Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11392:2017 Bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11392:2017

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11392:2017 Bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa
Số hiệu:TCVN 11392:2017Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Giao thông
Năm ban hành:2017Hiệu lực:Đang cập nhật
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 11392:2017

BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Regular maintenance for inland waterways

Lời nói đầu

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11392:2017 “Bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa” do Cục Đường thủy nội địa Việt Nam biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Regular maintenance for inland waterways

 

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu trong công tác bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung nếu có.

- TCVN 5664:2009 Phân cấp kỹ thuật đường thủy nội địa;

- TCVN 8789:2011 Sơn bảo vệ kết cấu thép - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử;

- TCVN 2098:2007 Sơn và vecni - Phép thử dao động tắt dần của con lắc;

- TCVN 2099:2013 Sơn và vecni - Phép thử uốn (trục hình trụ);

- TCVN 2097:1993 Sơn - Phương pháp cắt xác định độ bám dính của màng;

- TCVN 2100-2:2007 Sơn và vecni - Phép thử biến dạng nhanh (độ bền và đập) - Phần 2: Phép thử tải trọng rơi, vết lõm có diện tích nhỏ;

- TCVN 2101-2008 - Sơn và vecni - Xác định độ bóng phản quang của màng sơn không chứa kim loại góc 20°, 60° và 85°;

3  Thuật ngữ và định nghĩa

3.1  Luồng chạy tàu thuyền (Navigation channel) (sau đây gọi là luồng) là vùng nước được giới hạn bằng hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa để phương tiện đi lại thông suốt, an toàn.

3.2  Bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa (Regular maintenance for inland waterways) là các công việc thường xuyên, định kỳ hàng năm theo định ngạch, định mức chuyên ngành đường thủy nội địa, nhằm duy trì luồng tuyến theo các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định để bảo đảm giao thông đường thủy nội địa.

3.3  Hành lang bảo vệ luồng (Safety corridors) là phần giới hạn của vùng nước hoặc giải đất dọc hai bên luồng để lắp đặt báo hiệu, bảo vệ luồng và đảm bảo an toàn giao thông.

3.4  Cơ quan quản lý đường thủy nội địa (Inland waterway management viwa) trong Tiêu chuẩn này được hiểu là cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa.

3.5  Đơn vị bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa (Regular maintenance unit for inland waterways) là các tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa.

3.6  Bãi cát (đất phù sa bồi đắp, bãi đá) nổi hoặc ngầm hay một vật chướng ngại trên luồng có thể gây nguy hiểm cho tàu thuyền hàng giang trên tuyến gọi chung là bãi cạn (shoal bar).

4  Ký hiệu và thuật ngữ viết tắt

Hi

Cao độ mực nước

Hmax

Cao độ mực nước lớn nhất

Hmin

Cao độ mực nước nhỏ nhất

Htb

Cao độ mực nước trung bình

h

Chiều sâu luồng chạy tàu

B

Chiều rộng luồng chạy tàu

R

Bán kính cong luồng chạy tàu

T

Tĩnh không khoang thông thuyền

t

Thời gian thực tương ứng với từng cao độ mực nước

H

Độ sâu bãi cạn

Z

Cao độ bãi cạn

L

Chiều dài bãi cạn

TCVN

Tiêu chuẩn Quốc gia

ĐTNĐ

Đường thủy nội địa

QLĐTNĐ

Quản lý đường thủy nội địa

5  Nội dung công tác kiểm tra, bảo dưỡng ĐTNĐ

5.1  Nội dung công tác kiểm tra ĐTNĐ

5.1.1  Công tác kiểm tra tuyến

- Kiểm tra tuyến thường xuyên;

- Kiểm tra tuyến định kỳ;

- Kiểm tra tuyến đột xuất.

5.1.2  Công tác đo dò sơ khảo bãi cạn

5.2  Nội dung công tác bảo dưỡng ĐTNĐ

5.2.1  Công tác bảo dưỡng báo hiệu

- Thả phao;

- Trục phao;

- Điều chỉnh phao;

- Chống bồi rùa;

- Điều chỉnh cột báo hiệu;

- Dịch chuyển báo hiệu.

5.2.2  Công tác bảo dưỡng, sơn báo hiệu bằng kết cấu thép

5.2.3  Công tác duy trì báo hiệu ban đêm

- Thay nguồn điện;

- Nạp nguồn điện;

- Thay đèn;

- Thay bóng đèn;

- Kiểm tra vệ sinh đèn năng lượng mặt trời.

5.2.4  Nội dung công tác khác

- Trực đảm bảo giao thông;

- Đọc mực nước;

- Đếm lưu lượng vận tải;

- Trực phòng, chống thiên tai;

- Trực tầu công tác;

- Quan hệ với địa phương;

- Phát quang quanh báo hiệu.

6  Công tác kiểm tra, bảo dưỡng ĐTNĐ

6.1  Công tác kiểm tra tuyến

6.1.1  Mục đích

Kiểm tra tuyến để phát hiện những thay đổi trên tuyến luồng so với lần kiểm tra trước như: thay đổi luồng chạy tàu, thay đổi kích thước luồng, xuất hiện bãi cạn, vật chướng ngại, báo hiệu thay đổi (hỏng, nghiêng, đổ, sai vị trí....), xuất hiện các hoạt động bất thường khác trên luồng và hành lang bảo vệ luồng. Trên cơ sở phát hiện những thay đổi đó, đơn vị bảo dưng thường xuyên ĐTNĐ có giải pháp khắc phục tại chỗ hoặc có biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến luồng, đồng thời báo cáo để có biện pháp xử lý.

- Kiểm tra tuyến thường xuyên là thực hiện công tác kiểm tra tuyến, kết hợp thực hiện công tác bảo dưỡng báo hiệu trên tuyến;

- Kiểm tra tuyến định kỳ là hàng tháng thực hiện kiểm tra tuyến, đồng thời nghiệm thu tuyến và công tác bảo dưỡng thường xuyên;

- Kiểm tra tuyến đột xut là thực hiện kiểm tra, đánh giá thiệt hại do tình huống đột xuất gây mất an toàn giao thông ĐTNĐ.

6.1.2  Trình tự thực hiện

- Công tác chuẩn bị: người phụ trách kiểm tra tuyến kiểm tra phương tiện, bố trí đ công nhân, trang thiết bị, vật tư và sổ ghi chép phục vụ cho kiểm tra tuyến và thực hiện công tác bảo dưỡng thường xuyên báo hiệu trên tuyến;

- Nổ máy đưa phương tiện ra luồng;

- Hành trình trên tuyến theo vòng khép kín, đo đạc và ghi chép những vấn đề liên quan đến luồng tuyến; kết hợp thực hiện công tác bảo dưỡng ĐTNĐ;

- Đưa phương tiện về bến;

- Tắt máy, vệ sinh phương tiện, kết thúc công việc;

- Nội nghiệp, báo cáo theo quy định.

Chú ý: hành trình kiểm tra tuyến đã bao gồm hành trình dọc tuyến đi đến vị trí bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ trong trình tự thực hiện các công tác bảo dưỡng.

6.1.3  Yêu cầu và quy định

- Kiểm tra tình hình tuyến luồng; đo đạc hiện trạng luồng chạy tàu được thể hiện bằng các chuẩn tắc luồng: R, B, h, T;

- Kiểm tra, kết hợp thực hiện công tác sơn hoặc bảo dưỡng báo hiệu;

- Kiểm tra, đo đạc hiện trạng các công trình kè chỉnh trị;

- Kiểm tra, xác định khu vực khan cạn trên tuyến;

- Kiểm tra, phát hiện các hoạt động trên luồng và hành lang luồng chạy tàu;

- Đề xuất biện pháp xử lý để bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến, điều chỉnh báo hiệu phù hợp luồng lạch;

- Các tình huống trên hành trình kiểm tra tuyến phải ghi chép đầy đủ vào nhật ký kim tra tuyến và lập hồ sơ theo dõi, báo cáo theo mẫu quy định.

6.2  Công tác đo dò, sơ khảo bãi cạn

6.2.1  Mục đích

Đo dò, sơ khảo bãi cạn là việc đo, vẽ sơ họa lại những bãi cạn có trong hồ sơ quản lý luồng hoặc những bãi cạn mới xuất hiện bằng phương pháp gần đúng, nhằm nắm bắt tình hình luồng và xác định các thông số cơ bản của luồng lạch khu vực bãi cạn để phục vụ cho công tác bảo đảm giao thông đường thủy nội địa qua khu vực bãi cạn.

6.2.2  Trình tự thực hiện

- Công tác chuẩn bị: trước khi đi đo dò, sơ khảo bãi cạn, người phụ trách công tác đo dò, sơ khảo bãi cạn cần bố trí đủ kíp công nhân, phân công nhiệm vụ từng thành viên đo, ghi chép, lưu giữ số liệu ... đồng thời chuẩn bị vật tư, dụng cụ thiết bị đo đạc, s nghiệp vụ, kiểm tra phương tiện ...;

- N máy đưa phương tiện ra luồng;

- Hành trình đến bãi cần đo;

- Giảm tốc độ máy đưa phương tiện từ tim luồng vào trắc ngang đầu tiên cần đo;

- Đo theo các trắc ngang rích rắc, trắc dọc;

- Hết trắc ngang, trắc dọc cuối cùng, kết thúc đo đạc bãi cạn, đưa phương tiện ra luồng thực hiện công việc tiếp theo hoặc về bến trong trường hợp kết thúc toàn bộ công việc;

- Nội nghiệp và báo cáo theo quy định.

6.2.3  Yêu cầu và quy định

- Số liệu đo đạc của từng trắc ngang, trắc dọc phải được ghi chép, lưu giữ đầy đ vào sổ, file máy tính và có sơ họa. Sau khi hoàn thành đo sơ khảo, phải tiến hành tính toán (cao độ mực nước, cao độ bãi, vật chướng ngại...) và lập bản vẽ sơ hoạ;

- Bản vẽ sơ họa bãi cạn thể hiện đầy đủ các địa hình, địa vật đặc trưng như; báo hiệu, các công trình, các vật chuẩn khu vực bãi cạn để xác định vị trí bãi cạn, trường hợp không có các vật chuẩn thì cần có tiêu chập; có đường bờ; đường mép nước; ghi chép các trị số đặc trưng: chiều dài, chiều rộng bãi cạn, cao độ cao nhất của bãi cạn, phạm vi ảnh hưởng đến luồng giao thông thủy tại khu vực;

- Số liệu các số đo sâu đảm bảo sai số < 10 cm, các điểm đo trắc ngang cách nhau 5 m ÷ 10 m, các trắc ngang cách nhau 50 m ÷ 100 m, đo trắc dọc các điểm đo cách nhau 10 m ÷ 20 m;

- Đối với cửa sông, ven biển dùng máy hồi âm đo, đối với trong sông dùng sào đo hoặc máy hồi âm;

- Bản vẽ sơ họa trắc dọc, trắc ngang, bình đồ trên khổ giấy A3;

- Sau khi có số liệu đo đạc, bản vẽ sơ họa tiến hành lập báo cáo, đề xuất phương án đảm bảo an toàn giao thông.

6.3  Công tác bảo dưỡng báo hiệu

6.3.1  Th phao

6.3.1.1  Mục đích

Vận chuyển phao và phụ kiện từ xưởng hoặc một vị trí tập kết trên tuyến đến vị trí cần thả xuống để giới hạn mép luồng chạy tàu, vị trí vật chướng ngại, vị trí vùng nước, vị trí nơi phân luồng.

6.3.1.2  Trình tự thực hiện

- Chuẩn bị: phao, rùa, xích, phụ kiện, dụng cụ, phòng hộ lao động, phương tiện, nhân lực;

- Vận chuyển phao, rùa xích từ vị trí tập kết lên phương tiện;

- Nổ máy đưa phương tiện ra luồng;

- Hành trình đến khu vực thả phao;

- Đo dò sơ bộ tìm vị trí thả phao;

- Đưa phương tiện đến vị trí cần thả phao, định vị vị trí, dùng phao dấu để định vị;

- Thả phao;

- Kiểm tra, hiệu chỉnh phao thả;

- Lắp đèn, kiểm tra chế độ, màu sắc ánh sáng của đèn (nếu có) bằng cách dùng túi nilong, vải màu đen che kín đèn, đèn sẽ hoạt động;

- Xác định tọa độ phao sau khi thả;

- Đưa phương tiện ra luồng thực hiện công việc tiếp theo hoặc về bến trong trường hợp kết thúc toàn bộ công việc.

- Thu dọn dụng cụ, vệ sinh phương tiện, kết thúc công việc.

6.3.1.3  Yêu cầu và quy định

- Khi nhận phao đi thả phải kiểm tra, nếu phát hiện có khuyết tật phải xử lý trước khi đưa đi thả;

- Phao phải thả đúng vị trí theo phương án đã bố trí báo hiệu và cập nhật lại tọa độ phao sau khi thả;

- Chiều dài của xích phải phù hợp với độ sâu nước tại vị trí thả phao và được xác định theo thực nghiệm và công thức tính sơ bộ sau;

Công thức tính:  Lx = a.h  Trong đó:

Lx: Chiều dài của xích cần tính (m);

a: Hệ số lấy trong khoảng từ 1,5÷3;

h: Chiều sâu luồng tại vị trí thả phao (m) và chọn như sau:

+ Vùng thủy triều giá trị h tính từ đáy tự nhiên đến cao độ mực nước đỉnh triều lớn nhất.

+ Vùng ảnh hưởng lũ:

. Mùa cạn (kiệt): h tính từ đáy tự nhiên đến cao độ mực nước chạy tàu thiết kế ứng với tần suất P = 95%÷98%;

. Mùa lũ (nước): h tính từ đáy tự nhiên đến cao độ mức nước cao thiết kế ứng với tần suất P = 5%. (≈ mực nước báo động 2).

Để đảm bảo phao đúng vị trí khi nước xuống và không bị chìm hay đứt xích khi nước lên, phải thường xuyên kiểm tra, điều chỉnh xích kịp thời (thu ngắn hay nới xích). Những vùng có biên độ triều ổn định, không bị ảnh hưởng của lũ thí không thực hiện công việc này.

- Phao sau khi thả màu sắc rõ ràng, sắc nét và đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu ĐTNĐ.

- Phao sau khi thả không được nghiêng quá 15° so với phương thẳng đứng, không được chìm quá vạch mớn nước quy định.

6.3.2  Trục phao

6.3.2.1  Mục đích

Trục phao là quá trình đưa phao, rùa, xích luồng lên tàu về xưởng hoặc một nơi tập kết để bảo dưỡng hoặc để lưu giữ phao khi không còn tình huống sử dụng hoặc khi phao hỏng đột xuất.

6.3.2.2  Trình tự thực hiện

- Chuẩn bị: tời, dây bắt phao, phòng hộ lao động, phương tiện, nhân lực...;

- Nổ máy đưa phương tiện ra luồng;

- Hành trình đến vị trí trục phao;

- Quăng dây, bắt phao, tháo xích, dùng tời kết hợp với th công đưa phao lên phương tiện;

- Trục rùa, xích đưa lên phương tiện;

- Đưa phương tiện ra luồng thực hiện công việc tiếp theo hoặc về bến trong trường hợp kết thúc toàn bộ công việc;

- Vận chuyển phao, rùa, xích khỏi phương tiện lên bờ đưa vào lán phao, kho bãi;

- Thu dọn dụng cụ, vệ sinh phương tiện kết thúc công việc.

6.3.2.3  Yêu cầu và quy định

- Trục rùa phải thao tác từ từ, không tạo lực xung kích để khử lực dính của rùa với bùn, đất;

- Phao đưa về kho, bãi không bị biến dạng so với ban đầu trước khi trục phao;

- Không bị đứt xích, mất rùa và phụ kiện gắn trên phao. Trường hợp rùa bị bồi quá sâu không có khả năng trục lên thì được bỏ rùa nhưng phải lập biên bản và báo cáo kịp thời;

6.3.3  Điều chỉnh phao

6.3.3.1  Mục đích

Điều chỉnh phao là quá trình di chuyển phao, rùa và phụ kiện từ vị trí cũ đến vị trí mới phù hợp với điều kiện luồng lạch.

6.3.3.2  Trình tự thực hiện

- Chuẩn bị: tời, dây bắt phao, phòng hộ lao động, phương tiện, nhân lực...;

- Nổ máy đưa phương tiện ra luồng;

- Hành trình đến khu vực điều chỉnh phao;

- Đưa phương tiện đến vị trí phao cần điều chnh, sau đó tiến hành trục nhấc rùa, thu xích và kẹp phao, rùa vào phương tiện;

- Xác định vị trí mới của phao cắm sào định vị hoặc thả phao dấu;

- Tháo dây buộc xích tiến hành thả rùa, phao;

- Xác định lại tọa độ phao sau điều chỉnh;

- Đưa phương tiện ra luồng thực hiện công việc tiếp theo hoặc về bến trong trường hợp kết thúc toàn bộ công việc.

- Thu dọn dụng cụ, vệ sinh phương tiện, kết thúc công việc.

6.3.3.3  Yêu cầu và Quy định

- Phải đảm bảo theo yêu cầu và quy định kỹ thuật của trục và thả phao;

- Phải đảm bảo vị trí thả phao phù hợp với diễn biến của luồng chạy tàu.

- Phao sau khi điều chỉnh không được nghiêng quá 15° so với phương thẳng đứng, không được chìm quá vạch mớn nước quy định.

6.3.4  Chống bồi rùa

6.3.4.1  Mục đích

Nhấc rùa lên khỏi mặt đất (đáy sông) sau lại thả rùa xuống vị trí cũ.

6.3.4.2  Trình tự thực hiện

- Chuẩn bị dụng cụ như tời, dây bắt phao, phòng hộ lao động, phương tiện, nhân lực...;

- Nổ máy đưa phương tiện ra luồng;

- Hành trình đến khu vực phao cần trục, chống bồi;

- Đưa phương tiện từ luồng vào vị trí phao;

- Quăng dây bắt phao giảm xích chống đứt xích;

- Trục nhấc rùa lên khỏi đáy sông, sau lại thả xuống;

- Đưa phương tiện ra luồng thực hiện công việc tiếp theo hoặc về bến trong trường hợp kết thúc toàn bộ công việc.

- Thu dọn dụng cụ, vệ sinh phương tiện, kết thúc công việc.

6.3.4.3  Yêu cầu và quy định

- Trục rùa phải thao tác từ từ, không tạo lực xung kích để khử lực dính của rùa với bùn, đất, không để mất rùa, đứt xích;

- Sau khi thực hiện chống bồi rùa thì vị trí phao phải đúng vị trí thả ban đầu;

- Phao sau khi chống bồi không được nghiêng quá 15° so với phương thẳng đứng, đảm bảo độ nổi, không được chìm quá vạch mớn nước quy định.

6.3.5  Điều chnh báo hiệu trên bờ

6.3.5.1  Mục đích

Điều chỉnh cho cột báo hiệu theo phương thẳng đứng và vững chắc trở lại do tác động của gió, bão hoặc các nguyên nhân khác.

6.3.5.2  Trình tự thực hiện

- Chuẩn bị dụng cụ, phòng hộ lao động, nhân lực, phương tiện...;

- Nổ máy đưa phương tiện ra luồng;

- Hành trình đến vị trí báo hiệu cần điều chỉnh;

- Vận chuyển dụng cụ từ tàu lên vị trí báo hiệu;

- Đào đất, cậy đá (hoặc chèn đất đá) đẩy, kéo, chỉnh cho báo hiệu theo phương thẳng đứng, lèn chặt bằng đất, đá;

- Vận chuyển dụng cụ từ vị trí báo hiệu xuống phương tiện;

- Đưa phương tiện ra luồng thực hiện công việc tiếp theo hoặc về bến trong trường hợp kết thúc toàn bộ công việc.

- Thu dọn dụng cụ, vệ sinh phương tiện, kết thúc công việc.

6.3.5.3  Yêu cầu và quy định

- Cột báo hiệu sau điều chnh phải vững chắc và theo phương thẳng đứng;

- Không làm hư hỏng, bong sơn báo hiệu.

- Mặt biển báo hiệu bố trí đúng hướng theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu ĐTNĐ Việt Nam.

6.3.6  Dịch chuyển báo hiệu trên bờ

6.3.6.1  Mục đích

Dịch chuyển báo hiệu trên bờ là việc di chuyển báo hiệu từ vị trí này sang vị trí khác trên bờ cho phù hợp với diễn biến luồng.

6.3.6.2  Trình tự thực hiện

- Chuẩn bị dụng cụ, phòng hộ lao động, nhân lực, phương tiện...;

- N máy đưa phương tiện ra luồng;

- Hành trình đến khu vực báo hiệu cần dịch chuyển;

- Từ luồng đưa phương tiện cập vào vị trí báo hiệu;

- Tháo đèn tín hiệu, thiết bị (nếu có) và biển báo hiệu;

- Đào hạ cột báo hiệu cũ;

- Vận chuyển cột, biển báo hiệu cùng phụ kiện (nếu có) đến vị trí mới;

- Đào h mới để chôn cột;

- Dựng cột, căn chỉnh, lấp đất lèn chặt;

- Lắp đặt đèn tín hiệu, thiết bị (nếu có) và biển báo hiệu lên cột;

- Vệ sinh, vận chuyển dụng cụ về bến, lên phương tiện;

- Đưa phương tiện ra luồng thực hiện công việc tiếp theo hoặc về bến trong trường hợp kết thúc toàn bộ công việc.

- Thu dọn dụng cụ, vệ sinh phương tiện, kết thúc công việc.

6.3.6.3  Yêu cầu và quy định

- Vị trí báo hiệu mới hợp lý, phù hợp với nh huống luồng lạch;

- Báo hiệu lắp dựng chắc chắn và vuông góc với mặt phẳng ngang;

- Không làm hư hỏng, bong, tróc sơn báo hiệu;

- Mặt biển báo hiệu bố trí đúng hướng theo quy định của Quy chuẩn báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam;

- Báo hiệu không bị che khuất tầm nhìn.

6.4  Bảo dưỡng và sơn báo hiệu bằng kết cấu thép

6.4.1  Quy định chung

- Công tác sơn bảo dưỡng và sơn giữa kỳ báo hiệu bằng thép thực hiện theo quy định tại Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8789:2011.

- Về màu sắc của báo hiệu đảm bảo theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam.

6.4.2  Quy định cụ thể

6.4.2.1  Bo dưỡng phao thép

6.4.2.1.1  Mục đích

Bảo dưỡng phao được thực hiện định kỳ bao gồm: cạo sơn, gõ (đánh) gỉ; sơn chống gỉ cả mặt trong và ngoài phao, sơn màu theo quy định và bảo dưỡng xích nhằm duy trì phao và phụ kiện phao theo niên hạn sử dụng.

6.4.2.1.2  Trình tự thực hiện

- Tháo đèn báo hiệu ra khỏi phao (nếu có);

- Thu hồi phao trên tuyến, vận chuyển đưa về xưởng để bảo dưỡng; đồng thời triển khai phao báo hiệu tạm hoặc phao dự phòng vào vị trí phao thu hồi trên tuyến. Đối với phao neo tiến hành đánh dấu vị trí rùa, dùng thợ lặn tháo hoặc cắt xích thu hồi vận chuyển đưa về xưởng để bảo dưỡng;

- Chuẩn bị dụng cụ, máy, sơn, giẻ lau, phòng hộ lao động, nhân lực, máy đánh gỉ, phun cát …;

- Kê đệm phao ổn định, cọ rửa, tháo doăng kín nước;

- Cạo, đánh gỉ trong ngoài phao, biển báo hiệu lắp trên phao; lau chùi sạch mặt phao, biển báo hiệu; gõ nắn những chỗ bẹp, cong vênh của phao, biển báo hiệu (nếu có);

- Sơn chống gỉ một lớp toàn bộ phao, chờ khô thì mới tiếp tục sơn màu hai lớp theo đúng yêu cầu kỹ thuật, lưu ý sơn màu hết lớp thứ nhất chờ khô sau đó mới sơn màu lớp thứ hai;

- Đốt, đập, gõ r xích, sơn chống gỉ hoặc nhúng hắc ín;

- Lắp lại các phụ kiện vào phao, đưa phao về vị trí cũ;

- Thu dọn dụng cụ, máy, vệ sinh nơi làm việc, kết thúc công việc.

6.4.2.1.3  Yêu cầu và quy định

- Thực hiện đúng trình tự các bước quy định;

- Việc sơn bảo dưỡng phao theo Mục 6.4.1 quy định chung về bảo dưỡng và sơn báo hiệu bằng kết cấu thép;

- Việc duy trì phao neo đối với công tác kiểm tra định kỳ, kiểm tra thường xuyên và kiểm tra đột xuất được thực hiện theo quy định.

- Màu sắc sơn phao sau bảo dưỡng phải rõ ràng, sắc nét và đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu ĐTNĐ;

- Sơn chống gỉ một lớp, sơn màu 2 lớp;

- Đảm bảo đèn báo hiệu không bị tác động cơ khí và không bị sơn dây vào;

- Xích phải được đốt, đập, gỗ gỉ đảm bảo bong hết lớp gỉ, hà, mới tiến hành nhúng hắc ín hoặc sơn đen.

6.4.2.2  Sơn màu phao theo định kỳ

6.4.2.2.1  Mục đích

Sơn màu phao định kỳ nhằm đảm bảo phao có màu sắc theo quy định, duy trì độ bền cho phao.

6.4.2.2.2  Trình tự thực hiện

- Chuẩn bị dụng cụ, máy, sơn, giẻ lau, phòng hộ lao động, phương tiện, nhân lực;

- Vận chuyển dụng cụ, máy, vật tư đến vị trí báo hiệu cần sơn màu.

- Đưa phương tiện cặp vào phao, quăng dây bắt phao, chằng buộc phao vào phương tiện;

- Tiến hành vệ sinh phao, làm sạch mặt phao, biển báo hiệu;

- Dùng túi ni lông trùm kín đèn báo hiệu (nếu có);

- Sơn màu phao hai nước, sơn cả phao lẫn biển báo hiệu và kết cấu thép gắn liền phao, trừ đèn báo hiệu và tm pin năng lượng mặt trời;

- Tháo túi ni lông ra khỏi đèn báo hiệu (nếu có);

- Đưa phương tiện ra luồng thực hiện công việc tiếp theo hoặc về bến trong trường hợp kết thúc toàn bộ công việc.

- Thu dọn dụng cụ, vệ sinh phương tiện, kết thúc công việc.

6.4.2.2.3  Yêu cầu và quy định

- Thực hiện theo đúng trình tự các bước quy định.

- Sơn màu phao theo định kỳ thực hiện tại hiện trường;

- Chỉ sơn màu phần nổi trên mặt nước;

- Sơn màu xong lớp thứ nhất phải chờ khô mới sơn lớp thứ hai;

- Màu sắc, nước sơn phải sắc nét và đúng quy định.

6.4.2.3  Bảo dưỡng báo hiệu thép trên bờ

6.4.2.3.1  Mục đích

Bảo dưỡng báo hiệu trên bờ gồm những nội dung sau: cạo sơn, gõ, đánh gỉ, sơn màu theo quy định, nhằm duy trì báo hiệu theo niên hạn sử dụng.

6.4.2.3.3  Trình tự thực hiện

a) Tại xưởng

- Tháo đèn báo hiệu ra khỏi vị trí lắp đặt (nếu cột có đèn báo hiệu);

- Thu hồi báo hiệu trên tuyến, vận chuyển đưa về xưởng để bảo dưỡng; đồng thời triển khai báo hiệu tạm hoặc báo hiệu dự phòng vào vị trí báo hiệu thu hồi trên tuyến;

- Chuẩn bị dụng cụ, máy, sơn, giẻ lau, phòng hộ lao động, phương tiện, nhân lực;

- Cạo sơn, gõ, đánh gỉ, lau chùi sạch số mặt cột, biển;

- Sơn theo đúng yêu cầu kỹ thuật;

- Lắp đặt báo hiệu, đèn báo hiệu vào v trí (nếu có);

- Thu dọn dụng cụ, máy, vệ sinh nơi làm việc, kết thúc công việc.

b) Tại hiện trường

- Chuẩn bị dụng cụ, máy (nếu có), sơn, giẻ lau, thang trèo, phòng hộ lao động, phương tiện, nhân lực

- Nổ máy đưa phương tiện ra luồng;

- Hành trình đến khu vực báo hiệu cần bảo dưỡng;

- Từ luồng đưa phương tiện cặp vào vị trí báo hiệu;

- Vận chuyển dụng cụ lao động, máy, vật tư từ tàu lên vị trí báo hiệu;

- Chằng néo cột báo hiệu;

- Tháo đèn báo hiệu ra khỏi vị trí lắp đặt (nếu có);

- Tiến hành cạo sơn gõ gỉ lau chùi sạch sẽ từ trên xuống dưới;

- Sơn theo đúng yêu cầu kỹ thuật;

- Lắp đèn báo hiệu vào vị trí (nếu cột có đèn báo hiệu);

- Thu dọn dụng cụ, vật tư, tháo dây chằng cột, tr về phương tiện;

- Đưa phương tiện ra luồng thực hiện công việc tiếp theo hoặc về bến trong trường hợp kết thúc toàn bộ công việc.

- Thu dọn dụng cụ, vệ sinh phương tiện, kết thúc công việc.

6.4.2.3.3  Yêu cầu và quy định

- Thực hiện theo đúng trình tự các bước quy định.

- Bảo dưỡng cột, biển báo hiệu có thể thực hiện tại xưởng hoặc hiện trường;

- Màu sắc, chữ viết, nước sơn phải sắc nét, rõ ràng, sắc nét và đúng quy định;

- Sơn theo đúng yêu cầu kỹ thuật, sơn màu lớp thứ nhất khô mới sơn lớp thứ hai;

- Đối với cột, biển bằng bê tông chỉ sơn màu 2 lớp;

- Đảm bảo sơn không dính vào đèn báo hiệu (nếu có);

6.4.2.4  Sơn màu báo hiệu trên bờ theo định kỳ

6.4.2.4.1  Mục đích

Sơn màu báo hiệu trên bờ định kỳ nhằm bảo đảm cho báo hiệu có màu sắc theo quy định.

Bao gồm: vệ sinh làm sạch bề mặt và sơn màu theo yêu cầu kỹ thuật.

6.4.2.4.2  Trình tự thực hiện

- Chuẩn bị dụng cụ, máy (nếu có), sơn, giẻ lau, phòng hộ lao động, thang trèo, phương tiện, nhân lực....;

- Vận chuyển dụng cụ, máy, vật tư đến vị trí báo hiệu cần sơn màu.

- Từ luồng đưa phương tiện vào vị trí;

- Vận chuyển dụng cụ lao động, máy, vật tư từ tàu lên vị trí báo hiệu;

- Chằng néo cột báo hiệu;

- Dùng túi ni lông trùm kín đèn báo hiệu (nếu có);

- Sơn theo đúng yêu cầu kỹ thuật;

- Tháo túi ni lông ra khỏi đèn báo hiệu (nếu có);

- Thu dọn dụng cụ, vật tư, máy, tháo dây chằng cột, trở về tàu;

- Đưa phương tiện ra luồng thực hiện công việc tiếp theo hoặc về bến trong trường hợp kết thúc toàn bộ công việc.

- Thu dọn dụng cụ, vệ sinh phương tiện, kết thúc công việc.

6.4.2.4.3  Yêu cầu và quy định

- Thực hiện theo đúng trình tự các bước quy định.

- Công tác sơn màu báo hiệu ch thực hiện tại hiện trường;

- Màu sắc, chữ viết, nước sơn phải rõ ràng, sắc nét và đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu ĐTNĐ;

- Sơn lớp thứ nhất khô mới sơn lớp thứ hai;

- Đảm bảo sơn không dính vào đèn báo hiệu (nếu có);

6.5  Công tác duy trì báo hiệu ban đêm

6.5.1  Thay nguồn điện (ắc quy hoặc pin)

6.5.1.1  Mục đích

Thay nguồn điện là quá trình thay thế nguồn điện đã hết thời hạn sử dụng hoặc bị hỏng bằng nguồn điện mới để duy trì ánh sáng đèn báo hiệu.

6.5.1.2  Trình tự thực hiện

a) Đối với phao

- Chuẩn bị dụng cụ, phòng hộ lao động, nhân lực, phương tiện, nguồn điện đúng chủng loại;

- Nổ máy đưa phương tiện ra luồng;

- Hành trình đến khu vực thay nguồn;

- Từ luồng đưa phương tiện cặp vào phao, bắt phao, kẹp phao vào phương tiện;

- Thay nguồn, kiểm tra ánh sáng;

- Đưa phương tiện ra luồng thực hiện công việc tiếp theo hoặc về bến trong trường hợp kết thúc toàn bộ công việc;

- Thu dọn dụng cụ, vệ sinh phương tiện, kết thúc công việc.

b) Đối với báo hiệu bờ

- Chuẩn bị dụng cụ, phòng hộ lao động, nhân lực, phương tiện, nguồn điện đúng chủng loại;

- N máy đưa phương tiện ra luồng;

- Hành trình đến khu vực báo hiệu để thay thế nguồn;

- Từ luồng phương tiện cặp vào vị trí báo hiệu cần thay nguồn;

- Vận chuyển nguồn, dụng cụ lên vị trí báo hiệu;

- Buộc dây an toàn, tiến hành công tác thay thế nguồn;

- Di chuyển về phương tiện;

- Đưa phương tiện ra luồng thực hiện công việc tiếp theo hoặc về bến trong trường hợp kết thúc toàn bộ công việc;

- Thu dọn, vệ sinh phương tiện, kết thúc công việc.

6.5.1.3  Yêu cầu và quy định

- Phải thực hiện đúng theo trình tự quy định;

- Nguồn trước khi mang đi phải kiểm tra chất lượng, đạt yêu cầu mới mang đi sử dụng;

- Quá trình vận chuyển nguồn phải được bảo quản theo đúng quy định của nhà sản xuất;

- Sau khi thay thế nguồn điện phải kiểm tra chế độ sáng, chế độ chớp của đèn hiệu.

6.5.2  Nạp nguồn điện

(chỉ áp dụng với ắc quy không tự nạp nhờ năng lượng mặt trời)

6.5.2.1  Mục đích

Nguồn điện sau thời gian sử dụng đã bị suy giảm điện thế cần bổ sung lại cho đủ cường độ và điện thế cung cấp cho đèn báo hiệu.

Nạp nguồn là ắc quy có các chế độ: nạp lần đầu, nạp định kì, nạp cân bằng.

6.5.2.2  Trình tự thực hiện

a. Nạp cân bằng (nạp lần đầu tương tự như nạp cân bằng)

- Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu;

- Kiểm tra thiết bị nạp, ắc quy;

- Tháo, đổ dung dịch cũ, vệ sinh bình;

- Pha dung dịch;

- Nạp và theo dõi quá trình nạp: thời gian 72 giờ;

- Kiểm tra sau khi nạp;

- Thu dọn dụng cụ, vệ sinh nơi làm việc, kết thúc công việc.

b. Nạp định kỳ

- Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu;

- Kiểm tra trước khi nạp;

- Nạp và theo dõi quá trình nạp: thời gian 18 giờ;

- Kiểm tra sau khi nạp;

- Thu dọn dụng cụ, vệ sinh nơi làm việc, kết thúc công việc.

6.5.2.3  Yêu cầu và quy định

- Pha dung dịch mới từ axít H2SO4 và nước thuần (nước cất) theo tỷ lệ của nhà sản xuất;

- Nạp cân bằng 72 giờ; nạp định kì 18 giờ;

- Sau khi nạp, phải kiểm tra điện thế và công suất ắc quy đạt các thông số kỹ thuật của nhà sản xuất trước khi đưa ra thay ngoài hiện trường.

6.5.3  Thay đèn báo hiệu

6.5.3.1  Mục đích

Khi phát hiện đèn không sáng, cường độ ánh sáng, màu sắc, chế độ chớp không đảm bảo theo quy định phải tháo thay đèn khác, mang đèn hỏng về để sửa chữa, bảo dưỡng hoặc thay thế đèn mới.

6.5.3.2  Trình tự thực hiện

a) Đối với đèn lắp trên phao

- Chuẩn bị dụng cụ, phòng hộ lao động, nhân lực, phương tiện, vận chuyển đèn xuống phương tiện;

- Nổ máy đưa phương tiện ra luồng;

- Hành trình đến khu vực thay đèn;

- Từ luồng đưa phương tiện cặp vào phao, bắt phao, kẹp phao vào phương tiện;

- Thay đèn, kiểm tra ánh sáng;

- Đưa phương tiện ra luồng thực hiện công việc tiếp theo hoặc về bến trong trường hợp kết thúc toàn bộ công việc;

- Thu dọn dụng cụ, vệ sinh phương tiện, kết thúc công việc.

b) Đối với đèn lắp trên cột

- Chuẩn bị dụng cụ, phòng hộ lao động, nhân lực, phương tiện, vận chuyển đèn xuống phương tiện;

- Nổ máy đưa phương tiện ra luồng;

- Hành trình đến khu vực cột để thay thế đèn;

- Từ luồng phương tiện cặp vào bờ;

- Vận chuyển đèn, dụng cụ lên vị trí cột báo hiệu;

- Buộc dây an toàn, tiến hành công tác thay thế đèn;

- Di chuyển về phương tiện;

- Đưa phương tiện ra luồng thực hiện công việc tiếp theo hoặc về bến trong trường hợp kết thúc toàn bộ công việc;

- Thu dọn, vệ sinh phương tiện, kết thúc công việc.

6.5.3.3  Yêu cầu và quy định

- Khi phát hiện đèn không sáng phải thay đèn khác ngay.

- Sau khi thay phải thử chế độ chớp và cường độ ánh sáng của đèn, nếu không phù hợp phải thay lại ngay;

- Đèn phi đảm bảo đúng màu sắc, chế độ chớp và cường độ sáng theo quy định.

6.5.4  Thay bóng đèn trên báo hiệu

6.5.4.1  Mục đích

Trong quá trình sử dụng bóng hết niên hạn, bị hỏng cần phải thay thế bóng mới.

6.5.4.2  Trình tự thực hiện

Tương tự thay nguồn, thay đèn báo hiệu trên phao, cột.

6.5.4.3  Yêu cầu và quy định

- Các bóng trước khi đi thay phải kim tra các thông số kỹ thuật;

- Bóng sau khi thay phải đảm bảo cường độ sáng theo quy định.

6.5.5  Vệ sinh đèn, bng năng lượng mặt trời

6.5.5.1  Mục đích

Trong quá trình sử dụng, đèn năng lượng mặt trời hoặc bảng năng lượng bị bám bụi bn làm nh hưng đến tác dụng của đèn, cần phải làm sạch.

6.5.5.2  Trình tự thực hiện

- Chuẩn bị dụng cụ, phòng hộ lao động, nhân lực, phương tiện;

- Nổ máy đưa phương tiện ra luồng;

- Hành trình đến khu vực đèn cần vệ sinh;

- Từ luồng đưa phương tiện cặp vào vị trí báo hiệu cần vệ sinh đèn (nếu đèn trên phao thì phương tiện cặp vào phao, bắt phao, kẹp phao vào phương tiện; nếu đèn trên cột thì bỏ neo, chuyển dụng cụ lên bờ đến vị trí đèn cần vệ sinh);

- Dùng vải mềm, nước tẩy rửa vệ sinh bề mặt của thấu kính, thân đèn và bảng năng lượng;

- Đưa phương tiện ra luồng thực hiện công việc tiếp theo hoặc về bến trong trường hợp kết thúc toàn bộ công việc;

- Thu dọn dụng cụ, vệ sinh phương tiện, kết thúc công việc.

6.5.5.3  Yêu cầu và quy định

Đèn, bng năng lượng sau khi vệ sinh phải sạch dầu và bụi, đảm bảo khả năng chiếu sáng và thu nhận ánh sáng mặt trời.

6.6  Các công tác khác

6.6.1  Trực đảm bảo giao thông

6.6.1.1  Mục đích

Thường trực nắm bắt tình hình, cập nhật thông tin về giao thông trên tuyến luồng, tham gia đề xuất biện pháp xử lý khi có tình huống đột xuất xảy ra.

6.6.1.2  Yêu cầu và quy định

- Giải quyết công việc theo đúng thẩm quyền được giao, trường hợp vượt quá thẩm quyền thì cần báo cáo lại cấp trên trực tiếp;

- Phải báo cáo kịp thời các trường hợp sự cố xảy ra trên tuyến và triển khai thực hiện giải quyết sự cố theo chỉ đạo của cấp trên;

- Các tình huống trên tuyến và công việc tại trạm trong ca trực phải được ghi chép chi tiết vào s nghiệp vụ theo mẫu Phụ lục I bảng I6;

- Hết giờ trực phải bàn giao hồ sơ, sự việc xảy ra trên tuyến cho người kế tiếp;

- Định kỳ tuần, tháng, năm lập báo cáo về cơ quan quản lý theo quy định;

- Lưu hồ sơ theo quy định.

6.6.2  Đọc mực nước

6.6.2.1  Mục đích

Đọc mực nước gồm công việc đo, ghi chép, cập nhật dữ liệu lên phần mềm hệ thống quản lý, vẽ biểu đồ diễn biến mực nước theo thời gian.

6.6.2.2  Trình tự thực hiện

- Đọc mực nước trên cột thủy chí hoặc sử dụng dụng cụ, thiết bị đo đo mực nước trên bậc thủy chí theo chế độ chỉ định;

- Ghi chép vào s, cập nhật dữ liệu lên phần mềm hệ thống quản lý;

- Vẽ biểu đồ đường quan hệ Hi - t, Hi- Hi;

- Làm công tác thống kê hàng ngày, hàng tháng, hàng năm và tìm ra các trị số đặc trưng (Hmax, Hmin, Htb) của từng ngày, từng tháng, từng năm và theo mùa cạn (lũ);

- Phân tích tài liệu:

Qua so sánh các trị số đặc trưng và đường quan hệ Hi - t giữa năm này với năm khác, giữa cùng kỳ năm nay với cùng kỳ năm trước từ đó có đánh giá về tình hình thủy văn hiện tại cũng như những vn đề liên quan đến luồng lạch;

Qua quan hệ Hi - Hi tìm độ dốc sông với các mực nước khác nhau, để tính mực nước tại các bãi phục vụ cho đo dò luồng lạch, sơ khảo bãi cạn.

6.6.2.3  Yêu cầu và quy định

- Thước đo mực nước phải đặt thẳng đứng, trị số ghi vào sổ phải là trị số mực nước ổn định, trường hợp có sóng thì lấy bình quân giữa trị số lớn nhất và trị số nhỏ nhất trên thước;

- Khi đi đọc mực nước đọc xong ghi ngay vào sổ theo mẫu biểu quy định và cập nhật dữ liệu lên phần mềm hệ thống quản lý; dữ liệu nhập lên hệ thống phải chính xác và đầy đủ thông tin; số liệu giữa sổ ghi chép và cập nhật lên hệ thống phải thống nhất;

- Các sông vùng lũ đọc vào các thời điểm 7 giờ, 13 giờ và 19 giờ trong ngày;

- Các sông vùng triều: Đọc liên tục 24h/ngày vào thời điểm 1h, 2h, 3h, … 22h, 23h, 24h;

- Vẽ biu đ theo quy định sau:

+ Trục tung là mực nước, trục hoành là thời gian;

+ Đối với sông vùng lũ thì vẽ theo mực nước bình quân ngày hoặc vẽ theo mực nước nhỏ nhất ngày hay mực nước lớn nhất ngày, đối với sông vùng triều thì vẽ theo mực nước giờ, hoặc vẽ theo mực nước lớn nhất và nhỏ nhất trong ngày;

+ Đối với sông vùng lũ thì trục thời gian tính cho 01 năm, đối với sông vùng triều thì trục thời gian tính theo tháng, hoặc quý;

- Kết thúc tháng, tổng hợp số liệu và nộp báo cáo theo quy định phục vụ công tác thông báo luồng;

- Lưu trữ hồ sơ, s liệu diễn biến mực nước phục vụ cho nghiên cứu, thiết kế công trình giao thông thủy và quy hoạch phát triển giao thông vận tải ĐTNĐ.

6.6.3  Đếm lưu lượng vận tải

6.6.3.1  Mục đích

Thng kê số lượng phương tiện và ước lượng khối lượng hàng hóa thông qua tại mặt cắt ngang của một tuyến ĐTNĐ.

6.6.3.2  Trình tự thực hiện

- Trực đếm phương tiện ghi vào sổ nghiệp vụ;

- Xây dựng biểu đồ lưu lượng vận tải;

- Thống kê phân tích, lập báo cáo theo mẫu Phụ lục K bảng K6.

6.6.3.3  Yêu cầu và quy định

- Đếm, ghi chép vào sổ theo mẫu quy định;

- Thường trực theo dõi đếm trực tiếp và cập nhật dữ liệu lên phần mềm hệ thống quản lý, không được bỏ ca trực, phỏng đoán số liệu; dữ liệu nhập lên hệ thống phải chính xác và đầy đủ thông tin; số liệu giữa sổ ghi chép và cập nhật lên hệ thống phải thống nhất;

- Tuyến sông không chạy tàu 3 ca: đếm lưu lượng vận tải từ 6 giờ đến 18 giờ;

- Tuyến sông chạy tàu 3 ca: đếm lưu lượng vận tải cả ngày và đêm (24 giờ);

- Yêu cầu phải đếm liên tục suốt trong thời gian quy định để có số liệu chính xác;

- Cuối ngày tổng hợp số lượng phương tiện và tải trọng phương tiện đi qua mặt cắt ngang tuyến ĐTNĐ (xuôi và ngược), cuối tháng tổng hợp số liệu theo tháng;

- Vẽ biểu đồ lưu lượng tàu thuyền vận tải: trục tung là số tải trọng phương tiện thông qua một ngày, tháng; trục hoành là ngày, tháng, năm. Biểu đồ tháng là một đường ni các điểm tượng trưng cho lưu lượng vận tải theo ngày, biểu đồ năm theo hình khối chữ nhật;

- Kết thúc tháng, năm lập báo cáo theo quy định.

- Lưu trữ hồ sơ theo quy định.

6.6.4  Trực phòng, chống thiên tai

6.6.4.1  Mục đích

Khi có dự báo tình huống thiên tai ảnh hưởng đến khu vực quản lý, đơn vị bảo dưỡng thường xuyên phải bố trí phương tiện và nhân sự thường trực.

6.6.4.2  Yêu cầu và quy định

- Thường trực 24/24 h và đủ quân số trực theo quy chế phòng chống thiên tai;

- Có phương án phòng chống thiên tai thích hợp, bảo đảm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

- Bảo đm sự chỉ huy thống nhất, liên tục từ trên xuống dưới;

- Bảo đảm thông tin liên lạc trong thời gian xảy ra thiên tai;

- Có sổ trực và lực lượng ứng cứu khi cần thiết;

- Sau thiên tai triển khai công tác kiểm tra trên tuyến đ khắc phục kịp thời những thiệt hại để đảm bảo an toàn giao thông và báo cáo theo quy định.

6.6.5  Trực tàu công tác

6.6.5.1  Mục đích

Trực tàu công tác là nhiệm vụ bảo vệ tàu không bị phá, trộm tài sản, điều chỉnh neo, buộc lúc nước lên xuống để khỏi b trôi, lật, đắm tàu...

6.6.5.2  Yêu cầu và quy định

Phải trực trên tàu để trông coi và điều chỉnh neo, dây buộc phù hợp với mực nước.

6.6.6  Quan hệ với địa phương

6.6.6.1  Mục đích

Định kỳ đại diện cơ quan quản lý ĐTNĐ hoặc chủ đầu tư hoặc đơn vị được giao làm việc với các xã, phường ven sông, các chủ công trình để phối hợp bảo vệ báo hiệu, công trình trên tuyến, tuyên truyền phổ biến Luật Giao thông ĐTNĐ và công việc khác có liên quan trên tuyến ĐTNĐ quản lý.

6.6.6.2  Yêu cầu và quy định

- Tuyên truyền, phổ biến luật, thể chế giao thông vận tải ĐTNĐ;

- Quan hệ, phối hợp với địa phương cùng thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên luồng tuyến;

- Phối hợp với chính quyền, các đoàn thể (mặt trận, thanh thiếu niên...) để bảo vệ kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa;

- Phối hợp với các cơ quan khác (công an, quân đội, chủ công trình ...) để đảm bảo an toàn giao thông ĐTNĐ khi có tình huống đột xuất xảy ra trên tuyến;

- Khi thực hiện nhiệm vụ phải ghi chép nhật ký có xác nhận làm việc hoặc lập thành biên bản.

6.6.7  Phát quang quanh báo hiệu

6.6.7.1  Mục đích

Các báo hiệu ĐTNĐ bị cây che khuất phải phát quang xung quanh báo hiệu để báo hiệu không bị che khuất tầm nhìn, phát huy tác dụng báo hiệu.

6.6.7.2  Yêu cầu và quy định

- Xác định rõ hướng báo hiệu bị che chắn;

- Chặt cây hoặc cành cây xung quanh báo hiệu về hướng báo hiệu bị che chắn;

- Việc chặt cành, cây xung quanh báo hiệu theo các hướng bị che chắn phải đảm bảo tầm nhìn cho người điều khiển tàu thuyền đi trên luồng nhìn rõ báo hiệu theo cả 2 hướng xuôi và ngược.

7.  Nội dung, trình tự, yêu cầu và quy định về quản lý chất lượng trong công tác bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ

7.1  Phương án kỹ thuật công tác bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ

7.1.1  Mục đích

Xây dựng phương án kỹ thuật bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ.

7.1.2  Trình tự thực hiện

- Lập phương án bố trí báo hiệu;

- Lập khối lượng bảo dưỡng thường xuyên theo mẫu tại Phụ lục H cho các tuyến sông, kênh trên cơ sở phương án bố trí báo hiệu được phê duyệt;

- Xây dựng phương án kỹ thuật, giá (dự toán) bảo dưỡng thường xuyên trên cơ sở khối lượng, định ngạch, định mức đối với từng loại sông, kênh.

7.1.3  Yêu cầu và quy định

- Xác định các vị trí báo hiệu cần thay đi, bổ sung;

- Sơ họa các v trí luồng thay đi so với phương án cũ;

- Phương án báo hiệu được bố trí đ, phù hp với thực tế diễn biến luồng; đảm bảo theo tiêu chuẩn bố trí báo hiệu và phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Bố trí đ báo hiệu theo các tình huống trên tuyến luồng;

+ Đảm bảo được tầm nhìn cho phương tiện đi lại;

- H sơ phương án bố trí báo hiệu bao gồm:

+ Sơ đồ bố trí báo hiệu;

+ Thuyết minh phương án bố trí báo hiệu;

+ Tổng hợp khối lượng báo hiệu.

- Phương án kỹ thuật bảo dưỡng thường xuyên được xây dựng theo phương án báo hiệu, định ngạch, định mức phù hợp với từng loại sông, kênh;

- Hồ sơ phương án kỹ thuật bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ gồm:

+ Phương án bố trí báo hiệu;

+ Hồ sơ phương án kỹ thuật, dự toán bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ.

- Phương án kỹ thuật bảo dưỡng thường xuyên được thẩm định phê duyệt trước khi triển khai thực hiện hiện trường.

7.2  Kiểm tra trong công tác bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ

7.2.1  Kiểm tra thường xuyên

- Lập hệ thống quản lý chất lượng, mục tiêu, chính sách đảm bảo chất lượng theo phương án kỹ thuật bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ;

- Tổ chức kiểm tra thường xuyên tuyến theo phương án kỹ thuật, phương án báo hiệu, định mức, định ngạch quy định và điều kiện thực tế:

+ Kiểm tra diễn biến luồng theo cấp kỹ thuật đã công bố B, h, R, T;

+ Kiểm tra báo hiệu trên tuyến theo phương án báo hiệu; báo hiệu bố trí phù hợp với diễn biến của luồng tàu chạy, đầy đủ các tình huống trên tuyến, bố trí báo hiệu đúng kỹ thuật, đảm bảo tầm nhìn, không nghiêng đổ, màu sắc sáng rõ, ánh sáng đèn tín hiệu bảo đảm theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu ĐTNĐ Việt Nam;

+ Kiểm tra về bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên tuyến: sự cố trên tuyến; biện pháp đm bảo ATGT, khắc phục sự cố; lập hồ sơ quản lý và lưu trữ hồ sơ;

+ Kiểm tra những công trình mới phát sinh trong phạm vi bảo vệ luồng (cảng, bến thủy nội địa, cầu, cống, đường dây điện, đường ống, kè, đập...); phát hiện những thay đi của bãi cạn, vật chướng ngại; hư hỏng đột xuất các công trình phụ trợ có thể gây mất an toàn giao thông trên tuyến;

+ Kết hợp làm các công việc nghiệp vụ bảo dưỡng thường xuyên tại hiện trường.

- Khi phát hiện những thay đổi trong phạm vi bảo vệ luồng có thể gây mất an toàn giao thông cần có ngay một số biện pháp:

+ Có giải pháp khắc phục tại chỗ;

+ Có biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến luồng;

+ Lập báo cáo và đề xuất phương án giải quyết.

- Kiểm tra nội vụ, chế độ thông tin, báo cáo: thông báo luồng lạch kịp thời, sát với diễn biến luồng; hệ thống s nghiệp vụ; chế độ báo cáo thường xuyên và đột xuất; phương tiện luôn trong trạng thái sẵn sàng hoạt động tốt;

- Kiểm tra thường xuyên không quy định lập biên bản; sau khi kiểm tra ghi chép vào hệ thống sổ nghiệp vụ;

- Tổng hợp, lập báo cáo những tình huống phát sinh trong phạm vi bảo vệ luồng; diễn biến thay đổi bãi cạn, vật chướng ngại và các hư hỏng báo hiệu, công trình phụ trợ.

7.2.2  Kiểm tra định kỳ: định kỳ tiến hành kiểm tra công tác nội nghiệp, tuyến luồng và công tác hiện trường thực hiện bảo dưỡng thường xuyên theo phương án kỹ thuật, phương án báo hiệu được duyệt.

- Kiểm tra công tác nội nghiệp:

+ Kiểm tra công tác nghiệp vụ tại đơn v thực hiện bảo dưỡng thường xuyên về thực hiện chế độ thông tin báo cáo, phương tiện, thiết bị;

+ Kiểm tra các hồ sơ, s nghiệp vụ, bảng biểu (nhật ký kiểm tra tuyến, nhật ký phương tiện, ...) của đơn vị thực hiện bảo dưỡng thường xuyên;

+ Kiểm tra kế hoạch triển khai công tác bảo dưỡng thường xuyên kỳ kế tiếp của đơn vị thực hiện bảo dưỡng thường xuyên.

- Kiểm tra tuyến luồng và công tác hiện trường thực hiện như nội dung của tiêu chuẩn này, ngoài ra:

+ Kiểm tra việc thực hiện khối lưng công tác bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa hoàn thành trong kỳ theo phương án kỹ thuật;

+ Kiểm tra những thay đi trong phạm vi bảo vệ luồng có thể gây mất an toàn giao thông theo báo cáo của đơn vị thực hiện bảo dưỡng thường xuyên;

+ Kiểm tra việc bảo đảm giao thông trên luồng, tuyến.

- Sau kiểm tra phải lập biên bản kiểm tra thực hiện bảo dưỡng thường xuyên trong kỳ của đơn vị thực hiện bảo dưỡng thường xuyên theo mẫu tại Phụ lục A.

7.2.3  Kim tra đột xuất: tiến hành sau khi có sự cố bất thường về thiên tai, khan cạn, tai nạn giao thông, ... hoặc kiểm tra khối lượng, chất lượng của công tác bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ;

- Sau kiểm tra phải lập biên bản kiểm tra hiện trường theo mẫu tại Phụ lục B.

7.3  Nghiệm thu công tác bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ

Nghiệm thu công tác bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ được phân thành các bước sau:

- Nghiệm thu công việc;

- Nghiệm thu giai đoạn;

- Nghiệm thu hoàn thành.

7.3.1  Đối tượng nghiệm thu

Toàn bộ các công việc bảo dưỡng thường xuyên thực hiện trong kỳ theo phương án được duyệt.

7.3.2  Tài liệu phục vụ nghiệm thu

- Hợp đồng thực hiện công tác bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ;

- Hồ sơ phương án kỹ thuật công tác bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ;

- Phiếu giao việc (kế hoạch thực hiện), bảng tổng hợp khối lượng chi tiết thực hiện trong kỳ nghiệm thu của đơn vị thực hiện bảo dưỡng thường xuyên ;

- Hồ sơ hoàn công;

- Các nhật ký kiểm tra thường xuyên, biên bản định kỳ, biên bản kiểm tra đột xuất (nếu có);

- Các loại sổ nghiệp vụ, nhật ký và các văn bản khác liên quan đến công tác bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ.

7.3.3  Nội dung nghiệm thu

- Kiểm tra thực tế tuyến luồng, báo hiệu trên bờ, báo hiệu dưới nước theo phương án bố trí báo hiệu;

- Kiểm tra công tác thực hiện bảo dưỡng hiện trường như nội dung của tiêu chuẩn này;

- Công tác nghiệm thu công việc thực hiện sau khi hoàn thành một nội dung công tác bảo dưỡng thường xuyên khi kiểm tra thường xuyên như nội dung Điều 7.2 của tiêu chuẩn này;

Kết quả nghiệm thu công việc được lập thành biên bản theo mẫu tại Phụ lục C, Phụ lục F;

- Công tác nghiệm thu giai đoạn (nghiệm thu theo tháng và quý) thực hiện khi kiểm tra định kỳ như nội dung Điều 7.2 của tiêu chuẩn này; Kết quả nghiệm thu giai đoạn được lập thành biên bản theo mẫu tại Phụ lục D, Phụ lục F;

- Công tác nghiệm thu hoàn thành công tác bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa trong năm thực hiện khi kiểm tra định kỳ như nội dung Điều 7.2 của tiêu chuẩn này; Kết quả nghiệm thu hoàn thành được lập thành biên bản theo mẫu tại Phụ lục E và Phụ lục G.

7.4  Hồ sơ hoàn công công tác bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ

7.4.1  Cơ sở lập hồ sơ hoàn công

Hồ sơ hoàn công được lập trên cơ sở các văn bản pháp lý và kết quả kiểm tra, nghiệm thu chất lượng có liên quan đến việc thực hiện công tác bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ.

7.4.2  Nội dung hồ sơ hoàn công

7.4.2.1  H sơ pháp lý

- Quyết định phê duyệt kèm theo hồ sơ phương án kỹ thuật công tác bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ (nếu có);

- Quyết định phê duyệt kèm theo hồ sơ phương án báo hiệu;

- Hợp đồng thực hiện công tác bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ;

- Các văn bản pháp lý có liên quan.

7.4.2.2  Hồ sơ chất lượng

- Các biên bản nghiệm thu công việc;

- Các biên bản nghiệm thu giai đoạn (nếu có);

- Biên bản nghiệm thu hoàn thành (nếu có);

- Phiếu giao việc (kế hoạch thực hiện), bảng tổng hợp khối lượng chi tiết thực hiện trong các kỳ nghiệm thu của đơn vị bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ;

- Các hồ sơ, bản vẽ sơ họa, nhật ký bảo dưỡng thường xuyên tuyến và báo hiệu ... các văn bản khác liên quan đến chất lượng, khối lượng thực hiện công tác bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ;

- Các biên bản kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất (nếu có).

7.4.3  Yêu cầu và quy định về h sơ hoàn công

- Hồ sơ hoàn công công việc được lập trước khi tổ chức kiểm tra, nghiệm thu;

- Hồ sơ hoàn công được đóng thành bộ.

7.4.4  Nơi nhận, lưu giữ hồ sơ hoàn công hoàn thành

- Đơn vị bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ;

- Chủ đầu tư;

- Cơ quan QLĐTNĐ.

7.5  Quy định các loại sổ dùng trong quản lý bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ

7.5.1  Quy định chung

- Sổ nghiệp vụ ghi chép trong công tác bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ áp dụng cho từng tuyến do đơn vị bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ thực hiện;

- Việc ghi chép các số liệu thống kê phải được lập theo biểu mẫu và cập nhật dữ liệu lên phần mềm hệ thống quản lý; dữ liệu phải chính xác và đầy đủ thông tin; số liệu giữa sổ ghi chép và cập nhật lên hệ thống phải đảm bảo thống nhất.

7.5.2  Số lượng sổ trong công tác bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ

a) Sổ nhật ký tuyển;

b) Sổ mực nước;

c) Sổ theo dõi lưu lượng vận tải;

d) Sổ theo dõi báo hiệu trên tuyến (cả đèn báo hiệu);

e) S theo dõi công trình, cảng bến thủy nội địa, vật chướng ngại và tai nạn giao thông;

f) Sổ trực đảm bảo giao thông.

7.5.3  Sổ nhật ký tuyến

Sổ có khổ giấy A4 gồm 10 cột, các cột có số thứ tự từ 2 đến 8 được ghi chép đơn giản, cột số 9 ghi tóm tắt nội dung công việc bảo dưỡng thường xuyên, những thay đổi về luồng, tình hình trật tự an toàn giao thông trên tuyến. Cột số 10 bắt buộc người phụ trách kiểm tra tuyến phải ký tên để thể hiện trách nhiệm của mình về những số liệu của lần đi tuyến đó.

7.5.4  S mực nước

- Sổ mực nước có khổ giấy A4, bìa cứng giấy màu, chữ số được in màu. Trang đầu tiên vẽ sơ họa cắt dọc hệ thống thủy trí, cao độ đầu cọc của các mốc đo, các trang tiếp theo được ghi số liệu đo hàng ngày trong tháng, sổ mực nước được quy định tại phụ lục I bảng I2, trong đó cột số 6 mực nước thực đo được tính tổng từ cao độ đầu cọc và số đọc trên thước;

- Sau 01 ngày quan trắc hoặc ca quan trắc người đo mực nước có trách nhiệm ký sổ để xác đnh quá trình quan trắc, số liệu quan trắc cần được kiểm tra trước khi ghi sổ.

7.5.5  Sổ theo dõi lưu lượng vận tải

Sổ có khổ giấy A4 được quy định theo phụ lục I bảng I3. Sổ theo dõi lưu lượng vận tải được tổng hợp đủ các yêu cầu về phương tiện hàng hóa, phương tiện hành khách, lượt phương tiện, tấn phương tiện;

Số liệu theo dõi phương tiện phải được thể hiện hàng ngày về lượt phương tiện, tấn phương tiện, phương tiện hành khách và được tổng cộng theo ngày, tháng.

7.5.6  Sổ theo dõi báo hiệu trên tuyến

a) Đối với cột, phao: thể hiện trên giấy A4 được quy định tại phụ lục I, bảng I4-1, cột s 6 được thể hiện số thứ tự của báo hiệu trên tuyến do Chủ đầu tư quản lý, số thứ tự báo hiệu được ghi theo đúng văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Phần liên kết cột và biển báo hiệu đưc thể hiện liên kết bu lông hay liên kết hàn. Cột số 13 thể hiện liên kết cột là bê tông, đá hay chôn vào đất. Khối lượng công tác về báo hiệu theo các hạng mục như sơn duy tu, sơn màu, điều chỉnh báo hiệu, trục, thả, chỉnh phao, chng bồi được thể hiện trong lần kiểm tra tuyến.

b) Đối với đèn báo hiệu: có khổ giấy A4, bìa giấy cứng, chữ in màu được quy định tại phụ lục I, bảng I4-2, nội dung thể hiện gồm có thời gian lắp đặt đèn trên tuyến, sửa chữa và hết hạn sử dụng theo quy định của nhà sản xuất.

7.5.7  Sổ theo dõi công trình cảng, bến thủy nội địa, vật chướng ngại và tai nạn giao thông

Sổ có khổ giấy A4, bìa giấy cứng, chữ in màu, được quy định tại phụ lục I, bảng I5.

a) Phần theo dõi công trình cảng, bến thy nội địa, cột 3 được thể hiện công trình từ km đến km (sai số ghi đến mét), bờ phải hay bờ trái, cột số 4 ghi rõ xã, huyện, tỉnh. Trường hợp phạm vi công trình có các điểm được giới hạn bằng tọa độ thì đưc thực hiện nội dung này trong sổ;

Cột 9, cột 10, cột 11 được xác định kích thước cơ bản của công trình ghi rõ chiều dài, chiều rộng, chiều cao (đối với công trình không được xác định bằng tọa độ);

Khi xuất hiện công trình trên tuyến ĐTNĐ phải cập nhật các nội dung trong mẫu biểu và theo dõi theo tháng, thường xuyên cập nhật những thay đổi của công trình.

b) Phần theo dõi vật chướng ngại, nội dung được thể hiện rõ:

- Vật chướng ngại ở vị trí kilômét, địa danh, phía bờ hoặc xác định theo tọa độ;

- Thời gian phát hiện ra vật chướng ngại; chủ vật chướng ngại (nếu có);

- Mức độ ảnh hưởng của vật chướng ngại đến luồng gồm cao độ vật chướng ngại, khoảng cách vật chướng ngại đến tim luồng hoặc mép luồng;

- Công tác đảm bảo an toàn giao thông và mức độ xử lý thanh thải vật chướng ngại.

c) Phần theo dõi tai nạn giao thông, được cập nhật vào sổ khi có tai nạn xảy ra.

7.5.8  S trực đảm bảo giao thông

Sổ có khổ giấy A4, bìa giấy cứng, chữ in màu được quy định tại phụ lục I, bảng I6, nội dung thể hiện các ca trực đảm bảo giao thông.

7.5.9  Quy định về mẫu bìa

Bìa giấy màu, chữ đánh máy vi tính xung quanh có kẻ viền. Nội dung của bìa gồm tên đơn vị QLĐTNĐ, tên của Tổ (đội) QLĐTNĐ, giữa trang bìa là dòng chữ ghi tên loại sổ, phía dưới là dòng chữ địa danh tháng năm.

7.6  Quy định về biểu mẫu báo cáo đối với đơn vị bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ

7.6.1  Báo cáo tình hình luồng

Báo cáo tình hình luồng tuyến hàng tuần được thể hiện trên khổ giấy A4 được quy định tại phụ lục K, bảng K1, báo cáo tình hình luồng sau mỗi lần kiểm tra tuyến và kèm theo sơ họa (nếu có).

7.6.2  Báo cáo mực nước tháng

Báo cáo mực nước tháng được thể hiện trên khổ giấy A4 gồm:

- Sông vùng lũ theo phụ lục K, bảng K2, các giá trị mực nước đo tại thời gian 7 giờ, 13 giờ và 19 giờ hàng ngày.

- Sông vùng triều theo phụ lục K, bảng K3, giá trị mực nước đo mỗi giờ một lần thời gian đo 24 giờ trong ngày; sông vùng bán nhật triều có hai đỉnh triều và hai chân triều thì số lượng cột trong biểu mẫu được bổ sung thêm 2 cột.

7.6.3  Báo cáo tình hình báo hiệu trên tuyến

Báo cáo tình hình báo hiệu trên tuyến trong tháng trên khổ giấy A4 được quy định tại phụ lục K, bảng K4, nội dung báo cáo là đánh giá về báo hiệu, báo hiệu điện theo phương án, s lượng báo hiệu triển khai, tăng, giảm.

7.6.4  Báo cáo lưu lượng vận tải

Báo cáo lưu lượng vận tải tháng trên khổ giấy A4 được quy định tại phụ lục K, bảng K6, nội dung thể hiện về lượt phương tiện chở hàng hóa, tấn phương tiện ch hàng hóa, lượt phương tiện chở hành khách.

7.6.5  Báo cáo tình hình vật chướng ngại

Báo cáo tình hình vật chướng ngại trên khổ giấy A4 được quy định tại phụ lục K, bảng K7, nội dung được thể hiện khi vật chướng ngại có sự thay đổi so với tháng trước.

7.6.6  Báo cáo tai nạn giao thông đường thủy

Báo cáo tai nạn giao thông đường thủy trên khổ giấy A4 được quy định tại phụ lục K, bảng K8.

 

PHỤ LỤC

 

Phụ lục A

(Quy định)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

BIÊN BẢN KIỂM TRA TUYẾN ĐỊNH KỲ THÁNG ……..

Tuyến sông: …...........

Phạm vi: km …………… đến km …………..

Hôm nay, ngày …… tháng …… năm …… tại ……………………..: Chúng tôi gồm:

I. Chủ đầu tư (tên cơ quan)

- Ông: ……………………………………. Chức vụ …………………………………….

- Ông: ……………………………………. Chức vụ …………………………………….

III. Tư vấn giám sát (nếu có): (tên đơn vị)

- Ông: ……………………………………. Chức vụ …………………………………….

- Ông: ……………………………………. Chức vụ …………………………………….

II. Đơn vị bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ: (tên đơn vị)

- Ông: ……………………………………. Chức vụ …………………………………….

- Ông: ……………………………………. Chức vụ …………………………………….

III. Nội dung kiểm tra

- Theo Điều 7.2.2 của TCVN này.

- Thời gian kiểm tra.

- Phương tiện phục vụ kiểm tra (tên phương tiện, s hiệu).

IV. Kết quả kiểm tra

- Về luồng lạch, hệ thống báo hiệu;

- Về nhật ký, s nghiệp vụ, v.v….

- Những tồn tại, thiếu sót.

V. Kết luận

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

Biên bản làm cơ sở nghiệm thu công việc trong công tác bảo dưng thường xuyên đường thủy nội địa.

Biên bản được lập thành ……… bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ  …………… bản.

(Thành phần tham gia kiểm tra/ nghiệm thu ký tên)

Chủ đầu tư

Tư vấn giám sát (nếu có)

Đơn xin bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ



 

 

Phụ lục B

(Quy định)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

BIÊN BẢN KIỀM TRA ĐỘT XUẤT …………

Tuyến sông: …...........

Phạm vi: km …………… đến km …………..

Hôm nay, ngày …… tháng …… năm 200... tại ………………. Chúng tôi gồm:

I. Đại diện Cơ quan QLĐTNĐ (nếu có): (tên cơ quan)

- Ông: ……………………………………. Chức vụ …………………………………….

- Ông: ……………………………………. Chức vụ …………………………………….

II. Chủ đầu tư: (tên cơ quan)

- Ông: ……………………………………. Chức vụ …………………………………….

- Ông: ……………………………………. Chức vụ …………………………………….

III. Tư vấn giám sát (nếu có): (tên đơn vị)

- Ông: ……………………………………. Chức vụ …………………………………….

- Ông: ……………………………………. Chức vụ …………………………………….

III. Đơn vị bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ: (tên đơn vị)

- Ông: ……………………………………. Chức vụ …………………………………….

- Ông: ……………………………………. Chức vụ …………………………………….

IV. Nội dung kiểm tra

- Theo Điều 7.2.3 của TCVN này.

- Thời gian kiểm tra.

- Phương tiện phục vụ kiểm tra (tên phương tiện, số hiệu).

V. Kết quả kiểm tra

- Về luồng lạch, hệ thống báo hiệu;

- Về tình huống đột xuất ;

- Những giải pháp thực hiện/ hoặc kiến nghị thực hiện;

VI. Kết luận

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

Biên bản làm cơ sở thực hiện và nghiệm thu nội bộ công việc/ hoặc nghiệm thu giai đoạn công tác bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa.

Biên bản được lập thành ……….. bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ ………….. bản.

(Thành phần tham gia kiểm tra/nghiệm thu ký tên)

Cơ quan QLĐTNĐ

Chủ đầu tư

Tư vấn giám sát
(nếu có)

Đơn vị bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ



 

 

Phụ lục C

(Quy định)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

BIÊN BẢN NGHIỆM THU CÔNG VIỆC

1. Đối tượng nghiệm thu

- Công tác bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ tuyến sông …… từ km ……đến km…..

- Thuộc phạm vi quản lý của …………………… (tên Chủ đầu tư)

2. Thành phần tham gia nghiệm thu

- Đại diện đơn vị bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ ...                  Chức vụ: ……………..

- Đại diện tổ (đội) bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ ...                 Chức vụ: ……………..

3. Thời gian, địa điểm và phương tiện phục vụ nghiệm thu

- Thời gian ……….

- Địa điểm ……………….

- Phương tiện ....... (Ví dụ 5.CT.01)

4. Căn cứ nghiệm thu

- Như Điều 7.3.2 của TCVN này.

5. Đánh giá về chất lượng công việc đã thực hiện

- Ghi nhận xét đánh giá về các nội dung kiểm tra.

- Khối lượng công việc nghiệm thu (lập thành bng theo Phụ lục F kèm theo TCVN xxx:201x).

6. Kết luận nghiệm thu

- Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu;

- Các tồn tại, yêu cầu sửa chữa/ hoặc hoàn thiện;

Biên bản được lập thành ………… bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ …………. bản

(Thành phần tham gia kiểm tra/ nghiệm thu ký tên)


Đơn vị bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ

........, ngày ... tháng ... năm ...
Tổ (đội) bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ
 

 

Phụ lục D

(Quy định)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

BIÊN BẢN NGHIỆM THU GIAI ĐOẠN (THÁNG, QUÝ)

1. Đối tượng nghiệm thu

- Công tác bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ tuyến sông …………. từ km …… đến km ……

- Thuộc phạm vi quản lý của ……………….(tên chủ đầu tư)…………….

2. Thành phần tham gia nghiệm thu

- Chủ đầu tư

- Tư vấn Giám sát (nếu có)

- Đơn vị bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ.

3. Thời gian, địa điểm và phương tiện phục vụ nghiệm thu

- Thời gian ……….

- Địa điểm ……….

- Phương tiện ………. (Ví dụ 5.CT.01)

4. Căn cứ nghiệm thu

- Như Điều 7.3.2 của TCVN này.

5. Đánh giá về chất lượng công việc đã thực hiện

- Ghi nhận xét, đánh giá của các thành viên về các nội dung kiểm tra.

- Khối lượng công việc nghiệm thu (lập thành bảng theo Phụ lục F kèm theo TCVN xxx:201x).

6. Kết luận nghiệm thu

- Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu;

- Các tồn tại, yêu cầu sửa chữa/ hoặc hoàn thiện;

Biên bản được lập thành …………… bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ ………… bản.

(Thành phần tham gia kiểm tra/ nghiệm thu ký tên)


Chủ đầu tư


Tư vấn giám sát (nếu có)

........, ngày ... tháng ... năm ...
Đơn vị bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ

 

Phụ lục E

(Quy định)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

BIÊN BẢN NGHIỆM THU HOÀN THÀNH

1. Đối tượng nghiệm thu

- Công tác bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ tuyến sông ………….. từ km ……… đến km ……….

- Thuộc phạm vi quản lý của ……………(tên Chủ đầu tư Chủ đầu tư)………………..

2. Thành phần tham gia nghiệm thu

- Chủ đầu tư

- Tư vấn giám sát (nếu có) ;

- Đơn vị bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ.

3. Thời gian, địa điểm và phương tiện phục vụ nghiệm thu

- Thời gian: ………….

- Địa điểm: ………….

- Phương tiện: ………….(Ví dụ 5.CT.01)

4. Căn cứ nghiệm thu

- Như Điều 7.3.2 của TCVN này.

5. Đánh giá về chất lượng công việc đã thực hiện

- Ghi nhận xét, đánh giá của các thành viên về các nội dung kiểm tra.

- Khối lưng công việc nghiệm thu (lập thành bảng theo Phụ lục G kèm theo TCVN xxx:201x).

6. Kết luận nghiệm thu

- Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu;

- Các tồn tại, yêu cầu sa chữa/ hoặc hoàn thiện;

Biên bản được lập thành …………… bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ ………… bản.

(Thành phần tham gia kiểm tra/ nghiệm thu ký tên)


Chủ đầu tư


Tư vấn giám sát (nếu có)

........, ngày ... tháng ... năm ...
Đơn vị bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ

 

Phụ lục F

(Quy định)

BẢNG TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG
Công tác bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa

Thời gian thực hiện: từ ……………. đến …………….

Tuyến sông: ………………….

Phạm vi: km ……………. đến km ………………

(Kèm theo biên bản nghiệm thu ngày …… tháng ....... năm ……)

STT

Hạng mục công việc

Đơn vị tính

Khối lượng

1.

Kiểm tra tuyến

 

 

2.

Đo dò sơ khảo bãi cạn

 

 

3.

Công tác báo hiệu

 

 

4.

……………

 

 

5.

……………

 

 

 


Chủ đầu tư


Tư vấn giám sát (nếu có)

........, ngày ... tháng ... năm ...
Đơn vị bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ

 

Phụ lục G

(Quy định)

BẢNG TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG HOÀN THÀNH NĂM (QUÝ) …....
Công tác bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa

Tuyến sông: …………………

Phạm vi: km ………… đến km …………..

(Kèm theo biên bản nghiệm thu ngày …... tháng …… năm …… )

STT

Hạng mục công việc

Đơn vị tính

Khối lượng giao cả năm ...

Khối lượng thực hiện

Khối lượng hoàn thành năm ... (quý..)

Quý I (tháng )

Qúy II (tháng )

Quý III (tháng ...)

Quý IV (tháng ...)

1.

Kiểm tra tuyến

 

 

 

 

 

 

 

2.

Đo dò sơ khảo bãi cạn

 

 

 

 

 

 

 

3.

Công tác báo hiệu

 

 

 

 

 

 

 

4.

…………….

 

 

 

 

 

 

 

5.

…………….

 

 

 

 

 

 

 

 


Chủ đầu tư


Tư vấn giám sát (nếu có)

........, ngày ... tháng ... năm ...
Đơn vị bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ

 

Phụ lục H

(Quy định)

BẢNG KHỐI LƯỢNG BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN NĂM ..............

Công tác bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa

Sông ……… - Loại ...... - từ km .. đến km ………

STT

Hạng mục công việc

Đơn vị

Khối lượng

Định ngạch

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Tư vấn lập (nếu có)

………, ngày … tháng … năm …
Chủ đầu tư
 

 

Phụ lục I

(Quy định)

CÁC MẪU SỔ GHI CHÉP NỘI DUNG VÀ KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC THỰC HIỆN BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

I1- Mu sổ nhật ký tuyển

I2- Mu sổ ghi mực nước

I3- Mẫu sổ theo dõi vận tải

I4- Mu sổ theo dõi báo hiệu trên tuyến

I4-1. Đối với cột, biển, phao

I4-2. Đối với đèn

I5- Mẫu s theo dõi công trình cảng, bến thủy nội địa, vật chướng ngại và tai nạn giao thông

I6- Mu sổ Trực đảm bảo giao thông

 

 

BNG I1- MU S NHẬT KÝ TUYN

STT

Ngày tháng đi kim tra

Người phụ trách lần kiểm tra

Từ km đến km

Mực nước tại Trạm (H)

Chuẩn tắc luồng (h, B)

Báo hiệu trên tuyến

Ghi chép công tác bảo dưỡng thường xuyên, những thay đổi về luồng lạch, báo hiệu, đèn hiệu và ATGT trên tuyến trong lần đi kiểm tra

Chữ ký ca người phụ trách

Trên bờ (đèn)

Dưới nước (đèn)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

1. Đối với kiểm tra tuyến định kỳ của đơn v QLBT thì cột (3) và (10) là cán bộ kỹ thuật của đơn vị được giao nhiệm vụ trực tiếp bảo dưỡng thường xuyên tuyến ĐTNĐ.

2. Đối với kiểm tra tuyến định kỳ của cơ quan QL ĐTNĐ khu vực thì cột (3) và (10) là cán bộ của cơ quan QL ĐTNĐ khu vực được giao nhiệm vụ (hoặc cơ quan, đơn vị đưc ủy quyền phân cấp).

3. Đối với kiểm tra đột xuất của cơ quan QLĐTNĐ thì cột (3) và (10) là cán bộ của cơ quan QLĐTNĐ (hoặc chủ đầu tư công trình).

 

BẢNG I2- MU SỔ GHI MỰC NƯỚC

STT

Ngày-giờ

Số hiệu cọc

Cao độ cọc

Số đọc trên thước (h)

Mực nước (H)

Chữ ký người quan trắc

1

2

3

4

5

6

7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BNG I3 - MU S THEO DÕI LƯU LƯỢNG VẬN TI THÁNG …… NĂM 20…..

I. Phương tiện chở hàng hóa

STT

Ngày tháng

Lượt phương tiện và tn phương tiện

Người thực hiện
(Ký, ghi rõ họ tên)

Xuôi

Ngược

Từ 10 tấn đến dưới 50 tấn (lưt)

Từ 50 tấn đến dưới 500 tấn (lượt)

Trên 500 tấn (lượt)

Từ 10 tấn đến dưới 50 tấn (lưt)

Từ 50 tn đến dưới 500 tấn (lượt)

Trên 500 tấn (lượt)

hàng (tấn)

Không hàng (tấn)

hàng (tấn)

Không hàng (tấn)

hàng (tấn)

Không hàng (tấn)

hàng (tấn)

Không hàng (tấn)

hàng (tấn)

Không hàng (tn)

hàng (tấn)

Không hàng (tấn)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

 

01/01/20..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

………….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

………….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Phương tiện ch khách

STT

Dưới 20 hành khách

Từ 20 đến 50 hành khách

Trên 50 hành khách

Tổng cộng

Người thực hiện
(Ký, ghi rõ họ tên)

Xuôi

Ngược

Xuôi

Ngược

Xuôi

Ngược

1

2

3

4

5

6

7

8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BNG I4-1 - MU S THEO DÕI BÁO HIỆU TRÊN TUYẾN QUÝ ……….. NĂM 20…..

STT

Tên báo hiu

km

Sông, kênh

Sổ báo hiệu

Kích thước

Liên kết

Sa chữa

Ngày tháng năm sử dụng

Người thực hiện (Ký, ghi rõ họ tên)

Phải

Trái

Squản lý (ký hiệu)

S kiểm kê (theo kiểm kê)

Phao

Cột

Biến

Biển với cột

Chắn cột

Ø

Ø x H

B

H

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BẢNG I4-2 - MẪU S THEO DÕI ĐÈN BÁO HIỆU

STT

Đèn báo hiệu (theo số thứ tự của báo hiệu)

Đặc tính kỹ thuật

Ngày, tháng, năm sử dụng

Sửa chữa

Ngày, tháng, năm hết hạn

Người thực hiện (Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày, tháng, năm

Nội dung sửa chữa

1

2

3

4

5

6

7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BẢNG I5 - MẪU SỔ THEO DÕI CÔNG TRÌNH, CẢNG BẾN THỦY NỘI ĐỊA, VẬT CHƯỚNG NGẠI, TAI NẠN GIAO THÔNG

1. THEO DÕI CÔNG TRÌNH, CẢNG BN THỦY NỘI ĐỊA

STT

Tên công trình

Vị trí, địa danh

Tên sông, kênh

Ngày tháng năm xây dựng

Kết cấu

Tên ch quản lý công trình

Kích thước cơ bản

Người thực hiện (Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú

-km

-Bờ

(trái, phải)

Xã, huyện, tỉnh

Dài (m)

Rộng (m)

Cao (m)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

 

12

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. THEO DÕI VẬT CHƯỚNG NGẠI

STT

Tên vật chướng ngại

Sông, kênh

Vị trí (km, bờ, địa danh)

Thời gian xuất hiện

Ch liên quan đến VCN (nếu có)

Mức độ ảnh hưởng đến luồng

Biện pháp xlý

Thời gian thanh thải xong

Người thực hiện (Ký, ghi rõ họ tên)

Cao độ cao nhất (m)

Khoảng cách so với tim lung hoặc mép luồng (m)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. THEO DÕI TAI NẠN GIAO THÔNG

STT

Vị trí

-km

-bờ

-địa danh

Sông,kênh

Thời gian xảy ra tai nạn

Nguyên nhân xảy ra tai nạn

Loại phương tiện

- Ch phương tiện
-Thuyền trưởng

Thiệt hại

-Người
-Phương tiện
- Công trình

Ngày thanh thải

Người thực hiện
(Ký, ghi rõ họ tên)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BẢNG I6 - MẪU SỔ TRỰC ĐẢM BẢO GIAO THÔNG

1. Ngày …… tháng …… năm 20……

2. Họ và tên: ………………………………………………………………………………

3. Chức danh: …………………………………………………………………………….

4. Ca trực (tên ca, giờ bắt đầu kết thúc)

5. Nội dung ca trực

(Ghi diễn biến trong ca trực, các sự vụ xảy ra, mức độ giải quyết, tồn tại còn lại)

6. Thời gian giao ca: (giờ)

7. Ký nhận

 

NGƯỜI GIAO CA
Ký tên
Họ và tên

NGƯỜI NHẬN CA
Ký tên
Họ và tên

 

 

Phụ lục K

(Quy định)

MẪU BÁO CÁO

K1- Mu báo cáo tình hình luồng

K2- Mẫu báo cáo tình hình mực nước sông vùng lũ

K3- Mẫu báo cáo tình hình mực nước sông vùng triều

K4- Mu báo cáo tình hình báo hiệu trên tuyến

K5- Mu báo cáo tình hình hoạt động phương tiện thủy

K6- Mu báo cáo lưu lượng vận tải

K7- Mu báo cáo tình hình vật chướng ngại

K8- Mẫu báo cáo tai nạn giao thông đường thủy

 

BẢNG K1 - MU BÁO CÁO TÌNH HÌNH LUỒNG

ĐƠN VỊ BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN ĐTNĐ ……..
TỔ (ĐỘI) BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN ĐTNĐ ……..
Số ……./BC-……

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

………., ngày …. tháng …. năm 20….

 

BÁO CÁO TÌNH HÌNH LUỒNG

Tuần từ ngày …… tháng …… đến ngày …… tháng …… năm 20...

I. Tình hình mực nước

TT

Sông

Trạm

Cao độ mực nước lớn nhất trong tuần
(Hmax)

Cao độ mực nước nhỏ nht trong tuần
(Hmin)

Mực nước

Thời gian

Mực nước

Thời gian

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Tình hình luồng

TT

Tuyến (sông)

Bãi cạn

Tình hình luồng

Ngày tháng đo

Mực nước tại bãi cn (Hi)

Độ sâu bãi cn (h)

Cao độ bãi cn (Z)

Chiu rộng luồng (B)

Chiều dài bãi cạn (L)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Những vấn đ khác có liên quan

- Báo hiệu:(Tổng, trên bờ, dưới nước, đèn, thay đổi so với tuần trước)

- Vận tải: (tóm tắt)

- Nạo vét, Vật chướng ngại, tai nạn ...(tóm tắt nếu có)

 

NGƯỜI LẬP BÁO CÁO
Ký tên
Họ và tên

ĐƠN VỊ BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN ĐTNĐ ……
Ký, đóng dấu
Họ và tên

 

 

BẢNG K2 - MẪU BÁO CÁO MỰC NƯỚC THÁNG SÔNG VÙNG LŨ

ĐƠN VỊ BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN ĐTNĐ ……..
TỔ (ĐỘI) BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN ĐTNĐ ……..
Số ……./BC-……

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

………., ngày …. tháng …. năm 20….

 

BÁO CÁO MỰC NƯỚC THÁNG …… NĂM 20….

(sông vùng lũ)

Ngày

Mực nước

Ghi chú

7h

13h

19h

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

3

 

 

 

 

4

 

 

 

 

5

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

29

 

 

 

 

30

 

 

 

 

31

 

 

 

 

Hmax tháng

 

 

 

 

Tr số

 

 

 

 

Giờ-ngày

 

 

 

 

Hmin tháng

 

 

 

 

Trị số

 

 

 

 

Giờ- ngày

 

 

 

 

 

NGƯỜI LẬP BÁO CÁO
Ký tên
Họ và tên

ĐƠN VỊ BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN ĐTNĐ ……
Ký, đóng dấu
Họ và tên

 

 

BNG K3 - MẪU BÁO CÁO MỰC NƯỚC THÁNG SÔNG VÙNG TRIU

 

ĐƠN VỊ BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN ĐTNĐ ……..
TỔ (ĐỘI) BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN ĐTNĐ ……..
Số ……./BC-……

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

………., ngày …. tháng …. năm 20….

 

BÁO CÁO MỰC NƯỚC THÁNG ...... NĂM 20....

(sông vùng triều)

Ngày, giờ

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

Đnh triều

Chân triều

H
(trsố)

Thời gian

(giờ)

H
(trị số)

Thời gian (giờ)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

30

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

31

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hmax

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hmin

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NGƯỜI LẬP BÁO CÁO
Ký tên
Họ và tên

ĐƠN VỊ BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN ĐTNĐ ……
Ký, đóng dấu
Họ và tên

 

 

BẢNG K4 - MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH BÁO HIỆU TRÊN TUYẾN THEO THÁNG

ĐƠN VỊ BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN ĐTNĐ ……..
TỔ (ĐỘI) BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN ĐTNĐ ……..
Số ……./BC-……

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

………., ngày …. tháng …. năm 20….

 

BÁO CÁO TÌNH HÌNH BÁO HIỆU TRÊN TUYẾN THÁNG …….. NĂM 20….

STT

Loại báo hiệu

Sông, kênh ……….. km ……… quản lý

Sông, kênh ……….. km ………. quản lý

Tng

Theo P/A

Tăng, giảm

S thực tế

Theo P/A

Tăng, giảm

Số thực tế

Số lượng

Đèn

Slượng

Đèn

Số lượng

Đèn

Slượng

Đèn

Số lượng

Đèn

Slượng

Đèn

Báo hiệu

Đèn

I

Báo hiệu chỉ giới hạn, v trí của lung chạy tàu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Định hướng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Luồng gần bờ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

……………..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Báo hiệu chỉ vị trí nguy him

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Vật chướng ngại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Khoang thông thuyn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

………………….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Báo hiệu thông báo chỉ dẫn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Được phép neo đậu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Cấm đỗ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NGƯỜI LẬP BÁO CÁO
Ký tên
Họ và tên

ĐƠN VỊ BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN ĐTNĐ ……
Ký, đóng dấu
Họ và tên

 

 

BẢNG K5 - MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG PHƯƠNG TIỆN THỦY

 

ĐƠN VỊ BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN ĐTNĐ ……..
TỔ (ĐỘI) BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN ĐTNĐ ……..
Số ……./BC-……

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

………., ngày …. tháng …. năm 20….

 

BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG PHƯƠNG TIỆN THỦY

THÁNG ………… NĂM 20……

Ngày, tháng

Nội dung hoạt động

Giờ n máy

Giờ tắt máy

S giờ hoạt động

S km hoạt động

Tình trạng phương tiện

Chữ ký thợ vận hành

Chữ ký trường đoàn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NGƯỜI LẬP BÁO CÁO
Ký tên
Họ và tên

ĐƠN VỊ BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN ĐTNĐ ……
Ký, đóng dấu
Họ và tên

 

 

BẢNG K6 - MẪU BÁO CÁO LƯU LƯỢNG VẬN TẢI

ĐƠN VỊ BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN ĐTNĐ ……..
TỔ (ĐỘI) BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN ĐTNĐ ……..
Số ……./BC-……

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

………., ngày …. tháng …. năm 20….

 

BÁO CÁO LƯU LƯỢNG VẬN TẢI THÁNG ……… NĂM 20….

 

Chi tiết

 

 

Hạng mục

Phương tiện chở hàng hóa

Phương tiện chở hành khách

Lượt phương tiện

Tn phương tiện

Dưới 20 hành khách

Từ 20 hành khách đến 50 hành khách

Trên 50 hành khách

Từ 10 tấn đến dưới 50 tấn

Từ 50 tấn đến dưới 500 tấn

Trên 500 tấn

Có hàng

Không hàng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Ngược

 

 

 

 

 

 

 

 

Xuôi

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NGƯỜI LẬP BÁO CÁO
Ký tên
Họ và tên

ĐƠN VỊ BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN ĐTNĐ ……
Ký, đóng dấu
Họ và tên

 

BẢNG K7 - MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH VẬT CHƯỚNG NGẠI

ĐƠN VỊ BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN ĐTNĐ ……..
TỔ (ĐỘI) BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN ĐTNĐ ……..
Số ……./BC-……

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

………., ngày …. tháng …. năm 20….

 

BÁO CÁO TÌNH HÌNH VẬT CHƯỚNG NGẠI THÁNG …….. NĂM 20….

 

STT

Tên vật chưng ngại

Ngày, tháng năm, xuất hiện

Vị trí vật chướng ngại

Cao độ đnh vật chướng ngại (m)

Mức độ ảnh hưởng tới luồng chạy tàu

Giải pháp kiến nghị

km sông...

So với lung tàu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

.

 

 

 

 

 

 

NGƯỜI LẬP BÁO CÁO
Ký tên
Họ và tên

ĐƠN VỊ BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN ĐTNĐ ……
Ký, đóng dấu
Họ và tên

 

BẢNG K8 - MẪU BÁO CÁO TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY

ĐƠN VỊ BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN ĐTNĐ ……..
TỔ (ĐỘI) BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN ĐTNĐ ……..
Số ……./BC-……

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

………., ngày …. tháng …. năm 20….

 

BÁO CÁO TAI NẠN

PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA …………………………………………………………….

1. Thời gian : Hồi .... giờ …… phút; ngày .... tháng ... năm 20...

2. Địa điểm :

Tại : …………………………………………;

Km …………… sông …………….; bờ ………….

Địa danh ……………………………………………………………….

3. S liệu về phương tiện

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

4. Tóm tắt tình hình và nguyên nhân xảy ra tai nạn

5. Số liệu về thiệt hại.

- Thiệt hại về người: …………………………………………………………………………

- Thiệt hại về công trình giao thông : ………………………………………………………

- Thiệt hại về hàng hóa : …………………………………………………………………….

- Thiệt hại về phương tiện …………………………………………………………………..

- Mức độ ảnh hưởng đến giao thông ĐTNĐ ………………………………………………

6. Tai nạn đã được sơ bộ giải quyết như thế nào (như cứu chữa người bị thương, chôn cất người đã chết, trục vớt phương tiện, phục hồi giao thông...v.v)

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- …………;
- Lưu: …..

Đơn vị bảo trì ĐTND

 

Phụ lục M

(Quy định)

MẪU BIÊN BẢN TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

BIÊN BẢN

TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Vào hồi ...... giờ …… phút, ngày …… tháng …… năm 20....

Tại km ………. bờ ……….. Sông Đuống, thuộc địa phận xã ( phường ) ………… huyện ……….

(quận) …………………… tỉnh/TP ……………………..

I. THÀNH PHN LẬP BIÊN BẢN GỒM:

1- Đại diện Đơn vị bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ ………….

- Ông: ……………………………………………… Chức vụ: ………………………………….

- Ông: ……………………………………………… Chức vụ: ………………………………….

2- Đại diện …………………………………………..

- Ông: ……………………………………………… Chức vụ: ………………………………….

- Ông: ……………………………………………… Chức vụ: ………………………………….

3- Đại diện phương tiện bị nạn; ………………..

- Ông: ……………………………………………… Chức vụ: ………………………………….

- Ông: ……………………………………………… Chức vụ: ………………………………….

II. CÁC S LIỆU V PHƯƠNG TIỆN BỊ NẠN:

1. Tên phương tiện 1 ……………………… Số đăng ký …………………………………….

- Chủ phương tiện: ………………………….. Địa chỉ : ………………………………………..

- Thuyền trưởng (hoặc ngưi điều khiển PT): ………………………………………………..

- Bằng thuyền (máy) trường số: …………………..… cấp; ngày …… tháng …… năm ……

- Cơ quan cấp ……………………………………………………………………………………..

- Địa chỉ: Xã ( Phường) ………… Huyện (quận) ………… Tnh (thành phố) ……………….

- Kích thước phương tiện: Lmax = ………… m; Bmax = ………… m; Ht = ………… m; Công suất máy ………… CV.

- Trọng tải hàng hóa ( Hành khách): ……………………………………………………………

2. Tên phương tiện 2 …………………… Số đăng ký ……………………………………….

- Chủ phương tiện: …………………… Địa chỉ …………………………………………………

- Thuyền trưng (hoặc người điều khiển PT): …………………………………………………

- Bằng thuyền (máy) trưởng số: ……………….… cấp; ngày …… tháng …… năm ……….

- Cơ quan cấp ……………………………………………………………………………………..

- Địa chỉ: Xã ( Phường) ………… Huyện (quận) ………… Tnh (thành phố) …………......:.

- Kích thước P. tiện: Lmax = ………… m; Bmax = ………… m; Ht = ………… m; Công suất máy …………... CV

- Trọng tải hàng hóa (Hành khách): ………………………………………………………………

3- Số liệu ban đầu về thiệt hại:

- Số phương tiện: Bị đám: ………… chiếc          Bị hư hại: ………… chiếc

- Thiệt hại về người: Bị chết: ………… người      Bị thương: …………người

(Danh sách chi tiết cụ thể kèm theo nếu có)

- Thiệt hại về hàng hóa: Loại hàng: ……………………………… số lưng ………………………….

- Thiệt hại về công trình do đâm va: ……………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

Ill - MỨC Đ ẢNH HƯỞNG TỚI GIAO THÔNG:

………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

IV. DIN BIẾN CA TAI NẠN: Theo lời khai ban đầu đã thu thập được của người điều khiển phương tiện, của người bị nạn, của người làm chứng:

………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

V. SƠ B XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN TAI NẠN:

………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

VI. Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN CHỨC NĂNG VỚI CH PHƯƠNG TIỆN:

1- Lắp đặt ngay báo hiệu vào khu vực tàu bị ………… theo đúng quy tắc báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam chậm nhất 12h kể từ khi tai nạn xảy ra. Trong khi chờ lắp đặt báo hiệu chính thức và …………, chủ phương tiện phải lắp đặt báo hiệu tạm thời, thường xuyên có người trực tại vị trí tàu ………… để hướng dẫn các phương tiện khác không đâm va vào phương tiện bị ………

………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

2- Trục vớt thanh thải phương tiện ………… trước: ………… giờ ngày: …./…./….

3- Mọi tai nạn xảy ra tiếp theo kể từ ………… giờ ngày …../…../…. do hậu quả …………………… gây ra thì chủ phương tiện phải chịu trách nhiệm theo Luật hiện hành.

Biên bản đã đọc lại cho mọi người cùng nghe và cùng thống nhất ký tên vào biên bản./.

 

ĐẠI DIỆN
………………

ĐẠI DIỆN
P.tiện bị nan tàu ……..

ĐẠI DIỆN
Đơn vị bảo dưỡng thường xuyên ĐTND


 

 

MỤC LỤC

Phạm vi áp dụng

Tài liệu viện dẫn

Thuật ngữ và định nghĩa

Ký hiệu và thuật ngữ viết tắt

Nội dung công tác kiểm tra, bảo dưỡng ĐTNĐ

5.1  Nội dung công tác kiểm tra ĐTNĐ

5.2  Nội dung công tác bảo dưỡng ĐTNĐ

Công tác kim tra, bảo dưỡng ĐTNĐ

6.1  Công tác kiểm tra tuyến

6.2  Công tác đo dò, sơ khảo bãi cạn

6.3  Công tác bảo dưỡng báo hiệu

6.4  Bảo dưỡng và sơn báo hiệu bằng kết cấu thép

6.5  Công tác duy trì báo hiệu ban đêm

6.6  Các công tác khác

7  Nội dung, trình tự, yêu cầu và quy định về quản lý chất lượng trong công tác bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ

7.1  Phương án kỹ thuật công tác bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ

7.2  Kim tra trong công tác bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ

7.3  Nghiệm thu công tác bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ

7.4  Hồ sơ hoàn công công tác bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ

7.5  Quy định các loại sổ dùng trong quản lý bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ

7.6  Quy định về biểu mẫu báo cáo đối với đơn vị bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ

PHỤ LỤC

Phụ lục A (Quy định) BIÊN BẢN KIM TRA TUYẾN ĐỊNH KỲ THÁNG

Phụ lục B (Quy định) BIÊN BẢN KIM TRA ĐỘT XUT

Phụ lục C (Quy định) BIÊN BẢN NGHIỆM THU CÔNG VIỆC

Phụ lục D (Quy định) BIÊN BẢN NGHIỆM THU GIAI ĐOẠN (THÁNG, QUÝ)

Phụ lục E (Quy định) BIÊN BẢN NGHIỆM THU HOÀN THÀNH

Phụ lục F (Quy định) BẢNG TNG HỢP KHỐI LƯỢNG

Phụ lục G (Quy định) BẢNG TNG HỢP KHỐI LƯỢNG HOÀN THÀNH NĂM (QUÝ)

Phụ lục H (Quy định) BẢNG KHỐI LƯỢNG BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN NĂM

Phụ lục I (Quy định) CÁC MU S GHI CHÉP NỘI DUNG VÀ KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC THỰC HIỆN BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Phụ lục K (Quy định) MU BÁO CÁO

Phụ lục M (Quy định) MU BIÊN BẢN TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi