................................

Ông (bà)/tổ chức ………………………… có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính này theo quy định của pháp luật.   

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Người/tổ chức có tên tại Điều 1 (để chấp hành);
- Kho bạc Nhà nước………………….
- Lưu. 

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

………………………….
………………………….
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Mẫu số 16/XPHC
Quyển số: ……..

Số:           /QĐ-XPHC

….……., ngày….….tháng……. năm 20…..

 

QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

 

Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008;

Căn cứ điểm ……. khoản ….. Điều…………., Nghị định số ………/……./NĐ-CP ngày…../…../20 …… của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;

Căn cứ biên bản vi phạm hành chính số: ……………….., ngày ……/……/20……., do         

………………………lập tại ..................................................................................... ,

………………………………………….về hành vi .................................................. ;

Tôi …………………………….., chức vụ: ………………….., đơn vị ..................... ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Xử phạt vi phạm hành chính ông (bà)/tổ chức .................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

Đã có hành vi vi phạm về: ...........................................................................................

quy định tại Điều …….., Nghị định số ……../NĐ-CP ngày…../……/20…… của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

Điều 2. Ông (bà)/tổ chức ...........................................................................................

phải chấp hành quyết định xử phạt này trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.

Tiền phạt nộp tại: ........................................................................................................

Quá thời hạn trên, nếu ông (bà)/tổ chức cố tình không chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.

Ông (bà)/tổ chức ……………………………………. có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính này theo quy định của pháp luật.   

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ….. tháng …. năm 20..........

Giao cho.....................................................................................................................

………….. tổ chức thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Người/tổ chức có tên tại Điều 1 (để chấp hành);
- Kho bạc Nhà nước ………………….
- Lưu. 

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

………………………….
………………………….
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Mẫu số 17/XPHC
Quyển số: ……..

Số:           /QĐ-CC

….……., ngày….….tháng……. năm 20…..

 

       

 

QUYẾT ĐỊNH

Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

 

Căn cứ Điều 66 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002; khoản 27, 28 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008;

Để bảo đảm thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số: ..................................

ngày ………tháng …… năm 20…… của ...................................................................

Tôi …………………………….., chức vụ: ………………….., đơn vị ..................... ,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số: …….. ngày…….tháng ….. năm 20……….của ..........................................................................................................

đối với ông (bà)/tổ chức ………………….. nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động: ..............

địa chỉ: ........................................................................................................................

CMND/ĐKKD số: ……………………………….., cấp ngày: ……/……/….., nơi cấp:       

Biện pháp cưỡng chế:  ................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

Ông (bà)/tổ chức ………………………….. phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định này và phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.

Điều 2. Giao cho: .......................................................................................................

……………………….., tổ chức thực hiện việc cưỡng chế.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày …… tháng……. năm 20………./.

 

 

Nơi nhận:
- Người/tổ chức có tên tại Điều 1, Điều 2 (để t/h);
- …………………………………………………...;
- …………………………………………………...;
- …………………………………………………...;
- Lưu. 

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH 

………………………….
………………………….
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Mẫu số 18/XPHC
Quyển số: ……..

 

Số:           /QĐ-KPHQ

….……., ngày….….tháng……. năm 20…..

 

         

 

QUYẾT ĐỊNH

Buộc khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra trong trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

 

Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008;

Căn cứ Điều …….. khoản ………….. điểm …………, Nghị định số:………./………/NĐ-CP ngày …../……/20 ….. của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;

Tôi …………………………….., chức vụ: ………………….., đơn vị ..................... ,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính trong trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính đối với ông (bà)/tổ chức ................................................................................

……………, Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động: ............................................................

Địa chỉ: .......................................................................................................................

CMND/ĐKKD số: ……………………………….., cấp ngày: ……/……/….., nơi cấp:       

Đã có hành vi vi phạm hành chính ................................................................................

quy định tại Điều … khoản …. điểm ……….. Nghị định số ……./………/NĐ-CP ngày …../……/20 ….. của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;

Lý do không xử phạt vi phạm hành chính: ....................................................................

...................................................................................................................................

Hậu quả buộc phải khắc phục là: .................................................................................

...................................................................................................................................

Biện pháp để khắc phục hậu quả là: .............................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

Điều 2. Ông (bà)/tổ chức: ………………………. phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định này trong thời hạn……… ngày. Nếu cố tình không chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành.

Ông (bà)/tổ chức …………………………………….. có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định này theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày …… tháng……. năm 20……….

Giao cho: ....................................................................................................................

tổ chức thực hiện quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Người/tổ chức có tên tại Điều 1, Điều 3;
- ………………………………………….;

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

………………………….
………………………….
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Mẫu số 19/XPHC
Quyển số: ……..

Số:           /QĐ-TTTVPT

….……., ngày….….tháng……. năm 20…..

 

QUYẾT ĐỊNH

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính không có người nhận

 

Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008;

Căn cứ Điều …….. khoản ………….. điểm …………, Nghị định số:………./………/NĐ-CP ngày …../……/20 ….. của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;

Căn cứ Biên bản kiểm tra số:…………………………., ngày ……/……./20……, của          

…………………………., về hành vi ........................................................................

Tôi …………………………….., chức vụ: ………………….., đơn vị ..................... ,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Tịch thu, sung công quỹ nhà nước tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính không có người nhận gồm:

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

Điều 2. Giao cho ông (bà)/tổ chức:

1) …………………………………………….., chức vụ…………………….., đơn vị          

2) …………………………………………….., chức vụ…………………….., đơn vị          

3) …………………………………………….., chức vụ…………………….., đơn vị          

Có trách nhiệm bảo quản toàn bộ số tang vật, phương tiện trên tại: ...............................

...................................................................................................................................

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Các ông (bà)/tổ chức có tên tại Điều 2 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Người/tổ chức có tên tại Điều 2;
- Lưu.

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi