2 thứ dùng thay Căn cước gắn chip, không phải là hộ chiếu!

Nhiều người dân đang gặp khó khăn do đi làm Căn cước công dân gắn chip đã lâu nhưng đến nay vẫn chưa nhận được. Thế nhưng tin vui là giờ đây, ngoài hộ chiếu, có 02 thứ khác có thể sử dụng thay Căn cước công dân.

1. Văn bản thông báo số định danh cá nhân

Theo Điều 5 Thông tư 59/2021/TT-BCA, khi công dân có yêu cầu được thông báo về số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thì công dân (hoặc người đại diện hợp pháp) có quyền yêu cầu Công an cấp xã nơi thường trú cấp văn bản Thông báo.

Mẫu Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được ban hành theo Thông tư 59, được in trực tiếp từ hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Người dân có thể sử dụng mẫu Thông báo này để chứng minh nội dung thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trọng các giao dịch, thủ tục cần thiết.

Hiện nay, các địa phương đã công bố cụ thể thủ tục cấp Văn bản thông báo số định danh cá nhân trên Cổng thông tin điện tử.

(Tham khảo:

- Thủ tục cấp Văn bản thông báo số định danh cá nhân của tỉnh Hậu Giang

- Thủ tục cấp Văn bản thông báo số định danh cá nhân của tỉnh Thái Bình).

Nếu muốn tìm hiểu cụ thể hơn về thủ tục này ở từng địa phương, hãy gọi ngay đến LuatVietnam theo số 1900.6192 , các chuyên gia pháp lý sẽ hỗ trợ bạn tra cứu miễn phí.

dung thay can cuoc cong danChưa nhận được Căn cước gắn chip, có 2 thứ có thể thay thế mà không phải hộ chiếu (Ảnh minh họa)


2. Tài khoản định danh điện tử mức 2

Ngày 08/11/2021 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 34/2021/QĐ-TTg về định danh và xác thực điện tử trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Căn cước công dân và xuất nhập cảnh.

Theo khoản 3 Điều 3 của Quyết định này, tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có giá trị sử dụng tương đương thẻ Căn cước công dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do bên sử dụng dịch vụ quyết định.

Tài khoản định danh điện tử mức độ 2 được tạo lập khi thông tin cá nhân của công dân đã được xác minh bằng ảnh chân dung hoặc vân tay trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu Căn cước công dân hoặc Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh (điểm b khoản 1 Điều 5).

Cách đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2

Theo Quyết định 34, cách thức đăng ký và kích hoạt tài khoản cho người từ đủ 14 tuổi trở lên như sau:

- Cài đặt ứng dụng Định danh điện tử.

- Khai báo các thông tin gồm: Số định danh cá nhân; Họ, tên đệm và tên; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Số điện thoại, email.

Khi công dân đăng ký, hệ thống định danh và xác thực điện tử so sánh, đối chiếu tự động thông tin kê khai với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và so sánh, đối chiếu với ảnh chân dung hoặc vân tay của người đăng ký.

Nếu trùng khớp thì tạo lập tài khoản định danh điện tử Mức độ 2 và gửi yêu cầu kích hoạt tài khoản cho người đăng ký qua số điện thoại hoặc email đã đăng ký; người đăng ký thực hiện việc kích hoạt theo yêu cầu của Hệ thống định danh và xác thực điện tử là hoàn tất.

Như vậy, nếu như chưa nhận được Căn cước công dân, người dân có thể đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 để dùng thay Căn cước công dân. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý thêm rằng, Quyết định 34/2021/QĐ-TTg quy định về tài khoản định danh điện tử là một văn bản mới được ban hành, nên có thể việc triển khai trên thực tế cũng chưa được thống nhất.

Nếu gặp khó khăn liên quan đến các giấy tờ, thủ tục hành chính, hãy gọi ngay cho LuatVietnam theo số 1900.6192 để được tư vấn miễn phí. 

>> 2 cách kiểm tra Căn cước công dân làm xong chưa

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục