Nghị định 150/2004/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng Anh
Bản dịch tham khảo
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Nghị định 150/2004/NĐ-CP

Nghị định 150/2004/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản
Cơ quan ban hành: Chính phủSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:150/2004/NĐ-CPNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị địnhNgười ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:29/07/2004Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Vi phạm hành chính

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản - Theo Nghị định số 150/2004/NĐ-CP ban hành ngày 29/7/2004, Chính phủ quy định: tổ chức, cá nhân nếu khai thác khoáng sản (vàng, bạc, platin, đá quý, xạ - hiếm) không phép hoặc giấy phép đã hết hạn... sẽ bị phạt tiền từ 50 đến 100 triệu đồng... Mức tiền phạt sẽ dao động từ 500 ngàn đồng đến 10 triệu đồng, nếu không đăng ký kế hoạch điều tra cơ bản địa chất về TNKS với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định... Hành vi khảo sát khoáng sản không có giấy phép theo quy định hoặc giấy phép đã hết hạn, không nộp báo cáo kết quả khảo sát theo quy định hoặc nộp chậm từ 30 ngày trở lên, kể từ ngày giấy phép khảo sát chấm dứt hiệu lực, chuyển ra ngoài khu vực khảo sát các mẫu vật địa chất, khoáng sản với số lượng và chủng loại không đúng với quy định tại giấy phép khảo sát đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép... có thể bị phạt từ 2 đến 5 triệu đồng... vi phạm quy định về chế biến khoáng sản, cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 500 ngàn đến 20 triệu đồng... Bên cạnh đó, tuỳ theo mức độ vi phạm mà có thể bị áp dụng thêm một hoặc nhiều hình phạt bổ sung (tước giấy phép, tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính) hoặc buộc phải thực hiện một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả... Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Nghị định 150/2004/NĐ-CP tại đây

tải Nghị định 150/2004/NĐ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 150/2004/NĐ-CP NGÀY 29 THÁNG 7 NĂM 2004
QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC KHOÁNG SẢN

 

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996;

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

NGHỊ ĐỊNH:

 

CHƯƠNG I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản; hình thức xử phạt, mức xử phạt; thẩm quyền xử phạt; thủ tục xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả.

2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản là những hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản (bao gồm lập bản đồ địa chất, nghiên cứu chuyên đề địa chất và đánh giá tiềm năng khoáng sản); khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản và bảo vệ tài nguyên khoáng sản do tổ chức, cá nhân cố ý hoặc vô ý vi phạm mà không phải là tội phạm nhưng theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

3. Các hành vi vi phạm hành chính thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật khác không quy định tại Nghị định này mà có liên quan đến lĩnh vực khoáng sản thì thực hiện xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

 

Điều 2. Đối tượng bị xử phạt

1. Tổ chức, cá nhân trong nước có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản; trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó.

Điều 3. Nguyên tắc và thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản là một năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện, nếu quá thời hạn trên thì không xử phạt nhưng bị áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 3 Điều 6 của Nghị định này để khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra.

 

Điều 4. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính

Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản là một năm, kể từ ngày tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính đã thi hành xong quyết định xử phạt mà không tái phạm.

 

Điều 5. Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng

Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng áp dụng khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản thực hiện theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

 

Điều 6. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả

1. Mỗi hành vi vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt sau đây:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

2. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Tước giấy phép;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính.

3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc khôi phục lại hiện trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

b) Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng;

c) Buộc nộp báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

d) Buộc san lấp công trình; thực hiện đầy đủ yêu cầu bảo vệ tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường theo quy định;

đ) Buộc đăng ký với cơ quan có thẩm quyền về kế hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản;

e) Buộc thanh toán tiền sử dụng số liệu, thông tin của Nhà nước về kết quả khảo sát, thăm dò khoáng sản;

g) Buộc lập thiết kế mỏ; bổ nhiệm giám đốc điều hành mỏ theo quy định.

 

Điều 7. Nguyên tắc xác định mức phạt tiền

Khi xử phạt bằng hình thức phạt tiền, mức phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản là mức trung bình của khung tiền phạt quy định tại Nghị định này đối với hành vi đó; nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt có thể giảm thấp hơn nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền phạt; đối với vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức phạt có thể tăng cao hơn nhưng không được cao hơn mức tối đa của khung tiền phạt.

 

CHƯƠNG II. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KHOÁNG SẢN, HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT

 

Điều 8. Vi phạm quy định về điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản

1. Phạt tiền từ 500.000 đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký kế hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản mà không có quyết định phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Thực hiện không đúng đề án, kế hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép điều chỉnh;

c) Không nộp báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, mẫu vật địa chất theo quy định.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc đăng ký kế hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc phải nộp báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, mẫu vật địa chất theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.

 

Điều 9. Vi phạm quy định về khảo sát khoáng sản

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Khảo sát khoáng sản không có giấy phép theo quy định hoặc giấy phép khảo sát đã hết hạn, trừ trường hợp đã nộp hồ sơ xin gia hạn theo quy định;

b) Không nộp báo cáo kết quả khảo sát theo quy định hoặc nộp chậm từ ba mươi (30) ngày trở lên, kể từ ngày giấy phép khảo sát chấm dứt hiệu lực;

c) Chuyển ra ngoài khu vực khảo sát các mẫu vật địa chất, khoáng sản với số lượng và chủng loại không đúng với quy định tại giấy phép khảo sát đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

2. Đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, ngoài hình thức phạt tiền còn buộc phải nộp báo cáo kết quả khảo sát theo quy định.

 

Điều 10. Vi phạm quy định về thăm dò khoáng sản

1. Phạt tiền từ 500.000 đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo kế hoạch thăm dò với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;

b) Không nộp báo cáo kết quả thăm dò theo quy định hoặc nộp chậm từ ba mươi (30) ngày trở lên, kể từ ngày giấy phép thăm dò chấm dứt hiệu lực.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Thăm dò khoáng sản không có giấy phép theo quy định hoặc giấy phép đã hết hạn, trừ trường hợp đã nộp đơn xin gia hạn theo quy định;

b) Không thực hiện việc san lấp công trình thăm dò hoặc thực hiện không đúng yêu cầu bảo vệ tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường theo quy định khi giấy phép thăm dò hết hiệu lực;

c) Chuyển ra ngoài khu vực thăm dò các mẫu vật địa chất, khoáng sản với số lượng và chủng loại không đúng với quy định tại giấy phép thăm dò đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

4. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả

a) Tước giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này trong trường hợp có tình tiết tăng nặng theo quy định;

b) Buộc thông báo kế hoạch thăm dò theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

c) Buộc phải nộp báo cáo kết quả thăm dò đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

d) Buộc chấm dứt hoạt động thăm dò; buộc san lấp các công trình thăm dò và phải thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản và môi trường đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều này.

 

Điều 11. Vi phạm quy định về khai thác khoáng sản

 

1. Phạt tiền từ 500.000 đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo kế hoạch khai thác, không đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu hoạt động sản xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đến 10.000.000 đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Khai thác khoáng sản không có thiết kế mỏ; không có giám đốc điều hành mỏ theo quy định;

b) Không ký quỹ để bảo đảm phục hồi môi trường và đất đai sau khai thác và khi đóng cửa mỏ theo quy định;

c) Không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo sai số liệu về hoạt động khai thác khoáng sản cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;

d) Khai thác tận thu khoáng sản khi giấy phép đã hết hạn, trừ trường hợp đã nộp đơn xin gia hạn theo quy định.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm đối với khai thác khoáng sản không phải là vàng, bạc, platin, đá quý, xạ - hiếm sau đây:

a) Khai thác khoáng sản không có giấy phép theo quy định hoặc giấy phép đã hết hạn, trừ trường hợp đã nộp đơn xin gia hạn theo quy định;

b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các biện pháp sau khai thác và đóng cửa mỏ theo quy định;

c) Không thanh toán tiền sử dụng số liệu, thông tin của Nhà nước về kết quả khảo sát, thăm dò khoáng sản theo quy định khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo bằng văn bản.

4. Phạt tiền từ 50.000.000 đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định tại khoản 3 Điều này đối với trường hợp khai thác khoáng sản vàng, bạc, platin, đá quý, xạ - hiếm.

5. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả

a) Tước giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều này khi có tình tiết tăng nặng theo quy định;

b) Buộc áp dụng các biện pháp tương ứng quy định tại khoản 3 Điều 6 của Nghị định này để khắc phục hậu quả gây ra do hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; điểm a, điểm b, điểm c khoản 2; khoản 3 và khoản 4 Điều này;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều này.

 

Điều 12. Vi phạm quy định về chế biến khoáng sản

1. Phạt tiền từ 500.000 đến 2.000.000 đồng đối với việc không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo sai số liệu cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đến 10.000.000 đồng đối với hành vi chế biến khoáng sản không phải là vàng, bạc, platin, đá quý, xạ - hiếm mà không có giấy phép theo quy định hoặc giấy phép đã hết hạn, trừ trường hợp đã nộp đơn xin gia hạn theo quy định.

 

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi quy định tại khoản 2 điều này trong trường hợp chế biến khoáng sản vàng, bạc, platin, đá quý, xạ - hiếm.

4. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước giấy phép chế biến khoáng sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này khi có tình tiết tăng nặng theo quy định.

 

Điều 13. Vi phạm khác về quản lý khoáng sản

1. Phạt tiền từ 400.000 đến 2.000.000 đồng đối với hành vi cản trở việc tiến hành hợp pháp các hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, khảo sát, thăm dò khoáng sản.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Cất giấu, phá huỷ, làm tổn hại đến chất lượng hoặc mua, bán, vận chuyển trái phép các mẫu vật địa chất, khoáng sản đặc biệt quý hiếm theo quy định của pháp luật về khoáng sản;

b) Khi phát hiện được các điểm khoáng sản mà không báo cáo hoặc báo cáo sai sự thật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền gây khó khăn cho việc quản lý và bảo vệ tài nguyên khoáng sản;

c) Tiết lộ thông tin về tài nguyên khoáng sản thuộc bí mật nhà nước mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

d) Cản trở các hoạt động kiểm tra, thanh tra về khoáng sản của người thi hành công vụ và cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

đ) Cản trở các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản hợp pháp theo quy định.

3. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu mẫu vật địa chất, khoáng sản đặc biệt quý hiếm bị mua, bán, vận chuyển trái phép.

 

CHƯƠNG III. THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KHOÁNG SẢN

 

Điều 14. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản của Uỷ ban nhân dân các cấp

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng;

d) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;

d) Tịch thu khoáng sản khai thác trái phép;

đ) Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền;

e) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.

3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với các lĩnh vực quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 14 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Tịch thu khoáng sản khai thác trái phép;

e) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.

 

Điều 15. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản của Thanh tra về khoáng sản

1. Thanh tra viên về khoáng sản đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm có giá trị đến 2.000.000 đồng;

d) Đình chỉ hành vi vi phạm, buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra.

2. Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền;

đ) Đình chỉ hành vi vi phạm, buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra.

3. Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;

d) Tịch thu khoáng sản khai thác trái phép;

đ) Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền;

e) Đình chỉ hành vi vi phạm, buộc khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.

 

Điều 16. Uỷ quyền và nguyên tắc xác định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản

1. Việc uỷ quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản áp dụng theo quy định tại Điều 41 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản áp dụng theo quy định tại Điều 42 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

 

Điều 17. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản

1. Thủ tục, trình tự xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.

2. Các vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản bị xử phạt đều phải lập thành hồ sơ và lưu giữ đầy đủ tại cơ quan xử phạt.

3. Tổ chức, cá nhân bị phạt tiền phải nộp tiền phạt theo quy định tại Điều 54 và Điều 58 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

4. Khi áp dụng hình thức tịch thu khoáng sản, tang vật, phương tiện vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt phải thực hiện đúng quy định tại Điều 60 và khoản 1 Điều 61 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

 

Điều 18. Thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản

1. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định này phải nghiêm chỉnh thi hành quyết định xử phạt của cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn quy định. Nếu tổ chức, cá nhân bị xử phạt không thi hành quyết định xử phạt hoặc cố ý trốn tránh thi hành quyết định xử phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt theo Điều 66 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản, cơ quan, người có thẩm quyền phải tuân thủ trình tự, thủ tục cưỡng chế theo quy định của pháp luật.

 

CHƯƠNG IV. KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, XỬ LÝ VI PHẠM

 

Điều 19. Khiếu nại, tố cáo

1. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản hoặc người đại diện hợp pháp có quyền khiếu nại đối với quyết định xử phạt của cơ quan, người có thẩm quyền.

Công dân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền những quyết định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản trái pháp luật.

2. Thủ tục khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo quy định tại Điều 118 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

 

Điều 20. Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản có hành vi sách nhiễu, dung túng, bao che cho người vi phạm; không xử phạt hoặc xử lý không đúng mức xử phạt hoặc xử phạt trái thẩm quyền theo quy định thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại cho Nhà nước, công dân, tổ chức thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

 

Điều 21. Xử lý vi phạm đối với người bị xử phạt vi phạm hành chính

Người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản nếu có hành vi chống người thi hành công vụ, trì hoãn, trốn tránh việc chấp hành hoặc có hành vi vi phạm khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

 

CHƯƠNG V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 22. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Nghị định này thay thế Nghị định số 35/CP ngày 23 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về khoáng sản.

 

Điều 23. Tổ chức thực hiện

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn, tổ chức thực hiện Nghị định này.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi