Thông tư 39/2009/TT-BCT thực hiện Quy chế quản lý cụm công nghiệp

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 39/2009/TT-BCT

Thông tư 39/2009/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc Quy định thực hiện một số nội dung của Quy chế quản lý cụm công nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/08/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp
Cơ quan ban hành: Bộ Công ThươngSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:39/2009/TT-BCTNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Lê Dương Quang
Ngày ban hành:28/12/2009Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Công nghiệp, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦABỘ CÔNG THƯƠNG SỐ 39/2009/TT-BCT NGÀY 28 THÁNG 12 NĂM 2009

QUY ĐỊNH THỰC HIỆN MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA QUY CHẾ QUẢN LÝ CỤM CÔNG NGHIỆP BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 105/2009/QĐ-TTGg

NGÀY 19 THÁNG 8 NĂM 2009 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

 

Căn cứ Nghị địnhsố189/2007/NĐ-CP ngày 27tháng12năm2007của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứQuyết địnhsố105/2009/QĐ-TTg ngày 19 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp;

Bộ Công Thươngquy địnhthực hiệnmột sốnội dungcủa Quy chế quản lý cụm công nghiệpban hành kèm theo Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủnhư sau:

 

Chương I

NHỮNGQUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm viđiều chỉnh

Thông tư này quy địnhthực hiện một số nội dung của Quy chế quản lý cụm công nghiệp về xây dựng và quy hoạch phát triển cụm công nghiệp, đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp, thủ tục thành lập Trung tâm phát triển cụm công nghiệpvà tổ chức thực hiện Quy chế quản lý cụm công nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1.Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp và sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong cụm công nghiệp;

2. Các cơ quan quản lý nhà nước,các tổ chức khác thực hiện các công việc liên quan tới quản lý và hoạt động của cụm công nghiệp.

 

Chương II.

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

 

Điều3.Đề án quy hoạchphát triển cụm công nghiệp

1.Xây dựngĐề án quy hoạch phát triển cụm công nghiệp(sau đâygọi tắt làĐề án quy hoạch)được hiểuxây dựnghệ thống các mục tiêu, định hướng, giải pháp và cơ chế chính sách về phát triển cụm công nghiệptrên địa bàn cấp tỉnhtrong từng thời kỳ nhất định, nhằm phân bố, phát triểncác cụm công nghiệphợp lý trên cơ sở sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn lực, tài nguyên củađịa phương.

2.Đề án quy hoạch đượclập cho mỗi giai đoạn10 (mười) năm, cóxét triển vọng5(năm)nămtiếp theo.Thời hạn xem xét điều chỉnhĐề án quy hoạch thực hiện 5 (năm) năm 1(một)lần.

Điều4.Kinh phílậpĐề án quy hoạch

1.Kinh phí lậpĐề án quy hoạch do ngân sáchđịa phương đảm bảotrên cơ sở kế hoạch ngân sách được phê duyệt.

2.Sở Công Thương xây dựng kếhoạchkèm theodự kiếnkinh phílậpĐề ánquy hoạchgửiSở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để xem xét cân đối ngân sáchtheo quy định hiện hành,trình Uỷ ban nhân dâncấptỉnhquyết định.

3. Việc lập dự toán và thanh quyết toán kinh phí lập quy hoạch phát triển cụm công nghiệp được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Thông tư số 24/2008/TT-BTC ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Bộ Tài chính về hướng dẫn quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế thực hiện các nhiệm vụ, dự án quy hoạch.

Điều5.Lập đề cươngĐề án quy hoạch

1.Căn cứ vàokế hoạchngân sách đã được giao, Sở Công Thươngtổ chứclậpđề cương và dự toánkinh phí thực hiện Đề án quy hoạch theo quy định,báo cáocơ quan có thẩm quyềnphê duyệt.

2. Đề cương và dự toánĐề ánquy hoạch được duyệt là cơ sở để tổ chức thực hiện lậpĐề án quy hoạch và thanh toán chi phí theo quy định hiện hành.

3.Trường hợpcần thiết phảiđiều chỉnh, bổ sung đề cươngdự toánĐề án quy hoạch,Sở Công Thươngbáo cáocơ quan có thẩm quyềnquyết định.

Điều6.Lậpbáo cáoĐề án quy hoạch

1. Căn cứđề cương và dự toán được duyệt, Sở Công Thươngchủ trì phối hợp với các Sở, ngành, Uỷ ban nhân dâncấp huyện xây dựngĐề án quy hoạch hoặc thuê cơ quan tư vấn lậpĐề án quy hoạch trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt sau khi có ý kiến thoả thuận của Bộ Công Thương. Trường hợp thuê tư vấn lậpĐề án quy hoạch,Sở Công Thươngtổ chứclựa chọncơ quantư vấn thông quađấu thầuhoặc chỉ địnhthầutheo quy định hiện hành để tổ chức thực hiệntheo đúng đề cươngvà thời hạn được giao.

2.Trong quá trình lậpquy hoạch,Sở Công Thươngtổ chứcthực hiện các bước báo cáo trung gian, lấy ý kiến các cơ quan liên quan bằng văn bản và hoàn chỉnhĐề án quy hoạch.

Điều7.Hồ sơ trìnhphê duyệtĐềán quy hoạch

Hồ sơ trìnhphê duyệtquy hoạchgồm:

1.Tờ trìnhđề nghịphê duyệtĐề án quy hoạchcủa Sở Công Thương;

2.Dự thảo Quyết định phê duyệtĐề án quy hoạch;

3.Văn bản góp ý của Sở Kế hoạch và Đầu tư; các Sở, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp huyện có liên quan;

4.Kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược

5.Văn bản thẩm định của Hội đồng thẩm định;

6.Báo cáoĐề án quy hoạch đầy đủ (số lượng do Sở Công Thương yêu cầu);

7.Báo cáo tóm tắtĐề án quy hoạch (số lượng do Sở Công Thương yêu cầu).

Điều8.Thẩm địnhphê duyệtQuy hoạch

1.Việc thẩm định báo cáoĐề án quy hoạch do Hội đồng thẩm địnhĐề án quy hoạch thực hiện.

Hội đồng thẩm địnhĐề án quy hoạch được thành lập theo quy định tạiKhoản 17 Điều 1,Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng01 năm 2008 của Chính phủsửa đổi, bổ sung một sốĐiều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội,có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ được quy định tại Nghị định này.

2.Khi hoàn thành báo cáoĐề án quy hoạch, Sở Công Thươngbáo cáo trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnhthành lập Hội đồng thẩm định để tiến hành thẩm định báo cáoĐề án quy hoạch. Trong trường hợp cần thiết có thể thuê tư vấn thẩm định, tư vấn phản biện để phục vụ công tác thẩm định.

3.Trường hợpbáo cáo Đề án quy hoạchcần bổ sung,hiệuchỉnh, Sở Công Thươngphải tổ chứcsửa đổi. Trongthời hạn15 ngày, kể từ khiĐềán quy hoạch đã được hoàn chỉnh, Sở Công Thương hoàn thành báo cáo thẩm địnhvà hồ sơ như quy định tại Điều 7,trình Uỷ ban nhân dâncấp tỉnhđể xiný kiến thoả thuận của Bộ Công Thươngtrước khi phê duyệt.

Quyết định phê duyệtĐề án quy hoạchcủa Ủy ban nhân dân cấp tỉnhđược gửi cho Bộ Công Thương 01 (một) bản để theo dõi,chỉ đạo chung.

Điều9. Trình tự đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp

Việc đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệpđượcthực hiện theo trình tự sau:

1.Lập, phê duyệt báo cáo đầu tưthành lập, mở rộngcụm công nghiệp;

2.Lập, phê duyệtquy hoạch chi tiết xây dựng cụm công nghiệp;

3.Lập, phê duyệtdự án đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp hoặc cấp Giấy chứng nhận đầu tư kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp;

4.Tổ chức thi công xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng cụm công nghiệpvà quản lý vận hànhcác công trình hạ tầngsau khi hoàn thành.

Điều10. Quy hoạch chi tiếtxây dựngcụm công nghiệp

1.Nội dung và trình tự lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng cụm công nghiệp thực hiệnnhư khu công nghiệptheohướng dẫn tạiThông tư số19/2008/TT-BXD ngày20tháng11năm2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫnthực hiện việclập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựngkhu công nghiệp, khu kinh tế.

2. Chi phí lập quy hoạchchi tiếtđược thực hiện theo định mức chi phí quy hoạch xây dựng ban hành theo Quyết định số 15/2008/QĐ-BXD ngày 17tháng11năm2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

3. Việc lựa chọn đơn vị tư vấn lập quy hoạch chi tiết được thực hiện thông qua đấu thầu hoặc chỉ định thầu theo quy định hiện hành.

4. Trường hợp cụm công nghiệp cóquy môdiện tích dưới 5 ha (năm  héc ta) thìcó thể lập dự án đầu tư xây dựng màkhông phải lập quy hoạchchi tiếtxây dựngtỷ lệ 1/500. Bản vẽ tổng mặt bằng, phương án kiến trúc công trình, giải pháp về hạ tầng kỹ thuật trong nội dung thiết kế cơ sở của dự án phải phù hợp với quy hoạchchung(hoặc quy hoạch phân khu của đô thị);đảm bảo sự đấu nối hạ tầng kỹ thuật và phù hợp về không gian kiến trúc với khu vực xung quanh.

Điều11. Lập dự án đầutư xây dựnghạ tầng cụm công nghiệp

1.Nội dung, trình tự lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp thực hiện theo quy địnhtại Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng02 năm 2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trìnhNghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009  sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 12/2009/NĐ-CP.

2.Khilập dự án đầu tư xây dựng công trình, đơn vị kinh doanh hạ tầngtiến hành đồng thờilập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án. Nội dung, trình tự lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án thực hiện theo quy địnhtại Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường và Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng02 năm 2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP.

Điều 12. Thủ tục thành lậpTrungtâmphát triển cụm công nghiệp

1.Căn cứnhu cầu đầu tư phát triển cụm công nghiệp trên địa bàntrong trường hợp cụm công nghiệp dự kiến thành lập, mở rộng không có đơn vị kinh doanh hạ tầng thì Uỷ ban nhân dân cấp huyện lập hồ sơ thành lập Trung tâm phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn, trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

2.Hồ sơ thành lập Trung tâm gồm:

a)Tờ trình của Uỷ ban nhân dân cấp huyện;

b)Đề án thành lập Trung tâm(trong đó bao gồm: sự cần thiết, giải trình các điều kiện thành lập Trung tâm; đề xuất cơ cấu tổ chức, biên chế, kinh phí hoạt độngcủa Trung tâm;quy chế hoạt động của Trung tâm);

c)Bản sao các Quyết định thành lập cụm công nghiệp; Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng cụm công nghiệp; Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp;

d)Các văn bản khác liên quan.

Hồ sơ được lập thành04 bộ, gửi Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Công Thương, Sở Tài chính; mỗi nơi01 bộ.

3.Sở Công Thươngphối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chínhthẩm định hồ sơ thành lập Trung tâm trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập hoặc không thành lập.

Quyết định thành lập Trung tâm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được gửi cho Bộ Công Thương 01 (một) bản để theo dõi và chỉ đạo chung.

 

ChươngIII

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Điều 13. Xử lý chuyển đổi theo quy định của Quy chế

1. Về tên gọi cụm công nghiệp:

a) Cụm công nghiệp là tên gọi chung của các khu, cụm, điểm công nghiệp do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch và quyết định thành lập theo quy định của Quy chế.

b) Đối với cáckhu,cụm, điểmcông nghiệp đã được thành lập trên địa bàn trước ngày 05 tháng 10 năm 2009, Sở Công Thương rà soát lại tên gọibáo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết địnhđiều chỉnh, sửađổi tên gọi cho phù hợpvới quy định của Quy chế.

2. Vềquy mô diện tích củacác cụm công nghiệp:

Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành có liên quan  kiểm tra, rà soát, lập danh mục các cụm công nghiệpđã đượcthànhlậptrước ngày 05 tháng 10 năm 2009 có quy mô diện tích lớn hơn 75 ha (bẩy mươi lăm héc ta),báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo các phương án sau:

a)Lập Đề án điều chỉnh, bổ sung vào Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp Việt Namđối với những cụm công nghiệpđủ điều kiện bổ sung vào quy hoạchkhu công nghiệp, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

b) Điều chỉnh quy mô diện tíchđối vớinhững cụm công nghiệpcòn lạicho phù hợp với quy định tại Quy chế quản lý cụm công nghiệp.

Trường hợp cụm công nghiệpđã đượcphê duyệt quy hoạch chi tiết,đang thực hiện các thủ tục về đầu tư hạ tầng thì đượcxem xétgiữ nguyên quy mô diện tích như quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt sau khi có ý kiến của Bộ Công Thương.

3. Vềmô hình quản lý các cụm công nghiệp

Trường hợp cụm công nghiệp do Uỷ ban nhân dân cấp huyện hoặc đơn vị sự nghiệp làm chủ đầu tư hạ tầng (sử dụng vốn ngân sách) thì phải chuyển đổi sang Trung tâm phát triển cụm công nghiệp để triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị kinh doanh hạ tầng.

4. Về quy hoạch phát triển cụm công nghiệp:

a) Đối với quy hoạch phát triển cụm công nghiệp đã được phê duyệt trước ngày 05 tháng 10 năm 2009, Sở Công Thương phải tiến hành rà soát, điều chỉnh cho phù hợp với các quy định Quy chế, báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt.

b) Trường hợp quy hoạch phát triển cụm công nghiệp đang trong quá trình tổ chức lập Quy hoạch thì phải rà soát, điều chỉnh nội dung quy hoạch cho phù hợp với Quy chế và tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định tại Thông tư này.

Điều 14. Thời gian thực hiện chuyển đổi

1. Việc xử lý chuyển đổi theo quy định tại Điều 13, Thông tư này phải được hoàn thành trước ngày 05 tháng 10 năm 2010.

2. Sở Công Thương là đơn vị đầu mối giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện chuyển đổi các cụm công nghiệp trên địa bàn theo quy định tại Quy chế và Thông tư này.

3. Kết quả thực hiện chuyển đổi ở các địa phương gửi về Bộ Công Thương đểtheo dõi,tổng hợp vàbáo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều15.Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký. Những quy định trước đây của Uỷ ban nhân dâncấp tỉnh về quản lýkhu,cụm, điểmcông nghiệp trái với Quy chế vàhướng dẫntại Thông tư này đều bãi bỏ.

2. Cục Công nghiệp địa phươnglà cơ quanđầu mốigiúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện nhiệm vụ quản lýnhà nước đối với các cụm công nghiệp trong phạm vi cả nước theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 18 Quy chế quản lý cụm công nghiệp;có trách nhiệmhướng dẫn,xử lý cụ thể các vướng mắc phát sinh trong quá trìnhthực hiện Thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các tổ chức, cá nhân có liên quan gửi ý kiến về Bộ Công Thương để xem xét, giải quyết./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Lê Dương Quang

 

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi